Những câu hỏi liên quan
NS
Xem chi tiết
H24
2 tháng 9 2018 lúc 14:46

COn rắn ko ngửi được / Nó cũng chẳng nghe được

Cây tre ko ra hoa nhé !

k mình nhé !

Bình luận (0)
VH
2 tháng 9 2018 lúc 14:51

1 . Rắn ngửi bằng mũi ( đoán thế )

2 . Tre trăm năm nở hoa 1 lần ( chắc chắn )

Bình luận (0)
NS
2 tháng 9 2018 lúc 14:55

sai rồi

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
HV
1 tháng 4 2019 lúc 17:28

1.

a,2m3=2000dm3

0,4m3=400dm3

3/4m3=4000000cm3

b,1200dm3=1,2m3

6,3m3=6m3 300dm3

1,25dm3=1dm3.250..cm3

0,08m3=.80000.cm3

2.>,<,=?

a,2,09m3.=.2m90dm3

b,7dm3 24cm3.>750cm3

c,0,5dm3.<..600cm3

d,6m120dm3..=.6,12m3

Bình luận (0)
LW
1 tháng 4 2019 lúc 17:39

1:a.2000;400;750000

b.1,2;6,3m3;6300dm3;1,25dm3;1250cm3;

2:

a,=

b,>

c,<

d,=

Bình luận (0)
MN
1 tháng 4 2019 lúc 17:48

1, 

a, 2m3 = 2000 dm3                            b, 1200 dm3 = 1,2 m3

0,4 m3 = 400 dm3                               6,3 m3 = 6 m3 300 dm3

3/4 m3 = 750000 cm3                        1,25 dm3 = 1 dm3 250 cm3

                                                 0,08 m3 = 80000 cm3

2, 

a, 2,09 m3 = 2 m3 90 dm3 

b, 7 dm3 324 cm3 > 750 cm3

c, 0,5 dm3 < 600 cm3

d, 6 m3 120 dm3 = 6,12 m3

~Moon~

Bình luận (0)
HD
Xem chi tiết
NL
9 tháng 6 2017 lúc 8:23

Cậu chụp mờ quá

bucminh

Bình luận (0)
6T
Xem chi tiết
TQ
3 tháng 2 2017 lúc 16:10

Dế Mèn phiêu lưu ki là tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi (truyện đồng thoại). Trong truyện, Dế Mèn là nhân vật chính đã trải qua những cuộc phiêu lưu lí thú, đầy mạo hiểm. Sự trải nghiệm cuộc đời của Dế Mèn, những bài học mà Dế Mèn rút ra qua bao nhiêu hiểm nguy sóng gió chính là hành trang để Mèn bước vào đời và trỏ thành một chàng Dế cao thượng. Chính vì thế, có thể nói rằng cuộc đời của Dế Mèn là một bài học lớn

– Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

Từ những ngày đầu, Dế Mèn được mẹ cho ra ở riêng, sống độc lập đế sau này ra đời khỏi bỡ ngỡ, Dế Mèn đã thấy được cuộc sống phức tạp như thế nào! Những suy nghĩ đầu tiên của chú là ý thức được rằng khổ quá, những kể yếu đuối vật lộn cật lực mà cũng không sống nổi. Thế nhưng một sự kiện đau lòng xảy ra và là một bài học lớn cho Dế Mèn. Đó là cái chết của Dế Choắt. Lần đầu tiên trong đời, Dế Mèn gây ra tội lỗi. Chỉ vì sự trêu chọc của chú với chị Cốc mà Dế Choắt chết oan. Những lời nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy đã là bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn không thể nào quên. Nó ám ảnh Dế Mèn suốt đời về thói hung hăng, không biết suy nghĩ của tuổi trẻ. Những giọt nước mắt hối hận của Dế Mèn cũng là sự thức tĩnh lương tâm trên chặng đường vào đời của Mèn. Rồi sự sôi nổi, bồng bột của Mèn tưởng có thế làm lu mờ biến cố đầu tiên ấy. Nhưng cuộc phiêu lưu bất đắc dĩ của Dế Mèn khi bị bọn trẻ bắt làm đồ chơi với sự xuất hiện của anh Xén Tóc đã làm cho Mèn thêm một bài học nữa.

Dế Mèn đã biến mình thành một thứ trò chơi cho bọn trẻ con mà không hề hay biết. Mèn rất tự hào và kiêu hãnh ở vị trí của một con dế cụ bách chiến bách thắng, nông cạn và không biết suy nghĩ. Dế Mèn đã trở nên nhỏ bé, ích kỷ và tàn nhẫn. Nó thẳng tay đánh cả những con dế nhỏ bé, yếu đuối để đổi lấy những lời khen ngợi làm Mèn phổng mũi. Thế rồi! Theọ quy luật của cuộc đời, những kẻ hay cậy sức đi áp bức kẻ khác thì sẽ có kẻ mạnh hơn trị lại. Dế Mèn đã được anh Xén Tóc thức tình. Hai cái râu cụt là bài học đích đáng cho Mèn. Dế Mèn đã hiểu ra, nhận thức được lỗi lầm của mình và quyết tâm sửa chữa. Cuộc đời này tuy không thuận lợi, dễ dàng nhưng cũng đã đem đến cho Dế Mèn bao nhiêu là bài học. Mèn nhận thấy cần phải đi nhiều hon nữa: Đời trai mà không biết bay nhảy, không biết đi đó đi đây thì cuộc sổng nhạt nhẽo lắm.

