Những câu hỏi liên quan
PL
Xem chi tiết
H24
2 tháng 10 2021 lúc 20:22

Tham khảo:

1. Tôi đi học-Thanh tịnh
Trong cuộc đời mỗi người, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là ở buổi tựu trường đầu tiên, thường sẽ được ghi nhớ mãi. Nhà văn Thanh Tịnh đã diễn tả dòng cảm nghĩ này bằng tâm hồn rung động thiết tha, một ngòi bút giàu chất thơ, một bố cục thống nhất, với các cung bậc tâm trạng, nhân vật, các sự việc, chi tiết, các hình ảnh và những biện pháp tu từ chặt chẽ, hài hoà, tập trung vào chủ đề của tác phẩm. 2. Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng
Chúng ta, ít người rơi vào cảnh đời cay đắng ấy, vì có mẹ chăm sóc, che chở. âu yếm. Em cũng may mắn như thế. Chính vì thế mà em cảm thương nỗi đau của thuở nhỏ Nguyên Hồng, nỗi đau của thân phận sống bơ vơ đầy tủi nhục, thèm khát tình thương. Qua tâm trạng của chú bé Hồng, em hiểu hơn những bạn nhỏ vì chiến tranh, vì thiên tai phải mất cha mẹ, họ khổ đau biết chừng nào. Dù xã hội, bà con có cưu mang, nuôi ăn học nhưng làm sao lấp nổi nỗi cô đơn, buồn tủi trong lòng những đứa con xa mẹ, mất mẹ. Nỗi đau ấy đeo đẳng con người suốt một đời. Và cũng suốt một đời, tìm đâu thấy Kìn tay quen thuộc vuốt ve âu yếm, lời ngọt ngào, trách mắng mến yêu, ruột thịt chỉ có ở mẹ. Hình ảnh và tâm tư của bé Hồng đã xúc động lòng em, khiến em thấy đầy đủ mọi niềm vui của mình được sống có mẹ là rất quý báu
Bình luận (1)
TT
Xem chi tiết
JK
28 tháng 11 2021 lúc 12:33

- Văn bản viết về Nguyên Hồng

- Nguời viết định thuyết phục rằng Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ

- Để thuyết phục, người viết đã đưa ra lí lẽ, luận điểm:

+Nguyên Hồng là nhà văn rất dễ xúc động, rất dễ khóc

Lí lẽ đưa ra: "khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia ngọt sẻ bùi; khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình; khi nói đến công ơn của Đảng; khi nghĩ đến những đứa con tinh thần của mình"

+Hoàn cảnh sống luôn thiếu thốn cả về tình thương và vật chất nên Nguyên Hồng dễ cảm thông với những người bất hạnh.

Lí lẽ đưa ra: Hoàn cảnh sống của ông từ nhỏ: cha mất năm 12 tuổi, mẹ đi bước nữa, và thường xuyên phải làm ăn xa, Nguyên Hồng phải sống cùng bà cô cay nghiệt. Truyện Mợ du, Những ngày thơ ấu là những dòng cảm xúc, hồi tưởng của chính nhà văn Nguyên Hồng. Ông phải vừa học vừa làm mọi việc, kiếm sống bằng những "nghề nhỏ mọn”

Video Player is loading.

Advertisement (2 of 2): 0:12

X

+Chất dân nghèo, lao động thâm sâu vào văn chương, con người ông

Lí lẽ: Phong thái, cung cách sinh hoạt giản dị
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NL
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
GT
Xem chi tiết
H24
24 tháng 9 2021 lúc 19:51

Tham khảo:

undefined

Bình luận (0)
MN
24 tháng 9 2021 lúc 19:52

Em tham khảo nhé:

“Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.”
“Ý nghĩa ấy thoáng qua trong trí óc tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.”
“Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quàng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy dể khỏi phai rụt rè trong cảnh lạ.”
"Trước mắt tôi, trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp."
==> Những hình ảnh so sánh đã khiến câu văn thêm sinh động, giàu sức gợi tả, thể hiện những cảm nhận trong lòng của nhân vật về thiên nhiên và mọi người xung quanh được rõ ràng và cụ thể hơn.

