Những câu hỏi liên quan
T1
Xem chi tiết
LV
28 tháng 4 2021 lúc 18:20

Giải thích ý nghĩa câu nói: "Lời nói chẳng mất tiền mualựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” có thể hiểu là: khi nói năng, giao tiếp với nhau thì nên thận trọng trong việc sử dụng ngôn ngữLời lẽ trước khi thốt ra cần suy nghĩ kĩ tránh lỡ lời làm xúc phạm hay xấu đi mối quan hệ với mọi người xung quanh.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
HT
Xem chi tiết
SV
12 tháng 12 2021 lúc 18:27

Tham khảo

Lời nói là một trong những phương tiện giao tiếp của chúng ta nhằm trao đổi tâm tư tình cảm của bản thân Lời nói nó có giá trị vô cùng đặc biệt và quan trọng chính vì thế khi ta nói ra thì cần phải lựa lời tức là chọn lựa những từ ngữ phù hợp với hoàn cảnh. Câu tục ngữ: “Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” đã đưa ra một lời khuyên rất chân thành đó là hãy suy nghĩ trước khi nói, nói những lời hay lẽ phải để không làm mất lòng người khác, không khiến họ bị tổn thương.

Bình luận (0)
NH
12 tháng 12 2021 lúc 18:28

Tham khảo Giải thích câu nói: Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau - Văn mẫu lớp 7 - Yêu văn

Bình luận (2)
NT
Xem chi tiết
DD
14 tháng 12 2017 lúc 13:09

Trong cuộc sống xã hội con người luôn luôn phải giao tiếp ứng xử. Vì vậy, ta cần phải cẩn trọng trong từng lời ăn, tiéng nói. Để nhắc nhở con cháu về cách đối nhân xử thế ông cha ta đã dạy con cháu bằng câu ca dao:

Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau​

Vậy câu ca dao trên có nghĩa là gì ? Câu ca dao trên là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc nhắc nhở con cháu khi giao tiếp cần dùng những lời lẽ lịch sự, tế nhị, ôn hòa để cho người nghe dễ tiếp nhân, dễ cảm thông.
Thế thì tại sao khi giao tiếp ta phải dùng lời lẽ ôn hòa lịch sự? Trong đời sống ta ko thể tồn tại một cách lẽ loi, đơn độc mà phải tập hợp thành cộng đồng, ở đó, chúng ta có những mối wan hệ khác nhau mà lời nói là công cụ giúp ta trao đổi, giao tiếp ứng xử với nhau. Hơn nưã lời nói là một trong những phương tiện để đánh giá phẩm chất của con người. Chẳng hạn như:Trong một lớp học àm lớp trưởng là người ôn hòa, lịch sự thì nói gì ai cũng nghe theo; một ông gám đốc dùng lời lẽ ôn hòa, lịch sự với nhân viên thì nhân viên sẽ phục tùng 
Làm thế nào để thực hiên lời dạy trên? Trong giao tiép chúng ta cần phải ăn nói lịch sự, từ tốn, lời nói phải có đầu, có duôi. Trong nhìu trường hợp mà người ta dùng cách giao tiếp khác nhau. Tuy nhiên ko phải "cho vừa lòng nhau" mà ta dùng cách ăn nói xu nịnh. Cách sử sự như vậy ko tốt, cần phải tránh
Câu ca dao là một bí quyết giúp ta thành công trong đời, là một lời giáo huấn về cách đối nhân xử thế. Đây cũng là 1 pài hox cho kon người để rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cho kon người. Pản thân em láh cần học tập cách ăn nói lịch sự, lễ pháp để xúng đáng là "kon ngoan trò giỏi"

Bình luận (0)
TV
14 tháng 12 2017 lúc 13:11

Ngôn ngữ hay nói cách khác là lời nói là một trong nhiều tiêu chí để đánh giá con người và qua lời nói ta có thể thể hiện thái độ tình cảm với mọi người. Vì vậy cần có những lời nói đúng chừng mực và phải suy nghĩ thật kĩ trước khi nói. Đó chính là nội dung của câu tục ngữ: “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Chắc hẳn chúng ta đã từng nghe câu: “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/ Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Đúng như vậy, qua lời nói ta có thể đánh giá được phần nào tính cách, hay trình độ văn hóa của người nói. Câu tục ngữ: “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” đã nêu lên một bài học kinh nghiệm cho con người ta, cần nói ra những lời hay ý đẹp, và phải suy nghĩ thật kĩ trước khi nói. Có như vậy thì người nghe mới cảm thấy hài lòng.

