Những câu hỏi liên quan
DV
Xem chi tiết
CA
6 tháng 9 2017 lúc 20:29

https://hoc24.vn/hoi-dap/question/423870.html vào đây cho nhanh đánh máy thì mỏi tay lắm

Bình luận (0)
LH
Xem chi tiết
YT
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
KH
1 tháng 9 2018 lúc 22:20

Sáng sớm ngày 12 tháng 10 năm 1492, nhà hàng hải Christopher Columbus đã bước lên bờ một hòn đảo thuộc châu Mỹ, một miền đất chưa ai được biết đến. Ðây là một sự kiện lịch sử, đã mở đầu cho việc tìm hiểu Tân Thế Giới và dẫn tới việc phổ biến nền văn minh tây phương trên lục địa này.

Christopher Columbus đã tới được Tân Thế Giới do sự tình cờ. Chủ đích của ông là đi tìm một con đường biển để tới châu Á và khi nhìn thấy miền đất này, ông Columbus đã tin tưởng cho tới ngày qua đời rằng ông đã đạt được mục tiêu. Dù cho có sự nhần lẫn đó, người đời sau vẫn xếp ông Columbus là một trong các nhà hàng hải lớn lao nhất.

Cha của Christopher Columbus tên là Domenico Colombo, là một người thợ dệt len, có cơ sở thương mại tại thành phố cảng Genoa, nước Ý. Christopher tên thật là Cristoforo, ra đời vào cuối mùa hè hay đầu mùa thu năm 1451. Lúc thiếu thời, Christopher cùng với em trai tên là Bartholomew giúp cha trong việc chải len. Khi lớn lên, cũng giống như các thanh niên khác của xứ Genoa, Christopher đã theo các đoàn tầu thuyền đi đánh cá mòi và có lẽ đi tới tận đảo Corsica. Christopher cũng có dịp tới các bờ biển Bắc Phi và trong các chuyến hải hành này, chàng đã học hỏi được kỹ thuật đi biển. Vào năm 1476, Christopher Columbus đã theo tầu buôn xứ Genoa tới hải cảng Lisbon thuộc xứ Bồ Ðào Nha rồi tới cả nước Anh và miềnFlanders. Vào thời kỳ này, các quốc gia thuộc miền Ðịa Trung Hải đang gây chiến với nhau, vì vậy các tầu buôn đều phải có hộ tống. Con tầu chở Christopher khi tới phần biển phía nam của Bồ Ðào Nha thì bị tầu lạ tấn công và bị chìm. Christopher bơi được vào bờ và tìm đường tới Lisbon. Vào cuối thế kỷ 15, Bồ Ðào Nha là quốc gia đứng đầu về viễn du hàng hải. Trong một nửa thế kỷ và dưới sự bảo trợ của Hoàng Tử Henry, các thủy thủ Bồ đã thực hiện được các cuộc hải hành quan trọng tới các miền bờ biển Bắc Phi và đã mang về nhiều tài sản giá trị. Nhiều thương nhân gốc Genoa đã làm ăn phát đạt tại Lisbon và vì vậy, Christopher Columbus đã nhìn thấy cơ hội có thể trở nên một thuyền trưởng của các con tầu biển Bồ Ðào Nha. Việc đầu tiên Christopher Columbus phải làm là học nói, đọc và viết các tiếng La Tinh, tiếng Bồ và tiếng Castilian là ngôn ngữ chính của Tây Ban Nha, để có thể tự mình hiểu rõ các sách nói về địa dư. Christopher cũng mưu sinh trong một thời gian bằng nghề vẽ bản đồ. Năm 1479, Christopher kết hôn với cô Dona Felipa Perestrello, có cha là một trong các thuyền trưởng của Hoàng Tử Henry. Họ đã có một con trai tên là Diego. Nhờ giai cấp gia đình cao sang của vợ, Christopher có thể giao du với các nhân vật quan trọng và cũng nhờ vợ, ông đã có được bộ sưu tập các bản đồ của người cha vợ thuyền trưởng và sau đó, tìm hiểu thêm các khám phá và kế hoạch của nước Bồ Ðào Nha. Vào năm 1481, Christopher Columbus phục vụ dưới quyền của Vua John II của Bồ Ðào Nha và đã đi tới Elmina, một hải cảng thương mại của nước Bồ trên miền Bờ Biển Vàng (Gold Coast) của châu