trình bày cuộc tấn công Bắc Khì lần I của Pháp năm 1973. Hoàn cảnh, diễn biến, ý ngĩa, kết quả.
C1:Trình bày diễn biến,kết quả của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954?
C2:Trình bày diễn biến,kết quả của chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947?
C3:Vì sao cuộc kháng chiến chống Pháp(1945-1954)giành thắng lợi?Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống ?
C4:Vì sao nói nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngay sau khi thành lập ở trong tình thế "Ngàn cân treo sợi tóc"?
C5:Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách Mạng tháng 8/1945?
C6:Tại sao nói:chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 là chiến thắng quyết định đến việc chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương?
Giúp mik lẹ
Diễn biến: Gồm 3 đợt:
Đợt 1 (13/3 – 17/3): cứ điểm Him Lam bị quân ta tiêu diệt cùng với đó là diệt 2000 địch và phá hủy 26 máy bay địch.Đợt 2 (30/3 – 26/4): cao điểm phía Đông khu trung tâm Mường Thanh bị quân ta đồng loạt tấn công, diễn ra ác liệt nhất ở đồi A1, C1. Trung tâm Mường Thanh – nơi tiếp tế bằng hàng không của địch bị ta kìm hãm, địch lâm vào khốn khó.Đợt 3 (1/5 – 7/5): Quân ta đồng loạt tấn công vào khu Mường Thanh, Hồng Cúm. Chiều 7/5, ta tiến đánh sở chỉ huy địch. Đúng 17h30 ngày 7/5/1954, lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc hầm Đờ Cát, toàn bộ địch đầu hàng. Chiến dịch Điện Biên Phủ hoàn toàn thắng lợi. Kết quả:Chiến thắng Điện Biên Phủ có 16.200 tên địch bị tiêu diệt, 62 máy bay địch bị phá hủy và rất nhiều phương tiện chiến tranh địch bị ta thu giữ. Với chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, kế hoạch Na Va của Pháp bị đập tan. Bàn đàm phán giữa Pháp – Mỹ – Việt Nam diễn ra sau đó buộc Pháp rút quân khỏi nước ta.c2:
Diễn biến
+ Thực dân Pháp huy động 12000 quân và hầu hết máy bay ở Đông Dương mở cuộc tiến công Việt Bắc từ ngày 7/10/1947.
+ Khi địch vừa tấn công Việt Bắc, Đảng ta đã có chỉ thị "phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp".
+ Trên khắp các mặt trận quân dân ta anh dũng chiến dấu từng bước đẩy lùi cuộc tiến công của địch.
+ Ở Bắc Cạn, quân dân ta đã chủ động bao vây và tiến công địch ở Chợ Mới, Chợ Đồn, Chợ Rã... buộc Pháp phải rút khỏi Chợ Đồn, Chợ Rã cuối tháng 11/1947.
+ Ở mặt trận hướng đông, quân dân ta phục kích chặn đánh địch trên Đường số 4, tiêu biểu là mặt trận phục kích ở đèo Bông Lau, đánh trúng đoàn xe cơ giới của địch, thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng của địch.
+ Ở mặt trận hướng tây, quân dân ta phcuj kích trên sông Lô, nổi bật là trận Đoan Hùng, Khe Lau đánh chìm nhiều tàu chiến, ca nô của địch.
+ Như vậy, hai gọng kìm đông và tây của Pháp bị bẻ gãy, không khép kín lại được.
+ Sau hơn hai tháng, cuộc chiến đấu giữa ta và địch đã kết thúc bằng cuộc rút chạy của đại bộ phận quân Pháp khỏi Việt Bắc ngày 19/12/1947.
Kết quả
+ Quân ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6000 địch, bắn rơi 16 máy bay bắn chìm 11 tàu chiến, ca nô, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh.
+ Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn.
+ Bộ đội chủ lực càng trưởng thành qua thực tiễn chiến đấu.
Ý nghĩa
+ Với chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947 cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp chuyển sang giai đoạn mới.