Trốn thoát, trở về quê, Dế Mèn trở thành một chàng trai đứng đắn, làm nhiều việc nghĩa, trừng trị những kẻ hay bắt nạt chị Nhà Trò yếu ớt. Sau bao lần lầm lỗi, với việc làm nhân nghĩa, Dế Mèn đã lớn lên rất nhiều và nhận ra ích lợi của việc “đi” trong cuộc đời. Cuộc phiêu lưu lần- thứ hai của Dế Mèn mà chú mong mỏi đã xảy ra, đem lại bao bài học, bao nhiêu tri thức mới mẻ thú vị trong cuộc đời. Đúng là càng đi, tầm mắt của Dế Mèn càng được mở rộng. Những cuộc phiêu lưu dũng cảm đã náng Mèn lớn lên, dần dần hoàn thiện tính cách tốt đẹp của một thanh niên.

Nhưng trong cuộc sống không ít những kẻ thiển cận theo kiểu “ếch ngồi đáy giếng”. Đó là người anh trai của Dế Mèn sống cuộc đời vô nghĩa, nhàm chán, “đớn hèn” và ốm yếu. Người anh cả tuy khoẻ mạnh, khá giả nhưng chỉ quanh quẩn bắt nạt những kẻ khác. Đó cũng chính là bài học của sự “không đi”. Ngạo mạn, khinh bỉ những kẻ không muốn mở mang trí óc, Dế Mèn lại ra đi. Lần này ra đi, Dế Mèn lại có thêm người bạn đồng hành là Dê, Trũi. Trũi tính tình cũng thẳng thắn và hay đi đây đó. Trải bao sóng gió Mèn đã “lớn lên” thực sự, nhất là sau mười ngày lênh đênh trên nước, không ăn. Mười ngày đáng nhớ đem đến cho Mèn ý thức yêu mến cuộc sống, tinh thần vươn lên để chống trọi khó khăn đôi khi tưởng không chịu nối ở đời. Dế Mèn hiểu được sức mạnh của tình bạn, của lòng kiên trì, và niềm lạc quan tin tưởng.

Cuộc phiêu lưu của Dế Mèn còn đánh dấu những giây phút thiêng liêng của tình bạn. Dế Mèn bằng tất cả sức mình, cứu Trũi thoát khỏi cái chết, điều mà trước đây, Mèn đã không thể làm được với Dế Choắt. Chính cuộc đời này, chính cuộc hành trình trên đường đời đã rèn luyện để Mèn có một trái tim cao thượng. Hành động anh hùng, lòng nhân ái nơi Mèn là ở sự phát triển nhân cách cao nhất sau những chuyến đi ấy.

Những trang cảm động nhất của Tô Hoài là những trang miêu tả tâm trạng Dế Mèn thương nhớ Trũi. Với tình cảm chân thành và lòng tin tưởng vào cuộc sống, Mèn đã chiến thắng. Sau bao chặn đường chông gai vất vả, Mèn và Trũi lại được gặp nhau. Sự hoàn thiện tính cách của Trũi cũng được hoàn thiện sau chuyên đi này. Trũi không còn bồng bột nữa, đã trở thành “người” chín chắn sau chuyên phiêu lưu thứ hai. Tất cả Dế Mèn, Dế Trũi, Xén Tóc đã trở thành những “người” có tâm hồn đầy nhân ái, tấm lòng cao thượng và trái tim dũng cảm. Dế Mèn đã rút ra được nhiều bài học thấm thìa qua bao nhiêu “ngày đàng”. Mèn và các bạn đã lớn lên cả về thể xác và tâm hồn. Cuộc phiêu lưu thứ ba là sự nối tiếp của tính cách ham học hỏi hiểu biết của Dế Mèn, với mục đích cao quí hơn đó là làm “sứ giả hoà bình”.

Câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn đã được chứng minh thật sống động qua Dế Mèn phiêu lưu kí mà tập trung cao độ ở nhân vật Dế Mèn.

Dế Mèn là một nhân vật văn học quen thuộc, thân yêu của các em thiếu nhi. Qua những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn, ta nhận ra rằng: trường đại học chân chính nhất để rèn luyện con người chính là cuộc đời. Trải qua những cuộc phiêu lưu mạo hiếm với đường đời đã giúp Dế Mèn thực sự trở thành một chàng dế “bình thường” chứ không “tầm thường” với trái tim “nhân ái, cao thượng”. Đó cũng chính là con đường mà mỗi chúng ta đã và sẽ đi.

Bình luận (0)
ND
3 tháng 2 2017 lúc 16:02

Ra đời năm 1940, bắt đầu cuộc phiêu lưu năm 1941, đến nay Dế Mèn đã thành Dế cụ “thất thập cổ lai hy”. Nhưng tuổi đời của Dế không như người, dù là Dế được nhân cách hóa như người, nhất đây dế lại là một nhân vật văn học. Bảy mươi năm và còn dài nữa về sau Dế Mèn vẫn luôn trẻ. Dế Mèn vẫn luôn tràn đầy khát khao lên đường tìm đến những chân trời khác lạ, được sống những cảnh đời mới. Như cha đẻ của Dế Mèn ở tuổi “mới qua vòng thơ bé”, lấy Mèn để kéo dài tuổi thơ và thể hiện khát vọng cuộc sống của mình bảy mươi năm trước, khi bắt đầu được giác ngộ một lý tưởng. Ông kể: “Lúc ấy phong trào Mặt trận dân chủ Đông Dương đương rầm rộ lôi cuốn thanh niên cả nước giác ngộ chính trị. Làng quê nhỏ bé của tôi cũng sôi nổi trong cơn lốc tư tưởng cách mạng. Ngay trên bãi nhãn mà năm trước tôi còn đi đúc dế, năm nay là thanh niên, tôi hăng hái dự những buổi họp lập ái hữu thợ dệt và tham gia đấu tranh chống thuế, chống đốn bãi nhãn bán lấy tiền cho hương lý chè chén… Sự trải biết của tuổi thơ ở bãi Cồn Thi đã vào trong tôi cùng với ý thức tư tưởng và hành động của chúng tôi lúc ấy. Dế Mèn, Dế Trũi đều được phú cho những đường nét tư tưởng xã hội của thời đại tôi đương sống. Lý tưởng say mê của Dế Mèn là được đi khắp nơi, hô hào mọi loài cùng nhau xây dựng thế giới đại đồng – danh từ thời ấy rất thịnh hành, ai cũng thích nói. Thế giới đại đồng chỉ có công bằng, không có áp bức và chiến tranh. Đó là tư tưởng của tôi, cũng như tư tưởng phần đông lớp tiểu tư sản trí thức buổi đầu giác ngộ hay mơ ước vẻ đẹp của lý tưởng.”

Thế là Dế Mèn mang theo lý tưởng của chàng trai phủ Hoài bên sông Tô lên đường làm một cuộc trường chinh của tuổi trẻ. Giã từ cái hang chật hẹp buổi đầu đời, giã từ hai ông anh nhát sợ và lụ khụ, Dế Mèn có trong lòng lời dặn dò khích lệ của mẹ, kết bạn tri âm với Dế Trũi, đi tìm bạn bè cùng chí hướng kết liên thành một khối thống nhất tiến tới một ngày mai tươi sáng. Có thử thách hoạn nạn càng tôi rèn chí khí. Sống độc lập từ nhỏ Dế Mèn không ngại xông pha vào những nơi chốn lạ, cốt sao được đi đó đi đây, mở mang tầm nhìn. Cái thời của Dế Mèn đối với lớp trai trẻ đang tìm một hướng đi đúng đắn có ích cho cuộc đời mình thì ĐI là một thôi thúc giục giã. “Đi bạn ơi đi, sống đủ đầy / Sống trào sinh lực bốc men say / Sống tung sóng gió thanh cao mới / Sống mạnh dù trong một phút giây” (Tố Hữu). Dế Mèn mang chở nỗi háo hức đó của tác giả, của một thế hệ thanh niên, và từ trang văn, Dế Mèn đã truyền được cho nhiều thế hệ bạn đọc tinh thần lên đường ấy.

Cha đẻ của Dế Mèn không viết chuyện bâng quơ. Cuộc phiêu lưu của Dế Mèn chính thực là có một nội dung xã hội như ông đã nói. Mượn hình thức đồng thoại nhà văn muốn cổ vũ những con người, những bạn đồng trang lứa mình bước lên con đường xây dựng một xã hội tốt đẹp, hạnh phúc, không chấp nhận một lối sống ủ rũ, buồn chán. Nhưng nội dung đó đã phải nhờ đến Dế Mèn rất nhiều. Hay nói cách khác, thiên bẩm văn chương đã mách bảo tác giả chọn hình thức đồng thoại để chuyển tải tư tưởng của mình. Có phải do xuất bản công khai dưới thời thuộc địa nên để tránh sự soi mói, kiểm duyệt mà nhà văn đã dùng chuyện loài vật để nói chuyện con người? Thực tế là cuốn sách đã bị kiểm duyệt thời Pháp cắt bỏ một số đoạn mà trong lần in mới nhất tác giả đã cố phục hồi theo trí nhớ để đưa vào. Nhưng cho dù viết truyện đồng thoại để tránh soi mói thì cái chính vẫn là phải viết sao cho tự nhiên, sinh động, chân thật để người đọc được thích thú trước hết với thế giới tự nhiên của loài vật. Không tạo được thế giới nghệ thuật của những “nhân vật” đặc biệt đó cho hấp dẫn người đọc, nhất là tuổi nhỏ, thì bao nhiêu ý đồ tư tưởng hay ho tác giả đem vào cũng sẽ bị bật ra. Truyện đồng thoại khi đó chỉ còn là việc mượn vật nói người sống sượng, khiên cưỡng.

Tô Hoài may mắn ở tác phẩm đồng thoại đầu tay đã thành công, Dế Mèn đã sống thực là Dế Mèn, một con vật gần gũi, thân quen được mô tả đúng dáng hình, kiểu sống mà những ai từng quen đổ dế, đúc dế đều biết. Ông kể: “Tôi viết truyện Con dế mèn, rồi Dế mèn phiêu lưu ký lần đầu, không rõ năm ấy tôi mười tám hay mười bảy tuổi. Chỉ nhớ, tôi vừa bước khỏi tuổi thiếu niên, tất cả những trò chơi ở bãi sông đầu làng của tuổi thơ đã vào thẳng sáng tác tôi. Khi cầm bút, những “nhân vật” trong truyện không cần phải nghĩ mãi mới ra mà nó đã nằm sẵn giữa say mê của mình. Sức mạnh những thực tế trực tiếp ấy đã bắt ngay vào nguồn sáng tác của tôi.”