Lời nói ra của bản thân mình, do mình phát ra chứ ta không phải dùng tiền bạc để mua bất cứ của ai, vì vậy mới nói “lời nói chẳng mất tiền mua”, dẫu rằng như vậy nhưng mỗi khi lời nói được phát ra thì lại là vô giá, như câu ví “lời nói gói vàng” là như vậy. Ông cha ta đã có câu: “phải uốn lưỡi bẩy lần trước khi nói” cũng là để làm rõ hơn về giá tri của lời nói. Cho dù một ai có mắc lỗi đi chăng nữa nhưng thay vì chửi bới, dùng những lời lẽ thô tục để nói họ thì hay giữ thái độ bình tĩnh và ôn tồn nhẹ nhàng nói với họ, như vậy vấn đề sẽ dễ dàng giải quyết hơn. Nhưng “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” ở đây cũng không có nghĩa là phải nói dối, che giấu sự thật để người nghe được vừa lòng, đó không phải là “lựa lời” mà là “nói dối”, điều này không được mọi người ủng hộ. Thay vì nói dối thì hãy nói đúng sự thật nhưng với một thái độ chân thành nhất, đây cũng là một cách “lựa lời”.

Câu tục ngữ đưa ra một bài học, một cách sống nghe có vẻ dễ dàng, tuy vậy nhưng vẫn còn rất nhiều người không thực hiện được. Những người này vẫn có những lời lẽ thiếu suy nghĩ, thậm chí xúc phạm đến người khác. Ta luôn nhớ mãi hai câu thơ của Tố Hữu: “Còn gì đẹp hơn đời như thế/ Người với người sống để yêu nhau”. Vậy thì có lý do gì mà chúng ta không dành những lời nói tốt đẹp cho nhau để xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp, và cuộc sống thêm ý nghĩa.

Câu tục ngữ nào cũng truyền đạt cho ta một bài học quý giá và câu tục ngữ này cũng vậy, bài học về cách sử dụng lời nói trong đời sống hàng ngày là một bài học rất thiết thực và ý nghĩa

Bình luận (0)
WH
11 tháng 3 2018 lúc 8:43

Trả lời

Trong cuộc sống xã hội con người luôn luôn phải giao tiếp ứng xử. Vì vậy, ta cần phải cẩn trọng trong từng lời ăn, tiéng nói. Để nhắc nhở con cháu về cách đối nhân xử thế ông cha ta đã dạy con cháu bằng câu ca dao:

Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau​

Vậy câu ca dao trên có nghĩa là gì ? Câu ca dao trên là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc nhắc nhở con cháu khi giao tiếp cần dùng những lời lẽ lịch sự, tế nhị, ôn hòa để cho người nghe dễ tiếp nhân, dễ cảm thông.
Thế thì tại sao khi giao tiếp ta phải dùng lời lẽ ôn hòa lịch sự? Trong đời sống ta ko thể tồn tại một cách lẽ loi, đơn độc mà phải tập hợp thành cộng đồng, ở đó, chúng ta có những mối wan hệ khác nhau mà lời nói là công cụ giúp ta trao đổi, giao tiếp ứng xử với nhau. Hơn nưã lời nói là một trong những phương tiện để đánh giá phẩm chất của con người. Chẳng hạn như:Trong một lớp học àm lớp trưởng là người ôn hòa, lịch sự thì nói gì ai cũng nghe theo; một ông gám đốc dùng lời lẽ ôn hòa, lịch sự với nhân viên thì nhân viên sẽ phục tùng 
Làm thế nào để thực hiên lời dạy trên? Trong giao tiép chúng ta cần phải ăn nói lịch sự, từ tốn, lời nói phải có đầu, có duôi. Trong nhìu trường hợp mà người ta dùng cách giao tiếp khác nhau. Tuy nhiên ko phải "cho vừa lòng nhau" mà ta dùng cách ăn nói xu nịnh. Cách sử sự như vậy ko tốt, cần phải tránh
Câu ca dao là một bí quyết giúp ta thành công trong đời, là một lời giáo huấn về cách đối nhân xử thế. Đây cũng là 1 pài hox cho kon người để rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cho kon người. Pản thân em láh cần học tập cách ăn nói lịch sự, lễ pháp để xúng đáng là "con ngoan trò giỏi"

