Những câu hỏi liên quan
DN
Xem chi tiết
ND
17 tháng 9 2019 lúc 16:07

- Từ ngữ xưng hô của tác giả gọi Lượm: cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ

→ Thể hiện quan hệ nhiều chiều: vừa là chú cháu, vừa là đồng chí.

- Đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là “chú bé” vì lúc này Lượm không còn là của riêng tác giả

- Lượm trở thành người anh hùng trong lòng mọi người, mọi nhà, Lượm là chiến sĩ nhỏ hi sinh vì quê hương, đất nước.

Bình luận (0)
NL
Xem chi tiết
QS
8 tháng 7 2019 lúc 22:15

Thái độ: Người kể có thái độ rất kính trọng và thương cảm cho Lượm ,một cậu bé dũng cảm dám đương đầu với cái chết.Tuy cậu đã đi xa nhưng hình ảnh chú bé Lượm loắt choắt xinh xinh sẽ mãi còn trong lòng người kể và mọi người.

Bình luận (0)
HL
8 tháng 7 2019 lúc 22:19

Người kể rất yêu quý, kính trọng và rất đau đớn , xót xa trước sự hi sinh của Lượm. Dù Lượm đã đi xa , nhưng cậu bé dũng cảm ấy vẫn luôn còn mãi trong lòng tác giả ( người kể ).

~ Hok tốt ~

Bình luận (0)
LP
8 tháng 7 2019 lúc 22:42

"Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh

Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng..."

2 câu thơ trên tác giả đã cạm nhậm được sự mạnh mẽ và hồn nhiên ngây thơ của Lượm. 

và câu thơ: 

 "Lượm ơi, còn không?

Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh

Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng..."

được lặp lại và được hỏi thể hện sự  thương tiếc và nhớ nhung hình ảnh nhỏ bé, dễ thương, đáng yêu , ngây ngô  của Lượm không chỉ riêng tác giả mà cả toàn thể người dân việt nam đối với Lượm

lưu ý:Hơi lủng cũng nha !!! :>>

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
DL
8 tháng 7 2023 lúc 11:42

18. Đối thoại với nhân vật trữ tình/với tác phẩm có nghĩa là thể hiện thái độ đồng tình (hoặc không) với thái độ, tình cảm của tác giả.

- Chọn A.

19. Thơ góp phần bồi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách, trí tưởng tượng cho con người.

- Chọn D: tất cả các ý trên.

20. Để cảm, hiểu tư tưởng tình cảm của một bài thơ học sinh cần tự đọc, phân tích, hiểu theo ý mình (ý kiến khác chỉ để tham khảo).

- Chọn C.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
15 tháng 3 2017 lúc 5:10

Tâm lí Huấn Cao chuyển biến qua hai giai đoạn:

- Giai đoạn đầu: Viên quản ngục tỏ thái độ biệt đãi Huấn Cao. Huấn Cao từ chối bằng việc sự miệt thị, bực tức.

Các em có thể dựa vào đoạn trích "... Rồi đến một hôm ... Ta chỉ muốn có một điều: là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây".

Phân tích thái độ và lời nói của quản ngục; phân tích thái độ tâm lí của Huấn Cao trong lời đáp lại quản ngục; vì sao Huấn Cao lại có thái độ như vậy? Thái độ đó có hợp với hoàn cảnh và tính cách nhân vật không?)

- Giai đoạn sau: Huấn Cao cảm nhận được "tấm lòng biệt nhỡn liên tài" của quản ngục, mặc dù trong hoàn cảnh đề lao tù túng, ẩm thối nhưng Huấn Cao vẫn viết chữ tặng quản ngục và khuyên bảo những lời tâm huyết.

(Các em có thể dựa vào đoạn: "... Một người tù cổ đeo gông ... ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cùng đến nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi".

Phân tích cử chỉ, lời nó của Huấn Cao đối với quản ngục. Thái độ và lời nói của Huấn Cao đối với quản ngục ở đoạn này hoàn toàn khác trước - Vì sao?)

- Rút ra nhận xét: Thái độ của Huấn Cao ở hai giai đoạn tuy khác nhau, nhưng hợp lí, hợp hoàn cảnh, làm nổi bật nhân cách Huấn Cao: Một con người vừa cao ngạo, bất khuất vừa tài hoa, chân tình, biết trân trọng những tấm lòng tốt trong thiên hạ, biết đề cao thiên lương đẹp đẽ của con người.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
28 tháng 10 2017 lúc 2:03

1. Mở bài

– Nguyễn Tuân là nhà văn lớn suốt đời đi tìm cái đẹp

– Là nhà văn đem thể tùy bút, bút kí đạt đến trình độ cao

– Ông có nhiều tác phẩm nhưng tiêu biểu là tác phẩm “Chữ người tử tù” trích trong tập “Vang bóng một thời”, nhân vật chính là những nhà nho cuối mùa, những con người tài hoa bất đắc dĩ.

– Tác phẩm thể hiện thành công thái độ của Huấn Cao đối với viên quản ngục

2. Thân bài:

– Huấn Cao là một người có tài viết chữ đẹp: có được chữ của Huấn Cao treo là một báu vật. Viên quản ngục khát khao muốn xin chữ của Huấn Cao

– Huấn Cao không chịu khuất phục trước bọn quan lại, cai lệ, coi thường cái chết, ung dung nhận rượu thịt của viên quản ngục

   + Cách trả lời viên quản ngục của Huấn Cao thể hiện rõ sự kiên cường bất khuất không chịu khuất phục: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”

→ Xiềng xích, cường quyền không làm cho Huấn Cao nao núng =>khí phách hiên ngang.

– Huấn Cao là người ít khi cho chữ, nhưng khi nhận ra tấm lòng của viên quản ngục, ông đã xúc động và vui lòng cho chữ => Tâm

   + “Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”, thể hiện thái độ coi trọng viên quản ngục

– Huấn Cao biết yêu cái đẹp và trân trọng những người yêu cái đẹp => Thiên lương.

→ Huấn Cao hội tụ các vẻ đẹp của bậc đại trượng phu: Tâm, Tài, Dũng. Một con người tài hoa, nghệ sĩ.

3. Kết bài

– Thái độ của Huấn Cao đối với viên quản ngục dần có sự thay đổi từ xem nhẹ, không nao núng đến thái độ trân trọng con người yêu cái đẹp

– Góp phần khắc họa thành công nhân vật Huấn Cao

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
18 tháng 2 2017 lúc 4:40

1. Mở bài

– Nguyễn Tuân là nhà văn lớn suốt đời đi tìm cái đẹp

– Là nhà văn đem thể tùy bút, bút kí đạt đến trình độ cao

– Ông có nhiều tác phẩm nhưng tiêu biểu là tác phẩm “Chữ người tử tù” trích trong tập “Vang bóng một thời”, nhân vật chính là những nhà nho cuối mùa, những con người tài hoa bất đắc dĩ.

– Tác phẩm thể hiện thành công thái độ của Huấn Cao đối với viên quản ngục

2. Thân bài:

– Huấn Cao là một người có tài viết chữ đẹp: có được chữ của Huấn Cao treo là một báu vật. Viên quản ngục khát khao muốn xin chữ của Huấn Cao

– Huấn Cao không chịu khuất phục trước bọn quan lại, cai lệ, coi thường cái chết, ung dung nhận rượu thịt của viên quản ngục

+ Cách trả lời viên quản ngục của Huấn Cao thể hiện rõ sự kiên cường bất khuất không chịu khuất phục: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”

→ Xiềng xích, cường quyền không làm cho Huấn Cao nao núng => khí phách hiên ngang.

– Huấn Cao là người ít khi cho chữ, nhưng khi nhận ra tấm lòng của viên quản ngục, ông đã xúc động và vui lòng cho chữ => Tâm

+ “Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”, thể hiện thái độ coi trọng viên quản ngục

– Huấn Cao biết yêu cái đẹp và trân trọng những người yêu cái đẹp => Thiên lương.

→ Huấn Cao hội tụ các vẻ đẹp của bậc đại trượng phu: Tâm, Tài, Dũng. Một con người tài hoa, nghệ sĩ.

3. Kết bài

– Thái độ của Huấn Cao đối với viên quản ngục dần có sự thay đổi từ xem nhẹ, không nao núng đến thái độ trân trọng con người yêu cái đẹp

– Góp phần khắc họa thành công nhân vật Huấn Cao

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
HM
29 tháng 1 lúc 20:37

- Ngôi kể: ngôi thứ ba – người kể chuyện toàn tri.

- Quan hệ: Người kể chuyện đã thay tác giả kể lại câu chuyện đi tìm con của ông Năm, qua đó thể hiện sâu sắc và cảm động tình cảm của ông dành cho đứa con riêng của vợ.

- Thái độ của người kể chuyện đối với các nhân vật: Thái độ thương cảm, xót xa.

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
HM
29 tháng 1 lúc 13:39

Thể hiện thái độ cảm thông và thương xót đối với Chí Phèo.

Bình luận (0)
VH
Xem chi tiết