Những câu hỏi liên quan
DN
Xem chi tiết
ND
21 tháng 3 2018 lúc 6:20

Đáp án

Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta bởi bài thơ nêu rõ chủ quyền dân tộc: sông núi riêng, lãnh thổ riêng, có vua đứng đầu cai quản.

Bài thơ lên tiếng cảnh báo đanh thép trước kẻ thù xâm lược

- Nhiệm vụ: học tập, rèn luyện nâng cao hiểu biết, sức mạnh trí tuệ, tinh thần, cũng như thể chất để kiến tạo đất nước hùng mạnh hơn

Bình luận (0)
CM
Xem chi tiết
DD
27 tháng 9 2020 lúc 19:23

Nếu như hai bài ca dao trước đưa ta về thăm thú thắng cảnh của miền Bắc, miền Trung tổ quốc thì đến bài câu hát này ta tiếp tục về thăm miền Nam ruột thịt. Cảnh đẹp đặc trưng nhất của mảnh đất Nam Bộ đó là những ruộng lúa rộng dài mênh mông. Hai câu đầu bài ca dao với hình thức đặc biệt có tới 12 tiếng kéo dài trong một câu như một lời ngân nga không dứt để ngợi ca bức tranh ruộng đồng. Kết cấu câu ca đối xứng “đứng bên ni đồng – đứng bên tê đồng, ngó bên tê đồng – ngó bên ni đồng, mênh mông bát ngát – bát ngát mênh mông” cùng với cách sử dụng các điệp ngữ, đảo ngữ, từ láy khiến ta hình dung như đang đứng trước một cánh đồng rộng lớn bát ngát, không chỉ rộng dài mà còn vô cùng trù phú. Từ bức tranh cánh đồng, hình ảnh cô gái xuất hiện đầy sức sống. Cũng mở đầu bằng mô típ “thân em” nhưng đây không phải lời than thân trách phận mà là tiếng nói tự hào về vẻ đẹp của người phụ nữ. Hình ảnh so sánh thân em với chẽn lúa đòng đòng phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban man cho thấy sức sống mơn mởn, tinh khôi, trẻ trung của người con gái Nam bộ. Hai câu cuối, ta vừa có thể liên tưởng đến lời của chàng trai, đứng trước ruộng đồng mênh mông mà thốt lên vẻ đẹp của người con gái mình yêu, vừa có thể hình dung đây là lời của cô gái, trước cảnh ruộng đồng tốt tươi tràn đầy sức sống, cô gái cảm nhận được vẻ đẹp trẻ trung, tươi tắn của mình. Lời ca cất lên đã cho ta thấy tình yêu, niềm trân trọng, tự hào của con người Nam Bộ với phong cảnh và con người quê hương.

Bn tham khảo

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
AK
Xem chi tiết
H24
17 tháng 6 2018 lúc 17:49

vì: -bài thơ khẳng định được chủ quyền lãnh thổ của dân tộc 
-khẳng định ý chí bảo vệ tổ quốc của quân và dân ta 
-khẳng định tinh thần yêu nước

là 1 học sinh :

Tôi cần học tập thật tốt để trở thành ng có ích .

tinh thần yêu nước sẽ lun tồn tại trg tôi .

Bảo vệ tổ quốc đến cùng 

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
DH
16 tháng 9 2023 lúc 23:26

Tham khảo:

 

Từ hình ảnh người lính trong đoạn thơ Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn, trách nghiệm với quê hương và đất nước ở mỗi người người với quê hương đất nước luôn được nâng cao.

Học sinh, sinh viên (HSSV) là lực lượng trẻ, có tri thức trong xã hội, là tương lai của đất nước, là tầng lớp đi tiên phong trong các hoạt động thúc đẩy cộng đồng quan tâm và có trách nhiệm đối với những vấn đề liên quan đến môi trường, bảo vệ môi trường, phát huy tiềm năng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

HSSV đi đầu trong việc tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam. Đồng thời tranh thủ các nguồn lực và sự ủng hộ từ hợp tác quốc tế với các nước bè bạn và các tổ chức quốc tế trên mọi lĩnh vực.

Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.  Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo. 

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển. Xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Việt Nam. Góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo. Khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia vào học các ngành nghề liên quan tới biển, đảo. 

Bình luận (0)
NL
Xem chi tiết
DN
24 tháng 11 2016 lúc 19:20

Tham khảo nhé!!!

Quê hương em rất thanh bình và yên tĩnh,có những cánh đồng thẳng cánh cò bay chạy theo những con đường làng quanh co. Những buổi sáng mùa xuân đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi sóng lúa nhấp nhô từng đợt đuổi nhau ra xa tít. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Đầu làng có con sông nước xanh ngắt, trong lành. Vào những buổi dân làng đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên những câu hò, câu hát vang trời. Gần cánh đồng có cây đa to để mọi người ngồi nghỉ sau những buổi lao động mệt nhọc. Mùa lúa chín, trong biển lúa vàng ánh lên màu đen nhánh của những cái liềm của người dân đi gặt. Rải rác khắp cánh đồng là những chiếc nón trắng của người đi gặt nhấp nhô lên xuống.

- Những từ trái nghĩa là: thẳng >< quanh co; đứng >< ngồi; trắng >< đen; gần >< xa; lên >< xuống.

Bình luận (0)
MK
26 tháng 11 2016 lúc 22:54

Câu 1:hãy viết 1 đoạn văn (8-10 câu) tả về tình cảm đối với cô, thầy giáo trong đo có 5 quan hệ từ

Câu 2:viết 1 đoạn văn (8-10) tả về tinh yêu quê hương trong đó có chứa 5 từ hán việt văn lớp

giúp mình vs, mk đang cần gấp

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
GF
30 tháng 10 2019 lúc 23:19

Ở nứơc ta, thời trung đại đã có một nền thơ văn rất phong phú và hấp dẫn. Thơ trung đại Việt Nam đựơc viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm và có nhiều thể như thất ngôn tứ tuyệt (bốn câu, mỗi câu bảy chữ),ngũ ngôn tứ tuyẹt (bốn câu, mỗi câu năm chữ), thất ngôn bát cú (tám câu, mỗi câu bảy chữ)... Bài thơ "Sông núi nước Nam" sử dụng thể thất ngôn tứ tuyệt. Tuy bài thơ chỉ vỏn vẻn bốn câu nhưng ẩn chứa những hàm ý sâu sắc. Ngay từ câu đầu tiên, tác giả đã khẳng định:

"Nam quốc sơn hà Nam đế cư"

(Sông núi nứơc Nam vua Nam ở)

Câu thơ có hai vế là "Nam quốc sơn hà" và "Nam đế cư". Ở vế đâu, tác giả nói về giang sơn đất nước, còn vế sau thì lại nói về chủ quyền của giang sơn đó. Ngay từ đầu, tác giả đã vẽ phong cảnh của nước Nam ta, như một bức tranh sơn thuỷ tuyệt vời sông với núi. Và non sông gấm vóc ấy đã có chủ:"Nam đế cư". Điều đó đã đựơc khẳng định như một chân lý:

"Tiệt nhiên định phận tại thiên thư"

(Vằng vặc sách trời chia xứ sở)

Câu thơ một lần nữa khẳng định rằng lãnh thổ nước Nam ta đã có từ rất lâu và nó là thành quả xương máu của cha ông để lại. Cái đất nước muôn quý ngàn yêu ấy luôn luôn phải đựơc giữ gìn trứơc hoạ ngoại xâm. Chính tấm lòng yêu Tổ quốc thiết tha đã khiến tác giả giận dữ thốt lên:

"Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm"

(Giặc dữ cớ sao phạm đến đây)

