Những câu hỏi liên quan
HB
Xem chi tiết
NH
15 tháng 4 2019 lúc 7:02

Trong giai đoạn 1990 - 2002:

- Tổng sản lượng thủy sản, thủy sản khai thác, nuôi trồng đều tăng. Sản lượng thủy sản tăng gấp 2,97 lần; khai thác tăng 2,47 lần; nuôi trồng tăng 5,2 lần.

- Sản lượng nuôi trồng thuyền sản tăng nhanh hơn sản lượng khai thác.

- Trong cơ cấu giá trị sản lượng thủy sản năm 2002, tỉ trọng sản lượng khai thác chiếm 68%, nuôi trồng chiếm 32%.

Bình luận (0)
PT
Xem chi tiết
VQ
Xem chi tiết
HB
Xem chi tiết
NH
10 tháng 4 2017 lúc 10:10

Gợi ý làm bài

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện tổng sản lượng thuỷ sản, sản lượng thuỷ sản khai thác và sản lượng thuỷ sản nuôi trồng ở nước ta, giai đoạn 1990 - 2010

b) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Tốc độ tăng trưởng sản lượng thuỷ sản nước ta, giai đoạn 1990 - 2010 (%)

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng tổng sản lượng thuỷ sán, sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng ở nước ta, giai đoạn 1990 - 2010

c) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét: Trong giai đoạn 1990 - 2010:

Tổng sản lượng thuỷ sản tăng 4252,1 nghìn lần, tăng gấp 5,8 lần. Trong đó:

- Sản lượng thuỷ sản khai thác tăng 1685,9 nghìn tấn, tăng gấp 3,3 lần.

- Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng 2566,2 nghìn tấn, tăng gấp 16,8 lần.

- Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng có tốc độ tăng nhanh hơn so với sản lượng thuỷ sản khai thác.

* Giải thích

Do nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên và kinh tế - xã hội đối với việc phát triển ngành thuỷ sản.

- Điều kiện tự nhiên:

+ Bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn.

+ Vùng biển nước ta có nguồn lợi hải sản khá phong phú.

+ Có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm.

+ Dọc bờ biển có bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ.

+ Nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở vùng đồng bằng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Nhân dân có kinh nghiệm, truyền thông đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

+ Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn.

+ Các dịch vụ thủy sản và chế biến thủy sản được mở rộng.

+ Nhu cầu về các mặt hàng thủy sản ở trong nước và thế giới tăng nhiều trong những năm gần đây.

+ Những đổi mới trong chính sách của Nhà nước.

- Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác là do nuôi trồng chủ động được về sản lượng và chất lượng sản phẩm để phục vụ thị trường.

Bình luận (0)
PA
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
LA
31 tháng 3 2017 lúc 21:26

a) Tính tỉ trọng của từng ngành trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của nước ta qua các năm.

-Áp dụng công thức: Nông nghiệp (hoặc Lâm nghiệp, hoặc Thủy sản) / Tổng số x 100% = %

-Ví dụ: % Nông nghiệp năm 2000 = 129140,5 / 163313,3 x 100% = 79,1%

-Hoặc % Thủy sản năm 2005 = 63549,2 / 256387,8 x 100% = 24,8%

Cuối cùng, ta được bảng kết quả đầy đủ như sau:

Tỉ trọng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của thủy sản nước ta

(Đơn vị: %)

Năm

Ngành

2000

2005

Nông nghiệp

79,1

71,5

Lâm nghiệp

4,7

3,7

Thuỷ sản

16,2

24,8

Tổng số

100,0

100,0

b) Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Nhìn chung giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của nước ta từ năm 2000 đến năm 2005 có tăng lên.
Tuy nhiên, tốc độ tăng có khác nhau giữa các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản dẫn đến sự chuyển dịch trong cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, cụ thể như sau :
-Nông nghiệp giảm mạnh, từ 79,1% năm 2000 chỉ còn 71,5% ở năm 2005 .
-Lâm nghiệp giảm từ 4,7% năm 2000 chỉ còn 3,7% ở năm 2005 .
-Thủy sản tăng nhanh, từ 16,2% năm 2000 lên 24,8% ở năm 2005.

Bình luận (0)
BT
31 tháng 3 2017 lúc 21:28

Tỉ trọng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của thủy sản nước ta

(Đơn vị: %)

Năm

Ngành

2000

2005

Nông nghiệp

79,1

71,5

Lâm nghiệp

4,7

3,7

Thuỷ sản

16,2

24,8

Tổng số

100,0

100,0

b) Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Nhìn chung giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của nước ta từ năm 2000 đến năm 2005 có tăng lên.
Tuy nhiên, tốc độ tăng có khác nhau giữa các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản dẫn đến sự chuyển dịch trong cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, cụ thể như sau :
-Nông nghiệp giảm mạnh, từ 79,1% năm 2000 chỉ còn 71,5% ở năm 2005 .
-Lâm nghiệp giảm từ 4,7% năm 2000 chỉ còn 3,7% ở năm 2005 .
-Thủy sản tăng nhanh, từ 16,2% năm 2000 lên 24,8% ở năm 2005.

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
31 tháng 10 2019 lúc 12:45

Dựa vào bảng số liệu đã cho và áp dụng công thức tính tốc độ tăng trưởng năm sau (đơn

vị: lần) = giá trị năm sau / giá trị năm gốc

Từ 2000 -2014, Khách nội địa tăng 99,2 / 11,2 = 8,86 lần

Khách quốc tế tăng 8,0 / 2,1 = 3,81 lần

=> Khách nội địa tăng nhanh hơn khách quốc tế

=> Chọn đáp án A

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
6 tháng 9 2017 lúc 15:30

- Chuyển bảng số liệu đã cho thành bảng số liệu tương đối (%):

Cơ cấu sản lượng thịt các loại (%)

Năm Tổng số Thịt trâu Thịt bò Thịt lợn Thịt gia cầm
1996 100,0 3,5 5,0 76,5 15,0
2000 100,0 2,6 5,1 76,5 15,8
2005 100,0 2,1 5,1 81,4 11,4

- Phân tích sự phát triển

   + Chăn nuôi đủ các loại: gia súc lớn (trâu, bò), gia súc nhỏ(lợn,…), gia cầm.

   + Sản lượng thịt không ngừng tăng (năm 2005 gấp đôi năm 1996), tăng nhanh nhất là thịt lợn và thịt bò, đặc biệt vào giai đoạn 2000 – 2005.

- Sự thay đổi cơ cấu trong sản lượng thịt

   + Năm 1996 và năm 2000, tỉ trọng của sản lượng thịt lợn trong cơ cấu không đổi (76,5%), nhưng đến năm 2005, tỉ trọng tăng lên 81,4%.

   + Thịt gia cầm tăng từ 1996(15,0%) đến năm 2000(15,8%), sau đó giảm vào năm 2005(11,4%).

   + Thịt trâu giảm dần từ năm 1996(3,4%) đến năm 2000(2,6%) và năm 2005(2,1%).

   + Thịt bò có tỉ trọng trong cơ cấu gần như không thay đổi (năm 1996: 5,0%, năm 2000: 5,1%, năm 2005: 5,1%).

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
27 tháng 8 2017 lúc 8:37

- Từ năm 1990 đến 2005, giá trị sản xuất của ngành trồng trọt theo các nhóm cây trồng tăng một cách ổn định.

   + Cây công nghiệp có tốc độ tăng nhanh nhất. Trong vòng 15 năm đã tăng 382,3%, tăng nhanh nhất ở giai đoạn 1995-2000 (tăng 144%). Tiếp theo là rau đậu. Hai cây này có tốc độ tăng trưởng caọ hơn mức chung…

   + Cây lương thực, cây ăn quả, cây khác có tốc độ tăng thấp hơn mức chung.

   + Xu hướng giảm tỉ trọng của các nhóm cây trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt.

- Giữa tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu có mối quan hệ rất chặt chẽ. Cây công nghiệp và rau đậu có tốc độ tấng trưởng cao hơn mức tăng chung, nên tỉ trọng có xu hướng tăng. Còn cây ăn quả, cây lương thực, các cây khác có tốc độ tăng thấp hơn mức chung, nên tỉ trọng sẽ có xu hướng giảm.

- Sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt chứng tỏ:

   + Trong sản xuất lương thực, thực phẩm đã có xu hướng đa dạng hoá, các loại rau đậu được đẩy mạnh sản xuất.

   + Các thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới, đặc biệt là đất đai và khí hậu được phát huy ngày càng có hiệu quả.

   + Sản xuất cây công nghiệp tăng nhanh nhất, gắn liền với việc mở rộng diện tích các vùng chuyên canh cây công nghiệp, nhất là các cây công nghiệp nhiệt đới.

Bình luận (0)