Phi. Christopher Columbus là người tự học, biết nhìn xa trông rộng lại có nhiều kinh nghiệm hàng hải nhờ các chuyến viễn du. Giống như nhiều nhà trí thức đương thời, Christopher biết rằng trái đất tròn. Do tin tưởng rằng bằng đường biển đi về hướng tây, ông có thể tới được châu Á là một miền đất giàu có. Hơn 200 năm về trước, Marco Polo đã mô tả nước Trung Hoa khiến cho các người châu Âu rất thèm muốn tới được châu Á. Hàng hóa của châu Á nếu vận chuyển bằng đường bộ, sẽ gặp nhiều trắc trở và bị hư hỏng, khiến cho giá thành tăng cao. Như vậy, các con tầu biển có thể chuyên chở nhiều hàng hóa hơn, sẽ khiến cho giá phẩm vật rẻ hơn. Tới lúc này, các thủy thủ Bồ Ðào Nha đã tìm thấy con đường vòng qua phía nam của châu Phi để đi tới Ấn Ðộ. Christopher tin rằng châu Á nằm ở phía tây của châu Âu nhưng vấn đề đặt ra là khoảng cách giữa hai châu này là bao nhiêu. Christopher Columbus đã nghiên cứu các chi tiết về khoảng cách đề cập trong Thánh Kinh, trong cuốn sách du lịch của Marco Polo và trong cuốn "Imago Mundi" (Hình ảnh của Thế Giới) của Hồng Y Pierra d' Ailly xuất bản vào đầu thế kỷ 15, cũng như căn cứ vào các lập luận của một nhà địa dư người Ý kiêm bác sĩ, có tên là Paolo Toscanelli, để đi tới phần kết luận quá lạc quan là nước Trung Hoa chỉ cách châu Âu 3,500 dậm về hướng tây trong khi khoảng cách thực sự là 11,766 dậm. Sau nhiều năm nghiên cứu với các dẫn chứng từ các học giả và từ các người đi biển danh tiếng, Christopher Columbus đã đệ trình kế hoạch thám hiểm của mình lên Vua John II của nước Bồ Ðào Nha vào năm 1484. Một ủy ban của nhà vua đã cứu xét dự án rồi bác bỏ vì lý do khó tin. Trong khi đó, người vợ qua đời, Christopher bèn mang con qua nước Tây Ban Nha, tìm kiếm người tài trợ kế hoạch. Ông gửi con cho các sư huynh tại tu viện La Rabida. Tại nước Tây Ban Nha, Christopher Columbus nhờ một số bạn bè có thế lực đệ trình kế hoạch thám hiểm lên Vua Ferdinand và Nữ Hoàng Isabella. Mặc dù đang bận tâm về cuộc chiến tranh với người Moors tại Granada, hai vị vua này cũng giao kế hoạch cho một ủy ban cứu xét và trong khi chờ đợi, ông Columbus đã cưới bà Beatriz Enriquez de Harana. Họ có một người con tên là Fernando. Do cứu xét lại kế hoạch của Columbus, Vua John mời nhà thám hiểm trở lại Bồ Ðào Nha nhưng đúng vào lúc này, Bartholomew Dias đã trở về sau khi tìm thấy Mũi Hảo Vọng. Như vậy con đường biển đi tới Ấn Ðộ đã được mở ra và người Bồ Ðào Nha không còn quan tâm tới con đường hướng về phía tây nữa. Trước tin tức này, Columbus đành ở lại Tây Ban Nha. Tháng 1 năm 1492, quân đội Tây Ban Nha đã chiến thắng tại Granada nên Vua Ferdinand và Nữ Hoàng Isabella đồng ý tài trợ chuyến đi của Columbus. Yếu tố quan trọng thứ nhất trong quyết định này là do vị quan Luis de Santagel, người thủ quỹ Cơ Mật Viện của Nữ Hoàng, đã hứa với nhà vua rằng ông ta sẵn sàng dùng tài sản tư để tài trợ dự án. Yếu tố thứ hai là vì Tây Ban Nha không được chính thức chấp nhận dùng con đường biển qua Tây Phi Châu, khi đó đã do nước Bồ Ðào Nha kiểm soát. Ngoài sự đồng ý tài trợ, hai nhà vua Tây Ban Nha này cũng hứa sẽ ban cho Christopher Columbus tước hiệu Ðô Ðốc của Ðại Dương (Admiral of the Ocean Sea) và Phó Vương của tất cả các hải đảo và lục địa nếu tìm thấy được.

