KD
Xem chi tiết
DC
16 tháng 8 2019 lúc 7:03

Đáp án B

I sai: Người hình thành tại kỷ thứ 4 của đại tân sinh.

II đúng.

III sai, loài hình thành sớm nhất trong chi homo là: Homo Habilis.

IV sai, Homo erectus hình thành Homo Sapiens từ Châu phi rồi mới phát tán sang các châu lục khác.

V đúng.

Bình luận (0)
KD
Xem chi tiết
DC
9 tháng 11 2018 lúc 9:16

Đáp án B

I sai: Người hình thành tại kỷ thứ 4 của đại tân sinh.

II đúng.

III sai, loài hình thành sớm nhất trong chi homo là: Homo Habilis.

IV sai, Homo erectus hình thành Homo Sapiens từ Châu phi rồi mới phát tán sang các châu lục khác.

V đúng.

Bình luận (0)
NC
Xem chi tiết
VV
29 tháng 10 2021 lúc 16:54

+ Cách đây khoảng 5 đến 6 triệu năm, một loại vượn khá giống loài người xuất hiện được gọi là vượn cổ.

+ Trải qua quá trình tiến hóa, khoảng 4 triệu năm trước, một nhánh vượn người đã biết ghè đẽo công cụ lao động và trở thành Người tối cổ.

+ Khoảng 4 vạn năm, người tối cổ trở thành người tinh khôn trong thời kì đồ đá (người trung gian) sau đó đến khoảng 1 vạn năm trở thành người hiện đại.

 

 

Bình luận (0)
TC
29 tháng 10 2021 lúc 17:03

loài vượn-> vượn người-> người tối cổ-> người tinh khôn

Bình luận (0)
LU
Xem chi tiết
B2
28 tháng 8 2018 lúc 10:46

từ loài vượn

chúc bn hok tốt ~

Bình luận (0)

Từ khi Charles Darwin xuất bản quyển sách về thuyết tiến hóa dựa trên nền tảng thuyết chọn lọc tự nhiên vào năm 1859, những bí ẩn và những lý giải sai lầm đã nhiều khi phá hỏng ý tưởng của ông. Ví dụ như, nhiều người vẫn cho rằng tiến hóa không phải là một học thuyết khoa học đúng đắn bởi nó không thể được đem ra thử nghiệm. Điều này dĩ nhiên là không chính xác. Các nhà khoa học đã thành công trong rất nhiều các thử nghiệm ủng hộ cho học thuyết này, cùng với đó là rất nhiều bằng chứng hóa thạch đã trả lời cho nhiều câu hỏi quan trọng về chọn lọc tự nhiên và việc sinh vật biến đổi theo thời gian như thế nào.

Tuy nhiên, thuyết tiến hóa dường như vẫn là một chủ đề thường bị bóp méo. Định luật thứ 2 trong nhiệt động học cho rằng, một hệ ổn định sẽ luôn trở nên bất ổn, từ đó suy ra, tiến hóa là một điều không tưởng. Nhận định này cho thấy một cách suy nghĩ sai lầm về entropy, một thuật ngữ hay được các nhà vật lý học sử dụng để mô tả sự ngẫu nhiên hay bất ổn. Định luật này khẳng định rằng, tổng lượng entropy của một hệ kín không thể giảm xuống, nhưng nó cho phép một phần của hệ trở nên trật tự hơn, với điều kiện là các phần khác đi theo chiều ngược lại. Nói cách khác, thuyết tiến hóa và định luật thứ 2 của nhiệt động học hoàn toàn có thể chung sống trong hòa bình.

Một hiểu lầm thường thấy khác lại có liên quan đến mối quan hệ giữa con người tới loài vượn, bao gồm một nhóm các loài linh trưởng như gorilla, đười ươi, tinh tinh. Họ cho rằng, “nếu thuyết tiến hóa là đúng, con người phải là hậu duệ trực tiếp của loài vượn. Vượn phải thay đổi, từng bước một, trở thành người.” Tiếp theo đó, họ sẽ cho rằng, nếu vượn “biến thành” người, vượn sẽ chẳng còn tồn tại nữa. Dù có rất nhiều kẽ hở trong suy luận này, nhưng điều cơ bản vẫn là việc loài người không hề tiến hóa từ vượn. Điều này không đồng nghĩa với việc người và vượn không có liên quan, nhưng quá trình tiến hóa không phải là một đường thẳng dọc từ trên xuống, loài này biến thành loài khác. Tiến hóa phải quay ngược về từ 2 loài khác nhau, cho đến khi nguồn gốc của chúng hợp lại làm một.