+ Sau thất bại ở Việt Bắc, Pháp buộc thay đổi chiển lược chiến tranh ở Đông Dương, từ "đánh nhanh thắng nhanh", sang "đánh lâu dài", thực hiện chính sách "dùng người Việt trị người Việt",lấy "chiến tranh nuôi chiến tranh".
Trình bày diễn biến, kết quả và ý ngĩa của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ II.
tham khảo bài mk nha !
Cuối tháng 1 -1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan tổng chỉ huy tràn vào xâm lược Đại Việt. Sau một số trận chiến đấu chặn giặc ở vùng biên giới, Trần Quốc Tuấn cho lui quân về Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương).
Quân Thoát Hoan tập trung một lực lượng lớn tấn công vào Vạn Kiếp. Trước thế giặc mạnh, quân Trần lui về Thăng Long, sau đó rút về Thiên Trường (Nam Đinh). Nhân dân ở Thăng Long thực hiện lệnh "vườn không nhà trống" của triều đình.
Quân Thoát Hoan kéo vào chiếm Thăng Long trống vắng. Không dám đóng quân trong thành, chúng phải dựng doanh trại ở phía bắc sông Nhị (sông Hồng).
Toa Đô được lệnh từ Cham-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hoá. Thấy thế giặc mạnh, một số quý tộc nhà Trần đầu hàng giặc. Cuộc kháng chiến gặp rất nhiều khó khăn.
Cùng lúc đó, Thoát Hoan tự mình chỉ huy một lực lượng mạnh, mở cuộc tấn công lớn đánh xuống phía nam nhằm tạo thành thế "gọng kìm", hòng tiêu diệt quân chủ lực của ta và bắt sống toàn bộ đầu não của cuộc kháng chiến Trước tình thế nguy cấp, Trần Quốc Tuấn phải ra lệnh rút lui để củng cố lực lượng, chuẩn bị cho cuộc phản công tiêu diệt quân địch.
Bị thất bại trong âm mưu bắt sống vua Trần và tiêu diệt quân chủ lực của ta, Thoát Hoan rút quân về Thăng Long chờ tiếp viện. Quân Nguyên lâm vào tình thế bị động lại thiếu lương thực trầm trọng.
Tháng 5- 1285, lợi dụng thời cơ, quân Trần tổ chức phản công, đánh bại quân giặc ở nhiều nơi như Tây Kết, cửa Hàm Tử (Khoái Châu, Hưng Yên), bến Chương Dương (Thường Tín, Hà Nội) và tiến vào giải phóng Thăng Long.
Quân giặc hốt hoảng tháo chạy, bị quân Trần phục kích chặn đánh, nhiều tên bị giết. Thoát Hoan vất vả lắm mới chạy thoát về nước (tướng giặc là Lý Hằng hoảng sợ phải giấu Thoát Hoan vào ống đồng, bắt quân lính khiêng chạy)(1).
Vua Trần còn đem quân chặn đánh đạo quân của Toa Đô ở Tây Kết, hàng vạn quân giặc bị tiêu diệt. Tướng Toa Đô bị chém đầu.
Sau gần hai tháng phản công (tháng 5 và 6), quân dân nhà Trần đã đánh tan tành 50 vạn quân Nguyên, một đạo quân hùng mạnh bậc nhất thế giới hồi đó. Đất nước sạch bóng quân xâm lược, cả dân tộc ca khúc khải hoàn.
"Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy ngàn thu".
Trần Quang Khải - Tụng giá hoàn kinh sư - (Phò giá về kinh - Bản dịch thơ của Trần Trọng Kim)
trình bày âm mưu, diễn biến cuộc tấn công đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất của Thực Dân Pháp
Nguyên nhân thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì
Lợi dụng việc triều đình Huế nhờ đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp cướp biển.Lấy cớ giải quyết vụ Đuy- puy.=> Hơn 200 quân Pháp do Gác-ni-ê chỉ huy từ Sài Gòn kéo ra Bắc.
