Học vấn không có quê hương nhưng người học vấn phải có tổ quốc.
Viết ghị luận xã hội về : Học Vấn Không Có Quê Hương Nhưng Người Học Phải Có Tổ Quốc.
Tham khảo!!!
Việc học từ trước đến nay luôn là một vấn đề cực kỳ quan trọng đối với mỗi người. Chúng ta có thể đi đến mọi miền Tổ quốc để học hỏi cũng như luôn luôn phải có tránh nhiệm với quê hương mình. Và bàn về vấn đề này thì Louis Pasteur cũng có ý kiến cũng đã có ý kiến đúng đắn rằng “Học vấn không có quê hương nhưng người học phải có Tổ quốc”.
Đầu tiên ta phải hiểu được ý kiến của Louis Pasteur nêu ra, “Học vấn không có quê hương”. Chúng ta cũng cần hiểu “Học vấn” cũng chính kiến thức mà mỗi người chúng ta có thể tiếp thu được qua quá trình học tập có thể là trong trường học cũng như ở bên ngoài xã hội. Đó là kiến thức mà chúng ta nghiên cứu, và cũng đã được nhân loại tích lũy biết bao nhiêu năm nay và đáng nói hơn lượng kiến thức đó dường như cứ ngày càng được mở rộng không ngừng và càng ngày càng nhiều. Còn đối với ý “Học vấn không có quê hương” ta cũng có thể cảm nhận được việc học không có giới hạn lãnh thổ, cũng như không có giới hạn bởi một quốc gia hay quê hương nào. Người ta như cảm nhận được chính nơi nào có điều kiện để con người học tập, đồng thời cũng sẽ có điều kiện để có thể giúp cho con người vươn lên đến đỉnh cao tri thức thì quả thực cũng chính nơi đó có sự học. Không dừng lại ở đó thì ta nhận thấy được ý tiếp theo mà Louis Pasteur nêu ra ở đây đó chính là “người học phải có Tổ quốc”. Ý này thực sự không hề mâu thuẫn với ý trên mà Louis Pasteur đã nêu ra. Con người ta cũng cần biết được Tổ quốc là nơi chúng ta sinh ra, lớn lên đồng thời cũng chính là người có mối quan hệ thiêng liêng với mỗi con người. Trong mỗi chúng ta thì mỗi người đều có quê hương của riêng mình và tổ quốc của mình. Đó chính là nơi gắn bó, yêu thương và đồng thời cũng lại có trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ, bồi đắp, cống hiến cho nước nhà.
“Học vấn không có quê hương” như đã nói rằng chó dù học tập ở đâu hay thành đạt ở bất cứ nơi nào thì bản thân chúng ta cũng cần có trách nhiệm, nghĩa vụ với đất nước nữa. Thực tế có thể nhận thấy được có rất nhiều người Việt Nam học tập và làm việc ở nước ngoài nhưng luôn hướng về nguồn cội của chính mình. Những người con của đất nước học hành cũng chính là nhịp cầu để nước nhà trao đổi giao lưu. Đồng thời thì chính họ cũng chính là cầu nối giúp thế hệ trẻ, đóng góp trí tuệ, cũng như cả tiền của để xây dựng đất nước góp phần có thể quảng bá hình ảnh đất nước người dân của chính mình. Ta không thể quên được nhạc sĩ Thái Sơn đạt giải cao trong cuộc thi âm nhạc, thế rồi lại nghe danh Giáo sư Ngô Bảo Châu cũng đã làm rạng danh non sông đất nước Việt ta với giải thưởng fields về toán học
Học tập thực sự như chiếc la bàn định hướng cho mỗi người trên con đường học vấn và đó cũng chính là sự vươn đến những đỉnh cao tri thức đặc biệt cũng luôn luôn mong muốn hướng đến mực tiêu thật cao đẹp. Nhờ có học tập mà ta có tri thức để có thể sống thật tốt đồng thời phê phán thái độ sống, lối sống vô cảm. Lên án gay gắt những người lại xem nhẹ học vấn, người mà lại từ chối quê hương, quên nguồn cội của chính mình. Phê phán người học mà lại học với động cơ nhỏ nhen, tầm thường, sống ích kỷ chỉ nghĩ cho bản thân của mình mà thôi.