Tác giả đã tức giận, căm thù trứơc một điều trái lẽ tự nhiên. Xưa nay, bọn xâm lược chỉ có một lí do lớn nhất khi đi đánh chiếm nước khác là mở rộng lãnh thổ, xoá tên của nước đó ra khỏi bản đồ thế giới. Chính vì điều đó đã gợi lên lòng căm thù sâu sác trong lòng người dân nứơc Việt Nam. Lòng căm thù đựơc dồn nén đã trở thành sức mạnh của một lời thề:

"Nhữ đẳng hành khan thủ bạn hư"

(Chúng mày nhất định phải tan vỡ)

Một lời thề mãi mãi khắc sâu trong lòng người dân nước Nam. Đó là lời thề sẽ đánh tan tác kẻ thù hung hãn để giữ yên quê hương xứ sở. Câu thơ chỉ có bản chữ mà có sức gợi rất lớn. Nó khiến ta liên tưởng đến cả một truyền thống bất khuất hào hùng cảu dân tộc. Truyền thống ấy bắt nguồn từ lòng yêu nứơc sâu nặng đã nhấn chìm mọi kẻ thù xâm lược. Lịch sử Việt Nam rạng ngời những chiến công như Lý Thường Kiệt thắng Tống, Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi... Và hơn thế nữa, chúng ta đã chiến thắng hai kẻ thù sừng sỏ là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để Quốc kỳ mãi kiêu hãnh trên nến trời xanh thẳm. Bài thơ khép lại nhưng ý thơ thì cứ lan toả mãi...

Bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ dõng dạc, đanh thép, "Sông núi nước Nam" là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nuớc và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trứơc mọi kẻ thù xâm lược.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NC
Xem chi tiết
ED
12 tháng 11 2018 lúc 20:36

Bài 1:" Sông núi nước nam"
Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định về chủ quền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.

Còn bài 2:" phò giá về kinh" ý nghĩa sgk nhưng tui góp cho bạn một số ý soạn bài của tui nha:
Hào khí Đông A ( Trần) - một trong những đặc điểm tinh thần nổi bật của quân dân tướng sĩ Đại Việt đầu thời Trần thắm đượm trong hầu hết thơ văn của tác giả văn võ song toàn mà bài tụng giá này chứng minh tiêu biểu.
Thái bình- nỗ lực: vừa là nguyên nhân lại vừa là kết quả.

mik nha

Bình luận (0)
KL
12 tháng 11 2018 lúc 20:47

Mở bài: Giới thiệu về hai bài Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh

Trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm ông cha ta đã để lại biết bao nhiêu bài thơ bất hủ khẳng định được chủ quyền và nền độc lập của nhân dân ta. Chính vì thế mà bọn xâm lược có là ai đi chăng nữa thì nhân dân ta vẫn đoàn kết kiên cường chống lại chúng. Cùng ra đời trong cùng một thời điểm hai bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh tuy có những nét khác sau nhưng lại cũng có những nét tương đồng nhất định.

Thân bài: Những nét tương đồng trong hai bài Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh

Trước hết cả hai bài thơ đều thể hiện một tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm kiên cường và bất khuất. bất cứ loại giặc nào, nước lớn hay nước nhỏ thì đều sẽ phải rút kiếm lui binh mà chạy về nước mà thôi.

Nam Quốc Sơn hà có thể hiện sự kiên cường ý chí bất khuất và quả cảm ấy:

“Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
Chúng nay sẽ bị đánh tơi bời. ”

Và đúng là như vậy không chỉ là bài thơ mà ngay cả lịch sử cũng đã chứng minh được quân và dân ta đã đánh cho lũ giặc cướp nước kia tơi bời khiến cho chúng chạy không kịp nữa, hồn bay phách lạc mà xéo lên nhau chạy thôi. Câu thơ thể hiện ý chí quyết tâm đánh bại quân xâm lược bảo vệ đất nước của nhân dân ta.