Diễn biến thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì
Sáng ngày 20-11-1873 quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội.7000 quân triều đình dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương cố gắng cản địch nhưng thất bại. Buổi trưa thành mất.Trong vòng chưa đầy 1 tháng Pháp cho quân tỏa đi chiếm Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lí, Ninh Bình, Nam Định.1. Trình bày hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn lãnh đạo. Bằng kiến thức lịch sử đã học, em hãy đánh giá công lao của Lê Hoàn đối với nước ta trong buổi đầu độc lập.1. Trình bày hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn lãnh đạo. Bằng kiến thức lịch sử đã học, em hãy đánh giá công lao của Lê Hoàn đối với nước ta trong buổi đầu độc lập.
trình bày diễn biến và kết quả cuộc kháng chiến của nhân dân ta khi Pháp đánh chiếm bắc kì lần thứ nhất(1873)
* Diễn biến :
- Tháng 11/1873, Gác-ni-ê đem quân tới Hà Nội.
- Ngày 19/11/1873, Gác-ni-ê gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương – Tổng đốc thành Hà Nội, yêu cầu giải tán quân đội, nộp vũ khí và cho Pháp đóng quân trong nội thành.
- Không đợi trả lời, ngày 20/11/1873, Pháp chiếm thành; sau đó mở rộng đánh chiếm Hưng Yên, Phủ Lí, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định.
* Kết quả :
-Thực dân Pháp chiếm thành công thành Hà Nội và một số tỉnh lân cận.
trình bày diễn biến , kết quả , ý nghĩa cuộc tấn công sang đất Tống , vì sao nói cuộc tiến của nhà Lý vào Châu Ung và Chum Khâu là cuộc tấn công để tự vệ chứ không phải cuộc tấn công để xâm lược
giúp mình với mình đang gấp
Tháng 10/1075 LTK cùng Tông Đang chỉ huy họ 10 vạn quân tiến vào đất Tống.
Đánh vào Châu Khâm,Châu Liêm và bao vây Ung Châu.
Làm tướng giác tự tử , quân giặc hoang mang.
Tạo điều kiện quân ta rút lui.
Ý nghĩa : làm thay đổi kế hoạch và làm chậm lại cuộc tấn công xâm lược của nhà Tống vào nc ta
Câu 1: Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa cuộc chiến tranh giành độc lập ở 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ
Câu 2: Nêu ý nghĩa của cách mạng tư sản Pháp
Câu 3: Nêu ý nghĩa, bài học của công xã Pa-ri năm 1871
Câu 1:
+Nguyên nhân:
– Thế kỉ XVIII, thực dân Anh đã thiết lập được 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ và tiến hành chính sách cai trị, bóc lột nhân dân ở đây.
– Giữa thế kỉ XVIII, nền kinh tế TBCN ở 13 thuộc địa phát triển mạnh nhưng thực dân Anh ngăn cản, kìm hãm sự phát triển ở thuộc địa dẫn đến mâu thuẫn giữa nhân dân Bắc Mĩ và giai cấp tư sản, chủ nô với thực dân Anh trở nên gay gắt => chiến tranh bùng nổ
+ Diễn biến:
- Tháng 10-1773: Nhân dân cảng Bô-xton tấn công 3 tàu chở chè của Anh.
- Đầu tháng 9-1774, Đại hội lục địa lần thứ nhất được triệu tập ở Phi-la-đen-phi-a .
- Tháng 4-1775, chiến tranh giữa các thuộc địa với chính quốc bùng nổ.
- Nghĩa quân đã chiến đấu rất dũng cảm, song do lực lượng yếu và tổ chức kém nên không thắng nổi đội quân chính quy của vua Anh.
- Tháng 5-1775, Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập, thành lập "Quân đội thuộc địa” do Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn làm tổng chỉ huy.
- Cuộc đấu tranh giành độc lập không ngừng phát triển. Các thuộc địa lần lượt tuyên bố tách khỏi nước Anh.
- Ngày 4-7-1776, Thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập, Hợp chúng quốc Mĩ ra đời.
- Ngày 17-10-1777: Quân khởi nghĩa thắng lớn ở Xa-ra-tô-ga, tạo nên bước ngoặt của cuộc chiến tranh.
- Năm 1781, Chiến thắng I-ooc-tao, chiến tranh kết thúc.
- Năm 1783, Anh kí hiệp ước Vec-xai chính thức công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.
+ Kết quả:
– Anh phải thừa nhận nền độc lập của 13 thuộc địa và Hợp chúng quốc Mĩ được ra đời.
– Năm 1787, Mĩ ban hành Hiến pháp, quy định Mĩ là nước cộng hòa liên bang, đứng đầu là Tổng thổng.
+ Ý nghĩa:
– Cuộc chiến tranh thực chất là cuộc cách mạng tư sản, nó đã thực hiện được hai nhiệm vụ cùng một lúc là lật đổ ách thống trị của thực dân và mở đường cho CNTB phát triển.
– Tuy nhiên, cuộc cách mạng này không triệt để vì chỉ có giai cấp tư sản, chủ nô được hưởng quyền lợi, còn nhân dân lao động nói chung không được hưởng chút quyền lợi gì.
Câu 2:
- Lật đổ chế độ phong kiến, mọi tàn dư của chế độ phong kiến bị thủ tiêu.
- Người nông dân được giải phóng, vấn đề ruộng đất được giải quyết.
- Những cản trở đối với công thương nghiệp bị xóa bỏ tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Câu 3:
* Ý nghĩa lịch sử:
- Mặc dù thất bại nhưng Công xã Pa-ri có ý nghĩa và ảnh hưởng to lớn đối với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản toàn thế giới.
- Những chính sách mà Công xã Pa-ri đề ra thể hiện sự sáng tạo hình thức nhà nước kiểu mới dựa trên cơ sở dân chủ vô sản và hoạt động lợi ích của đa số nhân dân lao động.
- Là hình ảnh của chế độ xã hội mới tiến bộ, cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn.
* Bài học:
- Cách mạng vô sản muốn giành thắng lợi phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông;
- Phải kiên quyết trấn áp kẻ thù, xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân.
1. Trình bày hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn lãnh đạo. Bằng kiến thức lịch sử đã học, em hãy đánh giá công lao của Lê Hoàn đối với nước ta trong buổi đầu độc lập.
Mùa đông năm 979, vua Đinh Tiên Hoàng và con trai Đinh Liễn bị sát hại. Con thứ Đinh Toàn mới 6 tuổi lên nối ngôi, triều đình nhà Đinh suy yếu. Nhân cơ hội này, nhà Tống ráo riết tập trung binh lực chuẩn bị xâm lược nước ta. Đứng trước vận mệnh nguy nan của đất nước, triều đình đã suy tôn Lê Hoàn làm vua, lập nhà Tiền Lê năm 980. Ngay khi lên ngôi, Lê Hoàn liền cử sứ đoàn sang Tống hoãn binh, đồng thời ráo riết bố phòng, lập đồn lũy, tích trữ lương thảo, rèn vũ khí, tuyển thêm quân, quyết tâm kháng chiến giữ nước. Nhà Tống lấy cớ Lê Hoàn tự xưng Đế, đổi niên hiệu để đem quân thôn tính nước ta. Chúng sai sứ sang nước ta đưa ra hai yêu cầu: hoặc Đinh Toàn thống soái, Lê Hoàn làm Phó, hoặc phải đưa hai mẹ con Dương Vân Nga - Đinh Toàn sang quy phục, nhà Tống sẽ trao Tiết Việt cho Lê Hoàn. Lê Hoàn không chịu, vì thế, đầu năm 981, quân Tống đem 4 vạn quân sang xâm lược nước ta. Theo Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục: “Bấy giờ quân Tống chia đường sang xâm lấn: Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng tiến đến Lạng Sơn; Trần Khâm Tộ kéo đến Tây Kết, Lưu Trừng kéo đến sông Bạch Đằng ”. Kế hoạch của giặc là tiến công theo hai đường thủy, bộ và hợp quân phía Bắc thành Đại La để đánh chiếm Đại La và vùng Bắc Bộ, sau đó đánh vào kinh đô Hoa Lư, thực hiện ý đồ đánh nhanh thắng nhanh. Phân tích các tin tình báo đưa về, Lê Hoàn quyết đánh địch trên cả hai tuyến thủy, bộ, phá tan âm mưu phối hợp hai đoàn quân thủy, bộ của chúng. Ông đã bố trí lực lượng dọc theo tuyến sông Bạch Đằng, sông Kinh Thầy kéo dài cho đến vùng Lục Đầu Giang (thuộc địa phận tỉnh Thái Bình ngày nay, nơi hợp lưu 6 con sông lớn ở miền Bắc gồm sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Đuống, sông Kinh Thầy và nhánh chính sông Thái Bình). Trong đó, lực lượng tập trung cao nhất là ở vùng cửa biển Bạch Đằng – nơi đoàn thuyền chiến của địch vừa mới tiến vào vùng Lục Đầu Giang – nơi hợp quân của hai đoàn quân thủy, bộ của quân Tống. Đạo quân của Lưu Trừng tiến vào sông Bạch Đằng, vấp ngay sự kháng cự của quân ta, phải chiến đấu vô cùng vất vả. Những cọc đóng trên sông Bạch Đằng gây cho địch rất nhiều trở ngại. Cuộc chiến kéo dài suốt 2 tháng (từ tháng 2 đến tháng 4 năm 981), Lưu Trừng mới phá nổi vòng vây để tiến lên phía Bắc, hội với các đạo quân khác. Nhưng cũng chính thời gian kéo dài ấy, các đạo quân Tống thêm lúng túng, co cụm lại để chờ nhau mà không thể mở rộng diện tấn công, ý đồ tốc chiến tốc thắng bị bẻ gãy, thế trận liên kết không thành. Đạo quân bộ do Hầu Nhân Bảo chỉ huy vượt Nam Quan vào Lạng Sơn, chờ quân phối hợp. Nghe ngóng tin tức của Lưu Trừng không có gì tiến triển, hắn tổ chức quân đánh xuống Bình Lỗ (Sóc Sơn, Hà Nội ngày nay) thì gặp trận địa mai phục lớn. Trận đánh diễn ra quyết liệt, quân Tống đại bại, bị tiêu diệt phần lớn, Hầu Nhân Bảo cũng bị chém chết tại trận. Đạo quân Trần Khâm Tộ ở Tây Kết (Khoái Châu, Hưng Yên) nghe được tin Lưu Trừng và Hầu Nhân Bảo bại trận đành rút chạy. Nhân cơ hội đó, Lê Hoàn tiếp tục truy kích địch, tiêu diệt quá nửa quân của Trần Khâm Tộ, bắt sống nhiều tướng giặc như: Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân… Đại quân Tống bị đánh tan, vua Tống Thái Tông buộc phải ra lệnh bãi binh, rút tàn quân về nước, chịu thất bại thảm hại trong cuộc xâm lược Đại Cồ Việt. Cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược do Lê Hoàn chỉ huy đã thắng lợi vẻ vang, nền độc lập dân tộc được bảo toàn. Nghiên cứu về Cuộc kháng chiến chống Tống lần 1, nhiều nhà nghiên cứu khẳng định trận Bạch Đằng tháng 4 năm 981 có ý nghĩa bước ngoặt, làm thất bại kế hoạch tốc chiến tốc thắng của địch. Sách Đại Nam nhất thống chí và nhiều thần tích ở vùng Thủy Nguyên (Hải Phòng) đều phản ánh trận Bạch Đằng năm 981 là một chiến công vang dội, lẫy lừng của quân dân ta trong kháng chiến chống Tống. Tại đền thờ vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn) ở Phủ Diễn, Thanh Trì có câu đối ca ngợi chiến công của ông: Đế Đô tích tại Hoa Lư Động Thánh vũ kim tồn Bạch Đằng Giang (Động Hoa Lư tráng lệ đế đô, Sông Bạch Đằng lưu truyền chiến tích). Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống đã làm nức lòng nhân dân cả nước, củng cố vững chắc lòng tin vào khả năng bảo vệ độc lập của dân tộc Việt Nam. Về đối ngoại, nhà Tiền Lê đã thi hành một chính sách tích cực, bình đẳng, kiên quyết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, kể cả vùng biên cương. Tên tuổi Lê Hoàn và tướng quân nhà Tiền Lê mãi khắc sâu vào lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta.
Trình bày diễn biến kết quả và ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn
Tham khảo!
a) Hoàn cảnh lịch sử
- Cuối năm 979 nhà Đinh rối loạn.
- Nhà Tống suy yếu
=> Nhà Tống quyết định đem quân xâm lược nước ta để củng cố đất nước.
b) Diễn biến
- Đầu năm 981, Quân Tống tiến đánh nước ta theo hai đường:
+ Quân bộ theo đường Lạng Sơn.
+ Quân thủy: theo đường sông Bạch Đằng.
- Lê Hoàn cho quân đóng cọc để ngăn chặn thuyền địch.
- Trên sông Bạch Đằng diễn ra nhiều trận chiến giữa ta và quân Tống cuối cùng thủy quân của địch bị đánh lui.
- Trên bộ, quân ta chặn đánh quyết liệt buộc quân Tống phải rút lui về nước.
=> Quân ta truy kích tiêu diệt nhiều sinh lực địch.
c) Kết quả:
- Cuộc kháng chiến chống Tống kết thúc thắng lợi.
- Chiến tranh chấm dứt, Lê Hoàn vẫn sai sứ sang Trung Quốc trao trả một số tù binh và đặt lại quan hệ bình thường.
d) Nguyên nhân thắng lợi:
- Tinh thần đoàn kết, anh dũng chiến đấu của nhân dân ta.
- Tài chỉ huy, thao lược của Lê Hoàn.
* Ý nghĩa:
- Biểu thị ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân ta.
- Chứng tỏ một bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc.
Tham khảo!
a) Hoàn cảnh lịch sử
- Cuối năm 979 nhà Đinh rối loạn.
- Nhà Tống suy yếu
=> Nhà Tống quyết định đem quân xâm lược nước ta để củng cố đất nước.
b) Diễn biến
- Đầu năm 981, Quân Tống tiến đánh nước ta theo hai đường:
+ Quân bộ theo đường Lạng Sơn.
+ Quân thủy: theo đường sông Bạch Đằng.
- Lê Hoàn cho quân đóng cọc để ngăn chặn thuyền địch.
- Trên sông Bạch Đằng diễn ra nhiều trận chiến giữa ta và quân Tống cuối cùng thủy quân của địch bị đánh lui.
- Trên bộ, quân ta chặn đánh quyết liệt buộc quân Tống phải rút lui về nước.
=> Quân ta truy kích tiêu diệt nhiều sinh lực địch.
c) Kết quả:
- Cuộc kháng chiến chống Tống kết thúc thắng lợi.
- Chiến tranh chấm dứt, Lê Hoàn vẫn sai sứ sang Trung Quốc trao trả một số tù binh và đặt lại quan hệ bình thường.
d) Nguyên nhân thắng lợi:
- Tinh thần đoàn kết, anh dũng chiến đấu của nhân dân ta.
- Tài chỉ huy, thao lược của Lê Hoàn.
* Ý nghĩa:
- Biểu thị ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân ta.
- Chứng tỏ một bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc.
Tham khảo:
Diến biễn:
- Đầu năm 981, Quân Tống tiến đánh nước ta theo hai đường:
+ Quân bộ theo đường Lạng Sơn.
+ Quân thủy: theo đường sông Bạch Đằng.
- Lê Hoàn cho quân đóng cọc để ngăn chặn thuyền địch.
- Trên sông Bạch Đằng diễn ra nhiều trận chiến giữa ta và quân Tống cuối cùng thủy quân của địch bị đánh lui.
- Trên bộ, quân ta chặn đánh quyết liệt buộc quân Tống phải rút lui về nước.
=> Quân ta truy kích tiêu diệt nhiều sinh lực địch.
Kết quả:
- Cuộc kháng chiến chống Tống kết thúc thắng lợi.
- Chiến tranh chấm dứt, Lê Hoàn vẫn sai sứ sang Trung Quốc trao trả một số tù binh và đặt lại quan hệ bình thường.
* Ý nghĩa:
- Biểu thị ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân ta.
- Chứng tỏ một bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc.