Những câu hỏi liên quan
HD
Xem chi tiết
NP
16 tháng 3 2022 lúc 20:17

Chuyện cổ tích Cây khế khép lại, trong tâm trí em vẫn hiện lên ấn tượng sâu sắc về hình ảnh người em trai hiền lành, chất phác, thật thà. Trái ngược lại với người anh tham lam, ích kỉ thì người em trai hiện lên với phẩm chất hiền lành, lương thiện, sống hòa hợp với thiên nhiên và yêu thương vạn vật. Vì hiền lành và coi trọng tình anh em, nên dù không nhận được tài sản gì ngoài mảnh vườn nhỏ, anh vẫn vui vẻ, không ganh ghét người anh. Người em còn là người sống hòa hợp với thiên nhiên, yêu mến vạn vật khi anh để cho chim ăn khế dù tài sản của mình chẳng có gì. Nhờ sự lương thiện, siêng năng mà anh đã được trả ơn xứng đáng và cuộc sống thoát khỏi cảnh cơ cực. Người em chính là nhân vật đại diện cho kiểu người nhân hậu trong truyện cổ. Qua nhân vật này, nhân dân muốn gửi đến bạn đọc bài học về chân lí “ở hiền gặp lành” và hướng con người chúng ta đến lối sống lương thiện trong cuộc đời

 

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
QH
Xem chi tiết
PA
13 tháng 7 2016 lúc 17:18

Dòng cảm xuc của nhân vật "tôi" là dòng cảm xúc theo trinh tự không gian và thời gian. Đây là dòng cảm xúc vừa bỡ ngỡ vừa sợ sệt trong lần đầu tiên đi học:
- Nhân vật "tôi" cảm thấy mọi vật quanh mình thay đổi một cách lạ lùng, dù là con đường đã quen đi lại lắm lần. Và bỗng nhận ra rằng, chính mình đang có một sự thay đổi lớn lao: "hôm nay tôi đi học". 
-Nhân vật"Tôi" đã có quyết tâm học tập ngay từ ngày đầu đi học, ko để thua kém bạn bè khi bảo với mẹ đưa cho mình cầm thước, bút.
-Rồi cảm thấy ngôi trường bỗng nhiên to lớn, đẹp đẽ, đâm ra lo sợ vẩn vơ...
-Qua 2 h/a so sánh thấy rằng nhân vật tôi khát khao, và mong muốn như những ng học trò cũ để khỏi sợ sệt.
-Cảm thấy lo sợ khi phải rời xa bàn tay yêu thương của mẹ, và cuối cùng, cậu đã bật khóc nức nở. Chi tiết ấy ko phải nói rằng nv ''tôi'' nhút nhát, nhưng là lần đầu tiên rời xa cái thế giới quen thuộc mà mình vẫn thường ngày đối diện, bc vào hoàn toàn 1 thế giới khác.
-Khi đã vào lớp, nv "tôi" lại thấy mọi vật hay hay. Và thích thú nhìn ra xung quanh. Rồi tự nhiên ko còn cảm thấy xa lạ hay sợ hãi mà là cảm giác gần giũ thân quen ngay với cả những bạn chưa lần nào gặp mặt. 

Bình luận (0)
NQ
Xem chi tiết
MN
27 tháng 11 2021 lúc 21:28

Em tham khảo:

Đề 1:

1. Mở Bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

+ Andersen, nhà văn của thiếu nhi, nổi tiếng với những câu chuyện cổ tích thần kì, huyền bí.

+ Truyện "Cô bé bán diêm" là một trong những tác phẩm nổi bật nhất, kể về một cô bé mồ côi nghèo khổ, bất hạnh phải đi bán diêm giữa mùa đông giá rét.

+ Nhân vật cô bé bán diêm được xây dựng với cuộc sống vất vả, tội nghiệp, luôn khao khát được yêu thương, hạnh phúc trong vòng tay gia đình.

2. Thân Bài

- Tóm tắt câu chuyện

+ Cô bé bán diêm là một bé gái có hoàn cảnh đáng thương: Mẹ mất sớm, bà qua đời.

+ Người cha nghiện rượu luôn bắt em phải làm việc, sống trong căn gác tối tăm, bẩn thỉu.

+ Trong đêm Giáng sinh, khi những đứa trẻ khác được quây quần bên gia đình, em phải đi bán diêm kiếm tiền, nếu không sẽ bị cha mắng chửi.

- Tính cách tốt đẹp của cô bé:

+ Thiện lương, trong sáng

+ Cô bé bán diêm là một đứa trẻ có niềm tin vào cuộc sống, luôn khát khao được yêu thương, được hạnh phúc.

- Phân tích từng lần em quẹt diêm sưởi ấm và những ảo ảnh em bé nhìn thấy để làm nổi bật luận điểm trên

3. Kết Bài

Khẳng định giá trị nhân đạo của tác phẩm

Đề 2:

1. Mở bài

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

Giới thiệu đoạn kết về kết cục thương tâm của em bé bán diêm.

 

2. Thân bài

a. Giới thiệu hoàn cảnh cô bé bán diêm

Nhà nghèo, mồ côi mẹ, bà mất khiến gia đình phá sản, sa sút

Phải đi bán diêm kiếm tiền

Thường xuyên bị bố đánh đập, hành hung nếu không bán được diêm.

b. Về kết thúc truyệnEm đã đón nhận một cái chết thương tâm - chết vì giá rét nhưng đôi má vẫn hồng hào và đôi môi đang mỉm cười khiến người đọc không khỏi bàng hoàng, xúc động và lặng người trước số phận đáng thương của con người.

c. Thông qua kết thúc truyện, tác giả lên án sự thờ ơ, vô cảm của xã hội.

Người đáng lên án đầu tiên đó chính là cha của cô bé, một người cha tàn ác, nhẫn tâm, không thể lo nổi cho con mình còn bóc lột, hành hung cô bé một cách tàn nhẫn. Đó chính là sự tha hóa, băng hoại về đạo đức con người.

Không chỉ vậy, chính xã hội cũng thờ ơ, vô cảm với em. Họ không thể mua cho cô bé lấy nổi 1 bao diêm hay cho cô bé bất cứ một thứ gì mà chỉ quan tâm đến bản thân mình. Khi thấy xác cô bé bên đường, sự vô tâm lại càng khiến ta tức giận khi họ chỉ buông một câu xanh rờn “Chắc nó muốn sưởi ấm!”.

d. Tấm lòng nhân đạo của tác giả

Đồng cảm, thương xót trước số phận bất hạnh của cô bé bán diêm

Đồng cảm với những ước mơ, khát khao giản dị, chân thành của con người nhỏ bé.

Lên án, tố cáo sự thơ ơ, vô tâm, vô cảm của một lớp người trong xã hội.

Hướng đến sự giải thoát cho cô bé bằng cách cho cô đoàn tụ với bà của mình trên Thiên đường, dưới sự bảo vệ của Chúa.

 

e. Nghệ thuật

Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen hài hòa giữa hiện thực và mộng tưởng.

Diễn biến tâm lí nhân vật hợp lí.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị tác phẩm: “Cô bé bán diêm” là tác phẩm gây xúc động mạnh cho người đọc với hoàn cảnh đáng thương của con người nhỏ bé trước xã hội vô cảm.

Liên hệ đến chủ nghĩa nhân đạo trong văn học: Tác phẩm thể hiện tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn.

Bình luận (1)
QH
Xem chi tiết
DT
13 tháng 7 2016 lúc 15:55

A) Mở bài:
+ Giới thiệu nhà văn Thanh tinhj và truyện ngắn tôi đi học 
+ Dòng cảm xúc của nhân vật "tôi" : vẻ đẹp đáng yêu của tuổi thơ ngây 
B) Thân bài:
1) tổng
+ Giới thiệu sơ lược nội dung truyện 
+ Giọng kể chuyện trưc tiếp của nhà văn tạo cảm giác gần gũi với người đọc , giúp người đọc có cùng cảm giác với nhà văn .
2)Phân tich
a) ko gian con đường đến trường đc cảm nhận có nhiều điều khác lạ (so với lúc chua đi hoc - trích dẫn ban nha ) . Cảm giác thick thú hôm nay tôi đi học . Chất thơ trư tình lan toa mạch văn 
b) Cảm giác trang trọng và đứng đắn của "tôi" : đi học là tiếp xúc với 1 thề giới lạ , khác hắn với đi chơi thả diều
c) Cảm nhận của tôi và các cậu bé khi vừa dến truềong : không gian ngôi trường tạo ấn tượng lạ lẫm và oai nghiêm , khiến cho các bạn hoc sinh cùng chung cảm giác choáng ngợp 
d) hình ảnh ông đoocs hiền tư và nhân hậu , nỗi sợ hãi nhỏ bé khi phải xa mẹ . Bởi thế khi nghe đến tên ko khỏi giật mình và lúng túng 
e) khi vào lớp "Tôi" cảm thấy một cách tư nhiên , không khí gần gũi khi được tiếp xúc với bạn be cùng trang lúa . Bài học đầu đời và buổi học đầu tiên khơi dậy những ước mơ tương lai như cánh chim sẽ được bay vào khoảng trời rộnh .
3) Hợp
+ nhuwngx cảm xuc hồn nhiên của ngày đầu tiên đi học là kỉ niệm đẹp đẽ và thiêng liêng của một đời người . giongj keer của nhà văn giúp ta dc sống cùng những ki niẹm
+ Chất thơ lan toa trong cach mieu ta , kể chuyện và khắc hoạ tâm lí đăc sác lam nên chất thơ trong trẻo (đây la lời nhận xét sau khi đã lam các phần o trên , ban cảm nhan theo các trình tự o tren roi phàn cuối nay là hợp - nghia là hợp các ý dã nêu trên )
C) Kết bài :
Nêu ấn tượng của bản thân về truyện ngắn (hoăc nêu những cảm nghĩ của nhân vật tôi trong sự liên hệ bản thân )
VD: mở bài nha :
" Hang năm ,cư vào cuối thu ....những kỉ niệm mơn man của buổi tuuwj trường , những câu văn ấy của thanh tịnh trên văn đàn Vn hơn 60 năm rồi! thế nhưng "tôi đi hoc " vẫn là một trong những áng văn gợi cảm , trong trẻo đầy chất thơ của văn xuôi quốc ngữ Vn. Ko những thế , tác phẩm con in đậm dấu ấn của thanh tịnh - một phong cách trư tình nhẹ nhàng , nhiều mơ mộng và trong sáng . Dòng cảm xuc của nhân vật tôi trong truyẹn vẫn ắp đầy trong tâm trí ta những nét thơ dại đáng yêu của tre thơ trong buổi đầu đến lớp ." 

Bình luận (2)
TT
Xem chi tiết
H24
25 tháng 5 2022 lúc 5:30

undefined

Bình luận (1)
H24
25 tháng 5 2022 lúc 5:57

tham khảo

Mở bài

+ Đi từ ý nghĩa của tình phụ tử, giá trị của tình cảm cha con. Khẳng định đây là tình cảm cao đẹp.

+ Giới thiệu sơ nét những ý nổi bật về nhà văn Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm Chiếc lược ngà.

 

+ Dẫn dắt vấn đề: phát biểu cảm nghĩ về nhân vật ông Sáu.

Thân bài

* Phân tích tâm trạng của ông Sáu trong Chiếc lược ngà.

Ông Sáu lên lối đi chiến đấu theo tiếng gọi của đất nước khi con gái mới chỉ được một tuổi => Nỗi niềm thương nhớ con da diết khôn nguôi.Khi ông Sáu về thăm nhà thì bé Thu dường như không nhận ra ông là cha => nỗi buồn tủi vô hạn.Với tính cách của bé Thu, nhất định không sở hữu và nhận ông Sáu là cha vì vết sẹo trên gương mặt. Ông Sáu đã đánh bé Thu để rồi dằn vặt ăn năn.Ông Sáu cảm thấy niềm hạnh phúc vô cùng khi bé Thu gọi ông một tiếng ba trước lúc ông lên đường.Nơi chiến trường ác liệt, ông Sáu không ngừng nghỉ thương nhớ con gái yêu quý của mình => Thực hiện lời hứa hẹn làm cho con chiếc lược ngà.

* Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật ông Sáu trong Chiếc lược ngà

Ông Sáu là một người giản dị với tình yêu con mênh mông vô bờ.Ông Sáu vừa là một người chiến sĩ kiên cường, vừa là một người cha hết lòng yêu thương con.

Kết bài

- Tóm tắt lại những đặc điểm nổi bật về nhân vật ông Sáu.

- Khẳng định ý nghĩa của tình phụ tử, vai trò của tình cha con, của tình cảm gia đình so với những người dân lính.

- Thổ lộ những suy nghĩ member khi cảm nhận về nhân vật ông Sáu trong Chiếc lược ngà.

 

Ông Sáu là người thay mặt tiêu biểu về một người chiến sĩ anh dũng đồng thời còn là một một người cha có tình yêu thương con vô bờ bến. Qua tác phẩm, ta nhận ra tình cha con thiêng liêng thâm thúy biết nhường nào. Tình phụ tử cũng như những tình cảm gia đình khác đều trở thành mạch nguồn của tình yêu quê nhà đất nước. Đó là nơi dựa, là vấn đề tựa tinh thần cho từng người…

Bình luận (0)
AI
25 tháng 5 2022 lúc 6:04

 

tham khảo

I.Mở bài:

– Là nhà văn Nam Bộ, Nguyễn Quang Sáng am hiểu và gắn bó với mảnh đất Thành đồng cùng những người con gái trung kiên trên mảnh đất ấy. Truyện của ông hầu như chỉ viết về cuộc sống con người Nam Bộ trong chiến tranh và sau hòa bình. Sáng tác năm 1966, trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra quyết liệt, “Chiếc lược ngà” ngợi ca tình cha con, tình đồng chí của những người cán bộ Cách mạng – cũng là tình người trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Cũng như bé Thu, nhân vật ông Sáu trong truyện đã để lại cho người đọc rất nhiều ấn tượng.

