giải thích sự phân hóa nông nghiệp và công nghiệp Trung Quốc
Trình bày được đặc điểm ngành công nghiệp, nông nghiệp Trung Quốc và giải thích được sự phân bố đó.
Tham khảo
* công nghiệp
Sự phân bố công nghiệp Trung Quốc:
- Công nghiệp của Trung Quốc phân bố chủ yếu ở miền Đông lãnh thổ, khu vực ven các con sông lớn và ven biển.
- Công nghiệp kém phát triển ở phía Tây dù khu vực này có nhiều khooáng sản và tiềm năng thủy điện lớn.
* Nguyên nhân:
Miền Đông có nhiều điều kiện thuận lợi:
- Vị trí địa lí:
+ Tiếp giáp vùng biển rộng lớn phía Đông, thuận lợi cho giao lưu trao đổi hàng hóa, nguyên liệu với các nước trong khu vực và trên thế giới.
+ Nằm gần các trung tâm kinh tế năng động và phát triển nhất thế giới (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á…
- Điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình đồng bằng, khí hậu gió mùa ấm áp, nguồn nước dồi dào…thuận lợi để phát triển xây dựng các nhà máy, xi nghiệp công nghiệp…
+ Tài nguyên khoáng sản phía đông giàu có, nhiều mỏ có trữ lượng lớn (than đá, dầu mỏ, quặng sắt..).
⟹ thế mạnh phát triển các ngành công nghiệp.
- Kinh tế- xã hội:
+ Miền Đông tập trung dân cư đông đúc, lao động dồi dào, có trình độ cao.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Cơ sở hạ tầng giao thông đô thị, cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện, tập trung nhiều đô thị thành phố lớn, các trung tâm đào tạo giáo dục lớn của cả nước.
+ Chính sách của Nhà nước ưu tiên phát triển.
+ Được ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại trong sản xuất.
Ngược lại, miền Tây địa hình chủ yếu là núi cao , sơn nguyên, hoang mạc gây khó khăn cho việc khai thác khoáng sản, phát triển giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng.
Trình bày sự phân bố công nghiệp ở Trung Quốc và giải thích
* Sự phân bố công nghiệp Trung Quốc:
- Công nghiệp của Trung Quốc phân bố chủ yếu ở miền Đông lãnh thổ, khu vực ven các con sông lớn và ven biển.
- Công nghiệp kém phát triển ở phía Tây dù khu vực này có nhiều khooáng sản và tiềm năng thủy điện lớn.
* Nguyên nhân:
Miền Đông có nhiều điều kiện thuận lợi:
- Vị trí địa lí:
+ Tiếp giáp vùng biển rộng lớn phía Đông, thuận lợi cho giao lưu trao đổi hàng hóa, nguyên liệu với các nước trong khu vực và trên thế giới.
+ Nằm gần các trung tâm kinh tế năng động và phát triển nhất thế giới (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á…
- Điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình đồng bằng, khí hậu gió mùa ấm áp, nguồn nước dồi dào…thuận lợi để phát triển xây dựng các nhà máy, xi nghiệp công nghiệp…
+ Tài nguyên khoáng sản phía đông giàu có, nhiều mỏ có trữ lượng lớn (than đá, dầu mỏ, quặng sắt..).
⟹ thế mạnh phát triển các ngành công nghiệp.
- Kinh tế- xã hội:
+ Miền Đông tập trung dân cư đông đúc, lao động dồi dào, có trình độ cao.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Cơ sở hạ tầng giao thông đô thị, cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện, tập trung nhiều đô thị thành phố lớn, các trung tâm đào tạo giáo dục lớn của cả nước.
+ Chính sách của Nhà nước ưu tiên phát triển.
+ Được ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại trong sản xuất.
Ngược lại, miền Tây địa hình chủ yếu là núi cao , sơn nguyên, hoang mạc gây khó khăn cho việc khai thác khoáng sản, phát triển giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng.
Dựa vào hình 10.8, nhận xét và giải thích sự phân bố công nghiệp của Trung Quốc.
- Nhận xét sự phân bố:
Luyện kim đen: khu vực Đông Bắc.
Luyện kim màu: khu vực Đông Bắc và giữa Trung Quốc.
Điện tử, viễn thông: các thành phố lớn ở giữa và Đông Nam Trung Quốc.
Cơ khí: khắp các thành phố ở miền Đông.
Chế tạo máy bay: Trùng Khánh, Thượng Hải, Thẩm Dương.
Sản xuất ô tô: Bắc Kinh và Nam Kinh.
Đóng tàu biển: ở khu vực ven biển.
Hóa chất: Cáp Nhĩ Tân, Thành Đô.
Hóa dầu: ở khu vực ven biển (Thiên Tân, Thượng Hải, Hồng Kông).
Dệt may: phân bố rộng khắp ở nhiều nơi phía Đông.
- Giải thích: Sự phân bố gắn với vùng nguyên, nhiên liệu (luyện kim đen, hóa dầu), gắn với thị trường tiêu thụ (dệt may), gắn với các trung tâm có nguồn lao động chất lượng cao (điện tử, viễn thông), gắn với nơi có điều kiện sản xụất đặc thù (đóng tàu biển, chế tạo máy bay), gắn với nguồn năng lượng dồi dào và rẻ tiền (luyện kim màu,...).
Dựa vào hình dưới đây, nhận xét và giải thích sự khác nhau về phân bố sản xuất nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc?
* Nhận xét:
- Miền Tây chủ yếu là chăn nuôi: Cừu, ngựa. (0,25 điểm)
- Miền Đông: Là vùng nông nghiệp chính, phát triển mạnh. (0,25 điểm)
- Các đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc trồng lúa mì, ngô, củ cải đường. (0,25 điểm)
- Đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam: lúa gạo, mía, chè, bông. (0,25 điểm)
* Giải thích:
- Miền Đông có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp: địa hình thấp; có các đồng bằng châu thổ’ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ. Khí hậu thích hợp cho trồng cây ôn đới ở phía bắc, cây cận nhiệt ở phía nam. Có nhiều mưa về mùa hạ và đây là nơi có hạ lưu của các con sông lớn, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, có điều kiện kinh tế-xã hội: Dân cư đông đúc, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, thị trường tiêu thụ lớn; dông dân, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển, sự hỗ trợ của công nghiệp,… (0,75 điểm)
- Miền Tây là các dãy núi cao, sơn nguyên, khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt không thích hợp cho nông nghiệp. Chủ yếu là đồng cỏ nên có thể chăn nuôi. (0,25 điểm)
Phân tích những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên của miền Đông đối với sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp Trung Quốc.
Những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên của miền Đông đối với sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp Trung Quốc
- Miền Đông Trung Quốc từ duyên hải vào đất liền đến kinh tuyến 105°Đ.
- Chiếm gần 50% diện tích, có thuận lợi và khó khăn về tự nhiên là:
+ Thuận lợi:
• Các đồng bằng rộng lớn, phù sa màu mỡ, dân cư đông, khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới, nguồn nước dồi dào, vùng nông nghiệp trù phú.
• Nổi tiếng về các khoáng sản kim loại màu.
+ Khó khăn: thường lũ lụt ở các đồng bằng , nhất là đồng bằng Hoa Nam.
- Với tự nhiên nêu trên, Trung Quốc phát triển mạnh nông nghiệp và công nghiệp.
Phân tích những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên của miền Đông và miền Tây đối với sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp Trung Quốc.
+ Miền Đông: có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ là nơi dân cư tập trung đông đúc, nông nghiệp trù phú. Khí hậu thích hợp cho trồng cây ôn đới ở phía bắc, cây cận nhiệt ở phía nam. Có nhiều mưa về mùa hạ, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nhưng thường gây lụt lội ở các đồng bằng. Giàu khoáng sản kim loại màu, tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp.
+ Miền Tây: gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa khó khăn cho sản xuất và cư trú. Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt tạo nên những vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn. Tài nguyên chính là rừng, đồng cỏ (phát triển chăn nuôi), khoáng sản.
Trình bày những câu sau đây chi tiết, đầy đủ nhất và có giải thích rõ ràng.
Câu 1: Vì sao phải khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên khu vực Đông Nam Á?
Câu 2: Nêu những thành tựu công nghiệp hóa trong nông nghiệp của Trung Quốc.
1. Vì nếu không khai thác tài nguyên cẩn thận thì sẽ không còn tài nguyên
1. Vì nếu khai thác bừa bãi, nguồn tài nguyên sẽ dần cạn kiệt
2. Sản lượng nhiều ngành công nghiệp đứng đầu thế giới: than, thép, xi măng, phân đạm
Câu 1: Chúng ta không thể phủ nhận rằng tài nguyên thiên nhiên khu vực Đông Nam Á là tài nguyên vô hạn nên chắc chắn sẽ cạn kiệt nếu chúng ta khai thác nhiều, chính vì thế chúng ta phải khai thác hợp lí nguyồn tài nguyên thiên nhiên.
Câu 2: Những thành tựu công nghiệp hóa trong nông nghiệp Trung Quốc gồm:
+ Sản lượng nhiều ngành công nghiệp đứng đầu thế giới: than, thép, xi măng, phân đạm.
Câu: Em hãy phân tích ảnh hưởng của tài nguyên đất đai đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta.
Câu: Em hãy giải thích vì sao hiên nay sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta đang diễn ra theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa??
Bạn tham khảo!
Câu: Em hãy phân tích ảnh hưởng của tài nguyên đất đai đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta.
Tài nguyên đất đai
– Vai trò vô cùng quan trọng vì nó là tư liệu sản xuất của nông nghiệp, thiếu đến sẽ không có ngành kinh tế này
– Nước ta có tổng diện tích đất canh tác khoảng 20 triệu ha. Gồm các loại đất như:
+ Đất phù sa: ở các đồng bằng và chủ yếu để sản xuất lúa nước và một số cây công nghiệp ngắn ngày. diện tích khoảng 3 triệu ha
+ Đất Feralit có diện tích khoảng 16 triệu ha với nhiều loại khác nhau tập trung phân bố ở các vùng trung du, vùng núi và cao nguyên. Chủ yếu thích hợp với các loại cây công nghiệp
-> Đây là những thuận lợi rất lớn cho nông nghiệp ở nước ta
– Khó khăn là hiện tượng sói mòn đất và đốt nương làm rẫy gây thoái hóa đất
Câu: Em hãy giải thích vì sao hiên nay sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta đang diễn ra theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa??
Sự chuyển dịch nền kinh tế nước ta thể hiện ở 3 mặt:
+ Chuyển dịch cơ cấu ngành: Giảm tỷ trọng nông lâm-ngư nghiệp; tăng tỷ trọng công nghiệp- xây dựng và dịch vụ.
+ Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: Chia 7 vùng kinh tế, 3 khu vực kinh tế trọng điểm nhiều khu công nghiệp, nhiều vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn.
+ Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Từ chủ yếu khu vực nhà nước và tập thể chuyển sang kinh tế nhiều thành phần. Gồm 5 thành phần kinh tế: Nhà nước, tập thể, tư nhân, tư bản nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài.
Phân tích những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên của miền Đông và miền Tây đối với sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp Trung Quốc.
* Miền Đông :
- Thuận lợi :
+ Nông nghiệp : Có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ. Khí hậu chuyển từ cận nhiệt sang ôn đới gió mùa, có nhiều sông lớn với nguồn nước dồi dào cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.
+ Công nghiệp : Có nhiều loại khoáng sản như than đá, dầu mỏ, khí đốt, quặng sắt và quặng kim loại màu, sông ngòi có giá trị về thủy điện thuận lợi để phát triển nhiều ngành công nghiệp.
- Khó khăn : Sông ngòi thường gây lụt lội về mùa hạ ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt.
*Miền Tây :
- Thuận lợi :
+ Nông nghiệp : Tập trung nhiều rừng và đồng cỏ, thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn.
+ Công nghiệp : có nhiều loại khoáng sản như than, sắt, dầu mỏ, khí tự nhiên,… đây là vùng giàu tiềm năng công nghiệp.
- Khó khăn : địa hình hiểm trở, song ngòi ít nước ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt.
CÂU HỎI PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Nêu khái quát tình hình sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ ? Vì sao Hoa Kì và Ca-na-đa đã phát tiển được một nền nông nghiệp hàng hóa với quy mô lớn?
