Những câu hỏi liên quan
TC
Xem chi tiết
LQ
7 tháng 2 2017 lúc 4:40

- Tình yêu là sự quyến luyến của 2 người khác giới. Tình yêu chân chính xuất phát từ sự đồng cảm sâu sắc giữa hai người, là sự chân thành, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau.

- Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, được Nhà nước thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hoà thuận, hạnh phúc.

- Vợ và chồng phải có thái độ tôn trọng, bình đẳng, yêu thương, thuỷ chung, chăm sóc nhau. Có trách nhiệm cùng lao động để đảm bảo cuộc sống của gia đình, có trách nhiệm cùng nhau chăm sóc, nuôi dạy con cái trưởng thành...

Bình luận (0)
TC
Xem chi tiết
LQ
11 tháng 1 2017 lúc 9:36

Đáp án : 

Xã hội không can thiệp đến tình yêu cá nhân nhưng có trách nhiệm hướng dẫn mọi người có quan niệm đúng đắn về tình yêu, đặc biệt ở những người bắt đầu bước sang tuổi thanh niên.

Đáp án cần chọn là: A

Bình luận (0)
MM
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
UT
22 tháng 3 2022 lúc 15:06

Đoạn thơ nào e.

Bình luận (0)
NH
22 tháng 3 2022 lúc 15:07

thiếu 

Bình luận (0)
GH
22 tháng 3 2022 lúc 15:07

đoạn thơ nào ?

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
LP
20 tháng 10 2016 lúc 16:29

Trách nhiệm là điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình. Ai cũng có trách nhiệm bởi mỗi người đều có một vị trí nhất định trong các mối quan hệ xã hội, như gia đình, dòng họ, địa phương, tập thể, tổ chức chính trị - xã hội, công dân của một nước, thành viên của cộng đồng dân tộc và rộng nhất là của nhân loại... Trong các mối quan hệ đó, trách nhiệm được hình thành trên cơ sở những quy định của luật pháp, quy chế, thỏa thuận của tập thể, tổ chức, địa phương... Trách nhiệm còn được hình thành do dư luận xã hội và bị chi phối bởi dư luận xã hội.

Tinh thần trách nhiệm khác với ý thức trách nhiệm. Tinh thần trách nhiệm là kết quả nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của con người, từ đó chi phối hành động tích cực, tự giác của họ. Những người có nhận thức và hành động như thế được gọi là có tinh thần trách nhiệm cao.

Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, Người đã nêu lên hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam trong thời đại mới. Người đề cập đến đạo đức công dân và đạo đức cách mạng, chuẩn mực đạo đức chung của mọi người và chuẩn mực đạo đức riêng của cán bộ, ngành nghề, lứa tuổi, cấp bậc, chức vụ,... Trong nội dung đạo đức công dân và đạo đức cách mạng, có vấn đề về tinh thần trách nhiệm.

Hồ Chí Minh chỉ rõ: Đạo đức công dân là tuân theo pháp luật nhà nước; tuân theo kỷ luật lao động; giữ gìn trật tự chung... Đó là đóng góp (nộp thuế) để xây dựng lợi ích chung. Hăng hái tham gia công việc chung. Bảo vệ tài sản công cộng, bảo vệ Tổ quốc, cần, kiệm xây dựng nước nhà,...

Hồ Chí Minh bàn nhiều đến đạo đức cách mạng, đạo đức của cán bộ, đảng viên, công chức. Người yêu cầu cán bộ, đảng viên phải có đạo đức cách mạng. Điều này rất xác đáng, vì cán bộ, đảng viên là những người tiên tiến trong xã hội, phải đi trước để mọi người noi theo. Khi đề cập tới cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, Hồ Chí Minh bàn tới cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư đối với cán bộ, đảng viên, công chức. Cán bộ của từng lĩnh vực khác nhau lại có những yêu cầu khác nhau về chuẩn mực đạo đức, thậm chí cấp bậc khác nhau, chức vụ khác nhau, cũng phải có những chuẩn mực đạo đức khác nhau, như của cán bộ, chiến sĩ công an, cán bộ kiểm sát, tòa án, y tế,... Trong quân đội, Người yêu cầu chuẩn mực đạo đức đối với người tướng là phải trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung, làm gương cho đội viên, chiến sĩ...

Về đạo đức cách mạng của người đảng viên, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất. Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng. Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc. Ra sức học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, luôn luôn dùng tự phê bình và phê bình để nâng cao tư tưởng và cải tiến công tác của mình và cùng đồng chí mình tiến bộ”.

Trong lời kết thúc buổi ra mắt Đảng Lao động Việt Nam (3/3/1951), Hồ Chí Minh nói: "Đảng Lao động Việt Nam không sợ kẻ thù nào dù cho chúng hung tợn đến mấy, không sợ nhiệm vụ nào dù nặng nề nguy hiểm đến mấy, nhưng Đảng Lao động ViệtNam sẵn sàng vui vẻ làm trâu ngựa, làm tôi tớ trung thành của nhân dân".

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức đối với Tổ quốc, đối với nhân dân bắt nguồn từ nguyên lý: "Nước lấy dân làm gốc", "sự nghiệp cách mạng là do nhân dân tiến hành", "nhân dân là người làm ra lịch sử"...Người khẳng định: Không có nhân dân, Đảng, Chính phủ không đủ lực lượng. Sức mạnh nhân dân là vô địch. Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Có dân là có tất cả. Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong... Để tập hợp và phát huy sức mạnh vô địch của nhân dân, Đảng, Chính phủ có trách nhiệm tổ chức, vận động nhân dân, giảng giải lý luận, chiến lược, sách lược cho dân, làm cho dân nhận rõ tình hình, đường lối và định phương châm cho đúng. Đảng lãnh đạo quần chúng quyết tâm thực hiện nhiệm vụ, giành thắng lợi trong mỗi giai đoạn cách mạng đi đến thắng lợi cuối cùng.

Cán bộ, đảng viên, công chức và nhân dân đều phải có bổn phận đối với đất nước. Trong xã hội ta, nước là nước của dân; dân là chủ và dân làm chủ, có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nước độc lập thì ai cũng được tự do; nếu mất nước thì ai cũng phải làm nô lệ. Trong chế độ mới, cán bộ, công chức là người phụ trách trước đồng bào; thực hiện bổn phận trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, tổ chức, lôi cuốn nhân dân. Cán bộ, đảng viên phải là những người đi trước để nhân dân noi theo.

Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh tựu trung lại là "hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân".

Bạn tham khảo nha! Mk đăng muộn rồi.

Bình luận (0)
TP
20 tháng 10 2016 lúc 21:20
Người Việt vốn trọng đạo lí và giàu lòng nhân ái nên mới giảm nhẹ tính bi thương của truyện bằng những hình ảnh có tính chất kì ảo: An Dương Vương được Rùa Vàng đưa xuống thuỷ cung ; lời khấn nguyện của Mị Châu ứng nghiêm máu nàng chảy xuống biển, một loài trai ăn phải hoá thành ngọc; ngọc Mị Châu đem rửa bằng nước giếng nơi Trọng Thuỷ trầm mình thì sẽ sáng ngời. Truyện An Dương Vương, Mị,Châu – Trọng Thuỷ được nhiều thế hệ người Việt Nam yêu thích bởi giá trị nội dung sâu sắc và giá trị nghệ thuật độc đáo của nó. Thông qua truyện, chúng ta có thể hình dung được phần nào về bi kịch mất nước của dân tộc ta thời kì Âu Lạc và càng thấm thía hơn bài học giữ nước mà tổ tiên ta đã đúc kết. Câu chuyện còn nhắc nhở chúng ta bài học về bạn và thù; mối quan hệ giữa nước và nhà… Những bài học lớn rút ra từ truyền thuyết này luôn luôn nóng hổi ý nghĩa giáo dục trong mọi hoàn cảnh và mọi thời đại.Trọng Thủy đã phải trả giá cho sự lừa dối khi hắn chỉ còn mang được xác Mị Châu về chôn cất. Với kẻ cướp nước, nhân dân ta không để cho hắn chiếm đoạt và tiếp tục lừa phỉnh Mị Châu. Nhưng điều đáng nói hơn là cái chết lao đầu xuống giếng của Trọng Thủy và kết thúc câu chuyện: “Người đời sau mò được ngọc trai ở biển Đông, lấy nước giếng mà rửa, thì thấy trong sáng thêm”. Sự lừa dối nhơ nhớp của Trọng Thủy là lời cảnh tỉnh : chỉ có tình yêu chân thành mới được đền đáp xứng đáng, không thể nào tình yêu đồng hành với những toan tính thấp hèn, tham vọng cướp nước.
Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy muôn đời vẫn còn giá trị từ ý nghĩa nhân văn, từ bài học cảnh giác cũng như lời nhắc nhở về cách giải quyết các mối quan hệ riêng – chung, cá nhân – cộng đồng. Câu chuyện bi kịch thấm thía ấy cũng là sư ïthể hiện lập trường và tình cảm rõ ràng của nhân dân ta trước các vấn đề lịch sử và quan hệ con người.
Bình luận (0)
DT
Xem chi tiết
PT
24 tháng 12 2021 lúc 14:17

D

Bình luận (0)
NP
Xem chi tiết
MS
15 tháng 5 2018 lúc 20:05

Tình yêu đó cứ lớn dần theo năm tháng, đến bây giờ khi bước chân vào trường trung học phổ thông ta mới phần nào hiểu được tình yêu thiêng liêng của mẹ.

Một sớm mai thức dậy, ta đã cảm nhận được bàn tay mẹ hiền ôm ấp đêm qua, giờ đây lại chuẩn bị nắm cơm buổi sáng trước lúc ta đến trường. Khi ta vào lớp, bàn tay mẹ lại tần tảo nắng mưa ngoài nương rẫy lo cho ta buổi cơm thường nhật, từng mảnh áo ấm trong những tiết trời lập đông. Cứ thế, tình mẫu tử luôn hiện hữu, cứ mãi chở che, mơn trớn, vỗ về, yêu thương, trìu mến trên mỗi nẻo đường con đến lớp.

Tình mẹ tràn đầy, trinh trắng như mặt nước hồ thu buổi sớm mà vẫn chân chất, mộc mạc, gần gũi tinh tươm tựa trang giấy học trò. Có lẽ khi con người còn chưa biết mặt chữ thì tình mẫu tử đã thể hiện đủ đầy, lung linh như ánh trăng rằm trong những câu ca dân gian xưa. Nay trên tất cả các phương tiện trao đổi thông tin, nghệ thuật, hình ảnh người mẹ lại càng được tôn vinh hơn nhưng chắc vẫn chưa bao giờ đủ để nói lên sự hy sinh và tình yêu người mẹ dành cho ta.

Bình luận (0)
MC
Xem chi tiết
VL
2 tháng 3 2016 lúc 13:49

Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Xuân Diệu đến với cuộc đời mới trong niềm vui chào đón, hồ hởi. Một chặng đường mới, những đóng góp mới tiêu biểu nhất trong những năm đầu Cách mạng tháng Tám là Ngọn quốc kỳ và Hội nghị non sông. Xuân Diệu gọi đó là những trường ca “viết bằng hồn”, khi tâm hồn gắn với đất nước và nhân dân, và đất nước đã bước sang trang sử mới. Tứ thơ, lời thơ toả sáng mà ấm áp với bao cảm xúc yêu thương, trân trọng, ngợi ca những biểu tượng về cuộc sống, con người của đất nước mới hồi sinh.

 Xuân Diệu cảm kích với ngày hội non sông “Giòng giống Việt thật hả lòng, hả dạ!” và tác giả thắm thiết ngợi ca:

            Hội này đây mặt trời dọi với trăng

            Cả dân tộc đứng hiên ngang nhật nguyệt

            Đất trường cửu ngắm với trời với đất

            Nói vô cùng còn mãi  nước muôn năm

                        (Hội nghị non sông)

Ngoài ra phải kể đến những bài thơ đả kích. Càng thiết tha yêu cuộc đời mới càng căm thù những kẻ phá hoại cuộc sống yên lành. Bọn Quốc dân đảng đảo điên tìm mọi cách phá hoại cách mạng. Cách mạng được dân bảo vệ. Chúng hô hào tổng đình công nhưng chợ vẫn họp, cửa hàng vẫn mở. Xuân Diệu viết bài Tổng... bắt đình công để phản đối bọn phản động.

Tổng đình công đấy, nghĩ mà thương

Phố đóng sao mà cửa mở toang?

Tàu điện long cong ra vẫn chạy

Đồng Xuân ầm ĩ họp như thường!

Tổng đình công hỡi, tổng đình công!

Dân chúng sao mà xỏ chúng ông?

Tưởng chắc được dân nên mới tổng

Mà dân không được thế là tong.

                (Tổng... bất đình công)

Xuân Diệu vốn không phải là nhà thơ châm biếm. Trước Cách mạng chủ yếu là nhà thơ của tình yêu, tình thương, nỗi buồn nhưng trong một số bài văn viết về người cạo giấy ở văn phòng, viết về một số kẻ lang thang cơ nhỡ kể cả viết về loài vật cũng đã mang ít nhiều chất châm biếm. Có sống những ngày tháng Tám ở Hà Nội mới thấy hết không khí cách mạng của quần chúng và cả thái độ của bọn phản cách mạng. Nhưng cách mạng đã vững bước đi lên, trái tim của Xuân Diệu rạo rực tuổi thanh niên. Chào đón cách mạng ở tuổi 27 nhưng tấm lòng Xuân Diệu đã đến với cách mạng từ phong trào Việt Minh những năm 1943-1944. Anh chứng kiến không khí chuẩn bị chiến tranh của Hà Nội và càng cảm phục:

Đất đào xuống cho biết lòng mỗi phố

Sắt trồng lên, cây ngã xuống ngang tàng,

Đây rầm rầm đêm 19 hiên ngang

Hà Nội đứng với cả lòng biển lửa

                            (Thủ đô đêm mười chín)

Xuân Diệu thiết tha yêu cuộc sống. Nếu trước đây là lòng yêu đời qua tình yêu lứa đôi, yêu thiên nhiên thì nay tình yêu cụ thể hơn, yêu đất nước, cuộc sống, con người. Bài thơ Trở về viết nhân kỷ niệm Cách mạng tháng Tám mang không khí yêu đời đó, rất thiết tha và tươi thắm:

Cũng bởi vì tôi nhớ, tôi mong

Một sớm mai hồng tôi sẽ lên đường trở lại

Giữa vũ trụ nhân gian trong gia đình xã hội

Giữa quốc gia nhân loại trong thế giới hoà bình

Một sớm mai hồng, vắng một bình minh

Xanh mắt trẻ em

Hồng môi thiếu nữ.

... Tôi phải về nghe dự nhạc đoàn viên

Nhân loại mới nói cười như trẻ nhỏ.

                                         (Trở về)

Xuân Diệu thích nói đến nhân loại mới với niềm hân hoan chào đón:

Trong lúc tầm lên nhân loại mới

Lòng tôi như thể chiếc nong xanh.

Nhân loại mới như lúa tằm đang lên; nhân loại mới nói cười như trẻ nhỏ... cũng chính là nói một phần cho mình. Mình như trẻ lại, hoà nhập với số đông. Và có những câu thơ của Xuân Diệu chân tình đến vồ vập:

Trời ơi quần chúng hóa tình nhân

(Mê quần chúng)

Xuân Diệu đến với quần chúng từ những ngày đầu cách mạng và cảm thấy chất thơ phải được khơi nguồn từ cuộc đời mới:

Có một suối thơ chảy từ gần gũi

Ra xa xôi và lại đến gần quanh

Một suối thơ lá ngọt với hoa lành

Nói trong xóm và giỡn cười dưới phố

                                           (Nguồn thơ mới)

Và Xuân Diệu yêu cái bình dị của cuộc đời. Chẳng có gì thật cao xa mà sao gần gũi:

Đời đáng yêu nhiều lúc có gì đâu

Miếng ván chênh vênh giữa nhịp cầu

Một buổi chiều sương nghe chó sủa

Sân hè thóc trải lượn bồ câu.

Và thật đáng yêu hương vị của làng quê:

Cái nắng ồ lên trong tiếng lá

Một làn gió nhẹ thoảng hương cau.

Và điều quan trọng nhất là cách nhìn cuộc sống. Phải nhìn đời với con mắt tin yêu lòng không u ám, trí không mất phương hướng.

Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non

Hãy để trẻ con nói cái ngon của kẹo

Hãy để cho bà nói má thơm của cháu

Hãy nghe tuổi trẻ ca ngợi tình yêu

                    (Đôi mắt xanh non)

Sau Cách mạng tháng Tám được sống với tư cách công dân, tấm lòng nghệ sĩ là tấm lòng công dân nên cảm hứng với đất nước không làm sao nói hết được: Việt thanh thanh, Việt sắc sảo mặn mà:

Miền Trung Bộ như vòng cung sắp bắn

Dáng em Nam mềm mại chiếc chân giò

Chị Bắc bộ cánh quạt xoè tươi tắn

Ba vẻ cùng biêng biếc một màu tơ

                        (Việt muôn đời)

Đó là những lời ca, tiếng nói buổi đầu đến với cách mạng. Có một cái gì đó gần gũi, non tơ, đằm thắm như mối duyên đầu:

Cái thuở ban đầu Dân quốc ấy

Nghìn năm chưa dễ mấy ai quên!

Và tình cảm ban đầu ấy ngày càng sâu đậm thiết tha qua năm tháng. Đi vào kháng chiến là quá trình quần chúng hoá của Xuân Diệu. Mỗi nhà thơ có một cách quần chúng hoá. Tố Hữu từ Từ ấy đã bộc lộ xu hướng quần chúng hoá trong Từ ấy với dân nghèo thành thị. Với Tiếng hát trên đê, anh đã quần chúng hoá với nông dân và càng gắn bó với nông dân cách mạng qua Bầm ơi, Bà mẹ Việt Bắc và cao nhất là trong bài Việt Bắc. Xuân Diệu quần chúng hoá với chùm thơ phát động. Xuân Diệu đến với quần chúng sớm nhưng giai đoạn sau có chững lại. Chùm thơ phát động là chùm thơ viết với tấm lòng thương cảm chân tình với người nông dân, với tấm lòng cảm phục. Bà cụ mù loà tìm đến được với ánh sáng mới:

Mẹ dù đau đớn mù loà

Ánh xuân sẽ dọi chan hoà tâm can.

Có lẽ trong những bài thơ viết về phát động quần chúng và cải cách ruộng đất thì những bài thơ của Xuân Diệu vẫn đứng lại được. Trở về với nhân dân là quá trình chuyển biến về nhận thức và tình cảm của tất cả các nhà thơ mới. Mỗi người quần chúng hoá theo một cách riêng. Huy Cận tiến hành quá trình quần chúng hoá từ những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Huy Cận đi chậm hơn nhưng lại có nhiều thành tựu đáng kể. Về với vùng mỏ, gắn bó với đời thơ, Huy Cận đã có một mùa thơ bội thu với các tập thơ Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa và Bài thơ cuộc đời. Còn Chế Lan Viên thì bắt đầu quá trình quần chúng hoá trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Theo Xuân Diệu thì “trước Cách mạng, thơ của Chế Lan Viên lạnh, không ấm bằng Hàn Mạc Tử. Có một số bài tình cảm ấm áp nhưng Chế Lan Viên vẫn dựa chủ yếu vào óc! Thơ của Chế Lan Viên là thơ của óc”. Ánh sáng và phù sa là tập thơ bộc lộ rõ rệt nhất quá trình đi từ chân trời một người đến chân trời tất cả”. Chế Lan Viên nói lên nỗi buồn cô đơn và quyết tâm “Phá cô đơn ta hoà hợp với người”. Chế Lan Viên hiểu rõ ngọn nguồn, ánh sáng đã soi rọi và phù sa bồi đắp cho tâm hồn tác giả trong cuộc đời mới. Với Xuân Diệu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp có một giai đoạn bế tắc, khó viết khoảng từ 1949-1953. Lúc này, Xuân Diệu cảm thấy đứng trên lập trường cái tôi không ổn nữa. Bị khủng hoảng. Tập Dưới sao vàng cũng chìm chìm không gây ấn tượng gì:

Kéo dài tâm trạng lênh đênh

Sống mà lắm lúc như mình bỏ đi. 

Khu 4 lúc đó không khí sáng tác có màu sắc riêng đô hội. Cuộc chỉnh huấn 1953 của văn nghệ sĩ đã đem lại cho Xuân Diệu ánh sáng mới:

Bước đầu tuy chưa là bao

Nhưng nghe đã rộng đã cao vô ngần

Tập Riêng chung ghi nhận những bước phát triển về tư tưởng của Xuân Diệu. Xuân Diệu chân tình ngợi ca cuộc sống mới “tôi thẳng thắn ngợi ca nền chuyên chính”. Xuân Diệu muốn đấu tranh chống lại con người xưa cũ của mình, con người hay bi luỵ, bùi ngùi, con người chạy theo hư danh, lá mặt lá trái “hai mặt người trên một mặt người ta”. Tấm lòng của nhà thơ với cuộc đời mới như trái tim hồng.

Một khối hồng đau đáu trong tim

Những câu thơ đẹp của Xuân Diệu ngợi ca đất nước và nhân dân:

Lòng yêu cuộc sống với nhân dân

Mạnh mẽ vươn xa lại toả gần

Đêm hoá làm sương ôm mặt đất

Ngày là nắng ấm giục mùa xuân.

Theo dõi bước đi của nhà thơ cách mạng càng thấy nhà thơ với quần chúng cách mạng là một, ngày càng gắn bó. Như một phương châm, một tâm sự có tính chất tuyên ngôn:

Tôi cùng xương thịt với nhân dân tôi

Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu

Tôi sống với cuộc đời chiến đấu

Của triệu người yêu dấu gian lao

Cuộc đời thơ của Xuân Diệu mở đầu là những trang thơ lãng mạn nhưng bộc lộ sâu sắc khát vọng tự do và tình yêu vươn tới cái đẹp mộng tưởng. Nửa chặng đường sau thơ Xuân Diệu trở về với cuộc đời thực, gắn bó với Tổ quốc, nhân dân và mang những phẩm chất mới cao đẹp mà thơ Xuân Diệu chưa thể có được trong trường thơ lãng mạn./.

Bình luận (0)
NH
3 tháng 3 2016 lúc 16:46

chung minh xuan dieu da tim ra 1 tieng noi moi qua bai tho voi vang

 

Bình luận (0)
NH
3 tháng 3 2016 lúc 16:46

chung minh xuan dieu da tim ra 1 tieng noi moi tu de tai da cu qua bai voi vang

Bình luận (0)