Tất cả mỗi người chúng ta cũng cần có khát vọng học tập, mỗi người cũng không ngừng tìm tòi, nghiên cứu. Bởi có ai đó nói “học tập là cuốn vở không trang cuối” chính vì kiến thức của nhân loại là vô hạn không có điểm dừng. Mỗi hãy tự làm giàu kiến thức cho chính mình. Bên cạnh đó người học thông minh cũng phải biết học có chọn lọc, đồng thời cũng phải biết hòa nhập nhưng không hòa tan, không đánh mất bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc chúng ta, như thế mới là học.
Mỗi người cũng hãy xác định mục tiêu học tập đúng đắn, quyết tâm, học đi đôi với hành nữa. Bởi biết được rằng mọi lý thuyết sẽ chẳng có tác dụng gì nếu như nó không được ứng dụng vào hực tiễn. Hãy tìm cho mình một các học có phương pháp, có cách thức để có thể tiếp nhận được nhiều nhất kiến thức của nhân loại. Và quan trọng hơn là phục vụ cho chính bản thân bạn cũng như đất nước bạn đang sống và gắn bó. Học kiến thức là điều quan trọng nhưng đừng bao giờ quên được việc trang bị nội lực, kĩ năng mềm cho chính bản thân. Vì đôi lúc khi đi ra ngoài cuộc sống những kiến thức bạn hiểu mà không khéo bày tỏ lại là một khúc mắc rất lớn cho người nghe. Có kiến thức là một chuyện, biết biến kiến thức đó thành công cụ thì chúng ta cần phải có kỹ năng.
Louis Pasteur nói “Học vấn không có quê hương nhưng người học phải có Tổ quốc” thực sự đúng đắn. Có rất nhiều thành phần khi họ giỏi, họ có kiến thức thì họ lại quên đi Tổ quốc của chính họ. Thực sự đây là một sự vô ơn, nhưng ngược lại cũng phải đặt ra câu hỏi là nhà nước ta đã có nhiều chính sách quan tâm đến người hiền tài chưa? Hiểu một vấn đề ta phải đặt nó trong nhiều mối quan hệ thì mới có thể đáng giá được nó, nhưng xét cho cùng câu nói cũng là một câu nói thật đúng và đáng để người ta suy ngẫm.
tham khảo nha
“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi!
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”
Quê hương – hai tiếng thân thương ấy mỗi lần vang lên khiến ta đều không khỏi xúc động,bồi hồi. Hình bóng quê hương dõi theo chúng ta cả cuộc đời, trở thành điểm tựa về tinh thần của con người trong cuộc sống. Trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa, con người phải ra sức học tập và tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật thì mới có thể bắt kịp với nhịp sống. Nhưng tiếp thu phải có chọn lọc, hòa nhập chứ không phải hòa tan, không đánh mất bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Có lẽ vì vậy mà Louis Pasteur đã nói rằng: “Học vấn không có quê hương nhưng người học phải có Tổ quốc”.
“Học vấn không có quê hương” có nghĩa là gì? Trước hết ta cần hiểu “học vấn” là những hiểu biết, tri thức của con người nhờ học tập mà có được. Học tập là cả một quá trình dài và phức tạp với mục đích là tích lũy kiến thức về thiên nhiên, xã hội, con người…Tiếp đó, “học vấn không có quê hương” có nghĩa là việc học không bao giờ giới hạn trong một lãnh thổ, quốc gia hay quê hương nào cả. Bác Hồ cũng từng nói “Học tập là một cuốn vở không có trang cuối” ,sự học không hề có một giới hạn nào để cho ta đạt đến cả. Nếu ví sự học là một con đường không có đích đến thì người học chỉ là một lữ khách phiêu du qua những dấu chân mà ta đã để lại mà thôi.
“Người học phải có Tổ quốc” có nghĩa là gì? Mỗi người khi sinh ra đều mang cho mình một quốc tịch. Ai cũng đều có quê hương, tổ quốc của mình, nơi ta trưởng thành và phải có trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ, giữ gìn và cống hiến. Nhận định của Louis Pasteur: “Học vấn không có quê hương nhưng người học phải có Tổ quốc”muốn khẳng định rằng con người phải biết nỗ lực vươn đến đỉnh cao của tri thức, từ đó hướng đến mục tiêu cao đẹp, biết cống hiến cho quê hương, đất nước mình.
Việc học thực sự cần thiết và rất quan trọng đối với mỗi người. Xác định đúng đắn mục đích của việc học“Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” con người không ngừng tiếp thu tri thức của nhân loại. Từ đó càng làm dày thêm truyền thống hiếu học tốt đẹp của ông cha ta từ ngàn đời. Bởi vậy ta mới nói “học vấn không có quê hương” vì chúng ta tiếp cận với nó dưới mọi hình thức và dưới mọi góc độ khác nhau. Ông cha ta cũng đã răn dạy rằng “đi một ngày đàng, học một sàng khôn” quả là không sai. Ngày nay, cách chúng ta tiếp thu tri thức ngày càng rộng rãi cho nên điều khẳng định trên của L. Pasteur là hoàn toàn đúng.
Trên con đường chinh phục kho tri thức nhân loại, mỗi cá nhân phải ý thức được việc học và không ngừng “học, học nữa, học mãi” bởi có đi hết cuộc đời này ta không thể nào biết hết kho tàng tri thức của nhân loại. Học vấn không chỉ giới hạn trong những cuốn sách hay những bài giảng trên lớp của thầy cô, mà chúng ta có thể học ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Chúng ta có thể tự hào về chàng trai trẻ Nguyễn Trọng Nghĩa được vinh danh tại Úc . Từ một học sinh xuất sắc của trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Nghĩa đã đạt danh hiệu danh giá “sinh viên quốc tế của năm“. Không chỉ dừng lại ở đó, Nghĩa còn nuôi khát vọng được cống hiến cho nền giáo dục, luôn trau dồi học tập và rèn luyện. Hàng giờ, hàng ngày trôi qua lại có không biết bao nhiêu những phát minh mới, kiến thức mới. Thế nên, đừng bao giờ thỏa mãn với những gì ta biết và cũng đừng bao giờ tự hỏi rằng học bao nhiêu là đủ. Ta phải học kiến thức, học cái hay, cái đẹp không chỉ để làm giàu vốn hiểu biết mà còn để tồn tại, chung sống và để khẳng định bản thân.
“Học vấn không có quê hương“. Quả thực như vậy! Nhưng còn người tiếp thu nó thì không, không ai sinh ra trên đời này là không có quê hương cả. Quê hương được ví như một người mẹ luôn che chở cho ta, luôn dành cho ta những gì tốt đẹp nhất và là điều vô giá đối với mỗi người. Một điển hình cho sự cống hiến, đóng góp cho nước nhà đó là Tiến sĩ toán học Lê Bá Khánh Trình – giáo sư giảng dạy tại Đại học Khoa Học Tự Nhiên. Năm 1979, ông tham gia kì thi Toán Quốc tế và đã giành giải đặc biệt. Sau đó ông được rất nhiều lời mời gọi của các trường Đại học danh tiếng thế giới, thế nhưng lòng yêu quê hương đã thôi thúc vị tiến sĩ quyết định làm việc tại quê nhà. Tình yêu quê hương đúng là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam ta.