~Hok tốt~

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
H24
29 tháng 4 2019 lúc 10:16

Lời nói là một trong những phương tiện giao tiếp của chúng ta nhằm trao đổi tâm tư tình cảm của bản thân Lời nói nó có giá trị vô cùng đặc biệt và quan trọng chính vì thế khi ta nói ra thì cần phải lựa lời tức là chọn lựa những từ ngữ phù hợp với hoàn cảnh. Câu tục ngữ : “Lời nói chẳng mất tiền mua./Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.” Đã đưa ra một lời khuyên rất chân thành đó là hãy suy nghĩ trước khi nói, nói những lời hay lẽ phải để không làm mất lòng người khác, không khiến họ bị tổn thương.

t.i.c.k nha 

Bình luận (0)
H24
29 tháng 4 2019 lúc 10:21

“Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Thật vậy, lời nói phản ánh trình độ hiểu biết, tư cách đạo đức, tính tình của mỗi con người. Trong cuộc sống, con người thường xuyên phải dùng ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp. Nếu biết lựa chọn những lời nói thích hợp, con người sẽ hiểu nhau hơn, công việc sẽ thuận lợi hơn, kết quả tốt hơn. Mỗi con người bình thường đều có khả năng nói lên mọi điều mà cũng có lời hay, lời đẹp, cũng có lời thô, lời tục. Người khôn phải biết lựa chọn để nói lời hay, lời đẹp. Lời nói là một thứ công cụ, nhưng có thể lựa chọn được tuỳ theo ý định và trình độ văn hoá của người nói. Ví thế, ông cha ta hình dung lời nói như một thứ sản phẩm, một thứ công cụ dễ kiếm, dễ tìm trong tầm tay của mỗi người. Nếu chọn đúng lời nói sẽ gây hiệu quả lớn, còn lựa sai thì lời nói sẽ làm mất lòng nhau.

Vậy muốn lời nói làm vừa lòng nhau thì chúng ta cần phải chọn lời nói thích hợp với đối tượng, hoàn cảnh, với sắc thái tình cảm. Mỗi lời nói hợp với người, hợp với cảnh sẽ làm cho quan hệ tốt đẹp và việc làm thêm hiệu quả. Một lời nói thô vụng sẽ làm hỏng hết mọi dự định. Chọn được những lời nói thích hợp chính là ta đã làm tốt việc “lựa lời”. Muốn có khả năng dùng lời nói đẹp cần phải có quá trình học tập và rèn luyện liên tục, lâu dài. Chúng ta phải biết nói những lời nói chân thật và sau đó là lựa chọn những lời nói đẹp, nói hay để hiệu quả giao tiếp được tốt hơn. Nhưng không phải lúc nào cũng lựa lời đẻ nói, để xuê xoa mọi chuyện mà có lúc chúng ta cần nói thật.

Lời nói là công cụ giao tiếp, lời nói thể hiện phẩm chất, trình độ của mỗi con người. Vì vậy chúng ta cần tự rèn luyện cách nói năng văn minh lịch sự để đạt được mục đích như mong muốn.

Bình luận (0)
NN
30 tháng 4 2019 lúc 8:58

Người xưa đã dạy : “ Học ăn, học nói, học gói, học mở” , trong đó học nói là một trong những việc quan trọng nhất của mỗi con người vì lời nói là thứ vô hình mà chúng ta dùng để giao tiếp, để trao đổi tâm tư tình cảm và giúp con người gần gũi với nhau hơn. Lời nói là miễn phí nên một khi nói ra là không thể rút lại được, lời nói không có giới hạn nên hãy nói những lời hay ý đẹp để mang lại thiện cảm cho mọi người như lời ông cha ta từng dặn:

“Lời nói chẳng mất tiền muaLựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”


Lời nói là một trong những tiêu chí để đánh giá về tính cách cũng như nhân phẩm của mỗi người. Đúng như câu nói: “ Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Nếu như một con chim được rèn rũa, uốn nắn từng chút một thì giọng chú chim sẽ thật to, thật dũng mãnh, và luyến láy; cũng như mỗi người chúng ta vậy, nếu như chúng ta được dạy dỗ, được sống và học tập trong mọi trường nề nếp thì bản thân mỗi chúng ta khi ăn nói sẽ cân nhắc thật kỹ lưỡng những câu nào có thể nói hoặc không thể nói, còn nếu như bản thân không được dạy dỗ đến nơi đến chốn thì nghĩ gì sẽ nói vậy, thực ra đó không phải là người thẳng tính mà là người chưa biết suy nghĩ, chưa biết suy nghĩ xem bản thân khi nói ra có lợi hay có hại gì cho bản thân hay người khác không. Có những lời nói chỉ đơn giản là lời buột miệng nói ra nhưng có thể khiến người khác hiểu sai về bản thân mình thậm chí mất đi cả một mối quan hệ mà ta đã mất công xây dựng và bảo vệ nó bao lâu nay.

Bên cạnh việc thể hiện về tính cách thì lời nói cũng thể hiện tài năng chinh phục lòng người. Bản thân bạn nếu như là người học giỏi nhưng bạn không có kĩ năng trình bày cũng như thể hiện được điều mà bản thân mình suy nghĩ thì cũng không thể khiến người khác nể phục mình. Trong chương trình “ Thương vụ bạc tỷ” là chương trình truyền hình dành cho các thương nhân khởi nghiệp, hai chàng trai sinh viên đại học năm thứ 3 : Đức Mười và Văn Trung, ngoài việc có một dự án tốt thì nhờ có việc diễn thuyết tốt đã thu về được 3 tỷ nhờ các nhà đầu tư chỉ trong vòng năm phút, cũng nhờ tài ăn nói và sự dí dỏm của bản thân mà từ một người phụ nữ hái chè ở Thanh Hóa đã trở thành danh hài được nhiều người biết đến, chinh phục được trái tim nhiều vị giám khảo, để lại nhiều ấn tượng cho người xem truyền hình. 

Mặc dù, lời ăn tiếng nói của mình phải lựa lời nhưng cũng không vì vậy mà rất nhiều người bản thân không có tài cán dựa vào đó để kiếm lợi cho bản thân, “ mồm mép đỡ chân tay” hoặc có những người lại nói lời hoa mỹ, không thật lòng giả tạo, “nịnh hót” thể hiện một con người dối trá, sống dựa vào lòng tin của người khác. 

Lời nói là của mình. Mỗi lời mình nói ra thể hiện bản thân mình là ai , là người như thế nào chính vì thế mà bản thân chúng ta cần phải có cách ứng xử thật khéo léo và đúng mực. Sự khéo léo bắt đầu từ việc bản thân chúng ta biết ăn nói lễ phép, không chêm lời hay cướp lời của người khác. Biết nói đúng lúc đúng chỗ, đúng thời thời điểm, ngắn gọn, súc tích để không bị nói dài ra nói dại đặc biệt là khi nói Tiếng Việt là ngôn ngữ đa nghĩa cùng một hoàn cảnh, cùng một nghĩa nhưng nó lại thể hiện tình cảm cũng như thái độ khác nhau vì thế mà chúng ta cần phải lựa chọn từ sao cho đúng đắn nhất và để làm được điều đó chúng ta luôn luôn phải trau dồi vốn từ vựng và vốn kiến thức sâu rộng cho bản thân mình.

