sưu tầm những câu ca dao, thơ,hò của địa phương có sử dụng từ ngữ địa phương.
Sưu tầm một số câu thơ, ca dao, hò, vè của địa phương em (hoặc của địa phương khác) có sử dụng từ ngữ địa phương.
Ví dụ:
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông
(Ca dao)
Bầm ơi, có rét không bầm
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn.
(Bầm ơi, Tố Hữu)
Trèo lên trên rẫy khoai lang
Chẻ tre đan sịa cho nàng phơi khoai.
( Hò ba lí của Quảng Nam)
Sưu tầm 10 câu ca dao, hò của thành phố Cần Thơ mà có sử dụng từ ngữ địa phương
Sưu tầm một số câu ca dao, hò và vè có sử dụng từ ngữ địa phương?
+ Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông.
+ Đường vô xứ Huế quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
+ Tóc đến lưng vừa chừng em bối
Để chi dài, bối rối dạ anh
+ Dầu mà cha mẹ không dung
Đèn chai nhỏ nhựa, em cùng lăn vô.
+ Tay mang khăn gói sang sông
Mẹ kêu khốn tới, thương chồng khốn lui.
+ Rứa là hết chiều ni em đi mãi
Còn mong chi ngày trở lại Phước ơi.
TÌM 3 CÂU CA DAO,CÂU THƠ,HÒ,VÈ CÓ SỬ DỤNG TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG
Sưu tầm 1 số câu thơ, ca dao, hò, vè của địa phương em(hoặc của địa phương khác) có sử dụng từ ngữ địa phương
HELP ME?!!!
--" Con đi tiền tuyến xa xôi/ Yêu bầm, yêu nước cả đôi mẹ hiền." ( Tố Hữu- Bầm ơi)
--"Đừng bên ni đồng, ngó bên tê đông, mênh mông bát ngát/ Đừng bên tê đồng, ngó bên tê đồng, bát ngatf mênh mong/ Thân em như chẽn lúa đòng đòng/ Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai." (Ca dao)
--"Sáng ra bờ suối, tối vào hang/ Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng/ Bàn đá chông chêng dịch sử đảng/Cuộc đời cách mạng thật là sang." ( Hồ Chí Minh).
Anh con trai thưa với mẹ:
Con phải đi
Giữ gìn độc lập
Bà mẹ bảo:
Mày đi
Mày lo cho khoẻ
Đừng nghĩ lo gì
Ở nhà có mé ...
(Bà mẹ Việt Bắc -Tố Hữu )
-Năm xưa cơm củ ngon chi
Năm nay cơm gié thì nhà vắng con.
( Bà Bủ- Tố Hữu )
- Cháu ơi cháu lớn với bà
Bố mày đi đánh giặc xa chưa về
.........................................
Bố đi đánh giặc còn lâu
Mẹ mày cày cấy ruộng sâu tối ngày.
( Cá nước - Tố Hữu - )
- Con đi mỗi bước gian lao
Xa bầm nhưng lại có bao nhiêu bầm
Bao bà cụ từ tâm làm mẹ
Yêu quý con như đẻ con ra.
( Bầm ơi - Tố Hữu - )
* Thơ ca dân gian:
- Con cá lăn lốc bờ tường
Thầy tôi muốn lấy một người ngoài Nga
Ai làm cho mẹ tôi già
Lưng eo, vú dếch cho cha tôi buồn ?
- Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
Ai lên Xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em.
- Ngó lên trời, trời cao lồng lộng
Ngó xuống đất, đất rộng mênh mông
Biết răng chừ cá gáy hoá rồng
Đền ơn thầy mẹ ẵm bồng ngày xưa.
- Đi đây ai vợ ai chồng
Ai cá dưới nước ai rồng trên mây ?
Đi đây ai tớ ai thầy?
Ai hòn đá tảng ai cây ngô đồng ?
- Mẹ tôi sinh một mình tôi
Tôi ở nhà người chịu đắng chịu cay !
Đắng cay thì mặc đắng cay
Tôi ở năm ngoái năm nay tôi về
Gĩa ơn cái rổ cái sề
Tao chẳng ở được tao về nhà tao
Gĩa ơn cái cọc cầu ao
Nửa đêm gà gáy có tao có mày !
Chúc bạn học tốt!
1,Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông
2,Con đi tiền tuyến xa xôi
Yêu bầm, yêu nước cả đôi mẹ hiền
3,Ăn trên, ngồi trốc
ni\(\rightarrow\)này
tê\(\rightarrow\)kia
bầm\(\rightarrow\)mẹ
trốc\(\rightarrow\)cái đầu
Sưu tầm 1 số thơ ca có sử dụng từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích ở địa phương em và chỉ ra những từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích trong bài thơ, bài ca dao đó .
Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.(Tình nghĩa vợ chồng)
Tình cảm của con cái đối với cha mẹ:
.
- Cho dù cha mắng mẹ treo
Em không bỏ hội chùa keo hôm rằm.
- Ngại gì một nỗi xa đàng
Bác mẹ chưa biết họ hàng chưa hay.
Anh có lòng thương chờ đợi ít ngày,
Được phép mẹ thầy, anh hãy vãng lai.
Trước răng sao rứa không sai.
- Em về thưa mẹ cùng thầy,
Cho anh cưới tháng này anh ra.
