Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6


Những câu hỏi liên quan
TT
Xem chi tiết
VP
30 tháng 3 2021 lúc 21:27

Hoàn cảnh của hiệp ước Giáp Tuất 1874 như sau: 

Chiến thắng của nhân dân ở Cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang cực độ và tìm cách thương lượng, còn quân và dân ta phấn khởi, càng hăng hái đánh giặc.Ngược lại, triều đình phong kiến nhà Nguyễn thì lại lo sợ nên đã vội vã kí với quân Pháp bản Hiệp ước Giáp Tuất. Điều này trước mắt để quân Pháp rút khỏi Hà Nội cùng các tỉnh Bắc Kì, nhưng vẫn có điều kiện tiếp tục xây dựng cơ sở các bước xâm lược về sau.Bên cạnh đó, năm 1874 Hoàng Tá Viêm phối hợp với quân của Lưu Vĩnh Phúc đã giết chết Francis Garnier tại Hà Nội. Trước tình hình trên Pháp đồng ý nghị hòa bằng Hiệp ước Giáp Tuất.  

Nội dung:

+ Triều đình Huế thừa nhận 6 tỉnh Nam Kỳ là đất thuộc Pháp

+ Công nhận quyền đi lại, buôn bán, kiểm soát và điều tra tình hình của Pháp

+ Nền ngoại giao VN lệ thuộc vào đường lối đối ngoại của Pháp

-> Hoàn toàn biến nước ta thành nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa, làm mất thêm một phần chủ quyền quan trọng về chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại Việt Nam.

Nhận xét 

- Trều đình đã chính thức đầu hàng , nhu nhược trước sự xâm lược của Pháp 

- Với việc làm đó thì trều đình đã từ bỏ 1 phần trách nhiệm trong việc tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống Pháp

- Đồng thời nó cũng thể hiện chỉ vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã  phản bội lại một phần lợi ích dân tộc

- Có thể nói Triều đình sớm tỏ ra hoang mang và dao động trước Pháp nên dẫn đến nhữngvệc làm ngu ngốc và tội lỗi

- Cùng với nội dung kí kết đó triều đình đã lại tiếp tục phản bội lại lợi ích của dân tộc và lợi ích của nhân dân nên từ đó tạo đà cho Pháp có cơ hội lấn tới trên con đường xâm lược nước ta

Bình luận (0)
MN
30 tháng 3 2021 lúc 21:29

Ý 1:

 

Nguyên nhân dẫn đến hiệp ước Giáp Tuất:

- Thực dân Pháp gặp khó khăn sau thất bại ở Cầu Giấy( 1874)

- Nhà Nguyễn mang nặng tư tưởng thương thuyết với Pháp

Nội dung của Hiệp ước 

- Thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kì

- Mở các cửa biển ở Thị Nại, Ninh Hải,...

- Người ngoại quốc muốn đi vào Việt Nam phải có giấy thông hành do Pháp cấp

Ý 2:

Từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược. Điều này thể hiện lần lượt qua nội dung các hiệp ước mà triều đình kí với Pháp:

- Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862): thừa nhận sự cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định. Định Tường, Biên Hoà) và đảo côn Lôn; mở 3 cửa biển cho Pháp vào buôn bán,...

- Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874): chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

- Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883): Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì...; mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.

- Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6-6-1884): Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp.

=> Như vậy, qua những hiệp ước trên, ta thấy quá trình triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta. Thông qua các Hiệp ước cho thấy: các điều khoản, điều kiện này càng nặng nề, tính chất thỏa hiệp, đầu hàng ngày một nghiêm trọng hơn.

=> Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.

 

Bình luận (0)
H24
30 tháng 3 2021 lúc 21:30

*Nguyên nhân dẫn đến hiệp ước Giáp Tuất:

- Thực dân Pháp gặp khó khăn sau thất bại ở Cầu Giấy( 1874)

- Nhà Nguyễn mang nặng tư tưởng thương thuyết với Pháp

*Nội dung của Hiệp ước 

- Thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kì

- Mở các cửa biển ở Thị Nại, Ninh Hải,...

- Người ngoại quốc muốn đi vào Việt Nam phải có giấy thông hành do Pháp cấp

*Đánh giá của bản thân

- Xâm phạm đến lãnh thổ chủ quyền và quyền lợi của Việt Nam 

- Gây sự bất bình trong nhân dân Việt Nam

 

Bình luận (0)
DH
Xem chi tiết
MN
22 tháng 5 2021 lúc 7:01

Em tham khảo nhé !

