Những câu hỏi liên quan
DN
Xem chi tiết
ND
23 tháng 5 2018 lúc 4:17

- Nhân vật người cô chú bé Hồng:

   + Nhân vật bà cô gây ấn tượng mạnh với người đọc bởi dã tâm, lời nói cay nghiệt, độc ác và bảo thủ trước những lề lối tàn nhẫn của xã hội cũ.

   + Xoáy sâu vào sự thiếu thốn tình mẫu tử của bé Hồng bằng câu hỏi nhẫn tâm " mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không"

   + Ý nghĩ cay độc trong giọng nói, nét mặt cười rất kịch

   + Cố gieo rắc vào đầu đứa cháu hoài nghi để chia rẽ tình mẹ con

   + Giọng nói, cử chỉ quan tâm của bà cô là giả dối, sáo rỗng

   + Khi đứa cháu khóc bà cô vẫn cố tình khơi vào nỗi đau của cháu

= > Bà cô với dã tâm độc ác muốn chia rẽ tình cảm mẹ con, muốn đứa cháu "khinh miệt và ruồng rẫy mẹ" bằng những cử chỉ ngọt ngào nhưng rất kịch, hành động quan tâm giả dối, lời nói cay độc, nhẫn tâm, ý nghĩ xấu xa, nham hiểm.

Bình luận (0)
AI
16 tháng 7 2021 lúc 9:32

Phân tích nhân vật người cô qua các phương diện: 

- Ngôn ngữ: Lời nói độc địa, sáo rỗng, giả dối, giễu cợt

=> Nội dung của câu đối thoại mang ý nghĩa lăng mạ 

- Nội tâm: Dã tâm, cay độc, mỉa mai, muốn khoét sâu nỗi thương tâm của chú bé Hồng 

=> Tỏ sự "thương xót" cho cậu bé, đồng thời nói xấu người mẹ bất hạnh của chú

- Cử chỉ hành động: nụ cười rất kịch, tỏ sự ngậm ngùi thương xót cho thầy của Hồng

=> Cố tình đổ thêm dầu vào lửa, đục thủng tình thương yêu mẹ của tác giả 

=> Làm cho nạn nhân thêm đau xót, lòng thắt lại, đau tận tâm can, xót từng khúc ruột, chỉ biết câm nín nghe những lời lăng mạ, xúi giúc độc ác của bà dì 

========================================================INSTAGRAM: @studie_hard_today 

Bình luận (0)
AN
Xem chi tiết
KS
3 tháng 9 2019 lúc 21:19

Đoạn đối thoại giữa bà cô với chú bé Hồng được nhà văn Nguyên Hồng kể lại thật sinh động, chiếm hai phần ba đoạn trích. Qua đoạn này: tính cách của mỗi người hiện ra rất rõ:

- Bà cô của bé Hồng tuy giàu có nhưng rất cay nghiệt, độc địa. Bà đã khoét sâu vào nỗi đau của đứa cháu đáng thương.

- Xoáy sâu vào sự thiếu thốn tình mẫu tử của bé Hồng bằng câu hỏi nhẫn tâm " mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không"

-  Ý nghĩ cay độc trong giọng nói, nét mặt cười rất kịch

- Cố gieo rắc vào đầu đứa cháu hoài nghi để chia rẽ tình mẹ con

- Giọng nói, cử chỉ quan tâm của bà cô là giả dối, sáo rỗng

-  Khi đứa cháu khóc bà cô vẫn cố tình khơi vào nỗi đau của cháu

⟹ Bà cô với dã tâm độc ác muốn chia rẽ tình cảm mẹ con, muốn đứa cháu "khinh miệt và ruồng rẫy mẹ" bằng những cử chỉ ngọt ngào nhưng rất kịch, hành động quan tâm giả dối, lời nói cay độc, nhẫn tâm, ý nghĩ xấu xa, nham hiểm.

Chúc bạn học tốt !!!

Bình luận (0)
TD
3 tháng 9 2019 lúc 21:19

Đoạn đối thoại giữa bà cô với chú bé Hồng được nhà văn Nguyên Hồng kể lại thật sinh động, chiếm hai phần ba đoạn trích. Qua đoạn này: tính cách của mỗi người hiện ra rất rõ:

- Bà cô của bé Hồng tuy giàu có nhưng rất cay nghiệt, độc địa. Bà đã khoét sâu vào nỗi đau của đứa cháu đáng thương.

- Xoáy sâu vào sự thiếu thốn tình mẫu tử của bé Hồng bằng câu hỏi nhẫn tâm " mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không"

-  Ý nghĩ cay độc trong giọng nói, nét mặt cười rất kịch

- Cố gieo rắc vào đầu đứa cháu hoài nghi để chia rẽ tình mẹ con

- Giọng nói, cử chỉ quan tâm của bà cô là giả dối, sáo rỗng

-  Khi đứa cháu khóc bà cô vẫn cố tình khơi vào nỗi đau của cháu

--> Bà cô với dã tâm độc ác muốn chia rẽ tình cảm mẹ con, muốn đứa cháu "khinh miệt và ruồng rẫy mẹ" bằng những cử chỉ ngọt ngào nhưng rất kịch, hành động quan tâm giả dối, lời nói cay độc, nhẫn tâm, ý nghĩ xấu xa, nham hiểm.

Bình luận (0)
H24
3 tháng 9 2019 lúc 21:20

Nhân vật bé Hồng có một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh. Cha mất, mẹ bỏ đi theo người khác nên bị gia đình chồng thù ghét, Hồng ở với họ hàng bên nội. Sau khi cha Hồng mất gần một năm, sắp đến ngày giỗ đầu của ông, mẹ ở Thanh Hóa vẫn chưa về. Người bà cô của Hồng gọi chú bé lại trò chuyện với một tâm địa xấu xa, độc ác. Bà ta vừa cười vừa hỏi Hồng. Đây không phải là sự lo lắng, nghiêm nghị, cũng không phải âu yếm. Cái cười này thể hiện một sự không thiện chí. Câu hỏi của mụ ta: có muốn vào Thanh Hoá thăm mợ mày không cũng chứa đựng ý nghĩa cay độc một sự giả dối.

Nhận ra ý nghĩ cay độc của cô, Hồng cúi đầu không đáp. Nhưng sau đó, chú cười đáp lại: "không cháu không muốn vào, cuối năm thế nào mợ cháu cũng về". Thái độ đó chứng tỏ chú rất yêu thương và kính trọng mẹ, chú nhận ra được ý nghĩ cay độc của bà cô trong giọng nói và nét mặt khi cười rất kịch của bà cô. Em không thể để tình yêu thương và lòng kính mến mẹ bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến.

Người bà cô "Giọng vẫn ngọt'', "sao không vào mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!", "Hai con mắt long lanh của cô chằm chặp nhìn" vào Hồng rồi “Vỗ vai cười nói” “mày dại quá, vào bắt mẹ mày may vá sắm sửa cho và bế em bé chứ”. Giọng mụ ta bình thản nhưng mỉa mai. Cái nhìn của bà chứng tỏ bà cô rắp tâm muốn kéo đứa cháu đáng thương vào một trò chơi độc ác đã dàn tính sẵn. Cử chỉ vỗ vai, cười nói - thể hiện sự giả dối độc ác. Câu nói "mày dại quá..." không chỉ lộ rõ sự ác ý mà còn chuyển sang chiều hướng châm chọc, nhục mạ với một giọng điệu cay nghiệt, độc ác.

Vẫn chưa chịu buông tha Hồng, bà cô tiếp tục kể về tình cảnh tội nghiệp của mẹ Hồng. Đó là sự vô cảm sắc lạnh đến ghê người. Chúng khiến tâm trạng của Hồng đau đớn, uất ức đến cực điếm. Cử chỉ đổi giọng, vỗ vai, nghiêm nghị của bà cô thực chất là sự thay đổi đấu pháp tấn công. Khi thấy cháu tức tưởi phẫn uất bà mới hạ giọng tỏ sự ngậm ngùi thương xót người đã mất. Khi đó, sự giả dối thâm hiểm trơ trẽn của bà cô đã phơi bày toàn bộ.

Qua đoạn trích "Trong lòng mẹ" (Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng) người bà cô bộc lộ bản chất là một kẻ lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm. Đây là hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo hạng người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ ruột rà trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc đó.

Nhân vật bà cô trong đoạn trích nói riêng và toàn bộ tác phẩm nói chung mang giá trị hiện thực sâu sắc. Nó ẩn chứa sức mạnh tố cáo hạng người giả dối, tàn nhẫn, mất hết sự trắc ẩn của tình người, tình máu mủ.. Đồng thời, nó cùng khẳng định tấm lòng đồng cảm, yêu thương của nhà văn đối với những số phận bất hạnh trong xã hội phong kiến nửa thực dân xưa.

Phần trả lời mang tính chất copy từ mạng nên không cần cảm ơn đâu :v



 

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
IY
16 tháng 12 2018 lúc 23:56

- Bà cô muốn khoét sâu vào nỗi đau của Hồng:

+ Cử chỉ: cười nói " Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?", cái cười rất kịch

- Bên ngoài thì tỏ vẻ quan tâm nhưng bên trong lại bộc lộ sự giả dối, ẩn chứa những ý nghĩ không tốt đẹp

+ Vỗ vai cười hỏi " mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ"

                             ----> Bộc lộ sự cố ý: châm biếm, lăng mạ

+ Giọng nói ngọt ngào

+ Ánh mắt long lanh, nhìn chằm chặp ---> Cái nhìn săm soi

---> Cô Hồng là người lạnh lùng, tàn nhẫn

Dù Hồng là cháu của cô, khi Hồng trải qua nỗi khổ đau đớn như vậy, đáng nhẽ phải an ủi Hồng, nhưng lại cố ý làm Hồng đau đớn thêm.

