Quan sát hình 4.2, hãy nêu nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta.
Quan sát hình 4.2 (SGK trang 16), hãy nêu nhận xét về cơ cấu lao động và sự thay đổi cơ cấu lao động ờ nước ta.
- Trong cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta năm 2003, chiếm tỉ trọng cao nhất là lao động nông, lâm, ngư nghiệp (59,6%), tiếp đến là tỉ trọng của lao động dịch vụ(24,0%), thấp nhất là lao động công nghiệp - xây dựng (16,4%).
- Trong giai đoạn 1989 - 2003, cơ cấu sư dụng lao động ở nước ta có sự chuyển biến theo hướng : Tỉ trọng lao động nông - lâm - ngư nghiệp giảm 11,9% (từ 71,5% năm 1989 xuống còn 59,6% năm 2003). Tỉ trọng lao động công nghiệp - xây dựng tăng 5,2 % (từ 11,2% năm 1989 lên 16,4% năm 2003). Tỉ trọng lao động dịch vụ tăng 6,7% (từ 17,3% năm 1989 lên 24,0% năm 2003)
nêu nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu sử dụng lao động ở nước ta
Nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu sử dụng lao động ở nước ta :
- Về tỉ lệ lao động khu vực nhà nước đang có xu hướng giảm dần
- Tỉ lệ lao động của các khu vực kinh tế khác tăng
- Lao động nước ta đang có sự chuyển dịch phân theo khu vực kinh tế:
+Lao động trong ngành nông lâm thủy sản từ năm 1995-2007 giảm 17,3% còn 53,9%. Tuy nhiên lao động trong ngành này vẫn chiếm tỉ trọng lớn.
+Lao động trong ngành công nghiệp xây dựng và dich vụ tăng tỉ trọng ( dẫn chứng trong Alat)
- Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế có sự chuyển dịch từ thành phần nhà nước sang thành phần ngoài nhà nước (dẫn chứng)
- Lao động giữa thành thị và nông thôn cũng có sự chuyển dịch từ nông thôn ra thành thị (dẫn chứng Alat)
Từ bảng 17.2 (SGK), hãy so sánh và nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế ở nước ta giai đoạn 2000 - 2005.
- Từ 2000 - 2005, khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm nhanh; công nghiệp và xây dụng tăng nhanh, dịch vụ tăng.
- Sự thay đổi cơ cấu này phù hợp với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta.
Dựa vào Atlat địa lý VN trang 15 hãy:
1) nhận xét cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 1996-2007
2) nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 1995-2007
3) nhận xét cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 1995-2007
Cho biểu đồ
QUY MÔ LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC VÀ CƠ CẤU CỦA NÓ PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ Ở NƯỚC TA NĂM 2000 VÀ NĂM 2013
Căn cứ vào biểu đồ cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về quy mô lao động đang làm việc và sự thay đổi cơ cấu của nó phân theo ngành kinh tế năm 2000, 2013
A. Quy mô lao động đang làm việc ở nước ta tăng
B. Giảm tỉ trọng lao động nông - lâm - thủy sản
C. Tăng tỉ trọng lao động công nghiệp - xây dựng và dịch vụ
D. Tỉ trọng lao động công nghiệp – xây dựng tăng nhiều nhất
Cho biểu đồ sau
QUY MÔ LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC VÀ CƠ CẤU CỦA NÓ PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ Ở NƯỚC TA NĂM 2000 VÀ NĂM 2013
Căn cứ vào biểu đồ cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về quy mô lao động đang làm việc và sự thay đổi cơ cấu của nó phân theo ngành kinh tế năm 2000, 2013
A. Tăng tỉ trọng lao động công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
B. Tỉ trọng lao động công nghiệp – xây dựng tăng nhiều nhất.
C. Quy mô lao động đang làm việc ở nước ta tăng.
D. Giảm tỉ trọng lao động nông - lâm - thủy sản.
Chọn đáp án B
Quan sát biểu đồ và phần chú giải từ đó so sánh cơ cấu của lao động từng ngành thay đổi từ năm 2000 đến năm 2013 và tìm ra nhận xét không đúng là:Tỉ trọng lao động công nghiệp – xây dựng tăng nhiều nhất vì trong biểu đồ lao động thuộc ngành công nghiệp xây dựng chỉ tăng 8,1% còn của dịch vụ tăng 10,3%; như vậy ngành dịch vụ tăng nhanh hơn.
Cho biểu đồ
QUY MÔ LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC VÀ CƠ CẤU CỦA NÓ PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ Ở NƯỚC TA NĂM 2000 VÀ NĂM 2013
Căn cứ vào biểu đồ cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về quy mô lao động đang làm việc và sự thay đổi cơ cấu của nó phân theo ngành kinh tế năm 2000, 2013
A. Quy mô lao động đang làm việc ở nước ta tăng.
B. Giảm tỉ trọng lao động nông - lâm - thủy sản.
C. Tăng tỉ trọng lao động công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
D. Tỉ trọng lao động công nghiệp – xây dựng tăng nhiều nhất.
Em hãy thu thập thông tin về cơ cấu dân số theo lao động ở Việt Nam. Nhận xét và giải thích những thay đổi trong cơ cấu dân số theo lao động nước ta những năm gần đây.
Dưới đây là cơ cấu dân số theo lao động ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020
CƠ CẤU DÂN SỐ HOẠT ĐỘNG THEO KHU VỰC KINH TẾ Ở NƯỚC TA,
GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 (Đơn vị: %)
Năm | 2010 | 2015 | 2018 | 2020 |
Nông - lâm - ngư nghiệp | 48,6 | 43,6 | 37,6 | 33,1 |
Công nghiệp - xây dựng | 21,7 | 23,1 | 27,2 | 30,8 |
Dịch vụ | 29,7 | 33,3 | 35,2 | 36,1 |
(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
Qua bảng số liệu, ta thấy:
- Tỉ trọng dân số hoạt động kinh tế trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp ngày càng giảm.
- Tỉ trọng dân số hoạt động kinh tế trong ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng, đặc biệt trong ngành dịch vụ tăng nhanh.
-> Sự thay đổi này phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế (lao động khu vực I giảm, khu vực II và III tăng lên).
Cho bảng số liệu sau:
Lao động phân theo các ngành kinh tế nước ta năm 2001 và năm 2009
(Đơn vị: nghìn người)
a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi lao động phân theo các ngành kinh tế ở nước ta năm 2001 và năm 2009.
b) Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế ở nước ta trong giai đoạn trên.
a) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
Cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế nước ta năm 2001 và năm 2009
( Đơn vị: %)
- Tính bán kính đưởng tròn r 2001 , r 2009 + r 2001 = 1 đ v b k + r 2009 = 47743 , 6 38562 , 2 = 1 , 11 đ v b k
- Vẽ:
Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế ở nước ta năm 2001 và năm 2009
b) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
- Trong cơ cấu lao động theo ngành của nước ta ở cả hai năm 2001 và 2009, chiếm tỉ trọng cao nhất là ngành nông - lâm - ngư nghiệp, tiếp đến là dịch vụ và thấp nhất là công nghiệp và xây dựng (dẫn chứng).
- Giai đoạn 2001 - 2009, lao động phân theo các ngành kinh tế của nước ta có sự chuyển dịch theo hướng:
+ Tỉ trọng lao động ngành nông - lâm - ngư nghiệp giảm khá nhanh, từ 63,5% xuống còn 51,9%, giảm 11,6%.
+ Tỉ trọng lao động ngành công nghiệp - xây dựng tăng đáng kể, từ 14,3% lên 21,6%, tăng 7,3%.
+ Tỉ trọng lao động trong khu vực dịch vụ tăng chậm, từ 22,2% lên 26,5%, tăng 4,7%.
- Đây là sự chuyển dịch tiến bộ, phù hợp với xu thế chung, tuy nhiên sự chuyển biến này còn diễn ra chậm.
* Giải thích
- Do chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Do nước ta đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sự phát triển của các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đã kéo theo sự chuyển dịch lao động giữa các khu vực kinh tế.