mình hỏi ngoài lề một xíu câu hỏi : ý nghĩa của chiếc thuyền trung thu
Cho mình hỏi ngoài lề xíu ạ
Hãy kể lại câu chuyện Cuộc chia tay của những con búp bê theo 1 bố cục khác
Bạn nào giúp mình với ạ, gợi ý viết theo nội dung nào thôi cũng được, mình cần gấp ạ :((
nhung online math la toan hoc ma
Chả nhẽ ko học đc Tiếng Việt?
"Bộ ba" Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh đang đứng lù lù ở kia!
quan trọng các bạn giải bài
(Toán lớp 7 @@ :))
Cho mình hỏi 1 vấn đề ngoài lề một xíu : Làm sao để có coin ạ
hãy viết 1 bài thuyết minh về ý nghĩa của chiếc lồng đèn hình chiếc thuyền trong đêm trung thu(chỉ ý nghĩa thôi,ngắn gon,biểu cảm) con thuyền này có màu hồng = giấy kiến có diền màu trắng ,vàng,xanh da trời
Chẳng biết Tết Trung Thu có từ bao giờ. Nhưng đối với tôi, Trung Thu bắt đầu từ ngày biết đốt lên ngọn nến và cùng vui chơi với lũ bạn chung xóm mỗi dịp ông mặt trăng tròn vành vạnh trong những ngày đầu năm học mới. Ngày ấy, còn nhỏ xíu, không nhớ rõ là mấy tuổi, nhà tôi còn nghèo lắm, mà trong cái xóm lao động ấy thì nhà ai cũng nghèo thế cả. Chiếc lồng đèn hình ngôi sao được làm bằng tre và bọc giấy kiếng màu đỏ là món quà quý giá và xa xỉ đối với lũ trẻ con trong xóm, chỉ có rất ít đứa được bố mẹ mua cho chiếc lồng đèn. Và thật là hãnh diện khi tôi được bố mẹ mua cho một chiếc lồng đèn hình con thuyền.
Cầm con thuyền bằng giấy kiếng trong tay, tôi cảm thấy thật tự hào và cần phải lên mặt chút với những đứa bạn đồng trang lứa và thầm nghĩ rằng: "lũ bạn sẽ phải trầm trồ trước cái lồng đèn, và chúng sẽ xin mượn cái con thuyền ấy để cầm một lát cho vui". Nghĩ đến đó, chợt cảm thấy lâng lâng sung sướng làm sao đó. Tôi cất thật kỹ chiếc lồng đèn, đợi đến ngày Trung Thu mới đem ra khoe với bạn bè.
Rồi ngày Trung Thu cũng đến, hôm đó thật vui. Bình thường, buổi tối lũ trẻ con phải ở nhà, không được ra đường chơi quá lâu, và ra đường cũng phải mang dép (tôi chẳng thích mang dép khi vui chơi chạy nhảy chút nào). Nhưng tối Trung Thu, bọn trẻ con trong xóm được vui chơi thoải mái, và vui nhất là không ai để ý chuyện có mang dép ra đường hay không. Tối hôm đó, bọn trẻ con ùa ra cả ngoài sân lớn. Chưa có đứa nào vội thắp đèn lên, tất cả vẫn đang say mê với những trò rồng rắn lên mây, dung dăng dung dẻ và có lẽ vui nhất là trò thiên đường địa ngục; trong trò ấy, tôi chỉ thích qua phía địa ngục, nhận hình phạt là phải "chặt đầu", cảm giác thấy thích thích sao đó. Chắc chỉ có tôi có cái sở thích quái lạ ấy, vì đứa nào cũng cố gắng được qua phía thiên đường để dương dương tự đắc nhìn những đứa không vượt qua được ngưỡng cửa của trò chơi. Chúng tôi chơi thật vui, thoải mái cười đùa, thậm chí la hét mà cũng chẳng ai nhắc nhở hay la mắng gì cả.
Kết thúc trò thiên đàng địa ngục, chúng tôi bắt đầu lục tục đứa nào về nhà đứa nấy mang lồng đèn của mình ra cùng chơi chung. Tôi đã háo hức chờ đợi giây phút này lâu lắm rồi. Chạy ù về nhà và mang ra chiếc thuyền lồng đèn của mình. Tôi vừa chạy vừa mường tượng cái cảnh lũ bạn sẽ trầm trồ quanh chiếc thuyền mà sướng rơn lên. Mải nghĩ nên tôi không để ý là đã ra đến sân và trên tay cầm chiếc lồng đèn rồi. Bỗng xuất hiện những tiếng lốc cốc, lốc cốc rồi rất nhiều tiếng đó nữa, nhìn kỹ ra là những chiếc lồng đèn được chế tác bằng lon sữa bò. Chúng được làm thành hình những chiếc xe lu, chỗ để ngọn nến có thể xoay được, chiếc xe ấy được điều khiển bằng thanh tre dài cầm ở tay. Mỗi khi đẩy tới thì chiếc xe kêu lốc cốc đồng thời cái lon ở trên xe để ngọn nến xoay vòng tròn tạo thành những vệt sáng quay liên tục trong rất đẹp mắt. Và dĩ nhiên, không như mường tượng, chẳng đứa nào thèm xuýt xoa trước chiếc thuyền của tôi.
Cho mk hỏi ngoài lề một tí xíu
BẠN NÀO CÓ ĐỀ THI TOÁN 7 2018-2019 CHO MK XIN NHA
bn Đẹp Trời Ngày ơi mk ko chơi facebook nh mong bn thông cảm
mn ui cho hỏi ngoài lề xíu: tại sao mình ko đọc tn vs gửi tn đc vậy???
các bạn ơi, cho mk hỏi câu ngoài lề chút xíu,
Vì sao nhà Lê cho dựng lại Quốc tử giám vậy?
bạn nào biết tl nhanh nhanh, mk đag cần
Đời nhà Nguyễn, Quốc Tử giám lập tại Huế. Năm 1802, vua Gia Long ấn định đây là Văn Miếu - Hà Nội. Tổng trấn Bắc thành Nguyễn Văn Thành cho xây thêm Khuê Văn Các bên cạnh giếng vuông. Như vậy vào đầu thời Nguyễn, Văn miếu Thăng Long đã một lần được sửa sang chỉ còn là Văn Miếu của trấn Bắc Thành, sau đổi thành Văn Miếu Hà Nội. Còn Quốc Tử Giám thì đổi thành học đường của phủ Hoài Đức và sau đó tại khu vực này xây đền Khải thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử.
Đầu năm 1947, thực dân Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ còn cái nền với hai cột đá và 4 nghiên đá. Ngày nay toàn bộ khu Thái Học được xây dựng với diện tích 1530m² trên tổng diện tích 6150m² gồm các công trình kiến trúc chính là Tiền đường, Hậu đường, Tả vu, Hữu vu, nhà chuông, nhà trống được mô phỏng theo kiến trúc truyền thống trên nền đất xưa của Quốc Tử Giám.
Nhà Lê cho dựng văn miếu Quốc tử giám để làm nơi dạy học cho con của vua,quan và mở trường thi tìm tiến sĩ
Từ năm 1070, đời vua Lý Thánh Tông cho khởi dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám để tôn thờ và bồi dưỡng Nho học. Xây dựng khá quy mô, Văn Miếu - Quốc Tử Giám trong khuôn viên hình chữ nhật. Mặt tiền cũng là chiều ngang rộng 75m, quay ra đường Quốc Tử Giám, phía sau giáp đường Nguyễn Thái Học. Chiều dài phía Bắc là đường Tôn Đức Thắng, phía Nam là đường Văn Miếu dài 306m. Văn Miếu - Quốc Tử Giám thiết kế bởi nhiều lớp nhà và lớp cửa cách nhau 5 cái sân: Tam quan qua sân thứ nhất. Đại trung môn có hai cổng nhỏ vào sân thứ hai. Khuê Văn Các có hai cổng nhỏ vào sân thứ ba. Tiếp đến là hồ Thiên Quang Tĩnh và Cửa Đại Thành vào sân thứ tư. Khu chính của Văn Miếu gồm hai nếp nhà chính cách nhau cũng bằng cái sân, mái lợp ngói cổ. Nếp nhà trong là Chính tẩm thờ Khổng Tử và khán thờ các thánh tứ phối: Phan Uyên, Tăng Sâm, Tử Tư, Mạnh Tử. Khu nhà Đại Bái hai bên tả, hữu treo thờ tranh vẽ tiên hiền, tiên nho. Qua sân thứ năm là nhà Thái Học (thờ cha, mẹ Khổng Tử).
Cổng Tam Quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Cảnh thi Đình được tái hiện.
Hằng năm, các thủ khoa của các trường đại học (khu vực Hà Nội) về Văn Miếu - Quốc Tử Giám báo công và thăm quan trường đại học đầu tiên.
Khách du lịch quốc tế đến thăm.
Đến đời vua Lý Thánh Tông khởi đầu xây dựng Văn Miếu, đồng thời bổ nhiệm những vị quan giỏi văn vào Văn Miếu để giúp các hoàng tử, các con em quan lại.
Năm 1075, đời vua Lý Nhân Tông mở khoa thi Tam trường đầu tiên ở nước ta. Khoa thi này chọn được 10 người giỏi nhất, đỗ đầu là Nguyễn Văn Thịnh người làng Đông Cứu (Bắc Ninh) sau này ông làm quan tới chức Thái sư.
Năm 1086, đời vua Lý Nhân Tông lại mở khoa thi. Mạc Hiển Tích người làng Lũng Động (Chí Linh, Hải Dương) đỗ đầu, sau này làm quan tới chức Thượng thư, Đại học sĩ. Triều Lý rất quan tâm đến việc đào tạo, nên nền Nho học cũng bắt đầu thịnh lên từ đấy.
Triều Trần (1233) đời Trần Thái Tông mở khoa Thái học sinh (sau này là Tiến sĩ), đến năm 1252 nhà Trần mở rộng chọn thêm những Nho sinh ưu tú trong dân thường được vào học tại Văn Miếu, giảng Tứ thư, Ngũ kinh và học thêm cả võ nghệ. Thời kỳ này nhà giáo Chu Văn An được mời vào giữ chức Tư nghiệp Quốc Tử Giám. Ông đã biên tập nhiều sách quan trọng làm nội dung giảng dạy các Nho sinh. Thời kỳ này nhà Trần đặt lại thứ bậc trong thi cử, đỗ bậc nhất có Tam khôi: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa.
Thời Hậu Lê, Lê Thái Tổ (Lê Lợi) vừa lên ngôi đã quan tâm ngay đến việc giáo dục, đã tuyển chọn các Nho sinh ưu tú ở các nơi vào Quốc Tử Giám để được các thầy giỏi giảng dạy. Nhà Lê còn khuyến khích dựng trường, mở lớp ở các nơi, để nâng cao dân trí. Đời Lê Thánh Tông (1483) cho phát triển in sách, đặt ra lệ khắc tên tuổi Tiến sĩ vào bia đá cho những người thi đỗ từ năm 1442, mỗi khoa thi một tấm bia. Đời vua Lê Hiển Tông (1779) vẫn còn tất cả 116 tấm bia đá trên lưng rùa đá. Do chiến tranh, các bia đá thất lạc, nay chỉ còn 82 bia. Trong những tấm bia ấy, nhiều chỗ bị Triều Nguyễn đục xóa bỏ đi những người đỗ thời Chúa Trịnh và thời Tây Sơn. Năm 1802, nhà Nguyễn cho xây thêm Khuê Văn Các để các nhà Nho làm thơ và bình thơ.
Năm 1999, để kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội (1010-2000), nhà nước ta cho xây dựng lại khu Thái Học - Văn Miếu theo lối kiến trúc cổ, thờ các vị vua: Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lê Thánh Tông và Nhà giáo Chu Văn An là những người có nhiều công giữ gìn và bồi đắp nền Nho học trong trường Đại học đầu tiên của nước ta.
Ngày nay, Văn Miếu - Quốc Tử Giám là nơi rằm tháng Giêng hằng năm Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức báo cáo kết quả của nền văn học trong năm và bình những bài thơ hay. Đây là nơi nhà nước tổ chức trao các hàm, học vị: Giáo sư, Viện sĩ, Tiến sĩ… cho những trí thức mới. Hằng năm, cứ sau kỳ tốt nghiệp bậc đại học, thủ khoa của các trường được về Văn Miếu - Quốc Tử Giám để Chủ tịch UBND Tp.Hà Nội trao bằng khen và tham quan rất nhiều hoạt động trong lĩnh vực văn hóa được tổ chức tại Văn Miếu. Đặc biệt, khách nước ngoài từ khắp các lục địa cũng về đây hằng ngày để tham quan và tìm hiểu trường Đại học đầu tiên của Việt Nam, Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
em xin phép hỏi ngoài lề một xíu ạ mong mn có thể trả lời giúp em.
Đề: nguyên nhân và giải pháp biến đổi khí hậu tỉnh bình phước.
em cảm ơn ạ
Mình hỏi hơi ngoài lề một chút nhưng bạn nào giúp mk nhé
Nêu định nghĩa thì hiện tại hoàn thành và công thức của thì
Thanks ak
1. Khái niệm :
Thì hiện tại hoàn thành dùng để diễn tả về một hành động đã hoàn thành cho tới thời điểm hiện tại mà không bàn về thời gian diễn ra nó.
2. Công thức:
Khẳng định: S + have / has + V3/-ed
Phủ định: S + haven’t / hasn’t + V3/-ed
Nghi vấn: (Wh-) + have / has + S + V3/-ed …?
Chúc bạn học tốt bộ môn Tiếng Anh nha
Các bạn ơi cho mk hỏi ngoài lề một tí xíu,thôi hai tí cũng được
CÓ BẠN NÀO THI TOÁN CHƯA?
(BẠN NÀO THI RỒI CHO MK XIN CÁI ĐỀ NHA)