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
BT
4 tháng 10 2016 lúc 13:17

Đ3 :  Như các bạn đã biết, tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố là một tác phẩm hay và nổi tiếng. Trong đó có rất nhiều đoạn hay, hấp dẫn người đọc như đoạn cái Tý bị bán đi, thằng Dần khóc nhớ chị... Đoạn chị Dậu đánh nhau với Cai Lệ là một trong số đó.Tôi xin đóng góp phần kiến thức ít ỏi của mình vào câu hỏi này! Sau đây tôi sẽ đóng vai người nhà Lý trưởng. Nếu có gì sai sót mong các bạn bỏ qua cho! 
Tôi xin kể lại như sau: 
Ả Dậu và gia đình ả là một gia đình nghèo "nhất trong hạng cùng đinh".Ả ta còn nợ lão Lý trưởng-chủ của tôi- một suất sưu. Hôm nay tôi cùng gã Cai Lệ đến nhà ả để đòi sưu. Thằng Dậu chồng của ả ta vừa phải gió đêm qua nên Lý trưởng phải trả hắn về cho vợ hắn. Chẳng biết hắn bây giờ thế nào nhưng tôi biết hắn vẫn phải đóng sưu cho dù hắn có chết đi chăng nữa! 
Đến trước căn nhà đó vẫn thấy nó như xưa, vẫn giống "cái chuồng heo" như mọi ngày. Cai Lệ xồng xộc xông vào ,tôi cũng vào theo. 
_Thằng kia!Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!-Cai lệ thét bằng cái giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ. 
Thằng Dậu giật mình ,bỏ cả bát cháo xuống mà chưa kịp ăn miếng nào.Thấy thế tôi cười một cách mỉa mai: 
_Hắn ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy ! 
Tiếp đến, tôi chỉ luôn vào mặt ả Dậu: 
_Chị khất tiền sưu đến chiều mai phaỉ không? 
Ả ta van lơn đủ điều, nào là "nhà cháu đã túng", rồi "cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu", lại "xin ông cho cháu khất"... Cai lệ nào để ả nói hết câu, hắn trợn ngược hai mắt ,quát tháo ầm ĩ. Ả Dậu vẫn cứ thiết tha van lơn, nhưng cai lệ vẫn cứ hầm hè, chửi mắng, dọa nạt đủ điều,rồi hắn quay sang bảo với tôi rằng :"Không hơi đâu mà nói với nó,trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia. Tôi thấy anh ta ốm yếu nên nào dám lại gần, điều đó làm cho cai lệ rất tức tối. Cai lệ giật phắt cái thừng trong tay tôi rồi sầm sập tiến đến chỗ thằng Dậu.Ả Dậu tiến đến đỡ lấy tay hắn, van xin khẩn khoản. Chẳng những không tha mà hắn còn đánh ả. Hình như tức quá ,ả ta liều mạng cự lại, cai lệ còn tức giận hơn,tát vào mặt ả một cái đánh bốp.Ả ta nghiến hai hàm răng,túm lấy cổ hắn,ấn dúi hắn ta ra cửa,hắn không chịu nổi ,té ngã nhào ra cửa. Hắn tuy ngã mà miệng vẫn cứ nh
am nhảm thét tôi phải bắt trói ả ta. Tôi sấn sổ bước đến, chừc đánh ả ta, nhưng ả nhanh quá, xô đẩy tôi làm tôi cũng ngã cả ra thềm. Thằng Dậu cũng muốn can ngăn nhưng không đủ sức.

 

