Quan sát hình 1.2 và hình 14.1, em hãy xác định vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á.
v
- Quan sát hình 1.2 và hình 14.1, em hãy xác định vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á?
- Khu vực Đông Nam Á nẳm ở phía đông nam châu Á, nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, có vị trí là cầu nối giữa lục địa Á – Âu với lục địa Ô-xtray-li-a. Đông Nam Á gồm hai phần: phần đất liền (bản đảo Trung Ấn) và phần hải đảo (quần đảo Mã Lai).
Đọc thông tin và quan sát hình 14.1, hãy:
- Trình bày đặc điểm vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á.
- Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nam Á.
Tham khảo
- Đặc điểm vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á:
+ Diện tích khoảng 7 triệu km2, bao gồm: bán đảo Tiểu Á, bán đảo A-ráp, đồng bằng Lưỡng Hà, một phần nội địa châu Á.
+ Nằm ở phía tây nam của châu Á, là cầu nối của ba châu lục Á, Âu, Phi. Kéo dài từ 12°B đến 42°B
+ Tiếp giáp Địa Trung Hải, Biển Đen, biển Ca-xpi, Biển Đỏ, biển A-ráp, vịnh Péc-xích, vịnh Ô-man, vịnh A-đen.
+ Nằm án ngữ con đường biển nối Ấn Độ Dương với Đại Tây Dương, nằm trong khu vực có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên lớn bậc nhất thế giới.
Đọc thông tin và quan sát hình 11.1, hãy:
- Nêu đặc điểm vị trí địa lí và lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á.
- Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Nam Á.
Tham khảo:
* Đặc điểm về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á:
- Đông Nam Á nằm ở phía Đông-Nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á - Âu với lục địa Úc.
- Đông Nam Á bao gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức tạp.
- Đông Nam Á có vị trí quan trọng, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn, nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng.
- Diện tích: 4,5 triệu km2, nằm từ khoảng vĩ độ 28oB đến khoảng vĩ độ 10oN, phần lớn nằm trong khu vực nội chí tuyến và khu vực hoạt động của gió mùa - Gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Singapo, Thái Lan, Mianma, Malaysia, Indonexia, Philippin, Brunay, Đông timo.
* Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Đông Nam Á:
- Tạo điều kiện cho Đông Nam Á trong giao lưu phát triển các ngành kinh tế, đẩy mạnh các ngành kinh tế biển
- Tạo cho Đông Nam Á có một nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc
- Nằm ở nơi có nhiều thiên tai: động đất, núi lửa, sóng thần, bão, sạt lở,... ảnh hưởng rất lớn tới đời sống và sản xuất xủa người dân.
Quan sát hình 14.1, trình bày đặc điểm địa hình Đông Nam Á và ý nghĩa của các đồng bằng châu thổ thuộc khu vực này?
- Đặc điểm địa hình Đông Nam Á:
+ Bán đảo Trung Ấn: chủ yếu núi, cao nguyên, hướng núi bắc – nam, tây bắc – đông nam; bị chia sẻ mạnh bởi các thung lũng sông; đồng bằng châu thổ tập trung ở ven biển.
+ Quần đảo Mã Lai: chủ yếu núi, hướng đông – tây, đông bắc – tây nam; núi lửa; đồng bằng ven biển nhỏ hẹp.
- Đồng bằng châu thổ: là vùng trồng lúa nước, nơi tập trung dân cư đông đúc, làng mạc trù phú…
hãy cho biết vị trí địa lí khu vực Đông Nam ?
A/ Hai khu vực là Đông Nam Á lục địa Đông Nam Á hải đảo .
B/ Ba khu vực là Đông Nam Á lục địa Đông Nam Á hải đảo và biển .
C/ Bốn khu vực là Đông Nam Á lục địa Đông Nam Á hải đảo và biển , đất .
D/ Hai khu vực là Đông Nam Á lục địa và biển .
B/ Ba khu vực là Đông Nam Á lục địa Đông Nam Á hải đảo và biển .
Đọc thông tin và quan sát hình 7.1, hãy:
- Xác định phạm vi lãnh thổ của khu vực Mỹ La-tinh.
- Trình bày đặc điểm vị trí địa lí của khu vực Mỹ La-tinh.
- Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Mỹ La-tinh.
Tham khảo:
- Phạm vi lãnh thổ của khu vực Mỹ La-tinh: dài từ khoảng vĩ độ 33oB đến khoảng vĩ độ 54oN; có diện tích 20 triệu km2; bao gồm Mê-hi-cô và eo đất Trung Mỹ, các đảo, quần đảo trong biển ca-ri-bê; toàn bộ Nam Mỹ và một số đảo, quần đảo ngoài khơi của các quốc gia trong khu vực như đảo Co-cốt, quần đảo Ga-la-pa-gốt, đảo Phục Sinh,...