Cuộc đời mỗi người chúng ta muốn được thành công thì có quá nhiều thứ cần phải học và quan trọng nhất đó là việc học nói. Học nói để bản thân mình trở thành những người có kỹ năng để chủ động, trở thành những người có văn hóa giao tiếp

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
LL
20 tháng 3 2019 lúc 12:59

Người xưa đã dạy : “ Học ăn, học nói, học gói, học mở” , trong đó học nói là một trong những việc quan trọng nhất của mỗi con người vì lời nói là thứ vô hình mà chúng ta dùng để giao tiếp, để trao đổi tâm tư tình cảm và giúp con người gần gũi với nhau hơn. Lời nói là miễn phí nên một khi nói ra là không thể rút lại được, lời nói không có giới hạn nên hãy nói những lời hay ý đẹp để mang lại thiện cảm cho mọi người như lời ông cha ta từng dặn:

“Lời nói chẳng mất tiền muaLựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”


Lời nói là một trong những tiêu chí để đánh giá về tính cách cũng như nhân phẩm của mỗi người. Đúng như câu nói: “ Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Nếu như một con chim được rèn rũa, uốn nắn từng chút một thì giọng chú chim sẽ thật to, thật dũng mãnh, và luyến láy; cũng như mỗi người chúng ta vậy, nếu như chúng ta được dạy dỗ, được sống và học tập trong mọi trường nề nếp thì bản thân mỗi chúng ta khi ăn nói sẽ cân nhắc thật kỹ lưỡng những câu nào có thể nói hoặc không thể nói, còn nếu như bản thân không được dạy dỗ đến nơi đến chốn thì nghĩ gì sẽ nói vậy, thực ra đó không phải là người thẳng tính mà là người chưa biết suy nghĩ, chưa biết suy nghĩ xem bản thân khi nói ra có lợi hay có hại gì cho bản thân hay người khác không. Có những lời nói chỉ đơn giản là lời buột miệng nói ra nhưng có thể khiến người khác hiểu sai về bản thân mình thậm chí mất đi cả một mối quan hệ mà ta đã mất công xây dựng và bảo vệ nó bao lâu nay.

Bên cạnh việc thể hiện về tính cách thì lời nói cũng thể hiện tài năng chinh phục lòng người. Bản thân bạn nếu như là người học giỏi nhưng bạn không có kĩ năng trình bày cũng như thể hiện được điều mà bản thân mình suy nghĩ thì cũng không thể khiến người khác nể phục mình. Trong chương trình “ Thương vụ bạc tỷ” là chương trình truyền hình dành cho các thương nhân khởi nghiệp, hai chàng trai sinh viên đại học năm thứ 3 : Đức Mười và Văn Trung, ngoài việc có một dự án tốt thì nhờ có việc diễn thuyết tốt đã thu về được 3 tỷ nhờ các nhà đầu tư chỉ trong vòng năm phút, cũng nhờ tài ăn nói và sự dí dỏm của bản thân mà từ một người phụ nữ hái chè ở Thanh Hóa đã trở thành danh hài được nhiều người biết đến, chinh phục được trái tim nhiều vị giám khảo, để lại nhiều ấn tượng cho người xem truyền hình. 

Mặc dù, lời ăn tiếng nói của mình phải lựa lời nhưng cũng không vì vậy mà rất nhiều người bản thân không có tài cán dựa vào đó để kiếm lợi cho bản thân, “ mồm mép đỡ chân tay” hoặc có những người lại nói lời hoa mỹ, không thật lòng giả tạo, “nịnh hót” thể hiện một con người dối trá, sống dựa vào lòng tin của người khác. 

Lời nói là của mình. Mỗi lời mình nói ra thể hiện bản thân mình là ai , là người như thế nào chính vì thế mà bản thân chúng ta cần phải có cách ứng xử thật khéo léo và đúng mực. Sự khéo léo bắt đầu từ việc bản thân chúng ta biết ăn nói lễ phép, không chêm lời hay cướp lời của người khác. Biết nói đúng lúc đúng chỗ, đúng thời thời điểm, ngắn gọn, súc tích để không bị nói dài ra nói dại đặc biệt là khi nói Tiếng Việt là ngôn ngữ đa nghĩa cùng một hoàn cảnh, cùng một nghĩa nhưng nó lại thể hiện tình cảm cũng như thái độ khác nhau vì thế mà chúng ta cần phải lựa chọn từ sao cho đúng đắn nhất và để làm được điều đó chúng ta luôn luôn phải trau dồi vốn từ vựng và vốn kiến thức sâu rộng cho bản thân mình.