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
MP
14 tháng 9 2023 lúc 18:56

Giới thiệu về công cuộc khai phá vùng đất phía Nam

Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, cuộc khai phá được đẩy mạnh

Năm 1611, Nguyễn Hoàng lập phủ Phú Yên

Năm 1620, chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả con gái cho Quốc vương Chân Lạp Chey Chettha II. Chúa Nguyễn trở thành chỗ dựa cho vua Chân Lạp để đối phó với nước Xiêm. Đồng thời cư dân Việt ở vùng đất Nam bộ tự do khai khẩn đất, làm ăn sinh sống.

Năm 1623, Chúa Nguyễn đã lập thương điếm ở vị trí tương ứng với Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) để thu thuế. Vào thời điểm đó, cư dân Việt đã có mặt hầu khắp miền Đông Nam Bộ và Sài Gòn.

Theo Đại Nam thực lục tiền biên, tháng 9 năm Mậu Tuất (năm 1658), vua nước Chân Lạp là Nặc Ông Chân (Chan Ramathipati) xâm lấn đất đai của Chúa Nguyễn ở vùng Mô Xoài (Bà Rịa), đã bị quan quân địa phương bắt giải về Phú Xuân. Chúa Nguyễn Phúc Tần “tha tội cho và sai hộ tống về nước, khiến làm phiên thần hàng năm nộp cống”. Tư liệu trên xác nhận những hoạt động quan trọng đầu tiên của Chúa Nguyễn trên con đường hình thành và bảo vệ chủ quyền của mình đối với vùng đất Nam Bộ.

Năm 1708, để bảo vệ cư dân vùng đất Hà Tiên (Hà Tiên- Long Xuyên - Bạc Liêu- Cà Mau ) lúc đó trước sự tiến công cướp bóc của người Xiêm nên Mạc Cửu đã xin và được nội thuộc vào triều đình chúa Nguyễn.

Đến năm 1757, khi đất Tầm Phong Long (tương đương với vùng Tứ Giác Long Xuyên) được vua Chân Lạp là Nặc Tôn dâng cho chúa Nguyễn để đền ơn cứu giúp lúc hoạn nạn và giành lại ngôi vua, quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ của người Việt trên vùng đất Nam Bộ cơ bản đã hoàn thành.

Quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa trong các thế kỉ XVI – XVIII.

Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được ghi chép trong Bản đồ do Đỗ Bá vẽ vào thế kỉ XVII dưới tên là Bãi Cát Vàng

Năm 1803, Vua Gia Long cho tái lập các đội Hoàng Sa, Bắc Hải và đặt trong cơ cấu tổ chức chung của các đội Trường Đà, có chức năng khai thác và quản lý toàn bộ khu vực Biển Đông. Đặc biệt trong các năm 1815, 1816, vua Gia Long liên tục tổ chức các hoạt động thăm dò đường biển, triển khai các hoạt động thực thi chủ quyền một cách kiên quyết và đồng bộ ở Hoàng Sa và Trường Sa. Các đội Hoàng Sa, Bắc Hải hoạt động mạnh và hiệu quả dưới thời Gia Long cho đến đầu thập kỷ 20 của thế kỷ XIX thì được tích hợp vào đội Thủy quân của triều đình Minh Mệnh.