Phò giá về kinh cũng thể hiện rõ nét ý chí kiến cường và khẳng định sự thất bại của bọn xâm lược ấy qua hai câu thơ:

“Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù. ”

Các địa danh được gợi lên rất cụ thể để từ đó cho thấy được nhân dân ta đã đánh chúng tơi bời như thế nào. Đó chính là kết cục cho một cuộc chiến tranh phi nghĩa. Những con người nhỏ bé đã đứng lên với ý chí của mình cướp giáo giặc ở Chương Dương, bắt quân thù ở Hàm Tử.

Nét tương đồng thứ hai chính chủ quyền và độc lập của nhân dân ta vốn từ xưa đã có bây giờ bọn giặc lại dám sang xâm lược một cách trắng trợn như thế là không thể được. cả hai bài thơ đều nói về chủ quyền ấy tuy nhiên bài Nam quốc sơn hà nói rõ hơn:

“Sông núi nước Nam, vua Nam ở,
Rành rành định phận tại sách trời. ”

Đó là sách trời đã định sẵn chủ quyền ấy. Có thể nói về phần này thì câu thơ có phần nghiêng về phía thần linh nhiều hơn. Nhưng dù sao đi nữa thì chúng ta đều biết rằng tác giả nói như thế để khẳng định chủ quyền của dân tộc mình.

Hay trong phò giá về kinh cũng thế, hai câu thơ cuối bài cũng thể hiện chủ quyền dân tộc:

“Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy nghìn thu”

Qua chữ “non nước ngàn thu” như muốn thể hiện sự lâu bền của đất nước có từ xa xưa rồi. Và cho đến ngày nay thì nó vẫn thế cho nên nếu xâm lược thì nhân dân Việt Nam sẽ dốc hết sức mình để giữ vững nền độc lập ấy.

Kết bài:  Bài văn nêu Những nét tương đồng trong hai bài Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh

Qua đây ta thấy hai bài thơ trên đều có những nét tương đồng nhất định. Đó chính là việc khẳng định và ý chí quyết tâm chống lại bọn xâm lược để bảo vệ đất nước ta. Đồng thời còn một nét tương đồng mà ta cần phải biết đến nữa đó chính là lòng yêu nước của Trần Quang khải và Lý Thường Kiệt.

Bình luận (0)
MP
15 tháng 11 2018 lúc 13:52

Trước hết, hai bài thơ đều được làm ở thể tứ tuyệt và có cấu trúc khá giống nhau, cùng thiên về biểu ý. Phần thứ nhất của bãi thơ nêu vắn tắt tình hình thời cuộc. Phần thứ hai thể hiện tinh thần ý chí của quân và dân trong cả nước. Trong bài thơ “Sông núi nước Nam”, tình hình thời cuộc đó là:
 
"Sông núi nước Nam vua Nam ở
 Rành rành định phận ở sách trời 
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?"
 
Bài thơ ra đời trong cuộc chiến tranh chống xâm lược nhà Tống. Phần dầu của bài thơ khẳng định chủ quyền của đất nước thông qua một lí do vô cùng giản dị: “Sông núi nước Nam vua Nam ở”. Trong nguyên văn chữ Hán, tác giả đã mạnh dạn dùng chữ “đế” để chỉ nhà vua nước Nam ta “Nam đế” Điều đó khẳng định sự bình quyền giữa hai dân tộc, hai vị hoàng đó. Chủ quyền đất nước đã được lịch sử và trời thần khẳng định từ lâu: “Rành rành đinh phận ở sách trời”. Vua Tống vẫn tự xưng là “thiên tử” nên trong câu thơ của Lí Thường Kiệt, ông đã mượn đến cái uy nghiêm của "thiên thư" - “sách trời” để bảo vệ vững chắc cơ sở pháp lí cho sự tồn tại của biên giới lãnh thổ. Khẳng định chủ quyền của dân tộc, bài thơ còn phản ánh một thực tế khác: quân Tống đang âm mưu xâm lược nước ta, đang lăm le giẫm đạp lên uy nghiêm của trời đất: “lũ giặc sang xâm phạm”. Trong bai thơ “Phò giá về kinh”, tính chất biểu ý lại nằm ở hai câu thơ đầu:
 
"Cướp giáo giặc ở bến Chương Dương 
Bắt quân Hồ ở cửa Hàm Tử".
 
Bài thơ ra đời sau chiến thắng cuộc xâm lược lần thứ hai của quân Mông - Nguyên. Hai câu thơ đầu phản ánh chiến thắng lẫy lừng của dân tộc trong cuộc đại chiến khốc liệt này. Trong nguyên văn chữ Hán, tác giả dùng hai từ vô cùng mạnh mẽ, đầy tự hào là “đoạt”, “cầm”. Hai động từ ấy được đặt lên đầu câu khẳng định sức mạnh của quân dân ta đồng thời tô đậm sư thảm bại của quân thù.
 
Phần thứ hai của mỗi bài tiếp theo mạch cảm hứng của phần trước, thể hiện ý chí, tinh thần của quân dân trong tình hình mới. Trong “Sông núi nước Nam” đó là tinh thần, ý chí đánh giặc quật cường:
 
 “Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”.
 
Câu hỏi “Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?” thể hiện sự coi thường, coi khinh hành động trái lòng người, nghịch ý trời của kẻ xâm lược. Đặc biệt, câu thơ cuối cùng đã khẳng định quyết tâm và sức mạnh quật cường của dân tộc ta trước cường bạo: “Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”. Có điều đó bởi chúng sẽ bị chặn đánh bằng sức mạnh của cả người và trời cộng gộp.
 
Ra đời sau những thắng lợi huy hoàng của đất nước, phần thứ hai của bài thơ “Phò giá về kinh” là lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong cảnh thái bình, đồng thời khẳng định sự bền vững muôn đời của đất nước:
 
“Thái bình nên gắng sức
 Non nước ấy ngàn thu”.
 
Sau chiến tranh, nhiệm vụ hàng đầu của một quốc gia là khỏi phục lại kinh tế, ổn định lại chính trị, chấn hưng lại văn hóa. Lời thơ chính là lời tự nhủ, tự động viên “Thái bình nên gắng sức”. Làm được như vậy thì đất nước sẽ được trường tồn phát triển: “Non nước ấy ngàn thu”.
 
Như vậy, xét về khía cạnh nội dung, cả hai bài thơ đều thể hiện khí phách kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc. về hình thức, cá hai bài đều ngắn gọn, súc tích mà mạnh mẽ, cô đúc mà thâm trầm; cảm xúc hoà trong ý tưởng, được thể hiện qua ý tưởng.
 
Không hẹn mà gặp, hai bài thơ hai thời đại, hai tác giả, hai hoàn cảnh nhưng chung nhau một đất nước, một tấm lòng đối với giang sơn nên cùng giống nhau một ý chí, một khát vọng hòa bình xây dựng đất nước thanh bình no ấm. Sông núi nước Nam (“Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt) và Phò giá về kinh (“Tụng giá hoàn kinh sư” của Trần Quang Khải) và nhiều bài thơ cùng thi đề đất nước sau này đã tạo nên một mạch tư tưởng chủ đạo xuyên suốt thơ ca Việt Nam mấy mươi thế kỉ sau này: mạch cảm hứng yêu nước.

