Những câu hỏi liên quan
H24
Xem chi tiết
CB
Xem chi tiết
GG

vậy bn có ma nào trả lời ko vậy ???

Mà đã sang nói Tiểu Thư Họ Phạm

Bình luận (21)
LN
7 tháng 10 2017 lúc 22:22

Trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam thì truyện cổ tích không thể thiếu những câu chuyện được truyền miệng về những cô, cậu bé từ nhỏ đã nổi tiếng là rất thông minh. Và nhân vật Em bé thông mình trong truyện cùng tên đã để lại cho em một ấn tượng sâu sắc về một em bé rất thông minh và tài giỏi. Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi nhưng em không hề rụt rè, nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà em đã mạnh dạng, tự tin đối thoại với viên quan và cả nhà vua. Em bé đã giải được những câu đố khó khăn và không kém phần phi lý của viên quan, nhà vua và xứ thần nước láng giềng và em đều trả lời những câu hỏi ấy bằng những cách rất thông minh và nhanh trí mà người thường không nghĩ ra được. Câu đố gây ấn tượng mạnh nhất với em là câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của nước láng giềng làm cho các ông trạng, đại thần, nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi, vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng, nhờ câu trả lời của em bé mà đã giúp cho chúng ta thoát khỏi một cuộc chiến tranh. Qua câu chuyện trên, em thấy rằng, việc tôn vinh trí khôn là việc nên làm, nhưng việc cần tiếp tục làm là phải biết dùng trí khôn để phục vụ cuộc sống, đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người.

Bình luận (0)
LN
7 tháng 10 2017 lúc 22:23

Mình tự làm nên không hay cho lắm, xin lỗi nha ngaingung

Bình luận (0)
HD
Xem chi tiết
NU
26 tháng 2 2021 lúc 21:54

Vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn trong ngục tù Bác vẫn thể hiện tình yêu thiên nhiên, thể hiện tâm hồn lãng mạn, bay bổng, thưởng thức một đêm trăng đẹp đúng nghĩa. Điều đó thể hiện tâm hồn cao đẹp, giao hòa cùng thiên nhiên của một người nghệ sĩ chân chính.Bài thơ ngắm trăng cũng nói lên tinh thần thép của Bác, vượt qua mọi gian khổ khó khăn bị giam cầm trong ngục tù nhưng Bác vẫn yêu và hướng đến cái đẹp, hướng đến bầu trời tự do nơi có những ánh sáng lung linh của đêm trăng đẹp. Đó cũng là tinh thần vượt lên mọi khó khăn vươn đến những điều tốt đẹp hơn của những người chiến sĩ cách mạng kiên cường, không khuất phục số phận.

bn tham khảo nha

Bình luận (0)
HD
26 tháng 2 2021 lúc 21:58

bạn nào giúp mik với

 

Bình luận (0)
PA
Xem chi tiết
DH
22 tháng 9 2023 lúc 20:39

Thi sĩ Trần Hữu Thung đã tận dụng thành công đặc điểm ấy của thơ bốn chữ trong năm khổ thơ đầu để kể lại về quá trình lớn lên của hạt mầm. Khi đang là hạt nằm trong tay người, hạt nằm lặng thinh dường như chưa có bất cứ dấu hiệu nào của sự sống. Nhưng ngay khi được gieo trồng xuống đất, hạt mầm ấy ngay lập tức nảy mầm “nhú lên giọt sữa”. Biện pháp ẩn dụ được tác giả sử dụng một cách khéo léo đặc tả rõ nét bước trưởng thành đầu tiên của mầm cây khi tự mình nhú ra khỏi sự bao bọc và khoác lên mình tấm áo mới trắng đục như màu sữa. Dường như hạt mầm ấy đã trở thành một sinh linh sống “thì thầm” cùng nhân vật “tôi”. Và nhân vật “tôi” đón nhận điều đó bằng thính giác “ghé tai nghe rõ”. Hạt mầm dần phát triển “mầm tròn nằm giữa” được nằm trong “nôi vỏ hạt” nghe những bàn tay vỗ và lời ru tha thiết của con người. Mầm ủ mình để vượt qua gió bấc, mưa giông - sự khắc nghiệt của tự nhiên để chờ được những tia nắng hồng đánh thức. Hình ảnh nhân hóa “mầm mở mắt” mang đến cho người đọc cảm giác hạt mầm đang như những cô bé, cậu bé tinh nghịch thì thầm, tâm sự với mọi người về quá trình trưởng thành mỗi ngày của mình. Từ hạt mầm nằm lặng thinh trong tay người khi nào giờ đây cây đã kết lá mang màu xanh đến thế giới này. Năm khổ thơ trên được viết chủ yếu là gieo vần chân cùng cách ngắt nhịp 2/2 đã góp phần tạo nên sự nhịp nhàng cho đoạn thơ đồng thời gợi tả thật sinh động rõ nét từng ngày lớn lên của hạt mầm. Thể thơ bốn chữ khiến bài thơ giống như một câu chuyện giản dị, gần gũi dễ dàng đọng lại trong tiềm thức của người đọc những ấn tượng khó quên. Đoạn thơ cuối cùng ẩn chứa thông điệp quý giá mà tác giả muốn truyền tải đến với bạn đọc. Vì cây gần gũi và có ích cho cuộc sống của chúng ta nên mỗi người cần xây dựng cho mình ý thức gây trồng và bảo vệ những mầm cây ấy làm nên nhiều “mùa xuân xanh cho đất nước”.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
NT
3 tháng 10 2023 lúc 10:12

Hình tượng người lính Việt Nam ta đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các sáng tác thi ca nhạc họa. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng không ngoại lệ khi đưa hình tượng ấy vào trong thơ của mình một cách tự nhiên và đầy cảm xúc với bài thơ “Đồng dao mùa xuân”. Bài thơ chủ yếu viết về người lính dưới góc nhìn đầy chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó chính là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, họ chưa một lần yêu, còn mê thả diều, nhưng họ đã phải hi sinh tuổi xuân và máu xương của mình cho Đất nước. Họ đã nằm lại nơi chiến trường để đất nước được vẹn tròn, để nhân dân được độc lập. Trong cảm nhận của nhà thơ nói riêng, người đọc nói chung, dù họ đã mãi gửi thân xác nơi núi rừng Trường Sơn xa xôi, nhưng anh linh của họ thì vẫn còn mãi. Bởi chính họ - những người lính quật cường đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước ngày hôm nay.

 
Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
VC
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
ND
11 tháng 10 2016 lúc 22:34

Phòng truyền thống là nơi tôn nghiêm. Là nơi mà chắc hẳn ai cũng muốn vô một lần cho biết. Phòng truyền thống trưng bày nhiêu di vật cổ xưa, hay là tranh ảnh các vị anh hùng và phòng còn dùng là nơi sinh hoạt đội.. Nếu ai chưa từng vô phòng truyền thống mong rằng bạn sẽ vô đó một lần. Bạn sẽ tìm hiểu được nhiều kiến thức, khám phá được nhiều điều mà bạn chưa ngờ đến.

Bình luận (0)
NH
11 tháng 10 2016 lúc 22:16

Tuy chưa được vào phòng truyền thống của trường nhưng nhìn từ ngoài vào,mình cảm thhấy tuy nó nhỏ nhưng rất trang nghiêm

Bình luận (0)
HT
12 tháng 10 2016 lúc 7:42

mk còn ko biết phòng truyền thống của trường ở đâu

Bình luận (0)