Vua Minh Mệnh đã đẩy hoạt động chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa lên đỉnh cao nhất so với tất cả các triều đại quân chủ Việt Nam trước và sau ông với các hình thức và biện pháp như vãng thám, kiểm tra, kiểm soát, khai thác hóa vật và hải sản, tổ chức thu thuế và cứu hộ tàu bị nạn, khảo sát đo vẽ bản đồ, dựng miếu thờ, lập bia chủ quyền, trồng cây để cho người qua lại dễ nhận biết... Lực lượng được ông điều động ra làm nhiệm vụ ở Hoàng Sa, Trường Sa lúc này không chỉ có Thủy quân mà còn có cả Vệ giám thành, Biền binh, binh đinh, dân phu. Mỗi chuyến ra đi như thế đều có quyết định của triều đình và nhiều khi chính nhà vua trực tiếp quyết định việc có cho thuyền ra khơi ngay hay tạm dừng lại. Sau khi kết thúc công việc ngoài biển khơi, thuyền phải chạy thẳng về Huế để báo cáo tình hình, khai nộp hóa vật, hải vật. Nhà vua thông qua Bộ Công kiểm tra, đánh giá, luận công, định tội, thưởng phạt nghiêm minh.

Bình luận (0)
QL
14 tháng 9 2023 lúc 19:53

(*) Tham khảo: Một số hoạt động thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa trong các thế kỉ XVI - XVIII

- Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một dải những hòn đảo được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau trong các bộ chính sử của các triều đại phong kiến Việt Nam, như: Bãi Cát Vàng, Cồn Vàng, Vạn Lý Hoàng Sa, Vạn Lý Trường Sa, Đại Trường Sa,...

- Theo ghi chú bản đồ trong bộ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (biên soạn vào thế kỉ XVII), quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc phủ Tư Nghĩa (Quảng Ngãi).

 

- Để thực thi chủ quyền của nhà nước Đại Việt đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã cho lập hải đội Hoàng Sa (sau này lập thêm đội Bắc Hải - đặt dưới sự quản lí của đội Hoàng Sa).

+ Các nhiệm vụ của hải đội Hoàng Sa, Bắc Hải: khai thác sản vật trên các đảo, quần đảo; bảo vệ, canh giữ các đảo ở Biển Đông; thu gom những hàng hóa của các tàu nước ngoài bị đắm ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa về nộp cho triều đình.

+ Đội Hoàng Sa qua ghi chép của Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục được thành lập trên cơ sở tuyển chọn 70 dân đinh xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi.

+ Thời gian hoạt động của hải đội Hoàng Sa được xác định là khoảng từ tháng 2 đến tháng 8 hằng năm.

- Dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền chúa Nguyễn, quá trình thực thi chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được thực hiện một cách liên tục suốt từ thế kỉ XVII và được tiếp nối dưới thời nhà Tây Sơn (thế kỉ XVIII) và nhà Nguyễn.

Bình luận (0)
DL
Xem chi tiết
NL
2 tháng 9 2016 lúc 16:06

1) Là người dân châu Á, em rất vui khi được gặp gỡ, giao lưu với người châu Âu tại các nước châu Á sau các cuộc phát kiến địa lý.

2) Nếu sống ở thế kỉ XV, em tán thành hướng tìm con đường sang phương Đông của Cô-lôm-bô. Vì đó là 1 bước tiến rất lớn cho sau này.

