11. Trong muối sắt (III) nitrat ngậm nước Fe(NO3)3.nH2O, lượng Fe chiếm 13,86%. Tìm n.
Khi làm lạnh 29 gam dung dịch Fe(NO3)3 41,724%, người ta thu được 8,08 gam tinh thể Fe(NO3)3.nH2O và dung dịch muối còn lại có nồng độ 34,704%. Tìm công thức tinh thể ngậm nước. 9
$n_{Fe(NO_3)_3} = \dfrac{29.41,724\%}{242} = 0,05(mol)$
$m_{dd\ sau\ tách\ tinh\ thể} = 29 - 8,08 = 20,92(gam)$
$n_{Fe(NO_3)_3\ sau\ tách\ tinh\ thể} = \dfrac{20,92.34,704\%}{242} = 0,03(mol)$
$\Rightarrow n_{Fe(NO_3)_3.nH_2O} = 0,05 - 0,03 = 0,02(mol)$
$\Rightarrow M_{Fe(NO_3)_3.nH_2O} = 242 + 18n = \dfrac{8,08}{0,02} = 404$
$\Rightarrow n = 9$
Vậy CT của tinh thể là $Fe(NO_3)_3.9H_2O$
Trong muối ngậm nước FeSO4.nH2O, phần trăm về khối lượng của Fe là 20,144%. Tình công thức hoá học của muối ngậm nước
có mFe/Mx=0.20144
\(\Rightarrow\) Mx=278 rồi tính được n=7
ct FeSO4.7H20
Có 29 g dd sắt hóa trị 3 Fe(NO3)3 41.72% làm lạnh dd thấy thoát ra 8.08g tinh thể ngậm nước lọc bỏ phần tinh thể đó thì phần dd còn lại chứ Fe(NO3)3 34.7%. Tìm công thức muối ngậm nước
Trong muối đồng sunfat ngậm nước CuSO4.nH2O lượng cu chiếm 25,6%. Tìm n
\(M_{CuSO4.nH2O}=25,6.64=250\)
\(M_{\left(H2O\right)n}=250-160=90\left(\frac{g}{mol}\right)\)
\(\Rightarrow n=\frac{90}{18}=5\)
A là hỗn hợp muối Cu(NO3)2, Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, Al(NO3)3. Trong đó N chiếm 16,03% về khối lượng. Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch chứa 65,5 gam muối. Lọc kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được bao nhiêu gam oxit?
A. 27
B. 34
C. 25
D. 31
Một hợp chất ( muối ngậm nước ) Fe2 ( SO4 )3 . xH2 O, lượng Fe chiếm 19,93% về khối lượng. Xác định giá trị x.
ta có % Fe=19,2%
=> M Fe2(SO4)3.xH2O=\(\frac{56.2}{19.93}.100=562\)g/mol
=> m (SO4)3.xH2O=562-56.2=450g/mol
=> (32+16.4).3+x(18)=450
<=> 18x=450-288=162
=> x=162/18=9
vậy x=9
cho 20,9g hh gồm Cu và CuO bằng 1 lượng vừa đủ 100ml dd HCl 2M.
a) Tính %theo kl của Cu trong hh
b) tiếp tục cho sắt(III)nitrat vào bình pư. tính khối lượng sắt(III)nitrat ngậm sáu phân tử nước cần thiết để tham gia pư.
1. Tính số mol khối lượng số nguyên tử các nguyên tố có trong các hợp chất sau:
a. 8,8 g CO2
b. 16g CuSO4
c. 3,2 g Fe2(SO4)3
2. Tính thành phần % về khối lượng của Nitơ trong các loại phân đạm sau: NH4 NO3 ( đạm 2 lá); (NH4)2 SO4 (đạm 1 lá); (NH2)2 CO (đạm urê). So sánh tỉ lệ % của Nitơ trong các loại hợp chất trên
3. Trong hai loại quặng sắt là pirit sắt (FeS2) và hematit (Fe2O3), quặng nào nhiều sắt hơn
4. Trong muối đồng sunfat ngậm nước (Cu SO4 . nH2O), lượng Cu chiếm 25,6%. Tìm n
các bạn giải giùm mình với, mình đang cần gấp.
Thanks các bạn nhiều !
Câu 1 bạn ghi rõ đề lại nhen
Câu 2 là : - M NH4NO3 = 14+1x4+14+16x3 = 80 (gam/mol)
% N= (14 x 2) : 80 x 100% = 35%
- M (NH4)2SO4= (14+1x4)x2+32+16x4 = 132(gam/mol)
% N= (14 x 2) : 132 x 100%= 21,21%
- M (NH2)2CO = (14+1x2)x2+12+16 = 60 (gam/mol)
% N = ( 14 x 2) : 60 x 100% = 46,67%
Vậy phân đạm urê là phân có tỉ lệ % nitơ cao nhất trong các phân trên . Tiếp đến là phân đạm 2 lá và cuối cùng là phân đạm 1 lá
Câu 3: - M FeS2 = 56+32x2 = 120 (gam/mol)
%Fe = ( 56 x 1 ) : 120 x 100% = 46,67 %
- M Fe2O3 = 56 x 2 + 16 x 3 = 160 (gam/mol)
%Fe = (56 x 2 ) : 160 x 100% = 70%
Vậy quặng sắt hematit có nhiều sắt hơn
Câu 4 : bạn ghi rõ ra nhen bạn . Chứ mình không hiểu lắm !!!
X là hỗn hợp các muối Cu(NO3)2, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, Mg(NO3)2 trong đó O chiếm 55,68% về khối lượng. Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch chứa 50 gam muối, lọc kết tủa thu được đem nung trong chân không đến khối lượng không đổi thu được m gam oxit. Giá trị của m là
A. 31,44.
B. 18,68.
C. 23,32.
D. 12,88.