Cuộc đời mỗi người chúng ta muốn được thành công thì có quá nhiều thứ cần phải học và quan trọng nhất đó là việc học nói. Học nói để bản thân mình trở thành những người có kỹ năng để chủ động, trở thành những người có văn hóa giao tiếp

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24

Tham khảo:

"Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” có thể hiểu là: khi nói năng, giao tiếp với nhau thì nên thận trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ. ... Câu nói mang ý nghĩa khẳng định tầm quan trọng của lời nói đối với con người và khuyên ta nên thận trọng, suy nghĩ kĩ trước khi ăn nói.

Bình luận (2)
56
21 tháng 12 2021 lúc 18:41

ý nói phải nói cẩn thận ,dù ko mất tiền mua nhưng khi nói ko đúng sẽ làm người khác bị tổn thương

theo mình là thế

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
5 tháng 5 2017 lúc 2:32

Chọn đáp án: B

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
26 tháng 6 2018 lúc 12:59

Chọn đáp án: B.

Bình luận (0)
HL
Xem chi tiết
YC
13 tháng 5 2021 lúc 6:40

I. MỞ BÀI

Dẫn dắt, giới thiệu câu ca dao “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Khái quát nhận định cá nhân về câu nói (đúng, ý nghĩa, sâu sắc,...).

II. THÂN BÀI

Giải thích ý nghĩa câu nói:

"Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” có thể hiểu là: khi nói năng, giao tiếp với nhau thì nên thận trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ. Lời lẽ trước khi thốt ra cần suy nghĩ kĩ tránh lỡ lời làm xúc phạm hay xấu đi mối quan hệ với mọi người xung quanh. Câu nói mang ý nghĩa khẳng định tầm quan trọng của lời nói đối với con người và khuyên ta nên thận trọng, suy nghĩ kĩ trước khi ăn nói.

Lợi ích của việc nói năng lựa lời, thận trọng:

-Làm hài hòa mối quan hệ giữa người và người trong giao tiếp.

-Giảm bớt mâu thuẫn, bất hòa trong xã hội.

-Người nghe dễ dàng tiếp nhận và đồng tình với vấn đề được nói đến.

-Thể hiện nét lịch sự, văn hóa trong giao tiếp ứng xử.

-Hạn chế cảm xúc tiêu cực và tổn thương cho người nghe đồng thời vẫn thực hiện được mục đích giao tiếp....

Tác hại của việc nói năng thiếu suy nghĩ:

-Chạm vào lòng tự ái, xúc phạm đến người nghe khiến họ khó tiếp nhận vấn đề thậm chí khó chịu đồng thời không đạt được hiệu quả giao tiếp.

-Làm rạn nứt các mối quan hệ với người xung quanh, dễ gây ra tranh chấp, xung đột.

-Thể hiện sự kém văn minh, kéo thấp vẻ đẹp văn hóa nơi con người....

Lời khuyên:

-Nên suy nghĩ thật kĩ trước khi nói.

-Học cách lựa chọn ngôn từ phù hợp để vừa thực hiện đúng mục đích giao tiếp vừa thể hiện được sự văn minh và tránh gây ra cảm xúc tiêu cực cho đối phương.

-Nói năng lựa lời không có nghĩa là thiếu thẳng thắn mà là chọn lời nói khéo léo để truyền đạt sự thật.

-Không nên nói năng tùy tiện, thiếu suy nghĩ vì mỗi chúng ta đều phải chịu trách nhiệm về lời nói của mình.

III. KẾT BÀI

Khẳng định lại ý kiến cá nhân về câu nói "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” (câu nói đúng, giàu ý nghĩa, lời khuyên chân thành và sâu sắc,...). Đúc kết bài học kinh nghiệm.