Câu 3 mink k0 bít

Bình luận (0)
NC
4 tháng 9 2017 lúc 20:00

3.Các nhà hàng hải châu Âu đã mua lụa ở châu Á vì ở các nước châu Âu họ không sản xuất ra lụa nên phải mua mặt hàng này ở châu Á để trao đổi,buôn bán lục với những mặt hàng mà họ làm ra.

Bình luận (0)
BT
Xem chi tiết
ML
Xem chi tiết
ND
14 tháng 8 2023 lúc 16:26

Tham khảo
* Nét chính về tình hình thương nghiệp trong các thế kỉ XVI - XVIII:

- Nội thương:

+ Hoạt động buôn bán trong dân đã trở nên phổ biến.

+ Chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi và thường hợp theo phiên.

Ngoại thương phát triển mạnh:

+ Có quan hệ giao thương với thương nhân nhiều nước trên thế giới, như: Bồ Đào Nha, Hà Lan, Nhật Bản,…

+ Trong quá trình giao thương: người Việt bán các sản phẩm: tơ lụa, đường trắng, đồ gốm, lâm sản,... và mua về các mặt hàng như: len dạ, bạc, đồng, vũ khí...

+ Thương nhân nhiều nước đã xin lập phố xá, thương điếm để buôn bán lâu dài

- Nhiều đô thị hưng khởi do sự phát triển của thương mại:

+ Ở Đàng Ngoài có: Kẻ Chợ (Thăng Long), Phố Hiến (Hưng Yên),…

+ Ở Đàng Trong có: Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam), Bến Nghé - Sài Gòn,…

* Điểm mới so với những giai đoạn trước đó:

- Chính quyền Đàng Trong và Đàng Ngoài có quan hệ giao thương với thương nhân nhiều nước trên thế giới, như: Nhật Bản, Trung Hoa, Hà Lan, Anh, Pháp,… Thương nhân các nước (nhất là các nước phương Tây) xin lập phố xá, thương điếm để buôn bán lâu dài.

- Bên cạnh những đô thị được hình thành từ trước đó, ở các thế kỉ XVI - XVIII, xuất hiện nhiều đô thị mới với hoạt động giao thương sầm uất, tấp nập, như: Hội An (Quảng Nam); Bến Nghé - Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh); Cù Lao Phố (Biên Hòa, Đồng Nai); Mỹ Tho (Tiền Giang); Hà Tiên (Kiên Giang),…

Bình luận (0)
TN
Xem chi tiết
BK
1 tháng 11 2021 lúc 12:43

Tham khảo

Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí là:

- Nhu cầu về vàng bạc, nguyên liệu, nhân công và thị trường mới của châu Âu. 

- Các nước phương Tây  muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông.

- Những tiến bộ về kĩ thuật hàng hải: la bàn, kĩ thuật đóng tàu... là điều kiện để thực hiện các cuộc phát kiến địa lý.

Nguyên nhân:

- Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất làm cho nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày một tăng.

- Từ thế kỉ XV, con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải do người Ả-rập độc chiếm.

=> Vấn đề cấp thiết đặt ra là phải tìm con đường thương mại giữa phương Đông và châu Âu.

- Khoa học - kĩ thuật có những bước tiến quan trọng. Đây chính là tiền đề cho các cuộc phát kiến địa lí.

+ Có những hiểu biết về đại dương, quan niệm đúng đắn về hình dạng Trái Đất.

+ Vẽ được nhiều bản đồ, hải đồ ghi rõ các vùng đất, các hòn đảo có cư dân.

+ Máy đo góc thiên văn, la bàn được sử dụng.

+ Kĩ thuật đóng tàu có những tiến bộ mới, đóng được tàu có bánh lái và hệ thống buồm lớn như loại tàu Ca-ra-ven.

 

Bình luận (0)
DP
2 tháng 11 2021 lúc 15:18

-do nhu cầu phát triển sản xuất

-Tiến bộ về kỹ thuật hàng hải

Bình luận (0)