Giao điểm của 2 loài cho thấy một thứ rất đặc biệt, được các nhà sinh vật học đề cập đến với khái niệm “Tổ tiên chung”. Tổ tiên của loài vượn, sinh sống vào khoảng 5 đến 11 triệu năm trước tại châu Phi, đã cho ra 2 nhánh tiến hóa, một nhánh là tổ tiên của loài người, và một nhánh là tổ tiên của loài vượn ngày nay. Hoặc trên sơ đồ cành cây, tổ tiên của chúng ta nằm trên một thân cây chia làm 2 nhánh. Họ người phát triển dọc theo một nhánh,trong khi loài vượn phát triển dọc theo một nhánh khác.

Vậy loài tổ tiên chung này sẽ có hình thù ra sao? Mặc dù các dữ liệu khảo cổ học chưa đưa ra được câu trả lời, nhưng theo logic, có lẽ loài này sẽ sở hữu các đặc tính của cả người và vượn. Năm 2007, các nhà khoa học Nhật Bản tin rằng họ đã tìm thấy xương hàm và răng của loài này. Bằng việc nghiên cứu kích thước và hình dạng của bộ răng, họ cho rằng loài vượn này có kích cỡ ngang với gorilla và chúng thường ăn hạt và quả cứng. Họ đặt tên cho loài này là Nakalipithecus nakayâmi và tính toán sơ bộ được tuổi của chúng là vào khoảng 10 triệu tuổi. Khám phá này đã đặt loài vượn vào đúng chỗ của nó trên sơ đồ tiến hóa. Quan trọng hơn, các nhà khoa học cũng đã tìm ra những mảnh xương cổ đại của loài này tại núi Samburu phía bắc Kenya. Điều này hoàn toàn phù hợp với quá trình tiến hóa của loài người, khởi thủy tại Tây Phi, cụ thể hơn, tại vùng trung Awash của Ethiopia nằm ở phía Bắc, nơi châu Phi tiếp giáp với biển Đỏ.

Ngày nay, vùng Trung Awash chỉ là một hoang mạc khô cằn và nóng bức, nhưng 10 triệu năm trước, theo các nhà địa chất học và cổ sinh vật học, nơi đây đã từng có những cánh rừng già mát mẻ và ẩm ướt chứa đầy sự sống. Liệu có thể, những sinh vật giống vượn như N. Nakayamai đã từng sống ở đó, giữa những cánh rừng nguyên thủy Bắc Phi? Và xa hơn nữa, liệu đó có phải là nơi loài vượn này thay đổi tập quán sinh sống, trong đó quan trọng nhất là việc chúng từ bỏ cuộc sống trên cây để xuống mặt đất? Nhiều nhà khoa học nghĩ vậy, và họ đã nghiên cứu từ khu vực này trở xuống phía Nam để tìm câu trả lời cho việc con người tiến hóa từ khi nào và như thế nào.

Một trong những khám phá quan trọng nhất tại vùng Trung Awash ra đời vào năm 1994, khi một nhóm các nhà khoa học dẫn đầu bởi Tim White thuộc đại học California, Berkeley tìm ra bộ xương còn lại hộp sọ, khung chậu, xương tay và xương chân. Khi nhóm nghiên cứu khôi phục lại hình dạng của bộ xương này từ những phần đã tìm được, họ đã thấy một con người nguyên thủy có khả năng đi lại được, tuy ngón cái vẫn còn khả năng đối chiếu – một đặc tính thường thấy ở giống linh trưởng còn thói quen leo trèo. Họ đặt tên cho loài này là Ardipithecus ramidus, hoặc gọn lại là Ardi, và xác định rằng chúng sống vào khoảng 4.4 triệu năm về trước. Trong cộng đồng nhân chủng học, Ardi nổi tiếng không kém gì Lucy (Australopithecus afarensis), họ người được phát hiện vào năm 1974 bởi Donald Johanson tại Hadar, Ethiopia.