II.Thân bài:

1.Khái quát (Dẫn dắt vào bài):

– Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến, mãi đến khi con gái ông lên 8 tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không chịu nhận cha vì vết thẹo trên mặt làm ba em không giống với người chụp chung với má trong bức ảnh mà em đã biết.Thu đối xử với ba như người xa lạ, đến lúc hiểu ra, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải lên đường. Ở khu căn cứ, bao nỗi thương nhớ con, ông dồn vào việc làm cho con cây lược. Ông hi sinh trong một trận càn của Mỹ ngụy. Trước lúc nhắm mắt, ông còn kịp trao cây lược cho một người bạn. Tình đồng đội, tình cha con của ông Sáu được miêu tả thật cảm động,làm sáng ngời vẻ đẹp của người lính Cách mạng, của người cha yêu con.

2. Vẻ đẹp người lính Cách mạng:

– Vẻ đẹp của nhân vật ông Sáu mà người đọc cảm nhận trước hết là vẻ đẹp của người lính Cách mạng. Kháng chiến bùng nổ, ông Sáu từ giã những gì thân thương nhất: con thơ, vợ trẻ lên đường làm Cách mạng. Khi ông ra đi, bé Thu, con gái đầu lòng, cũng là đứa con gái duy nhất của ông chưa đầy một tuổi.Vậy mà, đằng đẵng suốt những năm kháng chiến, ông không một lần về thăm con,bởi với những người lính “đâu có giặc là ta phải đi”. Họ đã gác tình riêng, vì nghĩa lớn để rồi ngày kháng chiến thắng lợi, ông được nghỉ phép về thăm nhà, thăm con. Trong lợi to lớn của dân tộc, có phần xương máu mà ông Sáu đóng góp.

3. Tình yêu thương con:

Cảm động nhất, để lại ấn tượng nhiều nhất cho người đọc trong hình ảnh người cha chiến sĩ ấy chính là tình phụ tử thiêng liêng, sâu đậm –tình yêu thương mà ông Sáu dành cho đứa con gái:

– Được về thăm nhà sau bao năm ở chiến khu, khao khát đốt lòng ông Sáu là được gặp con, được nghe con gọi tiếng ba, được sống trong tình cha con mà bấy lâu nay ông chưa được sống. Vì thế, về gần tới nhà, thoáng thấy bóng con,không chờ xuồng cập bến, ông nhón chân nhảy thót lên xô chiếc xuồng tạt ra.Ông bước vội vàng những bước dài. Cái tiếng gọi ông phải kìm nén bao lâu nay bỗng bật ra thật cảm động, làm người đọc thấy nghẹn ngào: -“Thu!Con”.Ngược lại với điều ông mong muốn, đứa con gái ngơ ngác,hốt hoảng rồi vụt chạy và kêu thét lên khiến người cha đau khổ, hai tay buông thõng như bị gãy. Rồi suốt ba ngày nghỉ phép , ông không dám đi đâu xa, chỉ quanh quẩn gần con. Song, ông càng xích lại gần nó càng lùi xa; ông càng khao khát được nghe tiếng “ba” từ lòng con, nó càng không gọi… Bị con cự tuyệt,ông Sáu đau khổ không khóc được phải cười.

– Trước giờ phút lên đường chia tay con, ông muốn ôm con,nhưng lại sợ con không nhận đành chỉ nhìn. Song chính trong lúc này, tình cảm dành cho người cha ở bé Thu òa ra mãnh liệt. Nó cất tiếng gọi “ba”, ông xúc động đến phát khóc và “không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc của con”.Người chiến sĩ ấy nước mắt đã khô cạn nơi chiến trường, giờ đây là những giọt nước mắt hiếm hoi – nước mắt của niềm hạnh phúc và tình cha con. Thương con,chia tay con, ông Sáu hứa sẽ mua cho con cây lược.

– Tình cảm của ông Sáu đối với con còn được nhà văn thể hiện rất cảm động khi ông ở khu căn cứ. Nỗi day dứt, ân hận ám ảnh ông suốt nhiều ngày là việc ông đã đánh con khi nóng giận. Rồi lời dặn của con: “Ba về ba mua cho con một cây lược nghe ba”đã thôi thúc ông nghĩ đến việc làm cho con một cây lược bằng ngà. Làm cây lược trở thành bổn phận của người cha, thành tiếng gọi cầu khẩn của tình yêu thương con. Kiếm được khúc ngà voi, ông Sáu hớn hở như một đứa trẻ được quà và ông dành hết tâm trí, công sức vào việc làm ra cây lược. Hãy nghe đồng đội của ông kể lại: “Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc”. Phải chăng, bao nhiêu tình yêu thương con ông dồn vào việc làm cây lược ấy? Rồi ông gò lưng tỉ mẩn, khắc từng nét chữ lên sống lưng lược: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”.Cây lược ấy, dòng chữ ấy là tình yêu, là nỗi nhớ thương, sự ân hận của ông đối với đứa con gái. Những lúc rỗi cũng như đêm đêm nhớ con ông thường lấy cây lược ra ngắm ngía, rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Làm như vậy, có lẽ ông không muốn con ông bị đau khi chải lược lên tóc. Yêu con, ông Sáu yêu từng sợi tóc của con. Người đọc cảm động trước tấm lòng của người cha ấy. Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ thành một nghệ nhân – nghệ nhân chỉ sáng tạo ra một tác phẩm duy nhất trên đời– chiếc lược ngà. Cho nên,cây lược ngà đã kết tinh trong nó tình phụ tử mộc mạc, sâu xa mà đơn sơ, giản dị.

– Làm được lược cho con, ông Sáu mong được gặp con, được tận tay chải mái tóc con. Nhưng rồi, một tình cảnh đau thương lại đến với cha con ông Sáu: trong một trận càn lớn của quân Mỹ ngụy, ông Sáu bị một viên đạn bắn vào ngực. “Trong giờ phút cuối cùng,không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được”, tất cả tàn lực cuối cùng chỉ còn cho ông làm một việc “đưa tay vào túi, móc cây lược” đưa cho người bạn chiến đấu. Đó là điều trăng trối không lời nhưng nó thiêng liêng hơn cả những lời di chức. Nó là sự ủy thác, là ước nguyện cuối cùng, ước nguyện của tình phụ tử. Và bắt đầu từ giây phút ấy, cây lược của tình phụ tử đã biến người đồng đội của ông Sáu thành một người cha thứ hai của bé Thu.

– Người đọc đã không thể cầm được nước mắt khi nghe tiếng khóc thét của đứa con gọi cha buổi chia tay hồi nào, giờ bỗng không thể cầm lòng khi chứng kiến cái cử chỉ cầm cây lược và ánh mắt nhìn của người cha vào giây phút lâm trung. Từng có bao nhiêu áng văn nói về tình mẹ cực kì xúc động nhưng có lẽ đây là một trang văn rất hiếm hoi mô tả đến tận cùng sâu thẳm trái tim yêu thương của người cha dành cho con. Cũng từ hình ảnh này, nhà văn đã khẳng định: Bom đạn và chiến tranh có thể hủy diệt được sự sống, nhưng tình cha con – tình phụ tử thiêng liêng không gì có thể giết chết được.

4. Nghệ thuật:

– Có thể nói nhân vật ông Sáu được nhà văn xây dựng bằng những nét nghệ thuật đặc sắc. Nguyễn Quang Sáng đã đặt nhân vật vào cảnh ngộ éo le của đời sống để từ đó ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế đã phát hiện bao cung bậc cảm xúc của tình phụ tử. Ngoài ra, ngôn ngữ kể chuyện vừa truyền cảm, vừa mang đậm chất địa phương Nam Bộ đem đến cho người đọc nhiều xúc động. Đặc biệt,nhà văn đã lựa chọn được một số chi tiết nghệ thuật rất đắt giá như lời dặn mua cho con cây lược của bé Thu,ông Sáu hớn hở khi kiếm được chiếc ngà voi… Tất cả đã góp phần tô đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ Cách mạng, của người cha yêu con nồng thắm.

III. Kết bài:

– Hình ảnh ông Sáu – người chiến sĩ Cách mạng, người cha trong truyện “Chiếc lược ngà” đã để lại bao thổn thức trong lòng người đọc về tình phụ tử sâu sắc. Chiếc lược ngà và những dòng chữ trên sống lưng lược mãi mãi là kỉ vật, là nhân chứng về nỗi đau, về bi kịch đầy máu và nước mắt của những năm chiến tranh. Ông Sáu là người lính của một thế hệ anh hùng mở đường đi trước đã nếm trải nhiều gian khổ và hi sinh. Ông là hình ảnh tiêu biểu của con người Việt Nam sẵn sàng hi sinh tất cả vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Bình luận (0)
TV
Xem chi tiết
H24
12 tháng 11 2017 lúc 17:36

Cây bút thần mà Mã Lương được ông tiên trong giấc mộng ban cho chỉ là một chi tiết thần kì huyền thoại. Nhưng nhờ nó mà người kể đã khắc họa được nhiều nét đặc sắc trong tính cách chú bé Mã Lương. Có cây bút thần trong tay, Mã Lương đã giúp đỡ đồ dùng, công cụ làm ăn cho nhiều người nghèo. Có cây bút thần, Mã Lương đã chủ động đối phó, trừng trị tên địa chủ và ông vua tham ác.

Nhưng với em, em thích nhất lòng say mê học tập của Mã Lương. Lấy que vạch xuống đất, nhúng ngón tay vào nước vẽ lên đá... Mã Lương đã vượt lên hoàn cảnh thiếu thốn của mình, tự tạo lấy phương tiện học tập riêng. Ngẫm về bản thân, em cũng thấy rõ điều ấy. Khi thiếu một niềm say mê tự nguyện, thiếu một động cơ bên trong mạnh mẽ thôi thúc, thì từ làm một bài toán đến sửa một đồ dùng trong nhà, ta cũng sẽ cảm thấy chầy chật, không đủ sức kiên trì theo đuổi đến cùng, không có cảm hứng sáng tạo.

Chú bé Mã Lương này còn một nét tính cách khác mà em thấy đáng yêu: thái độ ứng xử có phân biệt tùy đối tượng. Với người nghèo lương thiện, Mã Lương vẽ cho có cày có cuốc, có thức ăn, vật dùng. Nhưng với tên địa chủ gian ác, Mã Lương vẽ cho mũi tên hạ thủ; với ông vua tham lam, Mã Lương vẽ cho sóng gió chìm tàu. Mã Lương đã biết “đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”.

Mã Lương cho em bài học sáng giá: bền chí say mê cần cù sẽ đạt được khát vọng. Rõ ràng nếu như Mã Lương không dày công tự luyện, thì có bút thần cũng chẳng vẽ nổi cái gì. Nếu ta cứ tháng này lao vào tin học, tháng sau lại bỏ để đi học một lớp tiếng Anh, tháng sau nữa lại nhảy sang học đàn chẳng hạn, thì rút cuộc chẳng có gì nên cơm cháo cả. Chẳng thế mà ông cha ta đã khuyên:

Hãy cho bền chí câu cua

Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai!

Mã Lương là một biểu tượng về sự thành công của tài năng qua kiên trì, say mê tập luvện. Cái cốt hiện thực của truyện chính là khuyên con người nhiệt tình lao động và biết quan tâm đến đồng loại

Bình luận (0)
NP
12 tháng 11 2017 lúc 17:37

Mb:Cây bút thần mà Mã Lương được ông tiên trong giấc mộng ban cho chỉ là một chi tiết thần kì huyền thoại.

Nhưng nhờ nó mà người kể đã khắc họa được nhiều nét đặc sắc trong tính cách chú bé Mã Lương.

Có cây bút thần trong tay, Mã Lương đã giúp đỡ đồ dùng, công cụ làm ăn cho nhiều người nghèo.

Có cây bút thần, Mã Lương đã chủ động đối phó, trừng trị tên địa chủ và ông vua tham ác.

Tb:Nhưng với em, em thích nhất lòng say mê học tập của Mã Lương.

Lấy que vạch xuống đất, nhúng ngón tay vào nước vẽ lên đá... Mã Lương đã vượt lên hoàn cảnh thiếu thốn của mình, tự tạo lấy phương tiện học tập riêng.

Ngẫm về bản thân, em cũng thấy rõ điều ấy.

Khi thiếu một niềm say mê tự nguyện, thiếu một động cơ bên trong mạnh mẽ thôi thúc, thì từ làm một bài toán đến sửa một đồ dùng trong nhà, ta cũng sẽ cảm thấy chầy chật, không đủ sức kiên trì theo đuổi đến cùng, không có cảm hứng sáng tạo.

Chú bé Mã Lương này còn một nét tính cách khác mà em thấy đáng yêu: thái độ ứng xử có phân biệt tùy đối tượng.

Với người nghèo lương thiện, Mã Lương vẽ cho có cày có cuốc, có thức ăn, vật dùng.

Nhưng với tên địa chủ gian ác, Mã Lương vẽ cho mũi tên hạ thủ; với ông vua tham lam, Mã Lương vẽ cho sóng gió chìm tàu.

Mã Lương đã biết “đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”.

Mã Lương cho em bài học sáng giá: bền chí say mê cần cù sẽ đạt được khát vọng.

Rõ ràng nếu như Mã Lương không dày công tự luyện, thì có bút thần cũng chẳng vẽ nổi cái gì.

Nếu ta cứ tháng này lao vào tin học, tháng sau lại bỏ để đi học một lớp tiếng Anh, tháng sau nữa lại nhảy sang học đàn chẳng hạn, thì rút cuộc chẳng có gì nên cơm cháo cả.

-Chẳng thế mà ông cha ta đã khuyên:

Hãy cho bền chí câu cua

Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai!

Kb:Mã Lương là một biểu tượng về sự thành công của tài năng qua kiên trì, say mê tập luvện. Cái cốt hiện thực của truyện chính là khuyên con người nhiệt tình lao động và biết quan tâm đến đồng loại.

Bình luận (0)
CT
12 tháng 11 2017 lúc 17:37

Sorry,mình ko có dàn ý,chỉ có văn,bạn nhặt ra ý nào hay chép vô nhé

Chúng ta đã được học rất nhiều những câu chuyện cổ tích hay và hấp dẫn. Mỗi câu chuyện lại mang một nội dung riêng từ đó gửi gắm cho chúng ta một ý nghĩa sâu sắc khác nhau. Trong những chuyện cổ tích đó thì truyện cây bút thần đã để lại trong tôi rất nhiều những ấn tượng đặc biệt. Trong câu chuyện hình ảnh nhân vật Mã Lương hiện lên nhà một nhân vật có tài luôn dùng tài năng của mình để giúp đỡ mọi người chống lại những kẻ độc ác tham lam. Đây cũng là một tuýp nhân vật khá phổ biến trong chuyện cổ tích.

Câu chuyện kể về một em bé có tên là Mã Lương. Em là cậu bé mồ côi thông minh và say mê học vẽ từ nhỏ. Một hôm nằm mơ em được cụ già râu tóc bạc phơ cho chiếc bút thần bằng vàng. Mã Lương vẽ chim, chim bay lên trời, vẽ cá, cá trườn xuống sông. Em vẽ cuốc, vẽ cày, vẽ đèn, vẽ thùng múc nước cho người nghèo.

Tên địa chủ biết chuyện bèn sai đầy tớ bắt Mã Lương về vẽ cho hắn. Bị từ chối, hắn tức giận, đem giam Mã Lương vào chuồng ngựa và bỏ đói. Mã Lương vẽ bánh để ăn, vẽ lò để sưởi. Địa chủ tức giận sai đầy tớ giết Mã Lương để cướp bút thần. Mã Lương vẽ thang để trèo ra ngoài, vẽ ngựa để chạy trốn, vẽ cung tên bắn chết tên địa chủ cầm dao đuổi theo. Dừng chân ở một thị trấn, Mã Lương vẽ tranh bán để kiếm sống. Vì sơ ý em để lộ cây bút thần. Tên vua tham lam, tàn ác bắt Mã Lương vẽ theo ý hắn. Mã Lương cũng không chịu, em thậm chí còn chơi khăm nhà vua luôn vẽ những gì trái ngược với những điều mà tên vua nói. Cuối cùng em vẽ cuồng phong bão táp nhấn chìm tất cả bọn gian thần độc ác.

Đầu tiên chúng ta đặt ra một câu hỏi là tại sau ông bụt lại trao cây bút thần cho Mã Lương chứ không phải là một ai khác. Có người noi đó là vì Mã Lương rất thích vẽ nhưng đó chỉ là một nguyên nhân phụ mà nguyên nhân chính đó là bởi vì ông bụt biết trao cây bút thần cho em thì em sẽ biết sử dụng nó để làm việc có ích cho mọi người và em cũng rất thông minh em sẽ không để cho bọn cường hào áp bức. Điều đó đã được chứng minh trong từng chi tiết của câu chuyện. Với cây bút thần trong tay Mã Lương đã làm được rất nhiều những việc rất tốt cho những người dân nghèo khổ. Em vẽ cho những người nông dân nghèo khổ những cái cuốc cái cày những dụng cụ lao động cần thiết cho những người nông dân. Điều này cũng thể hiện được sự thông minh của em. Em không vẽ cho họ những thứ vật chất cao sa như tiền bạc hay nhà cửa mà chỉ vẽ cho họ những thứ mà thiết yếu để cho họ sản xuất để cho họ tự kiếm cho mình những đồng tiền bằng chính sức lao động của họ. Nếu như em vẽ cho họ những của cải vật chất thì chắc chắn họ sẽ tiếp tục đến để xin vẽ tiếp. Từ câu chuyện của Mã Lương tác giả dân gian muốn truyền cho chúng ta một bài học rằng của cải phải do chính mình tạo ra thì nó mới có giá tri mới quý giá còn những thứ không phải do mình làm ra thì chẳng mấy chốc sẽ tan biến mà thôi.

Em muốn sống một cuộc sống bình yên với những người hàng xóm của mình thế nhưng những tên tham lam không chịu bỏ qua cho em là năm lần bảy lượt muốn cướp cây bút thần và muốn em vẽ những của cải có giá trị cho chúng. Đại diện cho bọn chúng là tên địa chủ độc ác đã nhốt vào ngục hòng làm cho em sợ hãi. Thế nhưng bằng trí thông minh tài ba cộng với lòng dũng cảm em đã có những cách xử lí vô cùng thông minh khiến cho bọn địa chủ tham lam khiếp sợ. Tác giả dân gian trong cuộc đấu tranh với bọn tham lam đã chuyển từ thấp đến cao ngày càng thêm tính phức tạp hơn. Thế nhưng càng trong những tình cảnh cam go thì phẩm chất của Mã Lương càng được khẳng định là một em bé vô cùng thông minh dũng cảm không sợ những tên có thế lực, em từ chỗ không vẽ gì cho tên địa chủ đến chỗ em vẽ thành những thứ trái ngược với những gì tên vua sai khiến làm cho hắn khiếp sợ rồi có một kết quả rất thảm khốc đó là chìm trong sóng biển. Ta cũng cần khẳng định lại rằng cuộc chiến giữa Mã Lương và những tên tham làm là một cuộc chiến không cân sức.

Điều đó càng khẳng định hình tượng em hiện lên rất sinh động rất dũng cảm nhưng cũng rất mưu trí thông minh càng khiến cho người đọc yêu quý và cảm phục trước hình tượng nhân vật em. Phẩm chất này được thể hiện rất rõ khi em đối diện với tên vua độc ác. Vua hứa sẽ cho em tất cả mọi thứ mà em muốn vàng bạc châu báu chỉ cần em vẽ theo ý muốn của hắn Tác giả dân gian đã dùng những lời văn khá chi tiết về đoạn Mã Lương trừng trị lũ gian thần nhằm thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội. Mặt khác, cũng qua hành động này, tác giả dân gian muốn khẳng định tài năng chỉ thực sự có giá trị khi nó được đem ra để phục vụ nhân dân, phục vụ chính nghĩa, chống lại cái ác; đồng thời cũng khẳng định nghệ thuật chân chính phải thuộc về nhân dân, về những người tốt bụng, có tài và khổ công luyện tập.

Cầy bút thần không chỉ có giá trị lớn về nội dung tư tưởng, mà còn là một truyện cổ tích rất đặc sắc về mặt nghệ thuật. Truyện được xây dựng theo trí tưởng tượng độc đáo và phong phú của nhân dân. Với một loạt các tình tiết lý thú, gợi cảm đặc biệt là việc xây dựng hình ảnh cây bút thần và khả năng kì diệu của nó, truyện đã thể hiện ước mơ của con người và giúp họ thực hiện ước mơ đó.

Truyện Cây bút thần thể hiện ước mơ của nhân dân có được sức mạnh và khả năng kì diệu để giúp đỡ những người dân nghèo lao động hiệu quả hơn, đồng thời trừng phạt những kẻ tham lam, độc ác. Truyện nhằm khẳng định nghệ thuật chân chính luôn gắn liền với tài năng, đức độ, tinh thần say mê sáng tạo và chỉ có ý nghĩa khi nó phục vụ cho những mục đích chính đáng của con người. Truyện còn thể hiện mơ ước và niềm tin vào những khả năng kì diệu của con người.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
HH
12 tháng 10 2018 lúc 19:27

+ Mở bài:
– Giới thiệu đôi nét về tác giả Nam Cao: Sinh ra và lớn lên ở miền quê nên trong văn của ông thường nhắc tới những người nông dân. Qua văn của Nam Cao hình ảnh người nông dân Việt Nam Trước và sau cách mạng tháng Tám 1945 hiện lên rõ nét, chân thực nhất.
– Truyện ngắn “Lão Hạc” là một truyện ngắn hay mà nhà văn Nam Cao đã viết tặng người nông dân. Qua tác phẩm này tác giả muốn tố cáo tội ác của chế độ phong kiến.
+ Thân bài:
– Phác họa về hình ảnh Lão Hạc một người đàn ông hơn 60 tuổi cũng như bao người đàn ông nông dân Việt Nam
– Hoàn cảnh gia đình của nhân vật Lão Hạc như thế nào? Ông có những đặc điểm tính cách như thế nào?
– Cuộc sống đói khổ lão ăn khoai, ăn hết khoai lão ăn củ chuối cái gì có thể ăn mà không chết thì lão ăn. Nhưng lão vẫn cầm cự được dù cái đói cái khổ luôn bủa vây xung quanh lão
– Phân tích tình cảm của Lão Hạc dành cho con chó của mình như thế nào? Lão thường gọi con chó bằng những tình cảm thương mến như cha đối với con.
– Lão Hạc lại là mẫu người chuẩn mực về đạo đức trong xã hội lúc bấy giờ. Một xã hội tha hóa về đạo đức, và lối sống người ta thờ ơ với nỗi đau của người xung quanh mình.
Hình ảnh Lão Hạc trong tác phẩm của Nam Cao – Phản ánh tội ác của xã hội, một xã hội mà bọn cường hào ác bá, bọn địa chủ chỉ nhăm nhăm vơ vét cho bản thân mình tìm cách cướp đoạt của người dân khốn khổ để thỏa mãn mình.
– Phân tích nguyên nhân cái chết của Lão Hạc, cần nói rõ được cái chết của lão là do xã hội xô đẩy lão đến bước đường cùng. Tố cáo tội ác của chế độ một lần nữa.
– Phân tích về con đường tìm cách chất của Lão Hạc trước lúc chết lão đi tìm bả chó lão tìm đến Binh Tư một tên chuyên trộm cắp vặt của người khác, để xin bả chó tự giải thoát mình.
– Khái quát nhân vật Lão Hạc cũng là người cha điển hình trong văn học Việt Nam bởi lão là người yêu thương con trai mình hết mực. Lão làm gì thì làm vẫn luôn nhớ tới đứa con đang ở nơi xa.
– Lão Hạc còn là người có lòng tự trọng, tự tôn rất cao, cũng là người biết tiên đoán mọi việc trước khi chết lão còn sang nhà thầy giáo gửi gắm thư từ giấy tờ nhà và tiền bạc.
– Tác giả Nam Cao đã viết một cách rất chân thành, mộc mạc, chính lối viết giản dị mộc mạc đó đã xây dựng hình tượng Lão Hạc vừa gần gũi người dân vừa không kém phần bi tráng. Bi tráng trong cốt cách của nhân vật, còn giản dị trong lối sống. Từ ngữ nhà văn sử dụng trong tác phẩm sinh động, ấn tượng, giàu tính tạo hình và hết sức gợi cảm.
+ Kết bài:
– Qua nhân vật lão Hạc, nhà văn muốn lên án tội ác của chế độ cũ của chiến tranh đã làm con người Việt Nam khi đó một cổ hai tròng quá đáng thương .
– Đồng thời nó cũng thể hiện cái nhìn nhân sinh quan của tác giả với cuộc sống đó là một cái nhìn giàu lòng nhân văn, nhân đạo biết chia sẻ với nỗi khốn khổ của người dân xung quanh mình.

Bình luận (0)
H24
12 tháng 10 2018 lúc 19:27

+ Mở bài:
– Giới thiệu đôi nét về tác giả Nam Cao: Sinh ra và lớn lên ở miền quê nên trong văn của ông thường nhắc tới những người nông dân. Qua văn của Nam Cao hình ảnh người nông dân Việt Nam Trước và sau cách mạng tháng Tám 1945 hiện lên rõ nét, chân thực nhất.
– Truyện ngắn “Lão Hạc” là một truyện ngắn hay mà nhà văn Nam Cao đã viết tặng người nông dân. Qua tác phẩm này tác giả muốn tố cáo tội ác của chế độ phong kiến.
+ Thân bài:
– Phác họa về hình ảnh Lão Hạc một người đàn ông hơn 60 tuổi cũng như bao người đàn ông nông dân Việt Nam
– Hoàn cảnh gia đình của nhân vật Lão Hạc như thế nào? Ông có những đặc điểm tính cách như thế nào?
– Cuộc sống đói khổ lão ăn khoai, ăn hết khoai lão ăn củ chuối cái gì có thể ăn mà không chết thì lão ăn. Nhưng lão vẫn cầm cự được dù cái đói cái khổ luôn bủa vây xung quanh lão
– Phân tích tình cảm của Lão Hạc dành cho con chó của mình như thế nào? Lão thường gọi con chó bằng những tình cảm thương mến như cha đối với con.
– Lão Hạc lại là mẫu người chuẩn mực về đạo đức trong xã hội lúc bấy giờ. Một xã hội tha hóa về đạo đức, và lối sống người ta thờ ơ với nỗi đau của người xung quanh mình.
Hình ảnh Lão Hạc trong tác phẩm của Nam Cao – Phản ánh tội ác của xã hội, một xã hội mà bọn cường hào ác bá, bọn địa chủ chỉ nhăm nhăm vơ vét cho bản thân mình tìm cách cướp đoạt của người dân khốn khổ để thỏa mãn mình.
– Phân tích nguyên nhân cái chết của Lão Hạc, cần nói rõ được cái chết của lão là do xã hội xô đẩy lão đến bước đường cùng. Tố cáo tội ác của chế độ một lần nữa.
– Phân tích về con đường tìm cách chất của Lão Hạc trước lúc chết lão đi tìm bả chó lão tìm đến Binh Tư một tên chuyên trộm cắp vặt của người khác, để xin bả chó tự giải thoát mình.
– Khái quát nhân vật Lão Hạc cũng là người cha điển hình trong văn học Việt Nam bởi lão là người yêu thương con trai mình hết mực. Lão làm gì thì làm vẫn luôn nhớ tới đứa con đang ở nơi xa.
– Lão Hạc còn là người có lòng tự trọng, tự tôn rất cao, cũng là người biết tiên đoán mọi việc trước khi chết lão còn sang nhà thầy giáo gửi gắm thư từ giấy tờ nhà và tiền bạc.
– Tác giả Nam Cao đã viết một cách rất chân thành, mộc mạc, chính lối viết giản dị mộc mạc đó đã xây dựng hình tượng Lão Hạc vừa gần gũi người dân vừa không kém phần bi tráng. Bi tráng trong cốt cách của nhân vật, còn giản dị trong lối sống. Từ ngữ nhà văn sử dụng trong tác phẩm sinh động, ấn tượng, giàu tính tạo hình và hết sức gợi cảm.
+ Kết bài:
– Qua nhân vật lão Hạc, nhà văn muốn lên án tội ác của chế độ cũ của chiến tranh đã làm con người Việt Nam khi đó một cổ hai tròng quá đáng thương .
– Đồng thời nó cũng thể hiện cái nhìn nhân sinh quan của tác giả với cuộc sống đó là một cái nhìn giàu lòng nhân văn, nhân đạo biết chia sẻ với nỗi khốn khổ của người dân xung quanh mình.

_Học tốt_

Bình luận (0)
ZZ
12 tháng 10 2018 lúc 19:28

+ Mở bài:
– Giới thiệu đôi nét về tác giả Nam Cao: Sinh ra và lớn lên ở miền quê nên trong văn của ông thường nhắc tới những người nông dân. Qua văn của Nam Cao hình ảnh người nông dân Việt Nam Trước và sau cách mạng tháng Tám 1945 hiện lên rõ nét, chân thực nhất.
– Truyện ngắn “Lão Hạc” là một truyện ngắn hay mà nhà văn Nam Cao đã viết tặng người nông dân. Qua tác phẩm này tác giả muốn tố cáo tội ác của chế độ phong kiến.
+ Thân bài:
– Phác họa về hình ảnh Lão Hạc một người đàn ông hơn 60 tuổi cũng như bao người đàn ông nông dân Việt Nam
– Hoàn cảnh gia đình của nhân vật Lão Hạc như thế nào? Ông có những đặc điểm tính cách như thế nào?
– Cuộc sống đói khổ lão ăn khoai, ăn hết khoai lão ăn củ chuối cái gì có thể ăn mà không chết thì lão ăn. Nhưng lão vẫn cầm cự được dù cái đói cái khổ luôn bủa vây xung quanh lão
– Phân tích tình cảm của Lão Hạc dành cho con chó của mình như thế nào? Lão thường gọi con chó bằng những tình cảm thương mến như cha đối với con.
– Lão Hạc lại là mẫu người chuẩn mực về đạo đức trong xã hội lúc bấy giờ. Một xã hội tha hóa về đạo đức, và lối sống người ta thờ ơ với nỗi đau của người xung quanh mình.
Hình ảnh Lão Hạc trong tác phẩm của Nam Cao – Phản ánh tội ác của xã hội, một xã hội mà bọn cường hào ác bá, bọn địa chủ chỉ nhăm nhăm vơ vét cho bản thân mình tìm cách cướp đoạt của người dân khốn khổ để thỏa mãn mình.
– Phân tích nguyên nhân cái chết của Lão Hạc, cần nói rõ được cái chết của lão là do xã hội xô đẩy lão đến bước đường cùng. Tố cáo tội ác của chế độ một lần nữa.
– Phân tích về con đường tìm cách chất của Lão Hạc trước lúc chết lão đi tìm bả chó lão tìm đến Binh Tư một tên chuyên trộm cắp vặt của người khác, để xin bả chó tự giải thoát mình.
– Khái quát nhân vật Lão Hạc cũng là người cha điển hình trong văn học Việt Nam bởi lão là người yêu thương con trai mình hết mực. Lão làm gì thì làm vẫn luôn nhớ tới đứa con đang ở nơi xa.
– Lão Hạc còn là người có lòng tự trọng, tự tôn rất cao, cũng là người biết tiên đoán mọi việc trước khi chết lão còn sang nhà thầy giáo gửi gắm thư từ giấy tờ nhà và tiền bạc.
– Tác giả Nam Cao đã viết một cách rất chân thành, mộc mạc, chính lối viết giản dị mộc mạc đó đã xây dựng hình tượng Lão Hạc vừa gần gũi người dân vừa không kém phần bi tráng. Bi tráng trong cốt cách của nhân vật, còn giản dị trong lối sống. Từ ngữ nhà văn sử dụng trong tác phẩm sinh động, ấn tượng, giàu tính tạo hình và hết sức gợi cảm.
+ Kết bài:
– Qua nhân vật lão Hạc, nhà văn muốn lên án tội ác của chế độ cũ của chiến tranh đã làm con người Việt Nam khi đó một cổ hai tròng quá đáng thương .
– Đồng thời nó cũng thể hiện cái nhìn nhân sinh quan của tác giả với cuộc sống đó là một cái nhìn giàu lòng nhân văn, nhân đạo biết chia sẻ với nỗi khốn khổ của người dân xung quanh mình.

Bình luận (0)
H2
Xem chi tiết
AC
4 tháng 11 2023 lúc 9:02

Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam vô cùng phong phú, giàu có. Nhưng có lẽ để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong lòng người đọc chính là truyện cổ tích Tấm Cám. Tác phẩm đã cho thấy những vẻ đẹp khác nhau của cô Tấm: thảo hiền, chăm chỉ,… và phẫn nộ trước sự độc ác của mẹ Cám. Tác phẩm để lại dấu ấn không phai mờ trong lòng người đọc.

Trước hết tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc về một cô Tấm hiền lành, chăm chỉ, ngoan ngoãn nhưng số phận bất hạnh, chịu nhiều bất công. Tấm là con người vô cùng chăm chỉ, lương thiện, đôn hậu: công việc trong nhà một tay Tấm làm lụng, quán xuyến, Cám chỉ biết rong chơi lêu lổng. Cô cần mẫn nên khi mẹ Cám treo phần thưởng là chiếc yếm đỏ bằng sự nhanh nhẹn khéo léo cô đã nhanh chóng bắt đầy giỏ tép. Không chỉ vậy, có người bạn là bống cô còn nhường cơm cho bống, nuôi bống lớn lên,… Đọc đến đây ai lại không xúc động trước tấm lòng lương thiện của cô trước những sinh linh bé nhỏ. Nhưng vẫn như ông cha ta xưa vẫn quan niệm, người hiền lành ắt sẽ có được hạnh phúc, nàng Tấm đã lấy được vua, trở thành hoàng hậu. Đây là phần thưởng xứng đáng cho tấm lòng lương thiện, trong sáng của nàng.

Nhưng cuộc đời Tấm lại chịu nhiều bất hạnh, bất công. “Mẹ Tấm chết từ hồi Tấm mới biết đi”, như vậy ngay từ nhỏ Tâm đã không được sống trong tình yêu thương đủ đầy của cả cha và mẹ. Và đau xót hơn cô phải sống chung với dì ghẻ, một người vô cùng độc ác. Mụ hành hạ, bắt Tấm làm việc từ sáng đến đêm. Còn Cám thì lừa Tấm để trút hết giỏ tép, tranh phần thưởng với Tấm. Phần thưởng cái yếm đào bị mất, Tấm khóc không chỉ vì bị mất phần thưởng mà còn khóc bởi một chút tình cảm, hơi ấm gia đình, sự công bằng cũng bị cướp mất đi. Không dừng lại ở đó Tấm còn bị mất cả người bạn thân thiết – cá bống. Số phận nàng Tấm vô cùng bất hạnh, bị tước đoạt mọi quyền lợi, tước đoạt hết cả vật chất lẫn tinh thần. Tấm chính là đại diện tiêu biểu cho số phận của những con người thấp cổ bé họng trong xã hội xưa.

Đau đớn và xót xa hơn Tấm còn bị mẹ con Cám tước đi mạng sống hết lần này đến lần khác, nhưng nàng không cam chịu mà vùng lên đấu tranh. Cô hóa thành chim vàng anh, bay vào cung vua, nhắc nhở, cảnh cáo Cám: “Giặt áo chồng tao thì giặt cho sạch, phơi áo chồng tao, thì phơi bằng sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao”. Bị giết hại nàng biến thành cây xoan đào, thành khung cửi, thành quả thị. Nàng kiên cường, bất khuất không chịu khuất phục trước cái xấu, cái ác. Hành trình đó cho thấy quá trình đấu tranh quyết liệt, không khoan nhượng của cái thiện với cái ác, đồng thời những lần hóa thân của Tấm cũng cho thấy sức sống mãnh liệt của cái thiện, nó không thể bị cái ác tiêu diệt. Sau quá trình đấu tranh không ngừng nghỉ, Tấm đã trở về, lấy lại hạnh phúc của mình và trừng trị những kẻ độc ác. Hành trình đấu tranh của Tấm cũng cho thấy một chân lí: hạnh phúc chỉ có được khi ta biết dũng cảm dành và giữ chúng. Hạnh phúc trở về với Tấm chính là món quà quý giá cho tấm lòng thủy chung, cho sự dũng cảm của cô.

Bên cạnh nhân vật Tấm hiền thục, thảo hiền mang nhiều phẩm chất đẹp đẽ thì phía bên kia lại có tuyến nhân vật vô cùng độc ác, nhẫn tâm chính là mẹ con nhà Cám. Cám là kẻ lười biếng, chỉ ham chơi, không bao giờ giúp đỡ những công việc trong gia đình giúp Tấm. Không chỉ vậy Cám còn là một kẻ xảo trá, lừa Tấm hụp nước cho sâu rồi cướp mất giỏ tép Tấm chăm chỉ bắt được. Chính Cám là người cướp đi phần thưởng quý giá đầu tiên của Tấm. Cám còn nghe lời mẹ, gây ra bao nhiêu điều độc ác với Tấm, thậm chí giết Tấm. Lòng dạ của Cám vô cùng thâm hiểm.

Và người độc ác nhất phải kể đến chính là mụ dì ghẻ, mụ là chính là đầu mối gây nên mọi đau khổ cho Tấm. Chính mụ dì ghẻ đã dừng thứ để Cám lộng hành, chính mụ ta bắt Tấm làm việc ngày đêm, không chỉ vậy mụ còn đang tâm giết Bống – người bạn duy nhất của Tấm. Mụ lần lượt cướp hết đi niềm vui tinh thần của Tấm, ngay cả nhu cầu đi xem hội mụ cũng tìm cách tước đoạt nốt. Mụ quả là một người phụ nữ xấu xa.

Những tưởng sau khi Tấm làm hoàng hậu, mụ ta sẽ không tìm cách hại Tấm nữa. Nhưng không phải vậy, chặng sau của câu chuyện tội ác của mụ còn nhân lên gấp bội. Mụ là người bày mưu để Tấm về và giết chết Tấm với kế sách chị chết, em thay và quả thực ý định của mụ đã thành hiện thực. Nhưng điều mụ không ngờ nhất chính là sức sống mãnh liệt của Tấm, Tấm biến thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, mụ đều xui Cám giết chết, hoặc đốt chết đi. Mụ không từ mọi thủ đoạn để loại bỏ sự sống của Tấm, cốt sao cho con gái mụ được yên ổn làm hoàng hậu. Quả thật, xưa nay hiếm có người nào lại độc ác, thâm hiểm đến vậy, mụ đã giết Tấm những bốn lần, mỗi lần thủ đoạn lại tàn ác hơn. Mụ đã mất hết nhân tính, tình người, chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân. Mụ lại đại diện tiêu biểu cho kẻ ác trong xã hội lúc bấy giờ. Và theo quan niệm của cha ông ta, những kẻ bất nhân tất sẽ phải nhận quả báo, báo ứng và mụ ta cùng đứa con cũng không nằm ngoài quy luật chung ấy. Sau tất cả những hành vi tội lỗi của mình cả hai nhân vật đều phải trả giá bằng cái chết. Đây là trừng phạt thích đáng nhất cho những kẻ chuyên đi gây tai họa, tàn nhẫn với người khác.

Để tạo nên thành công của tác phẩm, ta không thể không nhắc đến những nét đặc sắc về nghệ thuật. Tác phẩm có cốt truyện hết sức kịch tính, tình tiết phát triển hợp lí, gây hứng thú cho người đọc. Ngoài ra còn phải kể đến nghệ thuật xây dựng nhân vật, mỗi nhân vật thực hiện chức năng riêng, thể hiện một loại người trong xã hội. Các yếu tố thần kì, nhân vật phù trợ, những câu vần vè đan xen trong tác phẩm cũng góp phần không nhỏ vào sự thành công của truyện cổ tích Tấm Cám.

Đọc những dòng cuối cùng của tác phẩm, người đọc không thể nào quên một cô Tấm lương thiện, có ý chí đấu tranh, bằng sự kiên trì, bền bỉ đã cấp bến bờ hạnh phúc; còn những kẻ bất lương như mẹ con Cám đã phải chịu hình phạt xứng đáng. Qua tác phẩm chúng ta còn thấy rõ hơn ý nghĩa, triết lí của cha ông ta: “ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”.

Bình luận (0)