Hiểu biết thực tế là một lợi thế của nhà văn. Nhưng ngay cả khi có hiểu biết dồi dào thì nhà văn vẫn cần phải tưởng tượng, truyện đồng thoại còn cần tưởng tượng có khi như hoang đường, nhưng là sự hoang đường hợp lý khi con vật đã được giao vai chủ động trong truyện. Ở điểm này, Dế Mèn kích thích được nhiều tưởng tượng lý thú cho người đọc. Tôi không giấu giếm là hồi nhỏ đọc xong cuốn truyện Dế Mèn, tôi nhìn con vật nào ở đồng quê như cũng có chuyện của chúng và ước ao làm cách gì để biết được chúng đang âm mưu bàn tính chuyện gì trước mắt mình. Dế Mèn mở đầu cho mảng truyện đồng thoại khá phong phú trong số lượng đông đảo các tác phẩm thuộc đủ thể loại văn xuôi của Tô Hoài suốt gần tám mươi năm cầm bút. Truyện đồng thoại của ông nhẹ nhàng, dí dỏm, có truyện nhờ nó mà ông viết được về những thực tế không dễ viết nếu như không muốn bị sa vào ca ngợi dễ dãi.

Cuộc phiêu lưu của Dế Mèn trong sách dừng lại sau chuyến đi thứ hai. Hai anh em Dế Mèn, Dế Trũi đã cùng loài Châu Chấu Voi và loài Kiến thống nhất được ý chí cổ động thế giới đại đồng “muôn loài cùng nhau kết anh em”. Mèn đưa Trũi về thăm lại quê hương trước khi khởi hành chuyến đi mới. “Ngày nào, cuộc đi mới ấy, cuộc phiêu lưu rời quê hương lần thứ ba ấy xong, bấy giờ chúng tôi mới thực sự la đà theo bước chân mình.” Dế Mèn chấm dứt cuốn truyện kể về quãng đời đầu của mình bằng một ước ao: “Trong cuộc đi vô cùng hào hứng đương tới, chúng ta còn được gặp nhau”. Và sau câu đó là dòng chữ đề: 12/1941. Nghĩa Đô.

Bảy mươi năm có lẻ Dế Mèn đã cất bước lên đường. Thế giới đại đồng mơ ước của Mèn hãy còn xa lắm lắm. Chuyến đi thứ ba của Mèn không được kể lại. Chắc hẳn Dế Mèn vẫn đi, dẫu cái hăm hở ban đầu giảm xuống, dẫu càng đi cái đích càng xa, dẫu đến cuối tận “cát bụi chân ai” phủ lấp. Nhưng như đã nói, Dế Mèn không già, không mỏi trong cái sự đi của mình. Con đường nhiều lúc có ý nghĩa hơn đích đến, và người đang đi đường đáng nói hơn là người đã đi hết đường. Trong tinh thần đó, Dế Mèn vẫn luôn đồng hành cùng những thế hệ đang tới. Cuộc phiêu lưu của Dế Mèn không dừng lại. Phiêu lưu, đúng, tuổi trẻ luôn là phiêu lưu với rất nhiều đam mê, háo hức và cả ngây thơ, dại dột. Nhưng không thế tuổi trẻ chưa đúng là tuổi trẻ. Dế Mèn được là Dế Mèn trong bảy chục năm qua chính vì đó là tuổi nhỏ và tuổi trẻ, là sức trẻ của mỗi đời người.

Cho tôi làm một liên tưởng, so sánh ở đây về mặt lịch sử văn học. Trong cái năm 1941 ấy, văn xuôi Việt ngẫu nhiên xuất hiện hai nhân vật. Đó là Dế Mèn của Tô Hoài và Chí Phèo của Nam Cao. Anh Chí làng Vũ Đại giờ đã gần trăm tuổi, tuổi đời nhân vật trong truyện, còn như tuổi văn học thì bằng tuổi Dế Mèn. Chí Phèo đòi lương thiện làm người. Dế Mèn đi tìm thế giới cho người lương thiện. Cả hai cha đẻ của hai nhân vật là bạn thân của nhau, cùng bên nhau đấu tranh cho lý tưởng về một xã hội công bằng, hạnh phúc. Bây giờ hậu duệ con cháu Chí vẫn đông khi tính thiện đang vẫn bị thách thức. Còn Mèn có ngoái nhìn lại sau cũng thấy ít bước chân đi tiếp. Đó có phải là điều day dứt từ trang văn vào trang đời? Nhưng cuộc đời luôn cần có và không thể thiếu những người ra đi và lên đường. Với những người đó, Dế Mèn luôn là bạn đồng hành. Cho phép tôi được nhắc lại đây những lời rất hay và sâu sắc của văn hào Nga Gogol mà tôi luôn tâm niệm: “Hãy mang theo tất cả để lên đường khi từ những năm niên thiếu dịu dàng bước vào tuổi trưởng thành khắc khổ. Hãy mang theo tất cả xúc cảm của tâm hồn nhân loại, đừng bỏ chúng lại dọc đường để rồi sau đó lại nhặt lên.” Dế Mèn phiêu lưu ký chính thuộc những “xúc cảm của tâm hồn nhân loại” đó.