Bình luận (0)
HN
Xem chi tiết
TB
19 tháng 11 2021 lúc 6:12

tham khảo

Nếu như hai bài ca dao trước đưa ta về thăm thú thắng cảnh của miền Bắc, miền Trung tổ quốc thì đến bài câu hát này ta tiếp tục về thăm miền Nam ruột thịt. Cảnh đẹp đặc trưng nhất của mảnh đất Nam Bộ đó là những ruộng lúa rộng dài mênh mông. Hai câu đầu bài ca dao với hình thức đặc biệt có tới 12 tiếng kéo dài trong một câu như một lời ngân nga không dứt để ngợi ca bức tranh ruộng đồng. Kết cấu câu ca đối xứng “đứng bên ni đồng – đứng bên tê đồng, ngó bên tê đồng – ngó bên ni đồng, mênh mông bát ngát – bát ngát mênh mông” cùng với cách sử dụng các điệp ngữ, đảo ngữ, từ láy khiến ta hình dung như đang đứng trước một cánh đồng rộng lớn bát ngát, không chỉ rộng dài mà còn vô cùng trù phú. Từ bức tranh cánh đồng, hình ảnh cô gái xuất hiện đầy sức sống. Cũng mở đầu bằng mô típ “thân em” nhưng đây không phải lời than thân trách phận mà là tiếng nói tự hào về vẻ đẹp của người phụ nữ. Hình ảnh so sánh thân em với chẽn lúa đòng đòng phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban man cho thấy sức sống mơn mởn, tinh khôi, trẻ trung của người con gái Nam bộ. Hai câu cuối, ta vừa có thể liên tưởng đến lời của chàng trai, đứng trước ruộng đồng mênh mông mà thốt lên vẻ đẹp của người con gái mình yêu, vừa có thể hình dung đây là lời của cô gái, trước cảnh ruộng đồng tốt tươi tràn đầy sức sống, cô gái cảm nhận được vẻ đẹp trẻ trung, tươi tắn của mình. Lời ca cất lên đã cho ta thấy tình yêu, niềm trân trọng, tự hào của con người Nam Bộ với phong cảnh và con người quê hương.

Bình luận (0)
DK
19 tháng 11 2021 lúc 6:26

Tham khảo:

Quê hương chính là nơi chúng ta cất tiếng khóc chào đời, là cái nôi đầu tiên đón nhận tiếng khóc đầu tiên của chúng ta. Những bước đi chập chững vào đời, những ký ức tuổi thơ không bao giờ quên được. Và là nơi là đến cuối cùng của cuộc đời chúng ta vẫn mong trở về nhất. Tình yêu quê hương được biểu hiện từ những tình cảm bình dị nhất là tình yêu gia đình hàng xóm, là nỗi niềm mong ngóng được trở về mỗi khi mình xa quê. Yêu quê hương chính là yêu những gì nơi mình sinh ra, yêu làng xóm, yêu con đường làng sỏi đá, gập ghềnh. Mỗi lần xa quê tình yêu ấy lại âm ỉ cháy trong tim, có khi da diết có khi sục sôi, có khi lại thổn thức. Là sự háo hức mỗi lần được trở về với đất mẹ sau mỗi lần xa quê. Tình cảm này là tình cảm không gì có thể thay thế được, nó luôn ở mãi trong tim của mỗi con người.

 

Khi đất nước ngày càng phát triển quá trình nông thôn mới cũng được đẩy mạnh hơn. Tình yêu quê hương được biểu hiện bằng hành động. Có rất nhiều người thành đạt xa quê đã có những đóng góp về tiền bạc và sức lực để xây dựng một quê hương ngày càng vững mạnh và phát triển hơn. Đây đều là những biểu hiện của tình yêu quê hương đất nước với mong muốn quê hương mình ngày càng phát triển hơn. Yêu quê hương còn là trách nhiệm xây dựng quê hương ngày càng phát triển hơn.

 

Ngày nay yêu quê hương không phải cứ phải cầm súng đánh giặc nữa, mà yêu quê hương chính là góp phần dựng xây quê hương phát triển ngày càng giàu mạnh hơn. Chúng ta là những thế hệ trẻ hãy góp phần công sức của mình để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh hơn nữa.

Bình luận (0)
SA
Xem chi tiết