Câu 2: Trình bày sự phân hóa khí hậu của Bắc Mĩ? Giải thích vì sao có sự phân hóa đó?
Câu 3: Hãy trình bày đặc điểm cấu trúc địa hình ở Bắc Mĩ?
Câu 4: Trình bày đặc điểm dân cư ở Bắc Mĩ?
Tham khảo
Câu 1:Nông nghiệp Bắc Mĩ phát triển mạnh mẽ, đạt đến trình độ cao nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi và kĩ thuật tiên tiến. Đặc biệt, Hoa Kì và Ca-na-đa có tỉ lệ lao động trong nông nghiệp rất thấp nhưng sản xuất ra khối lượng nông sản rất lớn. Hoa Kì và Ca-na-đa có diện tích đất nông nghiệp lớn và trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, nhờ đó đã phát triển được nền nông nghiệp hàng hoá với quy mô lớn. Các trung tâm khoa học hỗ trợ đắc lực cho việc tăng năng suất cây trồng và vật nuôi, công nghệ sinh học được ứng dụng mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp. Hoa Kì có số máy nông nghiệp đứng đầu thế giới, lượng phân bón sử dụng đạt 500 kg/ha.
Câu 2:
- Khí hậu Bắc Mĩ vừa phân hóa theo chiều bắc - nam, vừa phân hóa theo chiều tây - đông.
+ Theo chiều bắc - nam. Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau : hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.
+ Theo chiều kinh tuyến :
Phía tây kinh tuyến 100° T, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc.
Phía đông của kinh tuyến 100° T hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô.
- Nguyên nhân :
+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam.
+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển, ảnh hưởng của các dòng biển chảy ven bờ tạo ra sự phân hoá đông - tây.
Ngoài ra sự có mặt của địa hình núi cao dẫn đến sự phân hóa khí hậu theo độ cao, tạo kiểu khí hậu núi cao.
Câu 3:
- Địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến. - Hệ thống Coóc-đi-e cao, đồ sộ ở phía tây, kéo dài 9000km, bao gồm nhiều dãy núi song song, xen vào giữa là các sơn nguyên và cao nguyên. ... - Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông, chạy theo hướng đông bắc-tây nam.
Câu 4:
- Dân cư Bắc Mỹ phân bố không đồng đều giửa phía tây và phía đông, miền bắc và miền nam. - Mật độ dân số thấp nhất là phía bắc Canada và bán đảo A-la-xca dưới 1 người/km2 kế đó là miền núi Coóc-đi-e Hoa Kỳ. - Mật độ dân số cao nhất là vùng đông bắc Hoa Kỳ: từ dải đất phía nam Hồ Lớn đến duyên hải Đại Tây Dương. Mật độ dân số trên 100 người/km2
- ¾ dân số Bắc Mỹ sống ở thành thị.
- Trong các năm gần đây, phân bố dân cư Bắc Mỹ có sự thay đổi nhất là trên lãnh thổ Hoa Kỳ, có sự chuyển dịch dân cư trên lãnh thổ Hoa Kỳ từ các vùng công nghiệp phía nam Hồ Lớn và Đông Bắc ven Đại Tây Dương hướng về phía nam và vùng duyên hải phía tây ven Thái Bình Dương do sự phát triển mạnh các ngành công nghiệp mới.
refer
1.Vì sao Hoa Kì và Ca-na-đa đã phát tiển được một nền nông nghiệp hàng hóa với quy mô lớn?
Hoa Kì và Ca-na-đa đã phát triển được một nề nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, vì:
-Điều kiện tự nhiên thuận lợi
-Máy móc, kĩ thuật sử dụng công nghệ cao
-Tận dụng ít nhân lực nhưng có lượng hàng hóa lớn
2. Trình bày sự phân hóa khí hậu của Bắc Mĩ? Giải thích vì sao có sự phân hóa đó?
Khí hậu Bắc Mỹ có sự phân hoá rất đa dạng:
- Từ Bắc xuống Nam , có 3 vành đai khí hậu: hàn đới, ôn đới, nhiệt đới.