Quê hương như một chiếc chìa khóa vạn năng giúp chúng ta gợi mở một cách sống, cách làm người. Mỗi người phải biết coi trọng gốc rễ, hướng về cội nguồn. Nếu thiếu đi tình cảm này là một sai lầm lớn nhất trong cuộc đời của mỗi con người, khiến ta không được làm người một cách trọn vẹn. Chúng ta phải luôn khắc ghi một điều rằng: dù sau này cuộc sống có ra sao, dù có như thế nào đi nữa thì ta cũng không được phép quên đi nguồn cội. Ta có học nhiều đến mấy mà không có trạch nhiệm cống hiến được cho quê hương mình thì có lẽ sự học của ta sẽ trở nên vô ích mà thôi. Thế nên, chúng ta học hỏi, chủ động tìm kiếm và mở mang tri thức là điều cần thiết. Nhưng “học phải đi đôi với hành” và học phải có chọn để vẫn giữ được bản sắc văn hóa của đất nước mình. Đó là trách nhiệm của mỗi người công dân Việt Nam.
Thực tế ngày nay một số bộ phận giới trẻ đang tỏ ra “thờ ơ” với việc học. Các bạn sa vào lối sống hưởng thụ mà không nghĩ tới con đường học vấn hay sự nghiệp cho tương lai. Hay có những bạn trẻ đi học là vì sự ép buộc của bố mẹ. Họ đến lớp học chỉ với môt mục đích – thỏa sự mong đợi của cha mẹ mà thôi. có không ít các bạn trẻ có những hành vi, suy nghĩ chưa tích cực về quê hương, chẳng hạn: chê quê hương nghèo khó, lạc hậu, hay có hành vi bôi nhọ nền văn hóa tốt đẹp của dân tộc… Để ngăn chặn những hành vi đó, trước hết, đối với những bạn học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường, thì công việc đầu tiên nên làm là phấn đấu hết mình trong con đường học tập. Chỉ khi học tập tốt thì các bạn mới có thể trưởng thành hơn trong cuộc sống và thành công trong tương lai.
“Học vấn không có quê hương nhưng người học phải có Tổ quốc” là một nhận định vô cùng đúng đắn. Nhà bác học người Pháp Louis Pasteur đã dùng từ “nhưng” để liên kết hai vế câu đối lập, từ đó nhấn mạnh giá trị của “Quê hương và Tổ quốc”. Có lẽ trong trái tim mỗi người Việt Nam, tình yêu quê hương có lẽ là thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Mỗi người sinh ra, ai mà không có cội nguồn gốc gác, ai mà không có quê hương – nơi khi nghĩ về ta lại thấy ấm lòng. Nhận thức được điều đó, mỗi chúng ta phải ra sức học tập thật tốt và luôn nuôi khát vọng cống hiến cho quê nhà, dù chỉ là hành động nhỏ thôi cũng đáng được tôn vinh. Nhất là thế hệ trẻ ngày này, các bạn hãy nhớ rằng: “Đời người chỉ có một, phải sống làm sao để không phải hối tiếc vì những năm tháng sống hoài sống phí”.
“Quê hương là gì hả mẹ? Mà cô giáo dạy phải yêu". Trong “Bài học đầu cho con”, nhà thơ Đỗ Trung Quân đã hình tượng hoá quê hương – Tổ quốc qua lời cô giáo dạy học trò bằng những điều giản dị: là chùm khế ngọt; là cầu tre nhỏ; là hương cau rụng trắng ngoài thềm,… để rồi kết lại cũng bằng điều giản dị: Quê hương nếu ai không nhớ; Sẽ không lớn nổi thành người. Thi phẩm ấy được Giáp Văn Thạch phổ nhạc và cũng đặt tựa đề giản dị mà thiêng liêng vô cùng bằng hai tiếng: “Quê hương”. Thơ và nhạc đã dìu nhau cất cánh và đọng vào tâm khảm của từng trái tim con người Việt Nam từ khi nó ra đời cho đến tận hôm nay và chắc chắn nó trường tồn cùng năm tháng. Đó cũng chính là điều mà nhà bác học L. Pasteur nói: “Học vẩn không có quê hương, nhưng người học phải có Tổ quốc”. Học vấn không có quê hương, có nghĩa là không có biên giới, không giới hạn đối tượng. Kiến thức nhân loại lan toả đến những ai có khát vọng học tập, có khát vọng truyền bá để những diều tốt đẹp đến với mọi người. Trong lịch sử nhân loại, có biết bao luồng tri thức được truyền đi mà đầu tiên phảỉ kể đến là những học thuyết thời cổ đại của Phật học, của Thiên Chúa giáo, của Nho học, Đạo học (Lão – Trang),… đế ngày nay trở thành di sản chung của nhân loại.
Bên cạnh những tri thức thuộc loại bồi dưỡng tâm hồn, tư tưởng, ta đã từng chứng kiến những thời kì lan toả của tri thức khoa học thực nghiệm như: hoá học, vật lí, sinh học,…; trừu tượng như toán học,… Khát vọng chiếm lĩnh tri thức làm giàu có cho tâm hồn, trí tuệ mình và dân tộc, Tổ quốc mình đã mở ra những phong trào du học diễn ra khắp thế giới từ xưa đến nay: Trần Huyền Trang thời Đường đã vâng lệnh triều đình sang Ấn Độ (Tây Trúc) thỉnh kinh, nhằm giáo hoá dân tộc Trung Hoa noi theo gương sáng từ bi của Phật; Phong trào Đông Du của Việt Nam từng diễn ra ở cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX do chí sĩ Phan Bội Châu đề xướng với mục đích khai hoá dân tộc khỏi sự nghèo nàn, lạc hậu và thoát khỏi bóng đêm của chủ nghĩa thực dân Pháp bao trùm xã hội Việt Nam ngày ấy. Thời đại Hồ Chi Minh đã chứng kiến những nhân tài kiệt xuất sau khi trang bị kiến thức vững vàng, đã từ bỏ vinh hoa phú quý ở hải ngoại, sẵn sàng về phục vụ quê hương – Tổ quốc trong công cuộc cùng với Hồ Chí Minh giải phóng dân tộc. Đó là những nhân cách cao đẹp; những kiến thức khoa học thuộc hàng ưu tú nhất một thời như: Trần Đại Nghĩa, Đặng Văn Ngữ, Phạm Ngọc Thạch; Nguyễn Văn Thủ, Kha Vạn Cân…
Học vấn không có quê hương, nhưng người học phải có Tổ quốc
Ngày nay, có biết bao thanh niên du học và trở về phục vụ cho công cuộc hiện đại hoá đất nước. Qua những sự kiện trên đã chứng minh hùng hồn cho một phần câu nói của L.Pasteur: Học vấn không có quê hương.
