Những câu hỏi liên quan
KT
Xem chi tiết
NN
6 tháng 5 2023 lúc 8:29

Thác nổi tiếng của miền bắc và đông bắc bộ là thác Bản Giốc, nằm trên sông Quây Sơn, biên giới Việt Nam - Trung Quốc, thuộc địa phận xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
Động nổi tiếng của miền tây bắc là động Phong Nha, nằm ở Quảng Bình, được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Còn động nổi tiếng của bắc trung bộ là động Thiên Đường, nằm ở Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình, cũng là một trong những di sản thiên nhiên thế giới.

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
10 tháng 1 2019 lúc 2:53

Đáp án C

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
28 tháng 7 2017 lúc 14:48

HƯỚNG DẪN

a) Giống nhau

− Đều có tiềm năng thủy điện lớn.

− Đã và đang xây dựng nhiều nhà máy thủy điện lớn, nhỏ để khai thác thế mạnh thủy điện.

− Thủy điện có ý nghĩa nhiều mặt về cung cấp điện năng, thủy lợi, thủy sản và du lịch.

− Quan tâm đến các tác động của thủy điện đến tài nguyên, môi trường.

b) Khác nhau

− Trung du và miền núi Bắc Bộ

+ Các sông suối có trữ năng thủy điện khá lớn. Hệ thống sông Hồng (11 triệu kW) chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước. Riêng sông Đà chiếm gần 6 triệu kW.

+ Xây dựng nhiều nhà máy thủy điện:

·       Nhà máy thủy điện Thác Bà trên sông Chảy (110MW), nhà máy thủy điện Hòa Bình trên sông Đà (1920MW), Nhà máy thủy điện Sơn La trên sông Đà (2400MW), Thủy điện Lai Châu trên sông Đà, Thủy điện Tuyên Quang trên sông Gâm (342MW).

·       Nhiều nhà máy thủy điện nhỏ đang được xây dựng trên phụ lưu của các sông.

+ Việc phát triển nhà máy thủy điện sẽ tạo ra động lực mới cho sự phát triển của vùng, nhất là việc khai thác và chế biến khoáng sản trên cơ cở nguồn điện rẻ và dồi dào.

+ Việc phát triển các công trình kĩ thuật lớn như thế cần chú ý đến những thay đổi không nhỏ của môi trường.

− Tây Nguyên

+ Trữ năng thủy điện tập trung chủ yếu trên các hệ thống sông Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai…

+ Một loạt các nhà máy đã và đang được xây dựng trên các sông:

·       Thủy điện Đa Nhim (160MW) trên sông Đa Nhim (thượng nguồn sông Đồng Nai), Đrây H’linh (12MW) trên sông Xê Pôk; Thủy điện Yaly (720MW) trên sông Xê Xan.

·       Các nhà máy thủy điện khác đang được xây dựng trên sông Xê Xan như Xê Xan 3, Xê Xan 3A, Xê San 4 (ở phía hạ lưu của Thủy điện Yaly và Plây Krông (ở thượng lưu của Yaly), khi hoàn thành thì hệ thống sông Xê Xan sẽ cho tổng công suất khoảng 1500MW.

·       Trên sông Xrê Pôk, 6 bậc thang thủy điện đã được quy hoạch, với tổng công suất lắp máy trên 600 MW, trong đó lớn nhất là Thủy điện Buôn Kuôp (280MW), thủy điện Xrê Pôk (137MW)…

·       Trên hệ thống sông Đồng Nai các công trình thủy điện Đại Ninh (300MW), Đồng Nai 3 (180MW) và Đồng Nai 4 (340MW) đang được xây dựng.

+ Các công trình thủy điện của vùng sẽ giúp cho các ngành công nghiệp có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển; các hồ thủy điện còn đem lại nguồn nước tưới quan trọng cho Tây Nguyên trong mùa khô có thể khai thác cho mục đích du lịch, nuôi trồng thủy sản.

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
16 tháng 4 2018 lúc 12:11

HƯỚNG DẪN

a) Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

- Thế mạnh về tài nguyên: Giàu các loại tài nguyên khoáng sản: than, đá vôi, thiếc, chì, kẽm, khí đốt...

- Hạn chế: Khí hậu thất thường, thời tiết không ổn định.

b) Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

- Thế mạnh về tài nguyên:

+ Rừng còn tương đối nhiều.

+ Khoáng sản: sắt, crôm, titan, thiếc, apatit, vật liệu xây dựng.

- Hạn chế: Thường xảy ra thiên tai (bão, lũ, hạn hán, trượt lở đất).

c) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

- Thế mạnh về tài nguyên: Khoáng sản: dầu khí (trữ lượng lớn ở vùng thềm lục địa), bôxít (Tây Nguyên).

- Hạn chế: xói mòn, rửa trôi đất ở vùng đồi núi, ngập lụt trên diện rộng ở đồng bằng Nam Bộ và ở hạ lưu các sông lớn trong mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng trong mùa khô.

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
27 tháng 6 2018 lúc 10:41

Khôi phục và phát triển diện tích rừng trong miền, đặc biệt tại các vùng núi cao đầu nguồn như: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn,…Bảo vệ và nuôi dưỡng các hệ sinh tháu ven biển, đầm phá và cửa sông.

Đây là miền thường có nhiều về thiên tai. Tại các vùng núi, thiên tai là sương muối, giá rét, lũ quét. Tại vùng duyên hải là bão lụt, hạn hán, gió Tây khô nóng,…Do vậy phải luôn sẵn sang và chủ động phòng chống thiên tai.

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
25 tháng 9 2017 lúc 5:11

HƯỚNG DẪN

− Trung du và miền núi Bắc Bộ: chuyên môn hóa sản xuất các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trấu, sở, hồi…); đậu tương, lạc, thuốc lá…

+ Đất: phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các loại đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa (ở trung du), đất phù sa ở dọc các thung lũng sông và cánh đồng ở miền núi như Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên, Trùng Khánh…

+ Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình vùng núi nên có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.

− Khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất cây công nghiệp còn rất lớn, nhưng gặp khó khăn là hiện tương rét đậm, rét hại, sương muối và tình trạng thiếu nước vào mùa đông.

− Tây Nguyên: Chuyên môn hóa sản xuất cà phê, cao su, chè, dâu tằm, hồ tiêu.

+ Đất: Đất badan có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, lại phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và các vùng chuyên canh quy mô lớn.

+ Khí hậu: Có tính chất cận Xích đạo với một mùa mưa và mùa khô kéo dài (có khi 4 – 5 tháng), mùa khô kéo dài là điều kiện thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm. Ở các cao nguyên cao 400 – 500m khí hậu khá nóng, có thể trồng cây công ngiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu); trên các cao nguyên trên 1000m có khí hậu rất mát mẻ có thể trồng các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt (chè…) khá thuận lợi.

+ Về mùa khô, mực nước ngầm hạ thấp, vì thế việc làm thủy lợi gặp khó khăn, tốn kém, là trở ngại lớn nhất cho sản xuất.

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
2 tháng 5 2018 lúc 5:35

Đáp án A

Việc khai thác tài nguyên khoáng sản ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc gặp nhiều khó khăn do kết cấu hạ tầng chưa phát triển, hệ thống giao thông đi lại giữa các vùng còn nhiều khó khăn. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến việc khai thác khoáng sản ở vùng Trung du và miền núi phía bắc.

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
30 tháng 7 2019 lúc 13:51

Đáp án A

Việc khai thác tài nguyên khoáng sản ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc gặp nhiều khó khăn do kết cấu hạ tầng chưa phát triển, hệ thống giao thông đi lại giữa các vùng còn nhiều khó khăn. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến việc khai thác khoáng sản ở vùng Trung du và miền núi phía bắc.

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
2 tháng 9 2018 lúc 16:51

Đáp án: C

Giải thích: Nguyễn nhân khiến cho khí hậu của miền Bắc và và Đông Bắc Bắc Bộ lạnh hơn miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là do miền Bắc và và Đông Bắc Bắc Bộ có địa hình chạy theo hướng cánh cung đón gió (hút gió), đây cũng là miền đón những đợt gió mùa đầu tiên và những đợt gió mùa cuối cùng thổi vào nước ta. Còn miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ bớt lạnh hơn là do có dãy núi Hoàng Liên Sơn chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam chắn gió mùa Đông Bắc.

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
19 tháng 2 2017 lúc 7:02

Đáp án C

Nguyên nhân khiến cho khí hậu của miền Bắc và và Đông Bắc Bắc Bộ lạnh hơn miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là do miền Bắc và và Đông Bắc Bắc Bộ có địa hình chạy theo hướng cánh cung đón gió (hút gió), đây cũng là miền đón những đợt gió mùa đầu tiên và những đợt gió mùa cuối cùng thổi vào nước ta. Còn miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ bớt lạnh hơn là do có dãy núi Hoàng Liên Sơn chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam chắn gió mùa Đông Bắc

Bình luận (0)