Đây là sự phân hoá khí hậu theo vỹ độ ( quy luật địa đới, độ vỹ càng cao góc tới càng nhỏ, lượng bức xạ mặt trời càng ít…)
- Tuy nhiên, khi đi từ Bắc xuống Nam, mỗi đới khí hậu lại có sự phân hoá theo chiều từ tây sang đông với các kiểu khí hậu bờ tây lục địa, hay bờ đông lục địa tuỳ theo vị trí gần hay xa đại dương và chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng hay dòng biển lạnh. Đặc biệt có sự khác biệt khí hậu giữa vùng lãnh thổ phía đông và phía tây kinh tuyến 1000T của Hoa Kỳ. Sự phân hoá này là do sự chi phối của quy luật phi địa đới.
- Ngoài ra, khí hậu của Bắc Mỹ cũng bị quy luật đai cao, điều này thể hiện rõ nhất trên dãi Cooc-đi-e.
+ Chân núi có khí hậu cận nhiệt hay ôn đới tuỳ thuộc vào vị trí.
+ Lên cao thời tiết lạnh dần, nhiều đỉnh cao có băng tuyết vĩnh cữu.
- Nguyên nhân:
+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc – nam.
+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển đã tạo ra sự phân hoá đông – tây.
-Áp dụng công nghệ sinh học trong sản xuất đạt hiệu quả cao. -Sử dụng phân bón với số lượng lớn
THAM KHẢO:
Câu 1:Nông nghiệp Bắc Mĩ phát triển mạnh mẽ, đạt đến trình độ cao nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi và kĩ thuật tiên tiến. Đặc biệt, Hoa Kì và Ca-na-đa có tỉ lệ lao động trong nông nghiệp rất thấp nhưng sản xuất ra khối lượng nông sản rất lớn. Hoa Kì và Ca-na-đa có diện tích đất nông nghiệp lớn và trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, nhờ đó đã phát triển được nền nông nghiệp hàng hoá với quy mô lớn. Các trung tâm khoa học hỗ trợ đắc lực cho việc tăng năng suất cây trồng và vật nuôi, công nghệ sinh học được ứng dụng mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp. Hoa Kì có số máy nông nghiệp đứng đầu thế giới, lượng phân bón sử dụng đạt 500 kg/ha.
Câu 2:
- Khí hậu Bắc Mĩ vừa phân hóa theo chiều bắc - nam, vừa phân hóa theo chiều tây - đông.
+ Theo chiều bắc - nam. Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau : hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.
+ Theo chiều kinh tuyến :
Phía tây kinh tuyến 100° T, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc.
Phía đông của kinh tuyến 100° T hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô.
- Nguyên nhân :
+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam.
+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển, ảnh hưởng của các dòng biển chảy ven bờ tạo ra sự phân hoá đông - tây.
Ngoài ra sự có mặt của địa hình núi cao dẫn đến sự phân hóa khí hậu theo độ cao, tạo kiểu khí hậu núi cao.
Câu 3:
- Địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến. - Hệ thống Coóc-đi-e cao, đồ sộ ở phía tây, kéo dài 9000km, bao gồm nhiều dãy núi song song, xen vào giữa là các sơn nguyên và cao nguyên. ... - Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông, chạy theo hướng đông bắc-tây nam.
Câu 4:
- Dân cư Bắc Mỹ phân bố không đồng đều giửa phía tây và phía đông, miền bắc và miền nam. - Mật độ dân số thấp nhất là phía bắc Canada và bán đảo A-la-xca dưới 1 người/km2 kế đó là miền núi Coóc-đi-e Hoa Kỳ. - Mật độ dân số cao nhất là vùng đông bắc Hoa Kỳ: từ dải đất phía nam Hồ Lớn đến duyên hải Đại Tây Dương. Mật độ dân số trên 100 người/km2
- ¾ dân số Bắc Mỹ sống ở thành thị.
- Trong các năm gần đây, phân bố dân cư Bắc Mỹ có sự thay đổi nhất là trên lãnh thổ Hoa Kỳ, có sự chuyển dịch dân cư trên lãnh thổ Hoa Kỳ từ các vùng công nghiệp phía nam Hồ Lớn và Đông Bắc ven Đại Tây Dương hướng về phía nam và vùng duyên hải phía tây ven Thái Bình Dương do sự phát triển mạnh các ngành công nghiệp mới.