Anh về thưa mẹ cùng cha,
Bắt lợn sang cưới, bắt gà sang cheo.
- Ân cha nghĩa mẹ chưa đền,
Bậu mong ôm gối cuốn mền theo ai ?
- Con cá lăn lốc bờ tường
Thầy tôi muốn lấy một người ngoài Nga
Ai làm cho mẹ tôi già
Lưng eo, vú dếch cho cha tôi buồn ?
- Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
Ai lên Xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em.
- Ngó lên trời, trời cao lồng lộng
Ngó xuống đất, đất rộng mênh mông
Biết răng chừ cá gáy hoá rồng
Đền ơn thầy mẹ ẵm bồng ngày xưa.
- Đi đây ai vợ ai chồng
Ai cá dưới nước ai rồng trên mây ?
Đi đây ai tớ ai thầy?
Ai hòn đá tảng ai cây ngô đồng ?
- Mẹ tôi sinh một mình tôi
Tôi ở nhà người chịu đắng chịu cay !
Đắng cay thì mặc đắng cay
Tôi ở năm ngoái năm nay tôi về
Gĩa ơn cái rổ cái sề
Tao chẳng ở được tao về nhà tao
Gĩa ơn cái cọc cầu ao
Nửa đêm gà gáy có tao có mày !
- Ru em em théc cho muồi
Để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu
Mua vôi chợ quán chợ Cầu
Mua cau Nam Phổ, mua trầu chợ Dinh.
1 số thơ ca dao về quan hệ ruột thịt
*Đắng cay cũng thể ruột rà
Ngọt ngào cho lắm cũng là người dưng.
*Anh em thuận hiền
Vị đồng tiền mà mất lòng nhau.
*Anh em tính trước làng nước tính sau.
*Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
*Anh em trai ở với nhau mãn đại
Chị em gái ở với nhau một thời
Dù ai nói ngược nói xuôi
Ta đây vẫn giữ đạo trời khăng khăng.
*Anh em trên kính dưới nhường.
*Anh em trong nhà đóng cửa bảo nhau.
*Đi việc làng giữ lấy họ,
Đi việc họ giữ lấy anh em.
*Anh chị em trong nhà dĩ hòa vi quý.
*Anh em ăn ở thuận hòa,
Chớ điều chênh lệch, người ta chê cười.
*Anh em cốt nhục đồng bào
Kẻ sau người trước phải hầu cho vui
Lọ là ăn thịt ăn xôi
Quí hồ ở nết tới lui bằng lòng.
*Anh em chém nhau đằng gọng (bề sống)
Không ai chém nhau đằng (bề) lưỡi.
*Anh em chín họ mười đời
Hai đằng cùng có, chẳng rời nhau ra.
*Chị em ta như bánh đa bánh đúc
Chị em người thì dùi đục cẳng tay
Chị em ta đồng quà, tấm bánh,
Chị em người, đòn gánh gót chân!
*Em khôn cũng là em chị,
Chị dại, cũng là chị em.
*Em tôi khát sữa bú tay
Ai cho bú thép ngày ngày mang ơn.
*Thua là thua mẹ thua cha,
Chị em một lứa ai mà thua ai.
*Ngồi buồn bẻ lá gói nem
Con chị gói khéo, con em buộc đùm
Buộc rồi em để có nơi
Sáng mai chị bán kiếm lời nuôi em.
*Làm anh ăn trước bước đầu
Dạy dỗ em út ngõ hầu thay cha.
Sưu tầm những câu ca dao, câu thơ, câu văn có sử dụng từ ngữ địa phương, xác định từ ngữ toàn dân tương ứng.
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh -> vào
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát, -> này
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông. -> kia
Tay bưng đĩa muối mà lầm
Vừa đi vừa húp té ầm xuống mương. -> ngã
Ngó lên Hòn Kẽm Đá Dừng
Thương cha nhớ mẹ quá chừng bậu ơi. -> bạn
Đứng bên ni (này) đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bên tê(kia) đồng ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
Tham khảo:
Tay bưng đĩa muối mà lầm
Vừa đi vừa húp té ầm xuống mương. -> ngã
Ngó lên Hòn Kẽm Đá Dừng
Thương cha nhớ mẹ quá chừng bậu ơi. -> bạn
Tay bưng dĩa muối dĩa gừng -> đĩa
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.
Sưu tầm ca dao tục ngữ thơ văn xuôi trong đó có sử dụng các từ ngữ địa phương của 3 miền bắc trung nam rồi gạch chân từ địa phương và cho biết từ toàn dân tương ứng với từ địa phương đó
Ngó lên hòn Kẽm đá dừng ,
Thương cha nhớ mẹ quá chừng bạn ơi !Thương em anh cũng muốn vô,
Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang.Sưu tầm một số bài ca dao, tục ngữ, bài thơ có sử dụng một số từ ngữ địa phương ( vd: ni, tê, hột,....) ( nêu từ ngữ toàn dân tương ứng vs từ ngữ địa phương đó) < sưu tầm càng nhiều càng tốt>
Thanks for your help!!!~
về thơ thì mn cs thể trích tên bài thơ và tác giả hộ luôn nhé!!!~
Thanks so much
Mồng một lưỡi trai, mồng hai lưỡi liềm