Tuy học vấn không có quê hương; nhưng “người học phải có Tổ quốc”. Tổ quốc là danh từ trừu tượng nhằm muốn nói đến nơi minh sinh ra, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi cha mẹ, ông bà, Tổ tiên ta sống từ đời này qua đời khác. Người có học không có nghĩa là giới hạn ở những người được đến trường, mà theo cách hiểu rộng “Con đi trường học, mẹ đi trường đời” trong câu hát đâu gian. Tóm lại, đó là những người có kiến thức, có ý thức tôi luyện bản thân và hướng về quê hương – Tổ quốc – dân tộc. Những hình ảnh về Tổ quốc rất giản dị mà thiêng liêng đến lạ: đó có khi là một dòng sông xanh biếc “Nước gương trong soi bóng những hàng tre” mà khi đi xa Tế Hanh đã nhớ đến quặn lòng; là cầu tre nhỏ, là hương cau rụng trắng ngoài thềm trong tâm cảm của Đỗ Trung Quân; là con đường đưa anh đến trường; là núi Bút, non Nghiên gợi đến tinh thần hiếu học của cậu trò trong ý thơ của Nguyên Khoa Điềm; là cánh đồng quê và trời chiều trong tâm tưởng yêu thương muôn đời của mỗi con người Việt Nam,… Như vậy, Tổ quốc là nơi ta gởi những yêu thương nhung nhớ khi ta đi xa; khi nơi ấy tươi sáng, người người ấm no làm ta vui sướng; nơi ấy tiêu điều xơ xác làm ta nhói lòng. Nguyền Đình Thi nhói lòng, thốt lên đau đớn khi hình ảnh quê hương bị tàn phá: “Ôi những cánh đồng quê chảy máu; Dây thép gai đâm nát trời chiều”. Hoàng Cầm nức nở, cụ thể hoá nỗi đau quê hương tiêu điều ấy bằng hình ảnh: “Nghe xót xa như rụng bàn tay”. Và cao hơn nữa “Đất nước là nơi dân mình đoàn tụ". Khi dân tộc li tán, đau thương, Trưng nữ vương gác nỗi đau riêng làm cho “Ai Bắc quân thù kinh vó ngựa; Giáp vàng khăn trở, lạnh đầu voi” (khăn trở: khăn tang). Nguyễn Trãi gạt nước từ biệt cha chốn quan san về dâng “Bình Ngô sách” và mười năm ròng rã bên Lê Lợi “nằm gai nếm mật” nuôi chí đánh đuổi giặc Minh; Trần Quang Khải và Trần Hưng Đạo đứng trước vận nước ngả nghiêng, đã dẹp bỏ sự tị hiềm của gia đình cùng đứng bên nhau đánh đuổi giặc Nguyên. Trần Bình Trọng với câu nói đanh thép “Ta thà làm quỷ nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc, Nguyễn Đình Chiểu đã đùng ngòi bút kiên định của mình “chở đạo – đâm gian”; Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và biết bao sĩ phu, chí sĩ, chiến sĩ đã dùng sở học của mình suốt đời vì sự hưng thịnh của đất nước và dân tộc.
Chứng kiến dân tộc chìm trong bể máu của chủ nghĩa thực dân; chứng kiến cảnh “nhà tù nhiều hơn trường học” trên đất nước mình, người con xứ nghệ Nguyễn Sinh Cung cũng chính là Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh đã hi sinh cả tuổi thanh xuân của đời mình quyết ra đi tìm kè sách giải phóng dân tộc là một minh chứng tuyệt vời bậc nhất của Việt Nam về tinh thần “người học cần có Tổ quốc”. Sở học, tư tưởng và tấm lòng, nhàn cách Hồ Chí Minh mãi mãi là điểm son tươi sáng trong lịch sử dân tộc Việt Nam về tình yêu dân tộc và Tổ quốc.
Ngày nay, sống trong một thời đại hoà bình và tận hưởng những vinh quang của tri thức nhân loại thời mở cửa, thời của toàn cầu hoá, thời của sự tỏ sáng về công nghệ thông tin,… mỗi chúng ta có rất nhiều điều kiện học tập, trau dồi tri thức. Khi vững vàng về tri thức, người ta dễ phân biệt được đúng sai và chắc chắn mồi chúng ta đều hiệu giá trị thiêng liêng của Tổ quốc và niềm tự hào dân tộc. Lần giở những trang sử xưa, ta càng thêm tự hào tổ tiên ta nâng niu trân trọng quê hương đất nước như thế nào cũng là cách giúp ta tự nhắc nhở mình sống và làm việc vì quê hương, đất nước. Và không ai có thể phủ nhận “Trong anh và em hôm nay; Đều có một phần Đất Nước” như cách nói của Nguyễn Khoa Điềm.
Em hãy viết một bài văn nghị luân khoảng 300 từ bàn về câu nói: '' Học vấn không có quê hương nhưng người học phải có Tổ quốc ''
1/ Giải thích ý kiến:
- Quê hương: Là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi có dòng họ và gia đình, là nơi ta được nuôi nấng, yêu thương chở che. Mở rộng ra, quê hương là đất nước, Tổ quốc thân yêu.
- Câu nói đưa ra hai vế tưởng như đối lập nhưng lại có quan hệ bổ sung ý nghĩa cho nhau:
+ Vế thứ nhất “học vấn không có quê hương” nghĩa là tri thức, các thành tựu khoa học là của chung nhân loại, con người có thể học tập, lĩnh hội mà không cần phân biệt nó là của quốc gia nào...
+ Vế thứ hai “người có học vấn phải có Tổ quốc” hàm ý người có học, có tri thức phải biết yêu và có trách nhiệm với Tổ quốc mình.
=> Câu nói của nhà bác học L. Pasteur nhằm khẳng định vai trò của quê hương đối với những người có học vấn, những người trí thức trong xã hội. Càng được tiếp xúc với tri thức, với những thành tựu của thế giới, của nhân loại thì càng phải biết trân trọng, biết ơn quê hương và có ý thức xây dựng, phát triển quê hương, đất nước mình.
2/ Phân tích, chứng minh, bình luận:
- Tại sao có thể nói học vấn không có quê hương? Học vấn có thể đến từ nhiều nơi, nhưng đó là tài sản chung của nhân loại. Không ai “đăng kí bản quyền” học vấn. Đặc biệt, trong thời đại bùng nổ thông tin ngày hôm nay, học vấn, tri thức là những thứ luôn có sẵn. Tất cả mọi con người đều có thể đến với mọi loại tri thức, trong mọi thời điểm, ở mọi không gian.
- Tại sao người có học vấn phải có Tổ quốc trong lòng?
+ Tổ quốc có vai trò quan trọng trong mỗi con người. Dòng máu chảy trong ta là dòng máu của Tổ quốc, tiếng nói của ta cũng là tiếng nói của Tổ quốc, những thói quen về ăn, mặc, ở.. của ta cũng đều có cơ sở từ văn hóa của Tổ quốc. Tổ quốc ban tặng cho mỗi con người nhiều điều quý giá, cho ta nền tảng đầu tiên để ta bay cao, bay xa cùng với nhân loại. Càng những người có học vấn, càng những người có tri thức thì càng nhận thức được điều đó.
+ Chỉ khi biết yêu thương, trân trọng nơi mình xuất phát, nguồn cội của mình, con người mới có đủ tự tin để để đứng trước người khác.
+ Những người biết yêu Tố quốc cũng là những con người có đạo đức tốt, có những phẩm chất tốt đẹp. Và chỉ có những con người như thế mới có thể sử dụng tri thức một cách có ích lợi nhất, đúng đắn nhất, hiệu quả nhất.
- Thể hiện tình yêu Tổ quốc, người có học vấn phải biết sử dụng học vấn một cách có ý nghĩa, phục vụ lợi ích cho đồng bào, cho dân tộc mình. Học vấn của những người có học vấn phải được sử dụng nhằm xây dựng cho đất nước ngày càng hùng mạnh hơn hơn, phát triển hơn. Người có học vấn, được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau nhưng cần phải giữ được văn hóa gốc của mình, không bị hòa tan, bị phai nhòa.
- Phê phán căn bệnh chảy máu chất xám. Đó là căn bệnh của những kẻ có học vấn, có tri thức, được Tổ quốc tạo những điều kiện thuận lợi để đến với tri thức nhưng cuối cùng lại sử dụng tri thức đó vào những mục đích cá nhân, làm lợi cho bản thân mình. Đó là biểu hiện đi ngược lại với truyền thống dân tộc.
(Mỗi luận điểm cần đưa vào những dẫn chứng đời sống phù hợp).
3/ Bài học và liên hệ bản thân:
- Mỗi công dân cần tích cực trau dồi đạo đức và tri thức, tích cực học tập và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại để cống hiến cho Tổ quốc. Sự cống hiến của con người chính là một trong những yếu tố tiên quyết cho sự phát triển của đất nước.
- Cần thể hiện thái độ yêu quí và thái độ trân trọng với những người có học vấn.
- Đất nước cần tạo điều kiện và cơ hội cho người có học vấn cống hiến.
- Bản thân đã làm gì để trau dồi học vấn và góp phần xây dựng đất nước?
Khi học bài nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc Hải và Hương đã đưa ra hai ý kiến khác nhau bạn Hải cho rằng đề bảo vệ tổ quốc thì vấn đề quan trọng nhất là vũ khí nếu chúng ta có vũ khí tối tân thì chúng ta có thể đánh trả và đẹp được bất cứ cuộc xâm lăng nào từ bên ngoài còn bạn hưng thì cho rằng để bảo vệ tổ quốc điều quan trọng nhất là vấn đề con người nếu con người đó không yêu nước không trung thành với tổ quốc không có lý tưởng sống cao đẹp không có Ý thức tổ chức kỷ luật không có tinh thần đoàn kết sẵn sàng xả thân thì những vũ khí tối tân kia cũng chẳng để làm gì hỏi em có đồng ý với ý kiến của bạn nào vì sao
có ai đang FA ko
Người xa quê hương, đất nước nhưng luôn nhớ về quê hương, hướng về Tổ quốc là người có
A. Tình cảm dân tộc.
B. Tình cảm quê hương, đất nước.
C. Lòng yêu nước.
D. Tấm lòng tốt đẹp.
Viết đoạn văn từ 8 - 10 câu nêu cảm nghĩ của em về quê hương sau khi học xong bài thơ quê hương của Tế Hanh trong đoạn văn có sử dụng 1 câu nghi vấn và gạch chân dưới câu nghi vấn đó .
Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh – một tác giả có mặt trong phong trào Thơ mới và sau cách mạng vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào. Ông được biết đến qua những bài thơ về quê hương miền Nam yêu thương với tình cảm chân thành và vô cùng sâu lắng. Ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù. Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy.Tình yêu quê hương có ở đâu ? Tình yêu quê hương luôn có ở mỗi chúng ta , nó đã được Tế Hanh chứng tỏ.Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.“Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhơ,ù trong tâm tưởng người con đấùt Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, ngôn ngữ giàu sức gợi vẽ lên một khung cảnh quê hương “rất Tế Hanh”.
Hiện nay vấn đề biển đông có nhiều biến động, trong đó có liên quan đến chủ quyền việt nam. Là học sinh em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ biển đảo, quê hương, đất nước?
Giúp mk vs
Trong khổ thơ trên, người chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc, vì quê hương, vì gia đình...Là một học sinh, trong giai đoạn hòa bình hiện nay, mục đích học tập của em là gì? (Trả lời ngắn gọn trong khoảng 3 câu văn, có thể viết thành từng câu riêng lẻ)
(1) Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích luỹ ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại. Chúng ta mong tiến lên từ văn hoá, học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. Nếu xoá bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về đến mấy trăm năm, thậm chí là mấy nghìn năm trước. Lúc đó, dù có tiến lên cũng chỉ là đi giật lùi, làm kẻ lạc hậu.
Trong đoạn trên , tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?
Thao tác lập luận chủ yếu là: phân tích.
GIÚP EM VỚI Ạ
Học vấn[1] không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích luỹ ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật[2] của nhân loại. Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hoá, học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. Nếu xoá bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về đến mấy trăm năm, thậm chí là mấy nghìn năm trước. Lúc đó, dù có tiến lên cũng chỉ là đi giật lùi, làm kẻ lạc hậu.
Đọc sách là muốn trả món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích luỹ mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi, là một mình hưởng thụ các kiến thức, lời dạy mà biết bao người trong quá khứ đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được. Có được sự chuẩn bị như thế thì một con người mới có thể làm được cuộc trường chinh[3] vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới.