Những câu hỏi liên quan
NY
Xem chi tiết
DD
23 tháng 12 2021 lúc 20:01

Tham khảo :

 

Biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người: 

Ăn ở sạch sẽ, không ăn rau sống chưa qua tiệt trùng, không uống nước lã, rửa tay trước khi ăn.Thức ăn phải đế trong lồng bàn, vệ sinh sạch sò (tay, chân và đồ dùng trong nhà không để bụi bám vào), trừ diệt ruồi nhặng, xây hô xí phải bảo đảm vệ sinh một cách khoa học (hò xí tự hoại hoặc 2 ngăn,..).Phòng chông giun đũa kí sinh ở ruột người là vấn đề chung của xã hội, cộng đồng mà mỗi người phái quan tâm thực hiện.
Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
TA
5 tháng 9 2023 lúc 12:16

Tham khảo!

Đề xuất các biện pháp phòng chống các bệnh lây truyền qua đường sinh dục:

- Tiêm vaccine phòng bệnh.

- Sống chung thủy một vợ một chồng. Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.

- Vệ sinh cá nhân và cơ quan sinh dục đúng cách; sinh hoạt điều độ; tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

- Không sử dụng ma túy.

- Khám sức khỏe và khám phụ khoa định kì. Đến ngay các cơ sở y tế khi có dấu hiệu bất thường ở cơ quan sinh dục hoặc có nguy cơ mắc bệnh.

Bình luận (0)
QH
Xem chi tiết
H24
29 tháng 12 2021 lúc 20:52

luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài 

không xả khói bụi ra bên ngoài

...

Bình luận (1)
NH
29 tháng 12 2021 lúc 20:52

Tham khảo
● Bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể giúp tăng sức đề kháng chống lại virus xâm nhập.

● Vệ sinh sạch sẽ các vật dụng trong nhà

● Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn

● Tiêm phòng đầy đủ

Bình luận (0)
PL
Xem chi tiết
NV
18 tháng 11 2022 lúc 22:10

Tham khảo:

Phòng chống bệnh giun sán ngay từ đầu chính là cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho mỗi người và cho cả cộng đồng băng cách:
- Cắt đứt nguồn nhiễm, điều trị người nhiễm, tẩy giun định kỳ. Cần tập thói quen tẩy giun định kỳ cho cả gia đình tối thiểu 6 tháng một lần (ít nhất 2 lần trong năm).
- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.

Bình luận (0)
DA
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
GD

Một số biện pháp phòng chống các bệnh thường gặp do nấm gây ra:

– Cần hạn chế tiếp xúc với các nguồn lây bệnh (vật nuôi, người bị nhiễm bệnh,…)

– Vệ sinh cá nhân thường xuyên.

– Vệ sinh môi trường sống xung quanh sạch sẽ thoáng mát.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
ML
23 tháng 3 2023 lúc 23:53

• Các giai đoạn gây bệnh của HIV:

- Giai đoạn sơ nhiễm (giai đoạn cửa sổ): kéo dài 2 tuần đến 3 tháng; thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất nhẹ (sốt nhẹ, ớn lạnh, đau nhức xương khớp,…).

- Giai đoạn không triệu chứng: kéo dài 1 – 10 năm; số lượng tế bào lympho T giảm dần nhưng cơ thể không biểu hiện triệu chứng rõ rệt. Ở giai đoạn 1 và 2, do người bệnh không có triệu chứng rõ rệt nên rất khó biết mình nhiễm bệnh (trừ khi đi xét nghiệm), do đó, họ có thể lây nhiễm bị động cho những người xung quanh.

- Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS: Tế bào lympho T giảm mạnh, xuất hiện các bệnh cơ hội làm cơ thể suy yếu và dẫn đến tử vong.

• Các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV: HIV có thể lây nhiễm qua 3 con đường là đường máu, đường tình dục, đường mẹ sang con. Đồng thời, hiện nay chưa có vaccine phòng bệnh HIV hữu hiệu. Do đó, để phòng tránh lây nhiễm HIV cần:

- Phòng chống lây nhiễm HIV qua đường máu:

+ Không tiêm chích ma túy.

+ Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV.

+ Không dùng chung bơm kim tiêm. Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu,...

+ Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV

+ Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay,...

- Phòng chống lây nhiễm HIV qua đường tình dục:

+ Quan hệ chung thủy một vợ một chồng.

+ Áp dụng các biện pháp an toàn trong khi quan hệ như sử dụng bao cao su.

- Phòng chống lây nhiễm HIV qua đường từ mẹ sang con:

+ Phụ nữ nhiễm HIV không nên mang thai.

+ Nếu mang thai, người mẹ nhiễm HIV cần tiến hành điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa khả năng lây nhiễm sang con.

Bình luận (0)
NL
Xem chi tiết
HP
28 tháng 12 2021 lúc 6:04

Câu1

-Biện pháp hóa học

- biện pháp cơ giới vật lí

- biện pháp điều hòa

Đúng cho mk 1 like

Bình luận (0)
HP
28 tháng 12 2021 lúc 6:11

Câu2 

Dịch hại: bệnh phát triển hàng loạt, xảy ra nhanh chóng ,tập trung trong 1 khoảng TG trên phạm vi rộng và gây tác hại lớn

Ổ dịch: là nơi xuất phát của sâu bệnh để phát triển trê đồng ruộng

Nếu gặp các điều kiện thuận lợi: có đủ thức ăn ,nhiet độ, độ ẩm thích hợp ,sâu bệnh sẽ sinh san mạnh, ổ dich sẽ lan nhanh

Đúng cho mk 1 like

Bình luận (0)
TL
28 tháng 12 2021 lúc 7:57

Chúc pạn may mắn =)))

Bình luận (1)
NL
Xem chi tiết
NA
26 tháng 4 2016 lúc 19:43

Sốt rét là một bệnh do ký sinh trùng sốt rét gây nên, bệnh do muỗi Anophen truyền từ người bệnh sang người lành.

Biện pháp phòng bệnh sốt rét:

Hiện nay, vẫn chưa có vắc-xin phòng ngừa sốt rét, thì việc phòng chống muỗi truyền bệnh vẫn được xem là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất. Có nhiều phương pháp khác nhau để phòng chống muỗi truyền bệnh sốt rét. Người ta có thể diệt muỗi bằng hóa chất hoặc ngăn sự tiếp xúc giữa người và muỗi truyền bệnh. Vì đa số muỗi sốt rét vào nhà đốt rồi nghỉ lại trong nhà nên các chương trình phòng chống sốt rét ở một số nước nhiệt đới coi trọng việc phun hóa chất có tác dụng diệt côn trùng kéo dài vào tường vách.

 

Ở các vùng có bệnh sốt rét lưu hành, bà con cũng cần chú ý thực hiện một số biện pháp nhằm ngăn cản sự tiếp xúc giữa muỗi và người như mặc quần dài, áo tay dài khi đi làm nương, làm rừng, bôi thuốc xua muỗi lên những nơi da hở, đốt hương muỗi, dọn dẹp nhà cửa gọn gàng… Bà con cũng có thể đóng lưới ở tất cả các cửa sổ cũng như cửa ra vào và sử dụng quạt máy để giảm tối đa sự xâm nhập của muỗi vào nhà. Và điều quan trọng nhất, hữu hiệu nhất để phòng chống sốt rét hiện nay là “Ngủ màn thường xuyên, màn phải được tẩm hóa chất và phun hóa chất diệt muỗi”.

Bình luận (0)
NT
26 tháng 4 2016 lúc 19:43

Nguyên nhân gây ra bệnh sốt rét là nhà cửa, chỗ ở không hợp vệ sinh, ngủ ko mắc màn,...Cách phòng tránh: vệ sinh nhà ở, ngủ phải mắc màn, tẩm mùng bằng thuốc chống muỗi,...

Bình luận (0)
MS
26 tháng 4 2016 lúc 22:18

Nguyên nhân gây bệnh sốt rét là do trong tuyến nước bọt của muỗi vằn có trùng sốt rét, muỗi vằn đốt con người và trùng sốt rét cũng theo đó kí sinh trong máu chúng ta phá hủy hồng cầu, gây bệnh sốt rét

Cách phòng chống: Không để ao tù nước đọng trong và khu vực xung quanh nhà, phát cỏ, phun thuốc diệt muỗi. Khi đi ngủ mặc đồ dài tay, bỏ màn, ngâm màn trong hóa chất trừ muỗi.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
H24
6 tháng 8 2023 lúc 10:31

Để phòng trị bệnh cho lợn đồng thời đảm bảo an toàn cho con người và môi trường, có thể áp dụng các biện pháp sau:

1. Chăm sóc và kiểm tra sức khỏe định kỳ: Đảm bảo lợn được chăm sóc và kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các triệu chứng bệnh và xử lý kịp thời.

2. Vệ sinh chuồng trại: Duy trì vệ sinh sạch sẽ trong chuồng trại, bao gồm việc làm sạch và khử trùng chuồng, thay đổi lót chuồng định kỳ để ngăn chặn sự lây lan của bệnh.

3. Kiểm soát dịch bệnh: Áp dụng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh như tiêm phòng, sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc kháng sinh theo chỉ định của chuyên gia.

4. Giám sát và kiểm soát chất thải: Đảm bảo việc xử lý chất thải từ chuồng trại lợn theo quy định, tránh việc xả thải gây ô nhiễm môi trường.

5. Đào tạo và giáo dục người chăn nuôi: Cung cấp đào tạo và giáo dục cho người chăn nuôi về các biện pháp phòng trị bệnh, quy trình vệ sinh và an toàn trong chăn nuôi lợn.

6. Kiểm soát cách ly và di chuyển: Áp dụng các biện pháp kiểm soát cách ly và di chuyển lợn để ngăn chặn sự lây lan của bệnh từ chuồng này sang chuồng khác.

7. Hợp tác với cơ quan chức năng: Hợp tác với cơ quan chức năng như bác sĩ thú y và các tổ chức liên quan để đảm bảo việc phòng trị bệnh hiệu quả và an toàn.

8. Theo dõi và báo cáo: Theo dõi tình hình sức khỏe của lợn và báo cáo kịp thời với các cơ quan chức năng nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bệnh lạ.

    
Bình luận (0)