- Đặc điểm của vị trí địa lí: Tiếp giáp với Hoa Kỳ - nền kinh tế hàng đầu thế giới; với vịnh Mê-hi-cô, biển Ca-ri-bê và các đại dương lớn. Nằm trên tuyến đường biển quan trọng từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương qua kênh đào Pa-na-ma Vùng biển phía Tây của khu vực nằm trong "vành đai lửa Thái Bình Dương"
- Ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Mỹ La-tinh:
Thuận lợi:
Thuận lợi cho việc giao lưu, phát triển các ngành kinh tế biển
Đa dạng các hoạt động sản xuất
Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới Tiếp thu các nền văn hóa từ bên ngoài
Khó khăn:
Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai như: núi lửa, động đất, sóng thần,...
Quan sát Hình 12.2 và cho biết vị trí của Biển Đông trong khu vực Đông Nam Á.
Tham khảo
- Biển Đông có diện tích khoảng 3,5 triệu km2, nằm trong khoảng từ 3°N đến 26°B và từ 100°Đ đến 121°Đ.
- Biển Đông là biển nửa kín vì các đường thông ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đều có các đảo, quần đảo bao bọc. Việc kết nối giữa Biển Đông với các biển và đại dương xung quanh được thực hiện thông qua các eo biển:
+ Phía bắc, Biển Đông nối liền với biển Hoa Đông qua eo biển Đài Loan;
+ Phía đông bắc nối với biển Philíppin của Thái Bình Dương qua eo biển Lu-dông;
+ Phía tây nam nối với biển An-đa-man của Ấn Độ Dương thông qua các eo biển Xingapo và Ma-lắc-ca;
+ Phía nam thông ra biển Gia-va qua eo biển Ca-li-man-tan.
- Biển Đông được bao bọc bởi 9 quốc gia: Việt Nam, Trung Quốc, Philíppin, Inđônêxia, Brunây, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Campuchia và vùng lãnh thổ là Đài Loan
Quan sát hình 5.7, hãy cho biết Trung Á có những quốc gia nào? Vị trí địa lí và lãnh thổ của khu vực có đặc điểm gì?
- Các quốc gia thuộc Trung Á: Ca-dăk-xtan, U-dơ-bê-ki-xtan, Tuôc-mê-ni-xtan, Cư-rơ-gư-xtan, Tat-gi-ki-xtan, Mông Cổ.
- Tuy diện tích nhỏ, nhưng Trung Á có vị trí địa lí mang tính chiến lược, nằm ở ngã ba của các châu lục, giàu tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên.
Xác định vị trí của một số quốc gia trên lược đồ
Quan sát hình 61.1, hãy:
- Nêu tên và xác định vị trí của một số quốc gia thuộc các khu vực Bắc Âu, Tây và Trung Âu, Nam Âu, Đông Âu.
- Xác định vị trí các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu
- Một số quốc gia thuộc các khu vực Bắc Âu, Tây và Trung Âu, Nam Âu, Đông Âu.:
+ Các quốc gia ở Bắc Âu gồm: Na Uy , Thụy Điển, Phần Lan, Ai-xơ-len.
+ Các nước Tây và Trung Âu gồm: Ai-len, Anh , Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức, Đan Mạch, Thụy Sĩ, Áo, Xlo- vê-ni-a, Séc, Ba Lan, Xlo-va-ki-a, Hung-ga-ri.
+ Dác quốc gia ở Nam Âu gồm: Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, I-ta-li-a, Cro-a-ti-a , Hec-xê-gô-vi-na, Xéc-bi , và Môn-tê-nê-gro, Ma-xê-đô-ni-a, Hi Lạp.
+ Các quốc gia ở Đông Âu gồm: Lát-vi , Lít-va, Ê-xto-ni-a, Bê-la-rut, U-crai-na, Môn-đô-va, Liên Bang Nga.
- Xác định vì trí các quốc gia thuộc liên minh Châu Âu: Pháp, Đức, I-ta-li-a , Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua, Anh, Ailen, Đan Mạch, Hi Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Phần Lan, Thụy Điển, Áo, Hung-ga-ri, Xlo-va-ki-a, Lít-va, Lát-vi-a, E-xto-ni-a, Xlo-ve-ni-a, Ba Lan, Séc, Man-ta . Síp.