Những câu hỏi liên quan
MR
Xem chi tiết
2M
23 tháng 9 2021 lúc 18:22

13680:57 = 240

Bình luận (0)
NN
Xem chi tiết
TP
8 tháng 11 2021 lúc 22:16

Tham khảo

 

Chú bé Hồng có tình cảm yêu thương mẹ thắm thiết:

- Trước hết, chú không vì những lời lẽ xúc xiểm thậm chí lăng mạ về mẹ của bà cô làm cho ghét mẹ. (phân tích cuộc đối thoại giữa chú bé Hồng và bà cô).

- Chú ước những cổ tục lạc hậu là những vật như mảnh thủy tinh hay đầu mẩu gỗ thì chú nguyện cắn, nhai cho kì nát vụn mới thôi. => Chú hiểu lí do mẹ phải bỏ nhà đi tha hương cầu thực và hoàn toàn cảm thông cho mẹ chú bé.

- Chú vẫn hoàn toàn đặt niềm tin ở mẹ và tin có ngày mẹ sẽ trở về với chú bé: chú chạy theo bóng người ngồi trên xe, và nếu đó không phải mẹ thì có lẽ chú bé sẽ bị đám bạn cười chê. Nhưng đó đúng là mẹ chú bé. Mẹ trở về thăm 2 anh em chú. Chú bé Hồng vì thế mà được xoa dịu. Biết bao tủi cực mà bà cô reo rắc, biết bao căm tức, nhớ nhung đều được đền đáp. Chú bé nằm trong vòng tay mẹ và quên đi những tủi hờn kia...

=> Chú bé Hồng là đứa trẻ hiểu chuyện, mạnh mẽ và có tình thương mẹ thắm thiết.

Bình luận (0)
TM
8 tháng 11 2021 lúc 22:17

Chú bé Hồng trong Trong lòng mẹ chính là nhà văn Nguyên Hồng thuở thiếu thời, phải chịu nhiều cay đắng trong cảnh nghèo khổ và mồ côi. Tập hồi kí Những ngày thơ ấu của ông rất xuất sắc. Đoạn văn trích trên đây, dù chỉ phác qua một cảnh nhỏ, cũng cho ta thây nỗi lồng đau khổ của bé Hồng trong những ngày xa mẹ, sống nhờ và niềm sung sướng tột độ trong giây phút gặp lại mẹ – người mẹ yêu quý, đáng thương nhất của mình, bây lâu chờ mong, khao khát.

Bé Hồng thương yêu mẹ sâu sắc. Mặc dù gần một năm trời sông bơ vơ 

Bình luận (0)
NN
Xem chi tiết
ST
Xem chi tiết
SF
16 tháng 12 2017 lúc 20:35

Luật trong Thơ Ngũ Ngôn (thơ 5 chữ) Cũng giống như thơ 4 chữ, nếu chữ thứ 2 trong câu là bằng thì chữ thứ 4 là trắc và ngược lại. Cách gieo vần của thể thơ này cũng được chia làm ba loại thường được gọi là cách gieo vần liền, cách gieo vần ôm, và cách gieo vần tréo. Cách gieo vần liền x B x T x (v1) x T x B x (v1) x T x B x (v2) x B x T x (v2) Da trắng và mắt trong Tóc nâu và môi hồng Nhỏ mà ưa chải chuốt Chữ O đọc không thuộc Cách gieo vần ôm x B x T x (v1) x T x B x (v2) x B x T x (v2) x T x B x (v1) Rằm theo ngoại lên chùa Nghe tiếng kinh tiếng mõ Xạc xào nghe tiếng gió Chốc chốc tiếng chuông khua Cách gieo vần tréo x B x T x (v1) x T x B x (v2) x B x T x (v1) x T x B x (v2) Vừa sủa vừa chạy lui Giữ nhà cái kiểu đó Tối xó bếp ngủ vùi Vậy cũng giành chức chó Trong đó B và T là bằng và trắc phải theo luật còn v1 với v1 là cùng vần, và v2 cũng vậy Còn ví dụ dưới đây lại không theo qui luật trên: Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi mà lấp biển Quyết chí ắt làm nên. H.C.T. trong câu 3 chữ thứ 2 và 4 đều là trắc và chỉ câu 2 vần với câu 4 mà thôi ! Nhưng ý thơ thì tuyệt vời phải không các bạn Hoặc ngay mấy ví dụ về cách gieo vần trên thì bài thơ cũng không theo luật bằng trắc (Tức là luật thì như vậy còn thì biến hóa nhiều cách miễn sao cứ hay là OK ! phải không các bạn) Hoặc một bài thơ thất ngôn cắt bỏ 2 chữ đầu mỗi câu đi cũng thành bài thơ ngũ ngôn và vần là 1 ,2 và 4 (chính vì vậy thơ thất ngôn thường có nhịp 2-2-3 Trên đây là luật cũng như cách gieo vần trong một khổ thơ 4 câu còn sang khổ thơ khác thì lại dùng vần khác (liên vận) hoặc bắc cầu từ khổ thơ trên xuống khổ thơ dưới... hoặc cũng có thể dùng một vần như thất ngôn tứ tuyêt hay bát cú Đường luật... Ngũ ngôn tràng thiên (liên vận) Bài Ghi Trên Chỗ Ngồi Người xấu chớ nên nói, Mình hay chớ nên khen. Làm ân chớ nên nhớ, Chịu ân chớ nên quên. Đời khen không đủ mến, Duy lấy nhân làm nền. Chứa bụng rồi mới động, Gièm pha có ngại gì. Đừng để danh quá thực, Thành ở trong ngu si. Giữ mình cốt trong trẻo, Ánh sáng lộ tỷ ty. Mềm mỏng được bền dai, Lão Đam khoẻ mới kỳ. Hầm hầm nết kẻ hèn, Khoan hòa người lượng cả. Nói cẩn, ăn có chừng, Biết vừa, không tai vạ. Cứ thế được mãi mãi, Thơm tho cũng thỏa dạ. thơ dịch_không rõ tác giả Hoặc : VÔ TÌNH_Sưu tầm Vô tình anh gặp em Rồi vô tình thương nhớ Đời vô tình nghiệt ngã Nên chúng mình yêu nhau Vô tình nói một câu Thế là em hờn dỗi Vô tình anh không nói Nên đôi mình xa nhau Chẳng ai hiểu vì đâu Đường đời chia hai ngả Chẳng ai có lỗi cả Chỉ vô tình mà thôi Vô tình suốt cuộc đời Anh buồn đau mải miết Vô tình em không biết Hay vô tình anh quên. Sưu tầm Đôi lần ta giận nhau Là đôi lần a thấy Đôi lần trong mắt ấy Ngấn lệ dài dài vương Cuộc đời là vô thường Yêu nhau là điểm tựa Và đôi lần hai đứa Giận hờn rồi lại thương Dù xa cách dặm trường Hay gần trong gang tấc Dù cho đời tất bật Tình yêu vẫn nảy sinh Xưa kia có mái đình Giếng nước trong xanh mát Ngày hai buổi bát ngát Anh cùng em vui đùa Em thời tập thêu thùa Anh đánh đàn ca hát Tình yêu ta ngào ngạt Như biển trời trong xanh Ngỡ sẽ lại an lành Nhưng sao đau như thế Anh có lần hẹn trễ Và từ đó xa em........ NÓI CHUNG CÁC THỂ LOẠI THƠ THƠ 4 chữ 5....6....7....và 8 chữ đều RƯA RỨA GIỐNG NHAU VỀ LUẬT CẢ Chỉ có đường luật thì luật lệ chặt chẽ và đòi hỏi cao hơn ! Chỉ có nhịp trong các thể loại thơ thì khác nhau mà thôi ! Ví dụ thơ ngũ ngôn nhịp thường là 2-3 Thơ Thất ngôn nhịp 2- 2 -3 Thơ bát ngôn thường bắt đầu bằng nhịp 3- 2 -3 ...v..v.. Giận hờn_Tiếng Tơ Lòng Gặp gỡ nhau ,làm chi Cho lòng anh mong nhớ, Cho đêm dài trăn trở Mình anh cùng đêm thâu ,Bắt đền em đây nhé ,Thà ta đừng quen nhau

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
NA
28 tháng 11 2016 lúc 19:32

Trong mỗi công việc, để đạt được thành công, ta cần biết sử dụng phối
hợp nhiều đồ dùng khác nhau. Nhưng ở công việc nào cũng cần đến sách
vở. Công việc học tập cũng vậy, ta cần có bút, thước, cặp, tẩy…nhưng trong
đó quan trọng hơn cả là sách vở. Đó là những người bạn thiết yếu và vô
cùng thân thiết đối với mỗi chúng ta.
Em trân trọng và yêu quý sách vở của mình bởi trước hết đó là người
thầy của em trong học tập. Không chỉ có lời cô dạy trên lớp mà chúng em
còn cần có sách vở. Sách Ngữ văn cho em những bài văn hay thời Đường,
thời trung đại, cho em biết những bài ca dao tục ngữ khác nhau. Mỗi khi
cầm và đọc sách Ngữ văn em như thấy một tâm hồn nghệ sĩ đang thổn thức
trong trái tim mình. Không chỉ yêu sách Văn mà em còn rất thích các cuốn
sách khác. Sách Toán cho em những công thức, những con số thú vị và rèn
luyện khả năng tư duy suy nghĩ của em. Sách Tiếng Anh không chỉ làm cho
em biết thêm được một ngôn ngữ mới mà nó còn rèn luyện cho em tính kiên
trì, nhẫn nại. Tiếng Anh còn giúp em hiểu về văn hóa nước bạn để xây dựng
tình đoàn kết giữa các quốc gia với nhau. Ngoài các môn học chính thì sách
Địa lý còn dạy cho em về các thành phố, quốc gia trên toàn thế giới. Qua
việc học địa lý em biết được giới hạn lãnh thổ của quốc gia mình. Biết thêm
được các nước láng giềng với Việt Nam như Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Sách vở là người thầy của em trong học tập, hơn nữa sách vở còn là người
bạn của em trong cuộc sống.
Sách vở chia sẻ với em nhiều suy nghĩ, tình cảm của lứa tuổi mình. Khi
đọc trong sách Văn học, bắt gặp những suy nghĩ từng có trong mình, những
hoàn cảnh mình từng gặp em xúc động vô cùng. Những bài học về đạo đức,
kỷ luật về tính đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong sách Giáo dục công dân
khiến em nhớ đến những năm tháng tuổi thơ đầy kỉ niệm với bạn bè, thầy
cô. Đặc biệt, những lúc buồn vui, em đều có thể ghi lại chia sẻ cùng những
trang giấy trắng của cuốn nhật kí thân yêu… Sách vở đã cùng em song hành
qua những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ.
Đặt tay vào những trang giấy trắng mịn màng với những dòng chữ tròn
trịa ngay ngắn thật là thích thú. Những trang sách của ngày hôm nay đã đẹp
hơn, trắng hơn, mịn màng hơn những trang sách của ngày hôm qua nhưng
qua năm tháng mối gắn bó giữa sách vở và con người vẫn không hề thay
đổi. Em cảm thấy hân hoan vui vẻ khi được đọc những trang sách mới. Nhìn
những trang sách mới em lại nhớ tới công lao của những con người đã nhọc
tâm suy nghĩ để chúng em có trang sách mịn màng. Em ước mơ mai sau sẽ
trở thành người in sách để có ích cho cuộc đời

  Đây chỉ là về sách vở thui bạn tham khảo nha
Bình luận (2)
H24
28 tháng 11 2016 lúc 18:59

bạn có cần viết dài ko?

Bình luận (0)
MQ
5 tháng 11 2017 lúc 9:05

Cho bài văn ngắn hơn đc ko

Bình luận (0)
NN
Xem chi tiết
TN
22 tháng 8 2021 lúc 22:21

“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá"                                 (Tế Hanh)

Khi đọc những câu thơ trên, người đọc đã cảm nhận được tấm lòng yêu quê hương, yêu thiên nhiên của Tế Hanh. Thiên nhiên từ lâu đã trở thành “một người bạn tốt của con người”.

Thiên nhiên bao gồm tất cả những gì đang hiện hữu quanh ta mà không hoàn toàn do bàn tay ta xây dựng nên. Đó là bầu trời, mặt đất, núi cao, sông rộng, suối rừng, cây cỏ, chim muông... Tất cả như đã có sẵn ở quanh ta, đợi chờ bước chân ta tìm đến, chiêm ngưỡng. Tất cả như muốn giúp đỡ ta, như những bạn tốt của ta, cho nên ta cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên.

Thực vậy, mọi vật dụng của ta đều bắt nguồn từ thiên nhiên, dù đơn sơ như mái nhà tranh, nhà sàn hay hiện đại như nhà gạch, bê tông, từ giản dị như hạt cơm hay thanh cành như bánh cốm. Thiên nhiên là nguồn cung cấp vô tận cho con người:

“Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự thuở nào”                                          (Huy Cận)

Con người ngày càng tiến bộ, khoa học kĩ thuật càng phát triển nhưng không hoàn toàn thay thế được thiên nhiên.

Khi xã hội càng văn minh, con người sẽ nhận ra giá trị to lớn, vô tận của thiên nhiên. Những cánh rừng không những đã cung cấp cho ta những tài nguyên quý giá mà còn giữ ổn định khí hậu cho ta. Nếu ta phá rừng bừa bãi, sẽ gây xáo trộn khí hậu, rất tai hại. Mặt trời đã đem hơi ấm của mình để giúp mọi vật sinh sôi và phát triển. Những con sông, những dòng suối không chỉ là cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, mà còn có giá trị thiết thực để ta lưu thông và xây dựng nhà máy thủy điện…

Thiên nhiên trong lành, thoáng đãng là nơi thu hút khách du lịch từ thành phố đông đúc trở về nghỉ ngơi tĩnh dưỡng vào cuối tuần, cuối tháng. Thiên nhiên là người bạn giúp ta lấy lại sức khỏe sau những ngày làm việc mệt nhọc. Màu xanh hoa lá, tiếng suối bên rừng, chim bay bướm lượn tất cả đều an ủi tâm hồn ta, giúp ta quên sầu muộn ưu tư. Biết bao văn nhân, thi sĩ trước thiên nhiên và vì thiên nhiên, đã cảm xúc và sáng tạo nên những tác phẩm nổi tiếng về thơ, văn, nhạc, họa. Thiên nhiên chính là nguồn cảm hứng vô tận để sáng tác văn học nghệ thuật, là người bạn muôn đời của văn nghệ sĩ và bất cứ ai yêu mến thiên nhiên.

Ví dụ như Archimede, người đã tìm ra sức đẩy của nước – từ người bạn thiên nhiên – khi ông tắm. Newton khi nhìn quả táo rơi đã tìm ra định luật về sự rơi tự do. Quả thực thiên nhiên là nguồn sáng tạo vô tận của con người trên mọi lĩnh vực, là người bạn tốt của con người. Ai trong chúng ta không nhớ câu Kiều nổi tiếng của Nguyễn Du. Sự gắn bó, thân thiết của thiên nhiên với con người thật chặt chẽ, sự cảm thông thật tuyệt vời sâu sắc:

“Vầng trăng ai xẻ làm đôi,
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường”

Còn ai thấu hiểu nỗi buồn ly biệt Thúy Kiều – Thúc Sinh hơn vầng trăng xẻ kia?

