Những câu hỏi liên quan
G1
Xem chi tiết
G1
19 tháng 10 2018 lúc 13:09

ai giúp mk với mk cần gấp

Bình luận (0)
TN
7 tháng 11 2021 lúc 22:08

cảm ơn

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
10 tháng 3 2022 lúc 21:00

><><><<><

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
PL
14 tháng 3 2022 lúc 21:08

=)))

Bình luận (2)
KA
14 tháng 3 2022 lúc 21:11

=(((

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
NQ
4 tháng 11 2016 lúc 17:00

Lão Hạc là một nông dân bình thường, phải sống trong áp bức bóc lột của xã hội phong kiến. Vợ mất, con trai vì không cưới được vợ mà phẫn chí đi làm đồn điền cao su. Lão thương con, mong muốn con được hạnh phúc… nhưng lão cũng không biết làm cách nào để chu toàn hạnh phúc cho con, chỉ biết khóc mà nhìn con đi. “Đồn điền cao su đi dễ khó về”. Lão biết chứ, nhưng cũng có thể nào cản được?! Hằng ngày, lão chỉ biết quanh quẩn với ***** Vàng – kỉ vật duy nhất của người con. Lão thương yêu, chăm sóc nó cẩn thận đến mức chia cho nó từng miếng ăn, cho nó ăn vào bát và trò chuyện với nó như người bạn. Lão cưng chiều nó không phải vì nó là một ***** đẹp, cho khôn. Lão thương nó vì nó như mối ràng buộc duy nhất còn sót lại của lão và con trai lão. Lão xem nó như con, và khi lão nhìn nó, lão lại nhớ con trai mình…

Lão thương con, vâng, và thà rằng dù chết đói lão cũng không muốn bán đi một sào vườn. Lão sợ nếu lão bán, mai này con trai lão có trở về thì nó sẽ ở đâu mà sống? Ở đâu mà lập nghiệp sinh nhai?! Một sự thật hiển nhiên, rằng nếu lão bán đi mảnh vườn thì lão sẽ vượt qua được giai đoạn khốn khó. Nhưng lão không bán! Vì sao? Vì, lão-thương-con.

…Tuổi già, cô đơn và nghèo đói!...

Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đánh phải đứt ruột mà bán đi ***** Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít vì đã trót lòng lừa gạt một con chó…

Rồi lão sang nhà ông Giáo, gửi ông ba mươi đồng bạc và nhà trông coi hộ mảnh vườn. Kể từ sau hôm đó, lão Hạc chỉ ăn khoai. Khi khoai hết thì lão chế được món gì, ăn món ấy; rồi đến chuối, sung luộc, rau má,…

Dù đói nghèo là vậy, nhưng lão cũng tuyệt không bị tội lỗi cám dỗ. Lão không theo Binh Tư ăn trộm hay cố nương nhờ vào ai để sống. Thử hỏi một người dù chết cũng không muốn làm phiền hàng xóm làm sao dám làm gánh nặng cho ai? Thời đó khổ lắm, lão khổ, láng giềng cũng đâu thua gì… Ông Giáo âm thầm giúp lão, lại bị lão từ chối một cách gần như là “hách dịch” đấy thôi…!

Rồi … cái gì đến cũng phải đến. Cái chết đến bất ngờ và hơi đột ngột, lão chết trong đau đớn, tủi hờn. Chết vì ăn bả chó! Lão có thể lựa chọn cho mình cái chết nhẹ nhàng hơn, nhưng lão vấn lựa chọn cách chết như một con chó. Là … lão hận mình đã lừa chết “cậu” Vàng sao?

 

 

 

 

Bình luận (1)
NN
27 tháng 10 2017 lúc 22:03

Người cha nào mà chẳng thương con và Lão Hạc cũng vậy. Thấy con của mình không lấy được vợ tim của lão cũng đau thắt từng cơn .Vì con trai mà lão có thể chết . Còn người cha nào tốt hơn . Em rất khâm phục Lão Hạc. Mình gợi ý cho nội dung chính rồi còn lại tự làm nha .100% tự nghĩ.

Bình luận (0)
HV
Xem chi tiết
MN
9 tháng 5 2021 lúc 22:11

Tham khảo nha em:

Trong văn bản "Buổi học cuối cùng", nhân vật cậu bé Ph-răng đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc. Thật vậy, nhân vật Ph-răng là một cậu bé ham chơi nay được đặt vào trong tình huống không bao giờ được học tiếng mẹ đẻ nữa, chính vì vậy, cậu đã bộc lộ những phẩm chất đáng quý. Đầu tiên, Ph-răng là cậu bé ham chơi. Dường như, cậu bé thích nô đùa với thiên nhiên hơn là đi học. Cậu không thuộc bài,hay trốn học và thường xuyên bị thầy giáo Ha-men trách phạt. Thứ hai, cậu bé Ph-răng đã thức tỉnh được tình yêu tiếng Pháp của mình khi nhận ra đây là buổi học tiếng mẹ đẻ cuối cùng. Điều này được thể hiện rất rõ trong diễn biến tâm lý của cậu. Thứ nhất, cậu ngạc nhiên vì những điều khác thường khi đến trường. Khi biết được đây là buổi học cuối cùng, tâm trạng của cậu choáng váng, sững sờ, bất ngờ và xúc động và thương thầy giáo biết bao. Sau đó, cậu cảm thấy nuối tiếc vì sự lười nhác học tập và sự ham chơi đi bắt những chú chim, giờ đây muốn được học tiếng mẹ đẻ cũng chẳng thể được nữa. Bên cạnh đó, cậu cũng thấy ân hận khi không thuộc bài và không đọc được chữ Pháp. Khác với mọi khi, ở buổi học hôm ấy, khi thầy Hamen giảng, cậu đã chăm chú nghe, thấy rõ ràng, dễ hiểu khác với trước đây thấy phức tạp, rắc rối, khó hiểu và thấy yêu thầy, thương thầy biết ơn thầy, tự nhủ sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này. Ta có thể thấy, Ph-răng đã giác ngộ và hiểu ra giá trị của việc học tiếng mẹ đẻ, tha thiết muốn được học, được nói tiếng nói của dân tộc. Cậu ân hận vì những tháng ngày ham chơi của mình. Chẳng những thế, cậu còn hiểu được lời thầy Ha-men rằng, tiếng mẹ đẻ chính là chìa khóa thoát khỏi chốn lao tù. Đây chính là biểu hiện của lòng yêu nước. Tóm lại, Ph-răng là cậu bé ham chơi nhưng bên trong cậu cũng có những tình cảm cao đẹp, đó là sự kính trọng thầy giáo, lòng tự tôn dân tộc và lòng yêu nước.

 

Bình luận (1)
PN
9 tháng 5 2021 lúc 22:12

Phrăng là một cậu bé yêu tiếng mẹ đẻ,yêu nước.

Bình luận (1)
ES
Xem chi tiết
H2
Xem chi tiết
AC
4 tháng 11 2023 lúc 9:02

Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam vô cùng phong phú, giàu có. Nhưng có lẽ để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong lòng người đọc chính là truyện cổ tích Tấm Cám. Tác phẩm đã cho thấy những vẻ đẹp khác nhau của cô Tấm: thảo hiền, chăm chỉ,… và phẫn nộ trước sự độc ác của mẹ Cám. Tác phẩm để lại dấu ấn không phai mờ trong lòng người đọc.

Trước hết tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc về một cô Tấm hiền lành, chăm chỉ, ngoan ngoãn nhưng số phận bất hạnh, chịu nhiều bất công. Tấm là con người vô cùng chăm chỉ, lương thiện, đôn hậu: công việc trong nhà một tay Tấm làm lụng, quán xuyến, Cám chỉ biết rong chơi lêu lổng. Cô cần mẫn nên khi mẹ Cám treo phần thưởng là chiếc yếm đỏ bằng sự nhanh nhẹn khéo léo cô đã nhanh chóng bắt đầy giỏ tép. Không chỉ vậy, có người bạn là bống cô còn nhường cơm cho bống, nuôi bống lớn lên,… Đọc đến đây ai lại không xúc động trước tấm lòng lương thiện của cô trước những sinh linh bé nhỏ. Nhưng vẫn như ông cha ta xưa vẫn quan niệm, người hiền lành ắt sẽ có được hạnh phúc, nàng Tấm đã lấy được vua, trở thành hoàng hậu. Đây là phần thưởng xứng đáng cho tấm lòng lương thiện, trong sáng của nàng.

Nhưng cuộc đời Tấm lại chịu nhiều bất hạnh, bất công. “Mẹ Tấm chết từ hồi Tấm mới biết đi”, như vậy ngay từ nhỏ Tâm đã không được sống trong tình yêu thương đủ đầy của cả cha và mẹ. Và đau xót hơn cô phải sống chung với dì ghẻ, một người vô cùng độc ác. Mụ hành hạ, bắt Tấm làm việc từ sáng đến đêm. Còn Cám thì lừa Tấm để trút hết giỏ tép, tranh phần thưởng với Tấm. Phần thưởng cái yếm đào bị mất, Tấm khóc không chỉ vì bị mất phần thưởng mà còn khóc bởi một chút tình cảm, hơi ấm gia đình, sự công bằng cũng bị cướp mất đi. Không dừng lại ở đó Tấm còn bị mất cả người bạn thân thiết – cá bống. Số phận nàng Tấm vô cùng bất hạnh, bị tước đoạt mọi quyền lợi, tước đoạt hết cả vật chất lẫn tinh thần. Tấm chính là đại diện tiêu biểu cho số phận của những con người thấp cổ bé họng trong xã hội xưa.

Đau đớn và xót xa hơn Tấm còn bị mẹ con Cám tước đi mạng sống hết lần này đến lần khác, nhưng nàng không cam chịu mà vùng lên đấu tranh. Cô hóa thành chim vàng anh, bay vào cung vua, nhắc nhở, cảnh cáo Cám: “Giặt áo chồng tao thì giặt cho sạch, phơi áo chồng tao, thì phơi bằng sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao”. Bị giết hại nàng biến thành cây xoan đào, thành khung cửi, thành quả thị. Nàng kiên cường, bất khuất không chịu khuất phục trước cái xấu, cái ác. Hành trình đó cho thấy quá trình đấu tranh quyết liệt, không khoan nhượng của cái thiện với cái ác, đồng thời những lần hóa thân của Tấm cũng cho thấy sức sống mãnh liệt của cái thiện, nó không thể bị cái ác tiêu diệt. Sau quá trình đấu tranh không ngừng nghỉ, Tấm đã trở về, lấy lại hạnh phúc của mình và trừng trị những kẻ độc ác. Hành trình đấu tranh của Tấm cũng cho thấy một chân lí: hạnh phúc chỉ có được khi ta biết dũng cảm dành và giữ chúng. Hạnh phúc trở về với Tấm chính là món quà quý giá cho tấm lòng thủy chung, cho sự dũng cảm của cô.

Bên cạnh nhân vật Tấm hiền thục, thảo hiền mang nhiều phẩm chất đẹp đẽ thì phía bên kia lại có tuyến nhân vật vô cùng độc ác, nhẫn tâm chính là mẹ con nhà Cám. Cám là kẻ lười biếng, chỉ ham chơi, không bao giờ giúp đỡ những công việc trong gia đình giúp Tấm. Không chỉ vậy Cám còn là một kẻ xảo trá, lừa Tấm hụp nước cho sâu rồi cướp mất giỏ tép Tấm chăm chỉ bắt được. Chính Cám là người cướp đi phần thưởng quý giá đầu tiên của Tấm. Cám còn nghe lời mẹ, gây ra bao nhiêu điều độc ác với Tấm, thậm chí giết Tấm. Lòng dạ của Cám vô cùng thâm hiểm.

Và người độc ác nhất phải kể đến chính là mụ dì ghẻ, mụ là chính là đầu mối gây nên mọi đau khổ cho Tấm. Chính mụ dì ghẻ đã dừng thứ để Cám lộng hành, chính mụ ta bắt Tấm làm việc ngày đêm, không chỉ vậy mụ còn đang tâm giết Bống – người bạn duy nhất của Tấm. Mụ lần lượt cướp hết đi niềm vui tinh thần của Tấm, ngay cả nhu cầu đi xem hội mụ cũng tìm cách tước đoạt nốt. Mụ quả là một người phụ nữ xấu xa.

