Những câu hỏi liên quan
NN
Xem chi tiết
PT
17 tháng 11 2016 lúc 21:53
1. Tràn ngập trong bài thơ Tiếng gà trưa là những kỉ niệm tuổi thơ. Trong đó, nổi bật là hình ảnh người bà, kí ức về tình bà cháu mộc mạc mà sâu nặng. Tất cả được gợi về từ một âm thanh quen thuộc, bình thường: tiếng gà mái cục tác trong nắng trưa.2. Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.- Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.- Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.
Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
KT
15 tháng 9 2023 lúc 0:47

a. Nội dung chính của các văn bản đọc hiểu:

Văn bản

Nội dung chính

Quang Trung đại phá quân Thanh

Kể về Quang Trung, một người thông minh, trí tuệ sáng suốt, khả năng phán đoán tốt, nhạy bén trước thời cuộc. Nhờ tài năng của mình, ông đã định hình và phân tích một cách rất cụ thể về tình thế và về thời cuộc đem lại chiến thắng hiển hách trước quân Thanh.

Đánh nhau với cối xay gió

Kể câu chuyện về sự thất bại của Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió, nhà văn chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, hão huyền, phê phán thói thực dụng thiển cận của con người trong đời sống xã hội.

Bên bờ Thiên Mạc

Kể về tình tiết khi Trần Quốc Tuấn giao nhiệm vụ quan trọng và hết sức bí mật cho Hoàng Đỗ, con ông già Màn Trò, một nô tì ở vùng đất Thiên Mạc.

=> Đề tài và chủ đề của các văn bản truyện lịch sử đều có nội dung liên quan đến các nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.

b.

- Nhận xét: truyện lịch sử có bối cảnh là hoàn cảnh xã hội của một thời kì lịch sử nói chung được thể hiện qua các sự kiện, nhân vật lịch sử, phong tục, tập quán.

- Khi đọc truyện lịch sử cần chú ý:

+ Truyện viết về sự kiện gì? Cốt truyện, bối cảnh, nhân vật chính trong truyện liên quan như thế nào với lịch sử của dân tộc?

+ Chủ đề, tư tưởng, thông điệp nội dung mà văn bản truyện muốn thể hiện.

+ Một số đặc điểm hình thức nổi bật của truyện (sự kiện, nhân vật, ngôn ngữ mang không khí và dấu ấn lịch sử,...).

+ Những tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản truyện.

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
MP
13 tháng 9 2023 lúc 20:19

- Giá trị nội dung: Bài hịch là lời phản ánh chân thực nhất tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam ta trong suốt quá trình tham gia kháng chiến chống quân xâm lược. Qua đó, thể hiện lòng căm thù giặc, ý chí quyết tâm đánh đổ kẻ thù.

- Giá trị nghệ thuật: Bài hịch là một áng văn chính luận xuất sắc với cách đưa ra luận điểm, luận cứ chặt chẽ, rõ ràng, giàu hình ảnh, đầy sức thuyết phục.

Bình luận (0)
NP
Xem chi tiết
ND
30 tháng 10 2016 lúc 11:34

– Hai câu đầu: khẳng định chủ quyền của dân tộc

+ “Sông núi nước Nam, vua Nam ở” khẳng định rất rõ ràng về việc chủ quyền, đất nào thì vua ấy. Một sự độc lập và có chủ quyền riêng về chính trị, quân sự.Đó là sự thật hiển thiên không ai, không một thế lực nào được xâm phạm vào lãnh thổ chủ quyền của dân tộc ấy. Đó thể hiện một chân lí của cuộc đời

+ “ Vằng vặc sách trời chia xứ sở” trong đời sống tinh thần của mỗi người dân đất Việt từ xưa đến này trời là một vị tối thượng có thể sắp đặt mọi chuyện của nhân thế – tất cả do trời định. Vậy đất nước Nam này đã được trời ghi được định phận ở sách trời – có nghĩa là không ai có thể phủ nhận và đi lại ngược lại đạo lý mà trời đã định.Một việc đã vằng vặc như vậy thể hiện đó như là một chân lí của trời đất, càng nhấn mạnh thêm lần nữa về chủ quyền lãnh thổ của dân tộc.