Bình luận (0)
LV
13 tháng 5 2021 lúc 6:53

tk

I. MỞ BÀI

Dẫn dắt, giới thiệu câu ca dao “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Khái quát nhận định cá nhân về câu nói (đúng, ý nghĩa, sâu sắc,...).

  

II. THÂN BÀI

Giải thích ý nghĩa câu nói:

"Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” có thể hiểu là: khi nói năng, giao tiếp với nhau thì nên thận trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ. Lời lẽ trước khi thốt ra cần suy nghĩ kĩ tránh lỡ lời làm xúc phạm hay xấu đi mối quan hệ với mọi người xung quanh. Câu nói mang ý nghĩa khẳng định tầm quan trọng của lời nói đối với con người và khuyên ta nên thận trọng, suy nghĩ kĩ trước khi ăn nói.

 

Lợi ích của việc nói năng lựa lời, thận trọng:

-Làm hài hòa mối quan hệ giữa người và người trong giao tiếp.

-Giảm bớt mâu thuẫn, bất hòa trong xã hội.

-Người nghe dễ dàng tiếp nhận và đồng tình với vấn đề được nói đến.

-Thể hiện nét lịch sự, văn hóa trong giao tiếp ứng xử.

-Hạn chế cảm xúc tiêu cực và tổn thương cho người nghe đồng thời vẫn thực hiện được mục đích giao tiếp....

Tác hại của việc nói năng thiếu suy nghĩ:

-Chạm vào lòng tự ái, xúc phạm đến người nghe khiến họ khó tiếp nhận vấn đề thậm chí khó chịu đồng thời không đạt được hiệu quả giao tiếp.

-Làm rạn nứt các mối quan hệ với người xung quanh, dễ gây ra tranh chấp, xung đột.

-Thể hiện sự kém văn minh, kéo thấp vẻ đẹp văn hóa nơi con người....

Lời khuyên:

-Nên suy nghĩ thật kĩ trước khi nói.

-Học cách lựa chọn ngôn từ phù hợp để vừa thực hiện đúng mục đích giao tiếp vừa thể hiện được sự văn minh và tránh gây ra cảm xúc tiêu cực cho đối phương.

 

-Nói năng lựa lời không có nghĩa là thiếu thẳng thắn mà là chọn lời nói khéo léo để truyền đạt sự thật.

-Không nên nói năng tùy tiện, thiếu suy nghĩ vì mỗi chúng ta đều phải chịu trách nhiệm về lời nói của mình.

III. KẾT BÀI

Khẳng định lại ý kiến cá nhân về câu nói "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” (câu nói đúng, giàu ý nghĩa, lời khuyên chân thành và sâu sắc,...). Đúc kết bài học kinh nghiệm.

Bình luận (0)
DL
Xem chi tiết
NH
9 tháng 2 2017 lúc 22:16

Trong cuộc sống hàng ngày, con người trong xã hội trao đổi những vấn đề về công việc, tình cảm với nhau thông qua hành động giao tiếp, hay nói cách khác, con người dùng ngôn ngữ, lời nói để giao tiếp với nhau. Trong cuộc giao tiếp ấy, con người có thể đem lại niềm vui cũng như hài lòng cho nhau thông qua những lời nói khéo léo, thân tình, tránh được những xích mích, hiểu lầm không đáng có. Nói về cách ứng xử, giao tiếp này, ông cha ta xưa kia cũng có một câu tục ngữ nói về vấn đề này: “ Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa, bởi nó phản ánh được đúng ý nghĩa, mục đích của các cuộc giao tiếp, đồng thời câu tục ngữ cũng như lời khuyên chân thành, lời nhắn nhủ của ông cha ta với các thế hệ hậu bối về cách ững xử khéo léo trong giao tiếp cũng như cách xử dụng lời nói của mình sao cho phù hợp, đạt được mục đích giao tiếp cao nhất của các cuộc giao tiếp. Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, giao tiếp chính là cách thức con người trao đổi tư tưởng, tình cảm với nhau. Do đó, trong một ngày ta có thể tiếp xúc với rất nhiều người. Tuy nhiên,trong quá trình tiếp xúc này, ta có gây được thiện cảm với họ hay không lại hoàn toàn vào cách xử dụng ngôn ngữ của chúng ta.