Bình luận (0)
LP
4 tháng 10 2016 lúc 13:22

Đề 1 . Bạn tham khảo nhé

Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay tôi đã lên lớp 8, đã quá quen với không khí học đường, nhưng nhìn lại chiếc cặp chú tôi tặng tuần trước làm tôi thêm bồi hồi, xao xuyến và nhớ lại những kỉ niệm ngây thơ, bé bỏng của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn tay gầy guộc nhưng đầy tình thương của bà tôi. Ấy là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Hôm ấy, trời thu se se lạnh, mây bồng bềnh trôi, đó cũng là biểu hiện của một ngày khai trường đang đến, một năm học mới bắt đầu. Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay bà sẽ là người đưa tôi đến trường, bố mẹ tôi công tác xa nên không thể đưa tôi đi được, nhưng nghe bà tôi nói bố mẹ tôi cũng háo hức cái ngày này lắm. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng sông nước mang đầy nét thôn quê và sự dân dã. Trên đường đi học, bà cháu tôi phải đi qua một con sông. Bác lái đò đã chờ sẵn chúng tôi ở đó. Tôi thấy nét mặt của bác tươi hơn mọi ngày, phải chăng đó cũng vì cái ngày hôm nay, cái ngày mà mọi người gọi là “ngày tựu trường” – trong đầu tôi nghĩ vậy. Trên đò có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt bọn trẻ, trong đó có cả mấy đứa thường đi thả diều với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như bà tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng những giọt sương sớm bởi bà tôi đang bên cạnh cùng những dập dềnh của sóng nước. Đang mải mê suy nghĩ, chợt tiếng bác lái đò gọi to làm tôi giật mình: “Các cháu xuống nào, chúc các cháu vui vẻ nhé” Câu nói ấy thật quen thuộc bởi mỗi lần tôi đi đò của bác đều được nghe nhưng hôm nay sao câu nói ấy lại in sâu vào tâm trí tôi như vậy. Nó như động lực giúp tôi mạnh mẽ thêm trong tâm trạng như hiện giờ. Tôi mạnh dạn chủ động nắm tay bà bước xuống đò. Làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa đi cái nóng nực khi ngồi đò và cái bồi hồi của tâm trạng. Ô kìa, kia có phải là trường học, nơi mà tôi sẽ đến. Tôi lờ mờ nhận ra như vậy vì thấy nó khang trang và to lớn hơn bất cứ cái nhà nào mà tôi từng gặp. Bà xoa đầu tôi, nhẹ nhàng nói: “Cháu yêu, trường học của chúng ta đây rồi. Đây sẽ là nơi tu dưỡng đạo đức và kiến thức cháu”. Tôi ngẫm nghĩ mãi về câu nói ấy nhưng vẫn không hiểu vế sau, tôi cho rằng đó là một câu nói mang tính chất nghệ thuật mà các anh chị trong làng vẫn thường hay nói văn vẻ. Quả thực tâm trạng tôi mỗi lúc thay đổi. Bây giờ tôi không còn cảm thấy quá sợ nữa nhưng không hiểu sao chân tôi cứ díu lại. Dù vậy nhưng tôi vẫn cố nhảy theo những bước chân của bà. Đi được một đoạn thì ngôi trường đã hiện rõ trước mắt. Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn với những chữ viết lằng nhằng khó hiểu. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào bà và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Nhưng nhớ tới những lời mà bố mẹ tôi vẫn hay nựng nịu cùng với sự dỗ dành của bà. Tôi lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Bà cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của cháu” Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi nhớ đến mẹ. Tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô. Đã vào lớp học, tôi ngước nhìn ra ngoài cửa sổ và tìm hình dáng thân thương của bà tôi trong lớp người chen chúc cố gắng dặn dò con cái cẩn thận trước khi ra cổng trường. Bà cũng nhẹ nhàng nói với tôi: “Cháu cố gắng ở lại ngoan nhé, trưa bà đón về”. Câu nói ấy của bà khiến tôi không còn lo sợ gì nữa. Bỗng tôi lại nghe thấy giọng nói ngọt ngào khi nãy vang lên. Thì ra cô giáo đang giới thiệu về mình. Thực sự bây giờ trong lòng tôi không còn một mối bận tâm nào nữa, tôi hoàn toàn bình tĩnh và chúng tôi đang bắt đầu làm quen với cô giáo.
Bình luận (1)
HH
13 tháng 12 2016 lúc 22:50

Đề 4

Tôi choàng tỉnh giấc, dậy từ khi mặt trời còn chưa treo ngọn tre. Đó là một thói quen bình thường của người làm nghề nông. Cả cái làng Vũ Đại này, có ai không làm nghề nông chỉ trừ ông Bình giáo ra. Ông ấy là người học rộng lại hiểu sâu, chính vì vậy mà tôi định đến nhà ông giáo để viết một số giấy tờ nhà đất.