- Nghệ thuật: Miêu tả tăng tiến, trình tự thời gian

---> Thấy được sự nham hiểm của bà cố

...

mk chỉ gạch ý chính trong phần Thân Bài thôi, còn muốn viết thành bài văn thì bn dựa zô mak làm nha

Bình luận (0)
AI
16 tháng 7 2021 lúc 9:31

Phân tích nhân vật người cô qua các phương diện: 

- Ngôn ngữ: Lời nói độc địa, sáo rỗng, giả dối, giễu cợt

=> Nội dung của câu đối thoại mang ý nghĩa lăng mạ 

- Nội tâm: Dã tâm, cay độc, mỉa mai, muốn khoét sâu nỗi thương tâm của chú bé Hồng 

=> Tỏ sự "thương xót" cho cậu bé, đồng thời nói xấu người mẹ bất hạnh của chú

- Cử chỉ hành động: nụ cười rất kịch, tỏ sự ngậm ngùi thương xót cho thầy của Hồng

=> Cố tình đổ thêm dầu vào lửa, đục thủng tình thương yêu mẹ của tác giả 

=> Làm cho nạn nhân thêm đau xót, lòng thắt lại, đau tận tâm can, xót từng khúc ruột, chỉ biết câm nín nghe những lời lăng mạ, xúi giúc độc ác của bà dì 

========================================================INSTAGRAM: @studie_hard_today 

Bình luận (0)
MN
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
HP
Xem chi tiết
LC
12 tháng 10 2021 lúc 20:13

trong câu"Khi nhắc đến mẹ tôi,cô tôi chỉ có ý reo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi,khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi."Cho thấy:Hồng không bao giờ tin vào những gì cô của mình nói,vì những lời nói đó chỉ để khinh miệt và ruồng rẫy mẹ của cậu.Cho thấy cậu rất ghen ghét bà cô này,khinh bỉ và cho rằng bà cô là thứ "rắp tâm tanh bẩn" Bằng chứng là ở câu:"Nhưng đời nào tình yêu thương của mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến" Bà cô đó không những như vậy mà còn cố ý rất nhiều lần làm cho Hồng đau khổ,bằng cách nhắc lại nhiều lần về chuyện mẹ của cậu.Chi tiết:"Khi nhắc lại mợ tôi,cô tối chỉ reo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi"Câu đó nói lên rằng là:bà cô đó rất nhiều lần nói như thế với tác giả.

  Kết lại,suy nghĩ của tác giả với đoạn hội thoại với bà cô là:bà cô là một thứ rắp tâm tanh bẩn,khinh bỉ và không bao giờ tin những gì bà cô nói.

mong bn cho tick ạ,anh chị CTV nào qua đây cho e tick với ạ,up rank ạ

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
14 tháng 5 2017 lúc 2:43

Trong cuộc hội thoại giữa bé Hồng và người cô, mỗi nhân vật:

    + Chú bé Hồng có 2 lượt lời.

    + Người bà cô có 6 lượt lời.

Bình luận (0)
NA
Xem chi tiết
BS
Xem chi tiết
H24
4 tháng 11 2021 lúc 14:54

tham khảo:

Đoạn trích cuộc đối thoại giữa bé Hồng và bà cô đã giúp ta có thể cảm nhận một cách sâu sắc tình cảm mà bé Hồng dành cho mẹ mình. Mở đầu, nghe cô hỏi, Hồng muốn gặp mẹ nhưng nhận ra sự giả dối của bà cô nên đành im lặng, tìm câu trả lời phù hợp. Trong kí ức bé sống dậy vẻ mặt hiền từ và rầu rầu của mẹ. Từ “cúi đầu không đáp” đến “cười và đáp lại cô tôi” thể hiện sự phản ứng thông minh của Hồng. Chú biết cảnh giác trước âm mưu của bà cô, không muốn cô xâm phạm đến danh dự của mẹ. Sau lờì nói thứ hai, thứ ba của bà cô, (khi thái độ mỉa mai nhục mạ đã bộc lộ trắng trợn) thì bé́ Hồng không kìm nén nỗi đau đớn, phẫn uất, tủi nhục, xúc động vì thương mẹ, thương thân … Nước mắt em “ròng ròng chảy xuống hai bên mép rồi chan hoà, đầm đìa ở cằm và cổ”.Không cười gượng như lần trước, Hồng “cười dài trong tiếng khóc”. Chi tiết này chứng tỏ Hồng đang cố nén nỗi đau xót, phẫn uất đang trào dâng. Trước bà cô cay nghiệt, bé Hồng nhỏ bé mà tự tin, thông minh ̀ kiêu hãnh và dạt dào niềm tin về người mẹ khốn khổ...
Tâm trạng đau xót, uất ức của Hồng đạt đến đỉnh điểm khi nghe cô tươi cười kẻ về tình cảnh tội nghiệp của mẹ mình. Từ căm ghét cô, bé Hồng căm thù những hủ tục phong kiến ̣: “ Cô tôi chưa dứt câu… Giá những cổ tục là.…… mới thôi” Những so sánh liên tiếp, những động từ mạnh, giọng văn dồn dập thể hiện được nỗi uất hận, căm ghét mãnh liệt của bé Hồng đối với những hủ tục phong kiến mà bà cô là người đại diện.

Bình luận (0)
BS
Xem chi tiết