“Lời nói chẳng mất tiền mua”, lời nói là cách con người sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với mọi người. Lời nói là cái vốn có, vì vậy nó được chi phối, điều tiết bởi chính bản thân người nói. Có thể nói điều này, điều kia, nói nhiều, nói ít không bị giới hạn, tùy vào mục đích sử dụng của con người. Vì vậy, lời nói “không mất tiền mua”. Ở đây, các tác giả dân gian như muốn nói với chúng ta về một sự thật hiển nhiên, tưởng chừng như ai cũng biết. Song, hàm ý của câu nói lại hoàn toàn nằm ở vế sau của câu tục ngữ : “Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nếu ở vế đầu, các tác giả dân gian trình bày về một đặc điểmcủa lời nói thì ở vế này, lại nhấn mạnh vào lời nhắn nhủ. Vì lời nói không mất tiền mua, vì vậy con người có thể thoải mái sử dụng lời nói của mình mà không gặp bất cứ rào cản nào. Nhưng, lời nói có thể dễ dàng nói ra, nhưng không phải lời nói nào cũng “đi” vào tai người nghe. Người nói có gây thiện cảm với người nghe được không thì còn hoàn toàn phụ thuộc vào cách sử dụng lời nói của người nói. Các tác giả dân gian khuyên nhủ chúng ta nên có sự lựa chọn phù hợp, sao cho vừa đáp ứng được bối cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp mà vừa tạo được sự ấn tượng, thiện cảm ở người nghe.

Câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” vừa là một lời khuyên về cách ứng xử của ông cha cho thế hệ con cháu, vừa thể hiện được phong cách sống khéo léo, uyển chuyển của nhân dân ta. Người dân Việt Nam nổi tiếng với bạn bè quốc tế là một quốc gia chuộm hòa bình, hiếu khách, thân thiện. Sự thân thiện này một phần nằm ở cách cư xử khéo léo, linh hoạt trong mọi trường hợp, trong mọi tình huống giao tiếp. Cùng trong một trường hợp giao tiếp, nhưng người Việt Nam luôn sử dụng lời nói của mình sao cho khéo léo nhất, tránh mất lòng người nghe, gây thiện cảm với người đối diện.

Tuy nhiên, sự khéo léo trong cách ứng xử, sự linh hoạt, chọn lựa trong lời nói không có nghĩa là nói là những lời giả dối, nịnh bợ hợm hĩnh chỉ mong vừa lòng người khác, nâng vị trí của mình trong lòng người ta. Bởi, những lời nói không thật lòng thường biến ta thành những con người giả dối, ấn tượng về ta trong lòng người khác không hơn không kém chỉ là một kẻ nịnh bợ, rào trước đón sau một cách hợm hĩnh. Câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” vừa khuyên nhủ con người cần có sự khéo léo trong việc sử dụng lời nói nhưng cũng đề cao tính chân thực trong lời nói ấy. Trong những trường hợp cần bị phê bình, lên án thì ta vẫn phải nói thẳng, nói thật. Tùy vào từng đối tượng, hoàn cảnh mà mức độ lời nói của ta khác nhau. Nếu chỉ dừng lại ở mức độ nhắc nhở, khuyên bảo về những khuyết điểm của người khác, ta cần sử dụng những lời nói sao vừa đủ để nhắc nhở song không làm người ta tổn thương đến lòng tự trọng.

Như vậy, câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” là một câu tục ngữ hay và ý nghĩa nói về cách ứng xử của con người với nhau trong xã hội. Vì, lời nói thân tình có thể thắt chặt mối quan hệ tình cảm của con người với con người, làm cho xã hội trở nên bền vững, tốt đẹp hơn.

Bình luận (0)
BS
14 tháng 4 2016 lúc 22:52

Câu tuc ngữ muôn nói khi chúng ta giao tiếp với nhau thì nên lựa những lời hay ý đẹp để nói ,để hai bên cảm thấy vui vẻ , thoải mái khi nói chuyện và tránh những lời nói khó nghe.

Bình luận (0)