Con đường làng dài và hẹp. Gió thổi vi vu khiến cho những rặng tre xào xạc, đung đưa. Quanh nhà ông giáo, những hàng râm bụt lá vàng úa vẫn còn tồn tại sau trận bão khủng khiếp. Vừa thấy tôi, ông giáo liền nói: “Chào bác”. Tôi đáp lại:
- Vâng, chào anh! Hôm nay tôi sang đây là muốn nhờ anh viết một số giấy tờ đất đai!
- Vậy mời bác vào nhà nhà xơi nước cái đã!
Ông giáo mời tôi ngồi trước thềm nhà, chúng tôi đang bàn bạc thì bỗng đâu có tiếng nói hớt hải vọng tới:
Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!
A! Thì ra là lão Hạc, lão mặc bộ quần áo xộc xệch, đầu tóc rồi bù trông có vẻ kham khổ lắm. Lão là người hàng xóm của tôi. Vợ lão chết, con lão thì đi làm đồn điền cao su không biết khi nào về. Lão cứ sống như vậy cô đơn, thui thủi một mình ngày này qua ngày khác. Nhưng có điều khiến tôi thấy rất lạ. Hôm trước, tôi còn sang xin nhà lão mấy củ gừng về pha nước thì thấy lão cưng nựng ***** lắm kia mà; Một điều “Cậu” này, hai điều “cậu” nọ. Khi ăn thỉnh thoảng lão còn gắp thức ăn cho ***** của lão. Vậy mà giờ lại phải bán nó đi sao? Ông giáo hỏi:
- Thế nó cho bắt à?
- Lúc bấy giờ thì mắt lão Hạc đã ầng ậc nước. Những nếp nhăn sô vào với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, trông lão giờ già đi đến hơn chục tuổi.
- Khốn nạn! nó có biết gì đâu ông giáo ơi! Nó thấy tôi gọi thì chạy ra. Cùng lúc đó thì chúng nó tóm gọn ***** rồi lôi đi xềnh xệch.
Tôi bắt đầu hiểu ra câu chuyện của lão Hạc và mườn tượng cảnh thằng Mục, thằng Xiên dốc ngược ***** lên, trói chân, trói tay nó lại rồi mang đi. Lão Hạc mếu máo nói:
- Lúc đấy thì cu cậu mới biết là cu cậu chết! Mắt nó long sòng sọc rồi dại đi. Nó cứ ăng ẳng nhìn tôi như thể nó nói: A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão thế nào mà giờ lão xử tôi như vậy hả.
- Cụ cứ khéo tưởng tượng đấy chứ nó có biết gì đâu. Vả lại! Ai nuôi chó mà chẳng để giết thịt. Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy chứ! ông giáo nói.
Lão Hạc chua chát bảo:
- Ông giáo nói phải! Ta hóa kiếp cho nó để nó được đầu thai thành kiếp khác may ra có là kiếp người. Như ông với tôi chẳng hạn!
Tôi nghe mà không kìm được nước mắt. Tôi cảm thấy đau khổ và xót thương cho lão Hạc quá! Lão chỉ có mỗi ***** để bầu bạn hằng đêm. Có ***** đó cũng đỡ buồn và bù đắp được cho sự thiếu thốn tình cảm của lão. Vậy mà giờ lão phải bán nó đi để lấy tiền để dành cho con sao! Lão Hạc quả là một con người tốt và có tình thương yêu con sâu sắc mà hiếm ai có được. Ông giáo nói:
- Không có kiếp gì là sướng cả!Để tôi vào nhà pha ấm nước chè rồi ba ông con mình vừa rít thuốc lào vừa uống, thế là sướng!
- Ông giáo dạy phải! nhưng giờ tôi có việc gấp phải đi bây giờ ông giáo ạ!
- Còn sớm mà, cụ hẵng ở lại chơi với chúng tôi cái đã!
- Ông giáo cho tôi xin khất chứ hôm nay thì nhất quyết không được.
Vậy là lão Hạc lại lạng chạng ra về trong sự ái ngại của tôi và ông giáo. Thuốc lào đã được vo viên mà không ai thèm đụng đến. Tôi nghĩ đến lão Hạc, một con người đầy tình thương và giàu lòng tự trọng. Một người vì con mà sẵn sàng bán đi thứ yêu quý nhất, kỷ vật của mình. Một người mà đã mếu máo, khóc hu hu như trẻ con vì nỡ lừa một con chó. Một người đáng kính như vậy mà phải sống khổ, sống sở như vậy sao? Cuộc đời thật bất công đối với những con người tốt, chỉ toàn khổ đau, bất hạnh. Tôi từ biệt ông giáo đi về mà lòng đau như cắt.

Tôi, ông giáo và lão Hạc, những người nông dân nghèo khổ, bị xã hội dồn đến đường cùng mà vẫn phải sống, vẫn phải tồn tại trên cái thế giới này. Cảm ơn lão Hạc, lão đã cho tôi hiểu được tình thương và lòng tự trọng quý giá của một con người. tôi sẽ mãi khắc sâu bài học này trong tâm can và ý chí của mình đến cuối đời!

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
NG
17 tháng 12 2021 lúc 13:11

Tham khảo!

Nguyên Hồng là một nhà văn đặc biệt - nhà văn của những người cùng khổ. Có lẽ chính bởi hoàn cảnh khó khăn, chân lấm tay bùn và thiếu thốn tình thương nên ông có những thấu hiểu, đồng cảm cho những kiếp người khố rách áo ôm của xã hội. Cha mất, mẹ đi thêm bước nữa, tuổi thơ ông đầu đường xó chợ, bươn chải làm đủ mọi nghề. Chính vì thế chất nghèo, chất lao động đã thấm sâu vào văn chương và vào thế giới nghệ thuật của tác giả. Những trang văn của tác giả cứ thế đi sâu vào lòng người đọc với những cảm xúc rất đỗi tự nhiên. Tác giả Nguyên Hồng cùng với những tác phẩm của mình sẽ còn mãi trong tâm trí của người đọc

 

Bình luận (0)