* Nội dung:

- Hoa Kỳ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

- Hai bên ngừng bắn ở miền Nam lúc 24 giờ ngày 27-01-1973 và Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động chống phá miền Bắc Việt Nam.

Hoa Kỳ rút hết quân viễn chinh và quân đồng minh, hủy bỏ các ­căn cứ quân sự Mĩ, cam kết không tiếp tục can thiệp vào nội bộ của miền Nam Việt Nam.

- Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.

- Các bên công nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.

- Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả cho nhau tù binh và dân thường bị bắt.

- Hoa Kỳ cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương.

* Ý nghĩa:

- Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao.

- Là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta trên cả hai miền đất nước.

- Mở ra bước ngoặt mới cho cách mạng Việt Nam, Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, rút quân về nước tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Bình luận (0)
NN
Xem chi tiết
KD
17 tháng 3 2019 lúc 20:36

Câu 1

Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất gồm những nội dung cơ bản sau:

- Thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn.

- Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán.

- Cho phép người Pháp và người Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.

- Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc.

- Pháp sẽ “trả lại” thành Vĩnh Long cho triều đình Huế chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến.

câu 3

Nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương, vì:

- Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.

- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương (10 năm từ năm 1885 đến năm 1896)

- Phương thức tác chiến: tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt. Nghĩa quân đã tự chế tạo được súng trường.

- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.




Bình luận (0)
LB
Xem chi tiết
H24
8 tháng 3 2022 lúc 17:22

tham khảo : 

 

Hoàn cảnh kí hiệp ước Nhâm Tuất:

-Tháng 02/1861, Pháp tấn công Đại Đồn Chí Hoà, quân ta kháng cự quyết liệt nhưng do hỏa lực địch quá mạnh, Nguyễn Tri Phương buộc phải rút lui. Pháp thừa thắng đánh chiếm Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.

-Phong trào kháng chiến của nhân dân dâng cao, Pháp đang vô cùng bối rối thì triều Nguyễn đã kí với Pháp bản hiệp ước Nhâm Tuất (05/06/1862) gồm 12 điều khoản.

Bình luận (0)
VH
8 tháng 3 2022 lúc 17:22

tham khảo

- Ngày 23-2-1861, quân Pháp mở cuộc tấn công và chiếm được Đại đồn Chí Hòa. Thừa thắng, quân Pháp chiếm luôn Định Tường (12-4-1861), Biên Hòa (18-12-1861), Vĩnh Long (23-3-1862).

- Nhân dân ta vẫn tiến hành cuộc kháng chiến quyết liệt. Các toán nghĩa quân của Trương Định, Trần Thiện Chính, Lê Huy,… chiến đấu rất anh dũng, lập nhiều chiến công.

- Ngày 10-12-1861, đội quân của Nguyễn Trung Trực đánh chìm tàu chiến Ét-pê-răng (Hi vọng) của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (đoạn chảy qua thôn Nhật Tảo) làm nức lòng quân dân ta.

- Giữa lúc phong trào kháng chiến của nhân dân đang ngày một dâng cao, khiến quân giặc vô cùng bối rối thì triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862).

Bình luận (0)
HH
8 tháng 3 2022 lúc 17:28

Tham khảo:

- Ngày 23-2-1861, quân Pháp mở cuộc tấn công và chiếm được Đại đồn Chí Hòa. Thừa thắng, quân Pháp chiếm luôn Định Tường (12-4-1861), Biên Hòa (18-12-1861), Vĩnh Long (23-3-1862).

- Nhân dân ta vẫn tiến hành cuộc kháng chiến quyết liệt. Các toán nghĩa quân của Trương Định, Trần Thiện Chính, Lê Huy,… chiến đấu rất anh dũng, lập nhiều chiến công.

- Ngày 10-12-1861, đội quân của Nguyễn Trung Trực đánh chìm tàu chiến Ét-pê-răng (Hi vọng) của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (đoạn chảy qua thôn Nhật Tảo) làm nức lòng quân dân ta.

- Giữa lúc phong trào kháng chiến của nhân dân đang ngày một dâng cao, khiến quân giặc vô cùng bối rối thì triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862).

Bình luận (0)
LA
Xem chi tiết
NH
6 tháng 4 2018 lúc 18:16

- Giống nhau:
+ Hai hiệp ước Hacmang (1883), Patonot (1884) được ký kết dưới áp lực quân sự của thực dân Pháp đánh dấu sự đầu hàng của giai cấp phong kiến VN (vua An Nam) trước chủ nghĩa tư bản Pháp.
+ Cả 2 đều do triều đình Huế ký với thực dân Pháp, tại Huế.
+ Trên lý thuyết cả 2 đều không đặt toàn bộ lãnh thổ VN dưới ách đô hộ của người Pháp. Nó chia VN làm 3 phần. Nam Phần là thuộc địa hẳn hoi của Pháp, Bắc Phần vẫn là lãnh thổ của triều đình Nguyễn nhưng đặt dưới sự bảo hộ của Pháp. Còn Trung Phần vẫn hoàn toàn thuộc chủ quyền nhà Nguyễn. Nhưng người Pháp đã nhanh chóng lấn chiếm thêm chủ quyền Việt nam trước sự bất lực của triều Nguyễn.

- Khác nhau:
+ Hiệp ước Hacmang: là tiền thân của Hiệp ước Patonot, gồm 27 điều khoản. Nó quá nặng nề nên đã gây ra sự phản ứng mạnh mẽ từ các vua quan trong triều và nhân dân cả nước.
+ Hiệp ước Patonot: gồm 19 điều khoản, ra đời có tác dụng xoa dịu sự phản đối của dư luận và vua quan nhà Nguyễn từ Hiệp ước Patonot. Theo hiệp ước này, Thực dân Pháp sẽ trả lại phần đất từ Ninh Bình (thuộc Bắc Kỳ) trở vào đến Hà Tĩnh ở phía bắc, và tỉnh Bình Thuận ở phía nam cho nhà Nguyễn.

haha

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
KT
16 tháng 9 2023 lúc 1:00

Bình luận (0)
XN
Xem chi tiết
QL
Xem chi tiết
KT
16 tháng 9 2023 lúc 0:50

Những nội dung chính: Trình bày mong muốn đơn kiến nghị được xem xét giải quyết, lời cảm ơn.

Bình luận (0)
DL
Xem chi tiết
PH
18 tháng 6 2020 lúc 17:37

1.

Hiệp ước Nhâm Tuất:
- Về lãnh thổ: triều đình nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn. Pháp trả lại Vĩnh Long khi nào triều đình buộc nhân dân ngừng kháng chiến.
- Về thông thương: mở 3 cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào tự do buôn bán.
- Về chiến phí: bồi thường cho Pháp 20 triệu quan (ước tính bằng 280 vạn lạng bạc).
+) hiệp ước Giáp Tuất:
+Triều đình Huế Thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp
+Công nhận quyền đi lại, buôn bán,kiểm soát và điều tra tình hình của Pháp
+Nền ngoại giao Việt Nam lệ thuộc vào đường lối đối ngoại của Pháp
+) hiệp ước Hác-măng:
-Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp.
-Ba tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì.
-Triều đình chỉ được cai quản vùng đất trung kì nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ của Pháp ở Huế.
-Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ.
-Mọi việc giao thiệp với nước ngoài ( kể cả với Trung Quốc ) đều do Pháp nắm.
-Triều đình Huế phải rút quân đội từ Bắc Kì về Trung Kì.
+) hiệp ước Pa-tơ-nốt:
Có nội dung cơ bản giống hiệp ước Hác-măng, chỉ sửa đổi đôi chút về ranh giới khu vực Trung kì nhằm xoa dịu dư luận và lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn.

Bình luận (0)
PH
18 tháng 6 2020 lúc 17:38

2.

-Thái độ và hành động của triều đình Huế trong việc để mất 3 tỉnh miền Tây Nam Kì:
+ Ngăn cản phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Nam Kì và ra lệnh bãi binh.
+ Do thái độ cầu hòa của triều đình --> Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam Kì mà không tốn một viên đạn nào( t6.1867).
-Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân diễn ra sôi nổi với những hình thức phong phú:
+ Bất hợp tác với giặc, một số bộ phận nhân dân kiên quyết đấu tranh vũ trang --> nhiều trung tâm kháng chiến được thành lập ( Đồng Tháp Mười , Tây Ninh , Bến Tre..).
+ Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nuóc như Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu.

Bình luận (0)
PH
18 tháng 6 2020 lúc 17:38

3. Vì

- Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.

- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương, 10 năm từ năm 1885 đến năm 1896.

- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.

Bình luận (0)