Những tưởng sau khi Tấm làm hoàng hậu, mụ ta sẽ không tìm cách hại Tấm nữa. Nhưng không phải vậy, chặng sau của câu chuyện tội ác của mụ còn nhân lên gấp bội. Mụ là người bày mưu để Tấm về và giết chết Tấm với kế sách chị chết, em thay và quả thực ý định của mụ đã thành hiện thực. Nhưng điều mụ không ngờ nhất chính là sức sống mãnh liệt của Tấm, Tấm biến thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, mụ đều xui Cám giết chết, hoặc đốt chết đi. Mụ không từ mọi thủ đoạn để loại bỏ sự sống của Tấm, cốt sao cho con gái mụ được yên ổn làm hoàng hậu. Quả thật, xưa nay hiếm có người nào lại độc ác, thâm hiểm đến vậy, mụ đã giết Tấm những bốn lần, mỗi lần thủ đoạn lại tàn ác hơn. Mụ đã mất hết nhân tính, tình người, chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân. Mụ lại đại diện tiêu biểu cho kẻ ác trong xã hội lúc bấy giờ. Và theo quan niệm của cha ông ta, những kẻ bất nhân tất sẽ phải nhận quả báo, báo ứng và mụ ta cùng đứa con cũng không nằm ngoài quy luật chung ấy. Sau tất cả những hành vi tội lỗi của mình cả hai nhân vật đều phải trả giá bằng cái chết. Đây là trừng phạt thích đáng nhất cho những kẻ chuyên đi gây tai họa, tàn nhẫn với người khác.

Để tạo nên thành công của tác phẩm, ta không thể không nhắc đến những nét đặc sắc về nghệ thuật. Tác phẩm có cốt truyện hết sức kịch tính, tình tiết phát triển hợp lí, gây hứng thú cho người đọc. Ngoài ra còn phải kể đến nghệ thuật xây dựng nhân vật, mỗi nhân vật thực hiện chức năng riêng, thể hiện một loại người trong xã hội. Các yếu tố thần kì, nhân vật phù trợ, những câu vần vè đan xen trong tác phẩm cũng góp phần không nhỏ vào sự thành công của truyện cổ tích Tấm Cám.

Đọc những dòng cuối cùng của tác phẩm, người đọc không thể nào quên một cô Tấm lương thiện, có ý chí đấu tranh, bằng sự kiên trì, bền bỉ đã cấp bến bờ hạnh phúc; còn những kẻ bất lương như mẹ con Cám đã phải chịu hình phạt xứng đáng. Qua tác phẩm chúng ta còn thấy rõ hơn ý nghĩa, triết lí của cha ông ta: “ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”.

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
H24
10 tháng 8 2018 lúc 14:29

Cảm nghĩ về thầy Hamen: Ông là một người thầy yêu nghề, niềm tin mãnh liệt vào tiếng nói của dân tộc mình
Cảm nghĩ về Phrăng: Từ lơ là việc học, Phrăng đã tha thiết với việc học tiếng Pháp, biết yêu tiếng nói của dân tộc mình, biết ơn thầy

Bình luận (1)
NX
Xem chi tiết
UT
25 tháng 3 2021 lúc 20:28

Tình thương của Bác đã làm cho bao người hạnh phúc. Sự chăm chút của Bác đã làm anh đội viên mơ màng trong giây phút thần tiên, cảm xúc dâng lên dạt dào trong lòng, anh cảm thấy tự hào, sung sướng, thấy mình được
truyền thêm niềm tin sức mạnh để đi tới ngày mai. Người chiến sĩ cảm thấy Bác thật vĩ đại, tình yêu thương của Bác thật bao la, sâu thẳm, Bác lo cho mọi người hơn lo cho cả chính mình. Hình ảnh “trầm ngâm”, “đinh ninh”, “im phăng phắc” đã làm tôn thêm tính chất thâm trầm, vững chãi của Bác, ta có thể hình dung Bác như bức tường thành cứng cáp bảo vệ cho chiến sĩ đang ở ngoài mặt trận. Bác là một vị lãnh tụ của đất nước với bao nỗi lo toan, lại là tuổi đã cao nhưng Bác vẫn tham gia chiến dịch. Đáng lẽ Bác phải ngủ sớm để còn lo cho công việc ngày mai. Vậy mà Bác không ngủ, thức suốt đêm để chăm sóc, lo lắng cho người khác.
Bác đã làm cho người chiến sĩ xúc động:
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương.
Càng nhìn Bác, người chiến sĩ càng khám phá ở Bác bao điều kì diệu. Ánh lửa rừng Bác đã nhóm lên để sưởi ấm cho anh chiến sĩ đã sáng rực lên tấm lòng nhân ái của Bác. Cử chỉ của Bác thật gần gũi, thiêng liêng chẳng
khác nào tình cha con ruột thịt. Tầm vóc lớn lao của lãnh tụ đã vượt ra ngoài trí tưởng tượng của người chiến sĩ. Bác không chỉ lo cho các anh chiến sĩ đang ở trong mái lều cùng Bác mà Bác còn bồn chồn lo lắng cho đoàn dân

công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Mặc dù đã ba lần người đội viên thiết tha mời Bác ngủ nhưng Bác vẫn cứ thức. Bác còn động viên anh chiến sĩ:
Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Việc làm cao đẹp của Bác đã làm cho anh đội viên cảm phục. Hiểu được tấm lòng của Bác, anh tràn ngập niềm vui sướng. Anh muốn chia sẻ nỗi lo toan với Bác và anh thức luôn cùng Bác.
 
Bình luận (0)

Bác Hồ của chúng ta không chỉ được biết đến là một nhà lãnh tụ của dân tộc Việt Nam mà Bác còn được biết đến như một thi nhân thi sĩ một danh nhân của thời đại. Bác đã để lại cho chúng ta một khối lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng lớn đối với thời đại. Trong số đó có bài thơ “đêm nay Bác không ngủ”đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều ấn tượng khó quên. Bài thơ được sáng tác khi Bác hồ trực tiếp ra chiến trận để chỉ huy cuộc chiếnđấu. Bài thơ đọng  lại trong lòng người đọc về vị lãnh tụ của dân tộc.

Câu chuyện được diễn biến trong một đêm lạnh,và được bắt đầu khi anh độiviên chợt thức giấc và thấy Bác đang còn thức. Bác vẫn thức để chăm lo cho giấc giủ của những người chiến sĩ,bác đốt lửa để giữ ấm cho họ. Anh đội viên chứng kiến vô cùng xúc động và cảm phục trước tình yêu thương của Bác dành cho các chiến sĩ. Hình tượng Bác trong bài thơ này đều được nhìn nhận qua con mắt còn đnag mơ mồ không rõ thực hay ảo của anh đội viên. Hình tượng của Bác hiện lên vừa cao vời vợi vĩ đại mà cũng hết sức gần gũi sưởi ấm lòng anh hơn ngọn lửa hồng.

 

Đây là lần đầu tiên anh đội viên thức giấc. Anh dã thức dậy  sau một giấc ngủ dài,anh chợt nhìn thấy hình ảnh Bác vẫn còn ngồi đó vẫn trầm ngâm miệt mài suy nghĩ cho việc nước. Ngoài trời đã lạnh hơn rất nhiều nhưng bác vẫn không vào trong mà Bác vẫn ngồi đốt lửa cho các chiến sĩ bớt đi cái lạnh. Anh lặng lẽ đứng nhìn Bác lặng kẽ quan sát Bác từ nét mặt đến cử chỉ của Bác.

 

 Hình ảnh người cha già của dân tộc được hiện lên đầy xúc cảm khi Bác chăm sóc từng giấc ngủ của các chiến sĩ. Bác đi đắp lại chăn cho từng người từng người một rất ân cần  mà cũng rất dịu dàng như một người mẹ mà cũng như một người cha đang chăm sóc từng giấc ngủ cho những đứa con của mình. Anh đội viên cũng lại  thiếp đi vào trong giấc ngủ anh chỉ còn mơ màng thấy hình ảnh Bác cao lộng ấm áp ru anh chìn vào giấc  ngủ. Từ Bác tỏa ra một hơi thở một sự ấm áp đến kì lạ ấm hơn cả ngọn lửa hồng. Và lần thứ ba anh thức dậy anh giật mình khi Bác vẫn chưa ngủ.

Bình luận (0)
TD
25 tháng 3 2021 lúc 20:28

Hình ảnh Bác Hồ vĩ đại hiện lên trong bài thơ với những phẩm chất cao đẹp của một vị lãnh tụ vĩ đại và một người cha già luôn dành tình yêu thương với những cử chỉ quan tâm đến những người chiến sỹ. Dù cho bên ngoài trời đã rất khuya nhưng Bác vẫn chưa ngủ mà vẫn đốt lửa sưởi ấm cho những người chiến sỹ. Hành động "nhón chân nhẹ nhàng" và "đi dém chăn từng người" của Bác chính là hành động giản dị nhưng đầy ắp tình yêu thương của Bác. Bác là ngọn lửa ấm áp dành cho dân tộc, dành cho cách mạng và con đường gian nan trước mắt. Hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ không những là hình ảnh của 1 vị lãnh tụ kính yêu mà còn là 1 người cha đầy ắp tình thương dành cho các con của mình. 

Bình luận (0)