Nhà thơ Bằng Việt có lần đã nói vui, những người sinh năm 1941 là “thế hệ Dế Mèn”. Sau họ, Dế Mèn còn nhiều lớp bạn bè, con cháu trong các thế hệ người, không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở nhiều nước. Tất cả đều coi Dế Mèn là bạn, đều thích chí và ao ước những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn. Một con dế đã từ tay ông thả ra chu du thế giới tìm những điều tốt đẹp cho loài người. Và con dế ấy đã mang tên tuổi ông đi cùng trên những chặng đường phiêu lưu đến với cộng đồng những con vật trong văn học thế giới, đến với những xứ sở thiên nhiên và văn hóa của các quốc gia khác. Dế Mèn Tô Hoài đã lại sinh ra Tô Hoài Dế Mèn, một nhà văn trẻ mãi không già trong văn chương, luôn luôn tìm cách sống với cái thường ngày, cái lúc này ở đây, để ngay cả khi tuổi đã đại lão ông vẫn còn có được những trang viết tươi rói, tung tẩy, như thuở mới tung tăng cùng dế.

Bình luận (0)
TQ
3 tháng 2 2017 lúc 16:11

Ra đời năm 1940, bắt đầu cuộc phiêu lưu năm 1941, đến nay Dế Mèn đã thành Dế cụ “thất thập cổ lai hy”. Nhưng tuổi đời của Dế không như người, dù là Dế được nhân cách hóa như người, nhất đây dế lại là một nhân vật văn học. Bảy mươi năm và còn dài nữa về sau Dế Mèn vẫn luôn trẻ. Dế Mèn vẫn luôn tràn đầy khát khao lên đường tìm đến những chân trời khác lạ, được sống những cảnh đời mới. Như cha đẻ của Dế Mèn ở tuổi “mới qua vòng thơ bé”, lấy Mèn để kéo dài tuổi thơ và thể hiện khát vọng cuộc sống của mình bảy mươi năm trước, khi bắt đầu được giác ngộ một lý tưởng. Ông kể: “Lúc ấy phong trào Mặt trận dân chủ Đông Dương đương rầm rộ lôi cuốn thanh niên cả nước giác ngộ chính trị. Làng quê nhỏ bé của tôi cũng sôi nổi trong cơn lốc tư tưởng cách mạng. Ngay trên bãi nhãn mà năm trước tôi còn đi đúc dế, năm nay là thanh niên, tôi hăng hái dự những buổi họp lập ái hữu thợ dệt và tham gia đấu tranh chống thuế, chống đốn bãi nhãn bán lấy tiền cho hương lý chè chén… Sự trải biết của tuổi thơ ở bãi Cồn Thi đã vào trong tôi cùng với ý thức tư tưởng và hành động của chúng tôi lúc ấy. Dế Mèn, Dế Trũi đều được phú cho những đường nét tư tưởng xã hội của thời đại tôi đương sống. Lý tưởng say mê của Dế Mèn là được đi khắp nơi, hô hào mọi loài cùng nhau xây dựng thế giới đại đồng – danh từ thời ấy rất thịnh hành, ai cũng thích nói. Thế giới đại đồng chỉ có công bằng, không có áp bức và chiến tranh. Đó là tư tưởng của tôi, cũng như tư tưởng phần đông lớp tiểu tư sản trí thức buổi đầu giác ngộ hay mơ ước vẻ đẹp của lý tưởng.”

Thế là Dế Mèn mang theo lý tưởng của chàng trai phủ Hoài bên sông Tô lên đường làm một cuộc trường chinh của tuổi trẻ. Giã từ cái hang chật hẹp buổi đầu đời, giã từ hai ông anh nhát sợ và lụ khụ, Dế Mèn có trong lòng lời dặn dò khích lệ của mẹ, kết bạn tri âm với Dế Trũi, đi tìm bạn bè cùng chí hướng kết liên thành một khối thống nhất tiến tới một ngày mai tươi sáng. Có thử thách hoạn nạn càng tôi rèn chí khí. Sống độc lập từ nhỏ Dế Mèn không ngại xông pha vào những nơi chốn lạ, cốt sao được đi đó đi đây, mở mang tầm nhìn. Cái thời của Dế Mèn đối với lớp trai trẻ đang tìm một hướng đi đúng đắn có ích cho cuộc đời mình thì ĐI là một thôi thúc giục giã. “Đi bạn ơi đi, sống đủ đầy / Sống trào sinh lực bốc men say / Sống tung sóng gió thanh cao mới / Sống mạnh dù trong một phút giây” (Tố Hữu). Dế Mèn mang chở nỗi háo hức đó của tác giả, của một thế hệ thanh niên, và từ trang văn, Dế Mèn đã truyền được cho nhiều thế hệ bạn đọc tinh thần lên đường ấy.

Trong cái năm 1941 ấy, văn xuôi Việt ngẫu nhiên xuất hiện hai nhân vật. Đó là Dế Mèn của Tô Hoài và Chí Phèo của Nam Cao. Anh Chí làng Vũ Đại giờ đã gần trăm tuổi, tuổi đời nhân vật trong truyện, còn như tuổi văn học thì bằng tuổi Dế Mèn. Chí Phèo đòi lương thiện làm người. Dế Mèn đi tìm thế giới cho người lương thiện. Cả hai cha đẻ của hai nhân vật là bạn thân của nhau, cùng bên nhau đấu tranh cho lý tưởng về một xã hội công bằng, hạnh phúc. Bây giờ hậu duệ con cháu Chí vẫn đông khi tính thiện đang vẫn bị thách thức. Còn Mèn có ngoái nhìn lại sau cũng thấy ít bước chân đi tiếp. Đó có phải là điều day dứt từ trang văn vào trang đời?

Cha đẻ của Dế Mèn không viết chuyện bâng quơ. Cuộc phiêu lưu của Dế Mèn chính thực là có một nội dung xã hội như ông đã nói. Mượn hình thức đồng thoại nhà văn muốn cổ vũ những con người, những bạn đồng trang lứa mình bước lên con đường xây dựng một xã hội tốt đẹp, hạnh phúc, không chấp nhận một lối sống ủ rũ, buồn chán. Nhưng nội dung đó đã phải nhờ đến Dế Mèn rất nhiều. Hay nói cách khác, thiên bẩm văn chương đã mách bảo tác giả chọn hình thức đồng thoại để chuyển tải tư tưởng của mình. Có phải do xuất bản công khai dưới thời thuộc địa nên để tránh sự soi mói, kiểm duyệt mà nhà văn đã dùng chuyện loài vật để nói chuyện con người? Thực tế là cuốn sách đã bị kiểm duyệt thời Pháp cắt bỏ một số đoạn mà trong lần in mới nhất tác giả đã cố phục hồi theo trí nhớ để đưa vào. Nhưng cho dù viết truyện đồng thoại để tránh soi mói thì cái chính vẫn là phải viết sao cho tự nhiên, sinh động, chân thật để người đọc được thích thú trước hết với thế giới tự nhiên của loài vật. Không tạo được thế giới nghệ thuật của những “nhân vật” đặc biệt đó cho hấp dẫn người đọc, nhất là tuổi nhỏ, thì bao nhiêu ý đồ tư tưởng hay ho tác giả đem vào cũng sẽ bị bật ra. Truyện đồng thoại khi đó chỉ còn là việc mượn vật nói người sống sượng, khiên cưỡng.

Tô Hoài may mắn ở tác phẩm đồng thoại đầu tay đã thành công, Dế Mèn đã sống thực là Dế Mèn, một con vật gần gũi, thân quen được mô tả đúng dáng hình, kiểu sống mà những ai từng quen đổ dế, đúc dế đều biết. Ông kể: “Tôi viết truyện Con dế mèn, rồi Dế mèn phiêu lưu ký lần đầu, không rõ năm ấy tôi mười tám hay mười bảy tuổi. Chỉ nhớ, tôi vừa bước khỏi tuổi thiếu niên, tất cả những trò chơi ở bãi sông đầu làng của tuổi thơ đã vào thẳng sáng tác tôi. Khi cầm bút, những “nhân vật” trong truyện không cần phải nghĩ mãi mới ra mà nó đã nằm sẵn giữa say mê của mình. Sức mạnh những thực tế trực tiếp ấy đã bắt ngay vào nguồn sáng tác của tôi.”

Hiểu biết thực tế là một lợi thế của nhà văn. Nhưng ngay cả khi có hiểu biết dồi dào thì nhà văn vẫn cần phải tưởng tượng, truyện đồng thoại còn cần tưởng tượng có khi như hoang đường, nhưng là sự hoang đường hợp lý khi con vật đã được giao vai chủ động trong truyện. Ở điểm này, Dế Mèn kích thích được nhiều tưởng tượng lý thú cho người đọc. Tôi không giấu giếm là hồi nhỏ đọc xong cuốn truyện Dế Mèn, tôi nhìn con vật nào ở đồng quê như cũng có chuyện của chúng và ước ao làm cách gì để biết được chúng đang âm mưu bàn tính chuyện gì trước mắt mình. Dế Mèn mở đầu cho mảng truyện đồng thoại khá phong phú trong số lượng đông đảo các tác phẩm thuộc đủ thể loại văn xuôi của Tô Hoài suốt gần tám mươi năm cầm bút. Truyện đồng thoại của ông nhẹ nhàng, dí dỏm, có truyện nhờ nó mà ông viết được về những thực tế không dễ viết nếu như không muốn bị sa vào ca ngợi dễ dãi.

Cuộc phiêu lưu của Dế Mèn trong sách dừng lại sau chuyến đi thứ hai. Hai anh em Dế Mèn, Dế Trũi đã cùng loài Châu Chấu Voi và loài Kiến thống nhất được ý chí cổ động thế giới đại đồng “muôn loài cùng nhau kết anh em”. Mèn đưa Trũi về thăm lại quê hương trước khi khởi hành chuyến đi mới. “Ngày nào, cuộc đi mới ấy, cuộc phiêu lưu rời quê hương lần thứ ba ấy xong, bấy giờ chúng tôi mới thực sự la đà theo bước chân mình.” Dế Mèn chấm dứt cuốn truyện kể về quãng đời đầu của mình bằng một ước ao: “Trong cuộc đi vô cùng hào hứng đương tới, chúng ta còn được gặp nhau”. Và sau câu đó là dòng chữ đề: 12/1941. Nghĩa Đô.

Dế Mèn Tô Hoài đã lại sinh ra Tô Hoài Dế Mèn, một nhà văn trẻ mãi không già trong văn chương, luôn luôn tìm cách sống với cái thường ngày, cái lúc này ở đây, để ngay cả khi tuổi đã đại lão ông vẫn còn có được những trang viết tươi rói, tung tẩy, như thuở mới tung tăng cùng dế.

Bảy mươi năm có lẻ Dế Mèn đã cất bước lên đường. Thế giới đại đồng mơ ước của Mèn hãy còn xa lắm lắm. Chuyến đi thứ ba của Mèn không được kể lại. Chắc hẳn Dế Mèn vẫn đi, dẫu cái hăm hở ban đầu giảm xuống, dẫu càng đi cái đích càng xa, dẫu đến cuối tận “cát bụi chân ai” phủ lấp. Nhưng như đã nói, Dế Mèn không già, không mỏi trong cái sự đi của mình. Con đường nhiều lúc có ý nghĩa hơn đích đến, và người đang đi đường đáng nói hơn là người đã đi hết đường. Trong tinh thần đó, Dế Mèn vẫn luôn đồng hành cùng những thế hệ đang tới. Cuộc phiêu lưu của Dế Mèn không dừng lại. Phiêu lưu, đúng, tuổi trẻ luôn là phiêu lưu với rất nhiều đam mê, háo hức và cả ngây thơ, dại dột. Nhưng không thế tuổi trẻ chưa đúng là tuổi trẻ. Dế Mèn được là Dế Mèn trong bảy chục năm qua chính vì đó là tuổi nhỏ và tuổi trẻ, là sức trẻ của mỗi đời người.

Cho tôi làm một liên tưởng, so sánh ở đây về mặt lịch sử văn học. Trong cái năm 1941 ấy, văn xuôi Việt ngẫu nhiên xuất hiện hai nhân vật. Đó là Dế Mèn của Tô Hoài và Chí Phèo của Nam Cao. Anh Chí làng Vũ Đại giờ đã gần trăm tuổi, tuổi đời nhân vật trong truyện, còn như tuổi văn học thì bằng tuổi Dế Mèn. Chí Phèo đòi lương thiện làm người. Dế Mèn đi tìm thế giới cho người lương thiện. Cả hai cha đẻ của hai nhân vật là bạn thân của nhau, cùng bên nhau đấu tranh cho lý tưởng về một xã hội công bằng, hạnh phúc. Bây giờ hậu duệ con cháu Chí vẫn đông khi tính thiện đang vẫn bị thách thức. Còn Mèn có ngoái nhìn lại sau cũng thấy ít bước chân đi tiếp. Đó có phải là điều day dứt từ trang văn vào trang đời? Nhưng cuộc đời luôn cần có và không thể thiếu những người ra đi và lên đường. Với những người đó, Dế Mèn luôn là bạn đồng hành. Cho phép tôi được nhắc lại đây những lời rất hay và sâu sắc của văn hào Nga Gogol mà tôi luôn tâm niệm: “Hãy mang theo tất cả để lên đường khi từ những năm niên thiếu dịu dàng bước vào tuổi trưởng thành khắc khổ. Hãy mang theo tất cả xúc cảm của tâm hồn nhân loại, đừng bỏ chúng lại dọc đường để rồi sau đó lại nhặt lên.” Dế Mèn phiêu lưu ký chính thuộc những “xúc cảm của tâm hồn nhân loại” đó.

Nhà thơ Bằng Việt có lần đã nói vui, những người sinh năm 1941 là “thế hệ Dế Mèn”. Sau họ, Dế Mèn còn nhiều lớp bạn bè, con cháu trong các thế hệ người, không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở nhiều nước. Tất cả đều coi Dế Mèn là bạn, đều thích chí và ao ước những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn. Một con dế đã từ tay ông thả ra chu du thế giới tìm những điều tốt đẹp cho loài người. Và con dế ấy đã mang tên tuổi ông đi cùng trên những chặng đường phiêu lưu đến với cộng đồng những con vật trong văn học thế giới, đến với những xứ sở thiên nhiên và văn hóa của các quốc gia khác. Dế Mèn Tô Hoài đã lại sinh ra Tô Hoài Dế Mèn, một nhà văn trẻ mãi không già trong văn chương, luôn luôn tìm cách sống với cái thường ngày, cái lúc này ở đây, để ngay cả khi tuổi đã đại lão ông vẫn còn có được những trang viết tươi rói, tung tẩy, như thuở mới tung tăng cùng dế.

Bình luận (0)
HT
Xem chi tiết
LA
29 tháng 9 2018 lúc 20:39

Trong gia đình, không ai có thể thay thế được người mẹ. Người mẹ đã nuôi nấng, chăm sóc ta được như ngày hôm nay. Và thật hạnh phúc khi ta thấy được trên khuôn mặt mẹ là nụ cười rạng rỡ và hạnh phúc.

Từ khi em nhỏ, nụ cười của mẹ đã khắc sâu vào tâm trí em, nụ cười của người phụ nữ đảm đang, nhân hậu. Nụ cười đó theo em trong suốt những năm học mẫu giáo, tiểu học rồi đến trung học. Nụ cười luôn khích lệ, động viên em, và cũng chính nụ cười đó đã an ủi em khi em vấp ngã. Nụ cười của mẹ thật là đẹp, nụ cười hiên hòa.

Và em chỉ mong sao nụ cười đó luôn thường trực trên môi. Mỗi khi em học bài khuya, mẹ thường đến bên em, xoa đầu và nở nụ cười động viên khích lệ: “Cố gắng lên con!” Những lúc đó, em cảm thấy như mẹ đã tiếp thêm sinh lực cho em trên con đường học tập. Và em thường chạy đến bên mẹ, ôm chặt mẹ vào lòng và nói:” Con yêu mẹ!”. Mẹ đã lại cười xòa. Có lần em ốm nặng, mẹ đã chăm sóc em thật chu đáo. Từ việc móm cho em từng thìa cháo đến việc đút cho em từng múi cam. Nhưng em không còn nhìn thấy nụ cười trên khuôn mặt tươi vui của mẹ mà thay vào đó là khuôn mặt ủ rũ, âu sầu. Luc đó, em chỉ mong khỏi bệnh thật nhanh để lại thấy được nụ cười của mẹ.

Ôi! Nụ cười! Nụ cười của mẹ! Nó theo ta suốt cuộc đời, động viên khích lệ ta vững bước trên đường đời. Và có lẽ đến hết đời, em sẽ không bao giờ quên được nụ cười nhân hậu của mẹ.

Bình luận (0)
HT
29 tháng 9 2018 lúc 20:39

ai nhanh mk k cho 4 cai

Bình luận (0)
JH
29 tháng 9 2018 lúc 20:42

Mẹ! Tiếng gọi đầu tiên lúc rời nôi khi còn thơ bé. Mẹ là con đò rẽ nước, xuôi ngược dòng đời, chở gánh nặng qua bao ghềnh thác. Dẫu biết con là gánh nặng của đời mẹ nhưng sao môi kia không ngừng nở nụ cười? Nụ cười ấy đối với tôi là một món quà vô giá, đã tiếp cho tôi thêm niềm tin, sức mạnh và nghị lực để vươn lên trong sống.

Từ thuở còn thơ, tôi đã có cái may mắn được nhìn thấy nụ cười của mẹ: một nụ cười tràn đầy tình cảm. Đó là niềm hạnh phúc lớn lao nhất trên đời. Thật bất hạnh thay cho bao người không được ngắm nụ cười của mẹ. Đau đớn thay cho những kẻ lại vùi dập, hắt hủi nụ cười ấy.

Có ai đó bảo rằng: “Nụ cười làm con người ta được cuộc gần nhau hơn”. Vâng, chính nụ cười ấy đã giúp tôi thấu hiểu hết tình thương con vô bờ bến của mẹ, một tình cảm mà không gì có thể mua được. Và nụ cười ấy là cả một vũ trụ bao la mà tôi không khám phá hết được. Nhưng tôi biết nó là sức mạnh dìu tôi đứng dậy mỗi khi vấp ngã, là niềm tin, là lẽ sống của đời tôi.

Nhưng đâu phải lúc nào nụ cười của mẹ cũng giống nhau. Mỗi khi tôi ngoan, mẹ cười, một nụ cười yêu thương, vui vẻ. Nó làm tôi thấy rằng mình đã làm cái gì đó lớn lao cho mẹ. Rồi nụ cười của mẹ động viên, khuyến khích mỗi khi tôi đạt điểm cao.

Nụ cười ấy làm cho niềm vui nhân lên gấp bội, làm cho tôi thấy cuộc sống này tươi đẹp biết bao khi có mẹ trên đời. Đôi lúc tôi có chuyện buồn, mẹ vẫn cười nhưng là nụ cười an ủi, vỗ về. Nụ cười ấy như ngọn lửa hồng, sưởi ấm con tim non trẻ đang lo lắng, thổn thức...

Có gì đẹp trên đời hơn thế, khi biết rằng mẹ đang ở bên tôi. Nụ cười mẹ sưởi ấm lòng tôi, đã tiếp thêm cho tôi sức mạnh. Nhưng cũng có lúc vắng nụ cười của mẹ! Và khi ấy, tôi càng nhận ra nụ cười mẹ là một “gia tài” lớn đối với tôi...
 

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
HV
27 tháng 3 2019 lúc 19:40

15/16 x 8/3 x3/4=5

7/8 :2=7/(8 x 2)=7/16

Bình luận (0)
NN
27 tháng 3 2019 lúc 19:40

15/16 : 3/8 x 3/4 

= 15/16 x 8/3 x 3/4

= 5/2 x 3/4 

= 15/8

7/8 : 2 

= 7/8 x 1/2

= 7/16

(7/12 + 5/9 x 3/8) : 19/15

= (7/12 + 5/24) x 15/19

= (14/24 + 5/24) x 15/19

= 19/24 x 15/19

= 5/8

Bình luận (0)
HS
27 tháng 3 2019 lúc 19:42

\(\frac{15}{16}:\frac{3}{8}\times\frac{3}{4}=\frac{15}{16}\times\frac{3}{8}\times\frac{3}{4}=\frac{15\times3\times3}{16\times8\times4}=\frac{135}{512}\)

\(7:\frac{8}{2}=7\times\frac{2}{8}=7\times\frac{1}{4}=\frac{7}{4}\)

\(\left[\frac{7}{12}+\frac{5}{9}\times\frac{3}{8}\right]:\frac{19}{15}\)

\(=\left[\frac{7}{12}+\frac{5\times3}{9\times8}\right]:\frac{19}{15}\)

\(=\left[\frac{7}{12}+\frac{5\times1}{3\times8}\right]:\frac{19}{15}\)

\(=\left[\frac{7}{12}+\frac{5}{24}\right]:\frac{19}{15}\)

\(=\left[\frac{14}{24}+\frac{5}{24}\right]:\frac{19}{15}\)

\(=\frac{19}{24}:\frac{19}{15}=\frac{19}{24}\times\frac{15}{19}=\frac{19\times15}{24\times19}=\frac{1\times5}{8\times1}=\frac{5}{8}\)

Bình luận (0)
KD
Xem chi tiết
NL
10 tháng 11 2017 lúc 14:56

Kể về hàng xóm bằng tiếng anh hay tiếng việt vậy bạn

Nếu là tiếng anh thì mình giỏi về tiếng anh lắm. Mình sẽ giúp bạn làm. Khoảng bao nhiêu câu vậy bạn ? Bạn gửi tin nhắn cá nhân cho mình, mình sẽ trả lời giùm bạn

Bình luận (0)
PT
Xem chi tiết