Chính vì hiểu được sự ích lợi và cần thiết của thiên nhiên, Nhà nước ta đã lên tiếng kêu gọi, cảnh báo phải bảo vệ thiên nhiên như bảo vệ lá phổi của mình. Hiện nay Nhà nước ta đã có những đạo luật nghiêm cấm việc săn bắt nhiều giống chim và thú quý. Nhiều vùng đã giữ gìn được những khu rừng nguyên sinh. Việc trồng rừng được quy hoạch, phối hợp với việc khai thác rừng một cách đúng mức. Con người đã có rất nhiều cố gắng nhằm ngăn chặn sự ô nhiễm môi trường tự nhiên. Thiên nhiên đòi hỏi được bảo vệ chặt chẽ và có hiệu quả để con người được thiên nhiên phục vụ hiệu quả hơn. Nếu thiên nhiên bị hủy hoại, con người sẽ mất đi ngôi nhà chung thân yêu và hạnh phúc của mình, mất đi người bạn tốt nhất của mình vậy.

Hiểu được sự cần thiết của thiên nhiên đối với cuộc sống con người, ta phải có ý thức bảo vệ, giữ gìn thiên nhiên như một người bạn quý. Hơn lúc nào hết, chúng ta hãy thực hiện cấp bách nhiệm vụ bảo vệ thiên nhiên để tạo cho mình một cuộc sống tốt đẹp trong bầu không khí trong lành của thiên nhiên. Thiên nhiên không chỉ là bạn tốt mà còn là tấm gương cống hiến cao cả nhất:

“Nếu là con chim chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

Bình luận (0)
H24
22 tháng 8 2021 lúc 22:28

Tham khảo:

- Những nhu cầu cần thiết nhất của cuộc sống đều được khai thác từ thiên nhiên:

      + Đất để trồng trọt, chăn nuôi.

        +Nước ở các dòng sông, con suối để tắm rửa, sinh hoạt.

       +Rừng cho ta nguyên liệu để xây dựng nhà cửa, cho các vị thuốc quý để chữa bệnh; rừng điều hòa khí hậu, giúp chống bão lũ, tạo không khí trong lành, mát mẻ; là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật tạo nên sự đa dạng sinh học...

      + Con người khai thác, đánh bắt thủy hải sản từ biển để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt thường ngày và xuất khẩu

- Thiên nhiên cung cấp cho con người những giá trị mỹ quan, làm phong phú thêm đời sống tinh thần:

       + Các khu du lịch nghiêng về các giá trị tự nhiên ngày càng được nhân rộng để phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn, nhu cầu khám phá của con người.

        + Sống trong một môi trường tràn ngập bóng mát cây xanh, muôn hoa đua nở, tâm hồn con người cũng trở nên nhẹ nhàng, thư thái hơn.

         + Thiên nhiên là niềm cảm hứng bất tận trong thơ ca, nhạc họa; là người bạn tâm giao của các nghệ sĩ...

=>Thiên nhiên là người bạn tốt của con người

Bình luận (0)
TM
Xem chi tiết
v
Xem chi tiết
LB
26 tháng 11 2016 lúc 12:55

20092008=20093*20092005

Vì 20093 chia hết cho 2010 nên 20093*20095 chia hết cho 2010 hay 20092008 chia hết cho 2010

20112010=20114*20112006

Vì 20114 chia hết cho 2010 nên 20114*20112016 chia hết cho 2010 hay 20112010 chia hết cho 2010

=>20092008+20112010 chia hết cho 2010

Bình luận (0)
DH
26 tháng 11 2016 lúc 13:09

Việt Anh sai mà mn k cho nó làm j

Bình luận (0)
PA
Xem chi tiết
LS
22 tháng 12 2022 lúc 20:19

Thời kì Ăng-co là thời kì thịnh đạt nhất của vương quốc Campuchia vì:

- Kinh tế nông nghiệp phát triển

- Các vị vua thời Ăngco đã sử dụng vũ lực để chiếm thêm nhiều lãnh thổ ở vùng phía Tây và hạ lưu sông Mê Công. Đặc biệt, có thời kì vương quốc Campuchia đã biến Chăm-pa thành một tỉnh của nước này.

Bình luận (0)