Vậy việc tuyên bố chủ quyền dựa vào việc trời định, chân lí của đất trời, dựa trên lẽ phải tất lẽ, không thể chối cãi, không thể phủ nhận.

– Hai câu cuối: Sự một một quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ ấy

+ “Giặc dữ cớ sao phạm đến đây” lời hỏi tội lũ giặc cớ sao sang xâm phạm, làm những điều xấu xa, phi nghĩa và sao lại dám trái với đạo trời, đã làm trái với những gì trời định.

+ “Chúng mày nhất định phải tan vỡ” đó là lời cảnh báo trước những việc mà lũ giặc đã làm – gieo gió thì gặp bão. Điều không thể tránh khỏi đối với những kẻ xấu xa, lũ làm việc bất nhân, tàn bạo mà phải gánh chịu. Không chỉ vậy câu thơ còn khẳng định ý chí quyết tâm sắt đá bảo vệ chủ quyền của đất nước đến cuối cùng mà còn tạo nên được niềm tin tất thắng mai sau.

– Nhận xét bố cục: Bố cục chặt chẽ giống như một bài nghị luận. Hai câu đầu đã nêu ra chân lí và hai câu sau nếu ra vấn đề có tính hệ quả cho chân lí đó.

 

Nghệ thuật: Dùng từ Hán Việt.

Bình luận (0)
ND
30 tháng 10 2016 lúc 11:49

Nghệ thuật và nội dung của bài Sông Núi nước Nam:

1.Nghệ thuật :

- Thể thơ thất ngôn tứ nguyệt,nhịp 4/3,giọng đanh thép hùng hồ

2.Nội dung

- Lời khẳng định chủ quyền lãnh thổ của một đất nước

- Ý chí kiên quyết bảo vệ Tổ quốc,bảo vệ dân tộc

 

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
ND
16 tháng 9 2023 lúc 17:22

Tham khảo
loading...

Bình luận (0)
VK
Xem chi tiết
HT
18 tháng 3 2016 lúc 12:15

Nam Cao là một nhà văn lớn của nền văn học hiện thực phê phán nói riêng và là một nhà văn lớn của văn học Việt Nam nói chung. Sở dĩ Nam Cao có một vị trí xứng đáng như vậy bởi cả cuộc đời cầm bút của mình, ông luôn trăn trở để nâng cao “Đôi Mắt” của mình. Tất cả những gì Nam Cao để lại cho cuộc đời chính là tấm gương của một người “trí thức trung thực vô ngần” luôn tự đấu tranh để vươn tới những cảnh sống và tâm hồn thật đẹp. Với những nét tiêu biểu như vậy, Nam Cao đã thể hiện qua một hệ thống các quan điểm sáng tác của mình trước cách mạng tháng Tám.
Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám được thể hiện qua “Trăng Sáng” và “Đời Thừa”. Trong “Trăng Sáng”, nhà văn quan niệm văn chương nghệ thuật phải “vị nhân sinh”, nhà văn phải viết cho hay, cho chân thực những gì có thật giữa cuộc đời, giữa xã hội mà mình đang sống. Ông viết “Chao ôi! Nghệ thuật không là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối! Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp người lầm than”. Đó chính là quan điểm nghệ thuật của Nam Cao. Trước cách mạng, Nam Cao mang tâm sự u uất, đó không chỉ là tâm trạng của một người nghệ sĩ “tài cao, phận thấp, chí khí uất” (Tản Đà) mà đó còn là tâm sự của người người trí thức giàu tâm huyết nhưng lại bị xã hội đen tối bóp nghẹt sự sống. Nhưng Nam Cao không vì bất mãn cá nhân mà ông trở nên khinh bạc. Trái lại ông còn có một trái tim chan chứa yêu thương đối với người dân nghèo lam lũ. Chính vì lẽ đó mà văn chương của ông luôn cất lên “những tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”.
Trong “Đời thừa”, một tác phẩm tiêu biểu của văn Nam Cao trước cách mạng, Nam Cao cũng có những quan điểm nghệ thuật. Khi mà ta đã chọn văn chương nghệ thuật làm nghiệp của mình thì ta phải dồn hết tâm huyết cho nó, có như thế mới làm nghệ thuật tốt được. “Đói rét không có nghĩa lý gì đối với gã tuổi trẻ say mê lý tưởng. Lòng hắn đẹp. Đầu hắn mang một hoài bão lớn. Hắn khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất. Hắn chỉ lo vun trồng cho cái tài của hắn ngày một thêm nảy nở. Hắn đọc, suy ngẫm, tìm tòi, nhận xét, suy tưởng không biết chán. Đối với hắn lúc ấy nghề thuật là tất cả, ngoài nghệ thuật không có gì đáng quan tâm nữa…”. Nam Cao còn quan niệm người cầm bút phải có lương tâm và trách nhiệm đối với bạn đọc, phải viết thận trọng và sâu sắc: “sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là sự bất lương rồi, còn sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”. Với Nam Cao, bản chất của văn chương là đồng nghĩa với sự sáng tạo “văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho, văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. Quan điểm của Nam Cao là một tác phẩm văn chương đích thực phải góp phần nhân đạo hóa tâm hồn bạn đọc: Nó phải chứa đựng một cái gì đó vừa lớn lao vừa cao cả, vừa đau đớn vừa phấn khởi: “Nó ca ngợi tình thương, lòng bác ái, sự công bình, nó làm người gần người hơn”.
Văn nghiệp của Nam Cao (1915-1951) chủ yếu được thể hiện trước cách mạng tháng Tám. Với quan điểm sáng tác thể hiện trong hai truyện “Trăng Sáng” và “Đời Thừa” giúp ta hiểu sâu hơn về Nam Cao. Qua đó, ta thấy được những đóng góp về nghệ thuật cũng như tư tưởng của Nam Cao cho văn học Việt Nam. Từ đấy giúp ta hiểu vì sao Nam Cao – một nhà văn chưa tròn bốn mươi tuổi lại để lại cho cuộc đời một sự nghiệp văn chương vĩ đại đến như vậy.

Bình luận (0)
PB
18 tháng 3 2016 lúc 12:40

-         Nghệ thuật phải gắn bó với đời sống.

-         Văn chương phải mang tinh thần nhân đạo.

-         Văn chương là lĩnh vực đòi hỏi phải khám phá, tìm tòi, sáng tạo.

-         Nhà văn phải có lương tâm.

 

 

Bình luận (0)
BT
Xem chi tiết

-Bài Đồng chí:

+Tóm tắt nội dung:vẻ đẹp chân thực giản dị của anh bộ đội thời chống Pháp và tình đồng chí sâu sắc,cảm động

+Đặc sắc nghệ thuật: chi tiết,hình ảnh tự nhiên,bình dị, cô đọng, gợi cảm.

-Bài Đoàn thuyền đánh cá:

+Tóm tắt nội dung:Vẻ đẹp tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn của thiên nhiên,vũ trụ và con người lao động mới.

+Từ ngữ giàu hình ảnh,sử dụng các biện pháp ẩn dụ, nhân hóa.

-Bài Bếp lửa:
+Tóm tắt nội dung: Tình cảm bà cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh

+Đặc sắc nghệ thuật: Hồi tưởng kết hợp với cảm xúc, tự sự,bình luận.

-Bài Viếng lăng Bác:
+Tóm tắt nội dung:Lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc đối với Bác khi vào thăm lăng Bác.

+Đặc sắc nghệ thuật:Giai điệu, trang trọng,thiết tha, sử dụng nhiều ẩn dụ gợi cảm.

 

Bình luận (2)
VT
Xem chi tiết
VT
19 tháng 9 2021 lúc 9:21

giúp mình với mình cần gấp 12:00 ngày 19/9 xong mình cho 10 tick

Bình luận (0)
H24
19 tháng 9 2021 lúc 9:23

Bạn tách câu hỏi ra chứ để nhiều vậy ko trl nổi đâu, mà chỉ đăng những cái bạn thật sự cần thôi nhé!

Bình luận (0)
N2
Xem chi tiết
PT
2 tháng 3 2022 lúc 14:30

tham khảo
Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dùng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân, bội nghĩa và chống quân xâm lược. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.

Bình luận (0)
NH
2 tháng 3 2022 lúc 14:31

Tham khảo
Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dùng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân, bội nghĩa và chống quân xâm lược. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.

Bình luận (0)
H24

tham khảo :

Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dùng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân, bội nghĩa và chống quân xâm lược. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.

Bình luận (0)