Lucy là tổ tiên sớm nhất được biết đến của loài người, và đã từng có thời gian các nhà khoa học tưởng như không thể đào sâu thêm được một phân nào nữa về quá khứ của chính con người. Và rồi Ardi xuất hiện, rồi gần đây hơn, nhiều khám phá quan trọng tiếp tục ra đời. Năm 1997, các nhà khoa học tìm thấy xương của một loài mới, Ardipithecus kadabba, sống ở vùng trung Awash vào khoảng 5 đến 6 triệu năm trước. Năm 2000, Martin Pickford và Brigitte Senut và một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ cộng đồng Bảo tàng Kenya đã tìm ra một trong những họ người cổ xưa nhất. Tên chính thức của nó là Orrogin tugenensis, nhưng các nhà khoa học thường gọi nó là Millenium Man. Loài này có kích cỡ khoảng bằng tinh tinh, sống vào khoảng 6 triệu năm trước tại Núi Tugen thuộc Kenya, nơi chúng thường sinh sống cả ở trên cây và dưới đất. Khi ở dưới mặt đất, chúng thường đi thẳng bằng 2 chi sau.

Giờ đây, các nhà khoa học vẫn đang làm việc rất nỗ lực để lấp đầy khoảng trống giữa Millenium Man và đường liên kết đã mất với tổ tiên của con người cũng như loài vượn hiện nay. Liệu N. nakayamai có phải là thủy tổ của hơn 7 tỷ con người ngày nay, hay nó cũng chỉ là một dạng tiến hóa trung gian? Câu trả lời dường như vẫn nằm sâu dưới lớp cát khô tại những sa mạc hoang vu ở châu Phi.

Bình luận (0)

Từ khi Charles Darwin xuất bản quyển sách về thuyết tiến hóa dựa trên nền tảng thuyết chọn lọc tự nhiên vào năm 1859, những bí ẩn và những lý giải sai lầm đã nhiều khi phá hỏng ý tưởng của ông. Ví dụ như, nhiều người vẫn cho rằng tiến hóa không phải là một học thuyết khoa học đúng đắn bởi nó không thể được đem ra thử nghiệm. Điều này dĩ nhiên là không chính xác. Các nhà khoa học đã thành công trong rất nhiều các thử nghiệm ủng hộ cho học thuyết này, cùng với đó là rất nhiều bằng chứng hóa thạch đã trả lời cho nhiều câu hỏi quan trọng về chọn lọc tự nhiên và việc sinh vật biến đổi theo thời gian như thế nào.

Tuy nhiên, thuyết tiến hóa dường như vẫn là một chủ đề thường bị bóp méo. Định luật thứ 2 trong nhiệt động học cho rằng, một hệ ổn định sẽ luôn trở nên bất ổn, từ đó suy ra, tiến hóa là một điều không tưởng. Nhận định này cho thấy một cách suy nghĩ sai lầm về entropy, một thuật ngữ hay được các nhà vật lý học sử dụng để mô tả sự ngẫu nhiên hay bất ổn. Định luật này khẳng định rằng, tổng lượng entropy của một hệ kín không thể giảm xuống, nhưng nó cho phép một phần của hệ trở nên trật tự hơn, với điều kiện là các phần khác đi theo chiều ngược lại. Nói cách khác, thuyết tiến hóa và định luật thứ 2 của nhiệt động học hoàn toàn có thể chung sống trong hòa bình.

Một hiểu lầm thường thấy khác lại có liên quan đến mối quan hệ giữa con người tới loài vượn, bao gồm một nhóm các loài linh trưởng như gorilla, đười ươi, tinh tinh. Họ cho rằng, “nếu thuyết tiến hóa là đúng, con người phải là hậu duệ trực tiếp của loài vượn. Vượn phải thay đổi, từng bước một, trở thành người.” Tiếp theo đó, họ sẽ cho rằng, nếu vượn “biến thành” người, vượn sẽ chẳng còn tồn tại nữa. Dù có rất nhiều kẽ hở trong suy luận này, nhưng điều cơ bản vẫn là việc loài người không hề tiến hóa từ vượn. Điều này không đồng nghĩa với việc người và vượn không có liên quan, nhưng quá trình tiến hóa không phải là một đường thẳng dọc từ trên xuống, loài này biến thành loài khác. Tiến hóa phải quay ngược về từ 2 loài khác nhau, cho đến khi nguồn gốc của chúng hợp lại làm một.

Giao điểm của 2 loài cho thấy một thứ rất đặc biệt, được các nhà sinh vật học đề cập đến với khái niệm “Tổ tiên chung”. Tổ tiên của loài vượn, sinh sống vào khoảng 5 đến 11 triệu năm trước tại châu Phi, đã cho ra 2 nhánh tiến hóa, một nhánh là tổ tiên của loài người, và một nhánh là tổ tiên của loài vượn ngày nay. Hoặc trên sơ đồ cành cây, tổ tiên của chúng ta nằm trên một thân cây chia làm 2 nhánh. Họ người phát triển dọc theo một nhánh,trong khi loài vượn phát triển dọc theo một nhánh khác.

Vậy loài tổ tiên chung này sẽ có hình thù ra sao? Mặc dù các dữ liệu khảo cổ học chưa đưa ra được câu trả lời, nhưng theo logic, có lẽ loài này sẽ sở hữu các đặc tính của cả người và vượn. Năm 2007, các nhà khoa học Nhật Bản tin rằng họ đã tìm thấy xương hàm và răng của loài này. Bằng việc nghiên cứu kích thước và hình dạng của bộ răng, họ cho rằng loài vượn này có kích cỡ ngang với gorilla và chúng thường ăn hạt và quả cứng. Họ đặt tên cho loài này là Nakalipithecus nakayâmi và tính toán sơ bộ được tuổi của chúng là vào khoảng 10 triệu tuổi. Khám phá này đã đặt loài vượn vào đúng chỗ của nó trên sơ đồ tiến hóa. Quan trọng hơn, các nhà khoa học cũng đã tìm ra những mảnh xương cổ đại của loài này tại núi Samburu phía bắc Kenya. Điều này hoàn toàn phù hợp với quá trình tiến hóa của loài người, khởi thủy tại Tây Phi, cụ thể hơn, tại vùng trung Awash của Ethiopia nằm ở phía Bắc, nơi châu Phi tiếp giáp với biển Đỏ.

Ngày nay, vùng Trung Awash chỉ là một hoang mạc khô cằn và nóng bức, nhưng 10 triệu năm trước, theo các nhà địa chất học và cổ sinh vật học, nơi đây đã từng có những cánh rừng già mát mẻ và ẩm ướt chứa đầy sự sống. Liệu có thể, những sinh vật giống vượn như N. Nakayamai đã từng sống ở đó, giữa những cánh rừng nguyên thủy Bắc Phi? Và xa hơn nữa, liệu đó có phải là nơi loài vượn này thay đổi tập quán sinh sống, trong đó quan trọng nhất là việc chúng từ bỏ cuộc sống trên cây để xuống mặt đất? Nhiều nhà khoa học nghĩ vậy, và họ đã nghiên cứu từ khu vực này trở xuống phía Nam để tìm câu trả lời cho việc con người tiến hóa từ khi nào và như thế nào.

Một trong những khám phá quan trọng nhất tại vùng Trung Awash ra đời vào năm 1994, khi một nhóm các nhà khoa học dẫn đầu bởi Tim White thuộc đại học California, Berkeley tìm ra bộ xương còn lại hộp sọ, khung chậu, xương tay và xương chân. Khi nhóm nghiên cứu khôi phục lại hình dạng của bộ xương này từ những phần đã tìm được, họ đã thấy một con người nguyên thủy có khả năng đi lại được, tuy ngón cái vẫn còn khả năng đối chiếu – một đặc tính thường thấy ở giống linh trưởng còn thói quen leo trèo. Họ đặt tên cho loài này là Ardipithecus ramidus, hoặc gọn lại là Ardi, và xác định rằng chúng sống vào khoảng 4.4 triệu năm về trước. Trong cộng đồng nhân chủng học, Ardi nổi tiếng không kém gì Lucy (Australopithecus afarensis), họ người được phát hiện vào năm 1974 bởi Donald Johanson tại Hadar, Ethiopia.

Lucy là tổ tiên sớm nhất được biết đến của loài người, và đã từng có thời gian các nhà khoa học tưởng như không thể đào sâu thêm được một phân nào nữa về quá khứ của chính con người. Và rồi Ardi xuất hiện, rồi gần đây hơn, nhiều khám phá quan trọng tiếp tục ra đời. Năm 1997, các nhà khoa học tìm thấy xương của một loài mới, Ardipithecus kadabba, sống ở vùng trung Awash vào khoảng 5 đến 6 triệu năm trước. Năm 2000, Martin Pickford và Brigitte Senut và một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ cộng đồng Bảo tàng Kenya đã tìm ra một trong những họ người cổ xưa nhất. Tên chính thức của nó là Orrogin tugenensis, nhưng các nhà khoa học thường gọi nó là Millenium Man. Loài này có kích cỡ khoảng bằng tinh tinh, sống vào khoảng 6 triệu năm trước tại Núi Tugen thuộc Kenya, nơi chúng thường sinh sống cả ở trên cây và dưới đất. Khi ở dưới mặt đất, chúng thường đi thẳng bằng 2 chi sau.

Giờ đây, các nhà khoa học vẫn đang làm việc rất nỗ lực để lấp đầy khoảng trống giữa Millenium Man và đường liên kết đã mất với tổ tiên của con người cũng như loài vượn hiện nay. Liệu N. nakayamai có phải là thủy tổ của hơn 7 tỷ con người ngày nay, hay nó cũng chỉ là một dạng tiến hóa trung gian? Câu trả lời dường như vẫn nằm sâu dưới lớp cát khô tại những sa mạc hoang vu ở châu Phi.

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
PH
9 tháng 10 2017 lúc 12:40

Đáp án B

Người tối cổ tiến hóa từ vượn cổ cách đấy khoảng 3-4 triệu năm trước đây

Bình luận (0)
KD
Xem chi tiết
DC
4 tháng 10 2018 lúc 12:17

Đáp án B

Đây là ví dụ về hình thành loài mới bằng cách li tập tính.

Bình luận (0)
KD
Xem chi tiết
DC
18 tháng 4 2019 lúc 16:16

Đáp án A

Đây là ví dụ về hình thành loài mới bằng cách li tập tính.

Bình luận (0)
KS
Xem chi tiết
AT
2 tháng 9 2018 lúc 10:08

từ con vượn bình thường- vượn cổ

( MIk nghĩ thế)

Bình luận (0)
TN
2 tháng 9 2018 lúc 10:14

vượn cổ  đz tạo nên bởi vượn

vượn đz tạo nên từ lớp bò sát

lớp bò sát đz tao nên từ lớp lưỡng cư

lớp lưỡng cư đz tạo nên bởi lớp cá

lớp cá đz tạo nên bởi các loại tế bào

các loại tế bào đz tạo nên bởi vi khuẩn     ======> vượn cổ được tạo ra từ vi khuẩn

Bình luận (0)
H24
14 tháng 9 2018 lúc 20:16

Bố đéo hiểu

Bình luận (0)
AL
Xem chi tiết
MH
31 tháng 1 2021 lúc 11:03

kiểu cấu tạo giống nhau của cơ quan tương đồng phản ánh :

A. các loài sinh vật hiện nay có tổ tiên khác nhau , tiến hóa theo hướng đồng quy tính trạng

B. các loài sinh vật hiện nay đều được tiến hóa từ một tổ tiên chung ,theo hướng phân li

C. các loài sinh vật hiện nay đều được tiến hóa từ một tổ tiên chung ,theo hướng đồng quy

D. các loài sinh vật hiện nay có tổ tiên khác nhau , tiến hóa theo hướng phân li tính trạng

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
DH
30 tháng 9 2021 lúc 15:11

Vào năm 1965, nhà khoa học nổi tiếng Rudolph Zallinger đã minh họa quá trình tiến hóa của con người thông qua một bức vẽ mang tên The March Of Progress, mô tả một sinh vật giống tinh tinh đang biến đổi dần theo thứ tự và kết thúc là khuôn mẫu hoàn chỉnh của một người đàn ông khỏe mạnh.

Thông điệp mà Zallinger gửi gắm tương đối rõ ràng, sự tiến hóa của con người là một cuộc diễu hành tuyến tính từ nguồn gốc nguyên thủy cho đến hình mẫu chúng ta ngày nay. Chúng ta đại diện cho đỉnh cao thành tựu của Mẹ thiên nhiên, và có lẽ giờ đây “bà” đã có thể nghỉ ngơi khi công việc đưa loài người đến với vạch đích tiến hóa đã kết thúc.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa