Những câu hỏi liên quan
NH
Xem chi tiết
PH
17 tháng 9 2019 lúc 6:25

* Vương quốc Cam puchia được hình thành:

   - Ở Cam pu chia, tộc người đa số, chủ yếu là người Khơ me. Địa bàn sinh sống của họ chủ yếu trên cao nguyên Cò rạt. Đến thế kỷ VI, vương quốc của người Khơ me hình thành lấy tên là Cam pu chia.

   - Thời kỳ phát triển của Vương quốc cam pu chia kéo dài từ thế kỷ IX đến thế kỷ XV còn gọi là thời kỳ Ăng co.

* Những biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt:

   - Kinh tế:

      + nông nghiệp: người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Người ta đào nhiều hồ, kênh, máng để trữ và điều phối nước tưới.

      + Ngư nghiệp: đánh bắt cá ở Biển Hồ.

      + Thủ công nghiệp: có nhiều thợ khéo tay, đặc biệt là các nghề làm đồ trang sức và chạm khắc trên đá, trên các bức phù điêu của đền tháp.

   - Xây dựng được nhiều công trình lớn: Ăng covat, Ăng co Thom, khu đền Bay-on…

   - Các vua Campu chia không ngừng mở rộng quyền lực ra bên ngoài, trong các thế kỷ X-XII, Cam pu chia trở thành một trong những nước mạnh và ham chiến nhất Đông Nam Á.

* Gọi vương quốc Cam pu chia từ thế kỷ IX đến thế kỷ XV là “thời kỳ Ăngco” vì:

   - Kinh đô của vương quốc là Ăng co, một địa điểm của vùng Xiêm Riệp ngày nay.

   - Ở đây, người khơ me đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc lớn, nổi tiếng điển hình là khu tháp Ăng co Vát và Ăng co Thom.

   - Khu đền tháp Ăng co là một cống hiến độc đáo của người Khơ me vào kho tàng văn hóa Đông Nam Á và thế giới.

Bình luận (0)
TD
Xem chi tiết
H24
20 tháng 12 2022 lúc 21:00

Vương quốc Cam-pu-chia từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI có quá trình hình thành, phát triển như sau:

- Vương quốc Chân Lạp rơi vào tình trạng phân tán từ thế kỉ VIII. 

- Người Khơ-me giành lại độc lập và thống nhất lãnh thổ vaò năm 802. 

- Kinh đô Cam-pu-chia được chuyển lên khu vực phía bắc Biển Hồ, giai đoạn phát triển mới được mở ra thời kì Ăng-co (802-1431).

Nói Vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co là một trong các vương quốc phát triển hùng mạnh trong khu vực Đông Nam Á thế kỉ X- XV vì:

- Phát triển đồng đều cả nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, thủ công nghiệp. 

- Mở rộng buôn bán với Trung Quốc và các nước láng giềng. Thương mại phát triển

- Do tiến đánh Cham-pa, trung và hạ lưu sông Mê Nam (Thái Lan), trung lưu sông Mê Công (Lào), tiến đến bắc bán đảo Mã Lai nên Cam-pu-chia đã mở rộng được lãnh thổ về phía đông. Do đó vào thế kỉ X – XII, Campuchia trở thành một trong những vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất Đông Nam Á. 

- Ăng-co Vát, Ăng-co Thom là những đền tháp đồ sộ ở kinh đô Ăngco.

 

Bình luận (0)
HA
Xem chi tiết
BK
6 tháng 11 2021 lúc 15:11

c,a,b

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
H24
19 tháng 1 2023 lúc 16:35

Hình ảnh trong quốc kì lấy ý tưởng từ công trình kiến trúc Angkor Wat của Cam-pu-chia thời kì Ăng-co.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
ND
12 tháng 10 2023 lúc 11:28

- Hành trình phát triển của văn minh Đông Nam Á trải qua 3 giai đoạn:

+ Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

+ Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV

+ Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

- Ở thời cổ - trung đại, văn minh Đông Nam Á đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực: tín ngưỡng – tôn giáo; văn tự - văn học; kiến trúc – điêu khắc

Bình luận (0)
ST
Xem chi tiết
TL
12 tháng 10 2016 lúc 20:16

Vương quốc Campuchia là một trong những địa điểm du lịch mới và hẫp dẫn nhất trên thế giới. Sau hơn 25 năm cô lập, Campuchia mở cửa đón khách du lịch vào những năm đầu của thập niên 90 và lượng khách du lịch tăng lên qua từng năm. Tuy nhiên, hoạt động du lịch và thương mại của Campuchia vẫn kém các nước láng giềng và chưa tương xứng với tiềm năng tuyệt vời của đất nước này.

Campuchia là vùng đất của những cái đẹp, các ngôi đền cổ kính thuộc quần thể Angkor, đền Bayon và sự sụp đổ của đế chế Khmer luôn mang dấu ấn của sự trang trọng, hùng vĩ và chiếm vị trí trung tâm trong các kỳ quan thế giới – có thể so sánh với Machu Picchu, Kim tự tháp Ai Cập hay Vạn lý trường thành. Nhưng sự hùng vĩ này lại trái ngược với Cánh đồng chết và bảo tàng tội ác diệt chủng Toul Sleng, cũng như trái ngược với những chứng tích lịch sử cận đại của Campuchia, thời gian mà lực lượng Polpot và chế độ cực đoan Khmer Đỏ cai trị cuối những năm 1970, gây nên một trong những tội ác ghê rợn và tàn bạo nhất của thế kỷ 20.

Người Khmer chiếm 95% dân số Campuchia đã tạo ra những ấn tượng sâu đậm cho khách du lịch, họ chính là những người thân thiện và hạnh phúc nhất mà du khách từng gặp. Nụ cười người Khmer có ở khắp nơi, như trong chuyện cổ tích và truyền thống đậm đà bản sắc riêng của dân tộc này. Campuchia vì vậy thật sự là vùng đất của sự tương phản: giữa ánh sáng và bóng tối, giữa những bản hùng ca và những bi kịch, giữa sự quặn đau tuyệt vọng và nguồn cảm hứng tương lai. Dường như đó là một đặc điểm vô song của đất nước Campuchia. Điều đó thúc đẩy bất cứ du khách nào cũng khát khao một lần đặt chân lên mảnh đất này.

Bình luận (0)
ND
12 tháng 10 2016 lúc 23:38

Lịch sử

Nền văn minh đầu tiên được biết tại Campuchia xuất hiện vào khoảng thiên niên kỷ thứ nhất; từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 13, nền văn minh Khmer đã phát triển rực rỡ ở đây.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Phù Nam (Funan) là vương quốc cổ, tồn tại từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 7, thời thịnh trị có lãnh thổ rộng lớn ở phía nam bán đảo Đông Nam Á, bao gồm Campuchia, nam Việt Nam, nam Thái Lan ngày nay. Lúc này ở khu vực Bắc Campuchia và Nam Lào có một thuộc quốc là Chân Lạp (Chenla) được hình thành từ thế kỷ 5 của tộc người Môn-Khmer. Vào thế kỷ 7, Chân Lạp thoát khỏi sự lệ thuộc vào Phù Nam rồi chiếm toàn bộ lãnh thổ Phù Nam.

Triều đại cầm quyền của Chân Lạp có nguồn gốc từ nhân vật thần thoại Campu, lấy nàng Naga (con gái thần nước, biến từ rắn thành thiếu nữ). Tên gọi "Campuchia", xuất hiện vào khoảng thế kỷ 10, gắn với tên nhân vật này. Sau năm 707, Chân Lạp tách thành hai quốc gia Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp.

Sau hàng thế kỷ (từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18) bị mất đất đai và dân số cho các quốc gia Thái Lan và Việt Nam thì Campuchia lại bị bảo hộ bởi Pháp trong Liên bang Đông Dương vào năm 1863. Sau sự xâm chiếm của Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai thì Pháp lại quay lại. Campuchia tuyên bố độc lập vào năm 1953, trở thành một vương quốc. Năm 1960, Thái tử Norodom Sihanouk lên làm Quốc trưởng chứ không làm vua sau khi vua cha mất. Ông thi hành chính sách trung lập.
 

Địa lý

Diện tích Campuchia khoảng 181.040 km², có 800 km biên giới với Thái Lan về phía bắc và phía tây, 541 km biên giới với Lào về phía đông bắc, và 1.137 km biên giới với Việt Nam về phía đông và đông nam. Nước này có 443 km bờ biển dọc theo Vịnh Thái Lan.

Đặc điểm địa hình nổi bật là một hồ lớn ở vùng đồng bằng được tạo nên bởi sự ngập lụt. Đó là hồ Tonle Sap (Biển Hồ), có diện tích khoảng 2.590 km² trong mùa khô tới khoảng 24.605 km² về mùa mưa. Đây là một đồng bằng đông dân, phù hợp cho cấy lúa nước, tạo thành vùng đất trung tâm Campuchia. Phần lớn (khoảng 75%) diện tích đất nước nằm ở cao độ dưới 100 mét so với mực nước biển, ngoại trừ dãy núi Cardamon (điểm cao nhất là 1.771 m), phần kéo dài theo hướng bắc-nam về phía đông của nó là dãy Voi (cao độ 500-1.000 m) và dốc đá thuộc dãy núi Dangrek (cao độ trung bình 500 m) dọc theo biên giới phía bắc với Thái Lan.

Nhiệt độ dao động trong khoảng 10-38 °C. Campuchia có các mùa mưa nhiệt đới: gió tây nam từ Vịnh Thái Lan/Ấn Độ Dương đi vào đất liền theo hướng đông bắc mang theo hơi ẩm tạo thành những cơn mưa từ tháng 5 đến tháng 10, trong đó lượng mưa lớn nhất vào khoảng tháng 9, tháng 10; gió đông bắc thổi theo hướng tây nam về phía biển trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, với thời kỳ ít mưa nhất là tháng 1, tháng 2.

Campuchia cũng là quốc gia có nhiều loài động vật quí hiếm trên thế giới sinh sống, nổi bật nhất là hổ, voi và bò tót khổng lồ. Rất nhiều loài đang đứng trước hiểm họa diệt chủng do nạn săn trộm và phá rừng.
Dân cư và ngôn ngữ
Campuchia là quốc gia thuần nhất về dân cư với hơn 90% dân số là người Khmer và nói tiếng Khmer, ngôn ngữ chính thức. Số còn lại là người Việt, người Hoa, người Chàm và người Thượng sống tập trung ở miền núi phía bắc và đông bắc.

Phật giáo Tiểu thừa bị Khmer Đỏ hủy diệt đã được phục hồi là tôn giáo chính thức, với khoảng 95% dân số. Phật giáo Đại thừa chủ yếu tập trung trong cộng đồng người Việt và người Hoa. Hồi giáo và đạo Bà la môn ở các cộng đồng Chăm, Thiên chúa giáo chiếm khoảng 2% dân số...

Tiếng Pháp và tiếng Anh được nhiều người Campuchia sử dụng như là ngôn ngữ thứ hai và thông thường là ngôn ngữ phải học trong các trường phổ thông và đại học. Nó cũng được sử dụng thường xuyên trong chính quyền. Một số lớn trí thức mới của Camphuchia được đào tạo tại Việt Nam là một thuận lợi cho quan hệ kính tế, văn hóa ba nước Đông Dương.

Cuộc nội chiến có ảnh hưởng mạnh đến cấu trúc dân số Campuchia. Độ tuổi trung bình là 20.6, với hơn 50% dân cư trẻ hơn 25 tuổi. Tỷ lệ nam/nữ là 0.95, thấp nhất trong số các quốc gia tiểu khu vực sông Mê Kông[2]. Trong số người Campuchia độ tuổi hơn 65, tỷ lệ nữ/nam là 1.6:1.

Bình luận (0)
ND
12 tháng 10 2016 lúc 23:39

Du lịch

Du lịch tại Campuchia tập trung chia làm 5 vùng trọng điểm.

1. Vùng thủ đô Phnôm Pênh:

          * Cung điện Hoàng gia Campuchia
          * Chùa Bạc
          * Bảo tàng Quốc gia Phnom Penh
          * Tượng đài Độc lập Phnôm Pênh (Vimean Akareach)
          * Tượng đài Hữu nghị Việt Nam - Campuchia
          * Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng
          * Chùa Wat Phnom
          * Trung tâm Diệt chủng Choeung Ek
          * Cố đô OOdong
          * Phnom Đa/Angkor Borei
          * Tháp Bà Đen - Prasat Neang Khmau
          * Tonle Bati/Ta Prohm
          * Núi Ta Mao và Vườn thú Ta Khmau
          * Đảo Mekong - làng thủ công Koh Okhna Tey
Nghệ thuật

Kiến trúc của Campuchia phần lớn được biết đến nhờ vào những công trình được xây dựng từ thời thời Khmer cổ đại (khoảng cuối thế kỷ 12, đầu thế kỷ 13). Đạo Phật và tư duy huyền thoại có ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật trang trí các công trình kiến trúc vĩ đại này.

Đặc trưng cơ bản của kiến trúc giai đoạn này là được xây dựng từ vật liệu gỗ, tre nứa hoặc rơm rạ và đá. Nhưng những gì còn lại ngày nay người ta có thể chiêm ngưỡng là các công trình bằng đá tảng như các bức tường thành, đường sá,... và các ngôi đền hoặc các con đường có những bao lơn tạc hình con rắn chín đầu, vươn cao 2-3 m, xòe rộng phủ bóng xuống mặt đường. Còn hình thức chung của các ngôi đền là có đỉnh chóp nhọn, bốn mặt đền được chạm trổ các bức phù điêu miêu tả cuộc sống con người ở thế giới bên kia, hoặc cuộc sống hiện tại của người dân Campuchia bấy giờ, hay cuộc chiến với nước láng giềng vũ nữ dân gian (Ápsara) với thân hành mềm mại, cân đối đang múa khá uyển chuyển, và sự tham gia của cả những con khỉ, con ngựa trong sử thi Ramanaya của Ấn Độ.

Bên cạnh đó, hình thức khắc những ký tự hay con số cũng rất phổ biến ở công trình. Các ngôi đền thường có một cửa còn ở ba phía còn lại của đền cũng có cửa nhưng chỉ là giả, để tạo cảm giác đối xứng cho ngôi đền. Công trình nổi tiếng nhất ở đây là ngôi đền Bayon với 200 gương mặt của thần Avalokitesvara (một dạng của Quan Âm Bồ Tát).

Chiêm ngưỡng những công trình này, ta không thể không khâm phục sức mạnh phi thường và bàn tay tài ba của những người dân Khmer cổ đại. Kiến trúc của Campuchia cũng có ảnh hưởng lớn đến kiến trúc của Thái Lan và người Chăm của Việt Nam.
 

 

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
PH
15 tháng 4 2017 lúc 6:21

Chọn D

Bình luận (0)
NB
Xem chi tiết
NG
3 tháng 12 2021 lúc 19:47

TK

Cuối thế kỷ XIII, Cam-pu-chia bắt đầu suy yếuvào thế kỉ XIV,Vương quốc Thái thành lập và nhiều lần gây chiến với Cam-pu-chia. Sau 5 lần bị người Thái xâm chiếm, năm 1432, người Khơ- me bỏ kinh đô Ăng-co, lui về phía cư trú Nam Biển Hồ (Phnôm Pênh ngày nay).

Bình luận (0)
H24
3 tháng 12 2021 lúc 19:47

Tham khảo

Đến thế kỉ VI, vương quốc của người Khơ-me được hình thành. - Từ thế kỷ IX đến XV là thời kỳ phát triển của vương quốc Cam-pu-chia (Ăng-co, 802 – 1432). ... - Cuối thế kỷ XIII, Cam-pu-chia bắt đầu suy yếu, vào thế kỉ XIV, Vương quốc Thái thành lập và nhiều lần gây chiến với Cam-pu-chia.

Bình luận (0)
CN
3 tháng 12 2021 lúc 19:52

vào thế kỉ XIII cam-pu-chia bắt đầu suy yếu 

tôi nghĩ thế ☘

 

Bình luận (1)
NH
Xem chi tiết
PH
20 tháng 8 2019 lúc 18:09

Đáp án D

Bình luận (0)