Những câu hỏi liên quan
HB
Xem chi tiết
NH
11 tháng 10 2018 lúc 6:20

- Có phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa cổ (ở trung du). Đất phù sa có ở dọc các thung lũng sông và các cánh đồng ở miền núi như Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên, Trùng Khánh...

- Có khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi. Nhờ vậy, Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. Đây là vùng chè lớn nhất cả nước, với các loại chè thơm ngon nổi tiếng ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La...

   + Các vùng núi giáp biên giới Cao Bằng, Lạng Sơn, trên vùng núi cao Hoàng Liên Sơn có điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho trồng các cây thuốc quý (tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả...), các cây ăn quả (mận, đào, lê). Ở Sa Pa có thể trồng rau ôn đới và sản xuất hạt giống quanh năm, trồng hoa xuất khẩu.

   + Khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất cây công nghiệp, cây đặc sản còn rất lớn, nhưng khó khăn lớn là:

   + Rét đậm, rét hại, sương muối và tình trạng thiếu nước về mùa đông.

   + Mạng lưới các cơ sở công nghiệp chế biến nồng sản (nguyên liệu cây công nghiệp) chưa cân xứng với thế mạnh của vùng.

- Đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây đặc sản cho phép phát triển nền nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả cao và có tác dụng hạn chế nạn du canh, du cư trong vùng.

Bình luận (0)
VH
Xem chi tiết
VM
27 tháng 2 2016 lúc 15:24

- Đất : Phần lớn diện tích là đất  feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất sa cổ ( ở trung du), đất phù sa (dọc các thung lũng sông và cánh đồng ở miền núi), thích hợp để trồng nhiều loại cây.

- Khí hậu : Nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi, có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.

- Nguồn nước được đảm bảo, có nhiều giống cây quý

- Phát triển mạnh cây chè (là vùng chè lớn nhất cả nước) và các cây công nghiệp khác ( trẩu, sở, hồi, đậu tương, lạc, thuốc lá)

- Khả năng mở rộng diện tịch và nâng cao năng suất cây công nghiệp còn rất lớn.

- Khó khăn : rét đậm, rét hại, sương muối, thiếu nước về mùa đông

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
12 tháng 8 2018 lúc 14:39

Đáp án D

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
14 tháng 9 2017 lúc 11:32

- Đất: Phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa cổ (ở trung du), đất phù sa (dọc các thung lũng sông và cánh đồng ở miền núi), thích hợp để trồng nhiều loại cây.

- Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi, có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.

- Nguồn nước được đảm bảo, có nhiều giống cây quý,...

- Phát triển mạnh cây chè (là vùng chè lớn nhất cả nước) và các cây công nghiệp khác (trẩu, sở, hồi, đậu tương, lạc, thuốc lá,...).

- Khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất cây công nghiệp còn rất lớn.

- Khó khăn: rét đậm, rét hại, sương muối, thiếu nước về mùa đông.

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
18 tháng 9 2019 lúc 15:16

- Tài nguyên khoáng sản: vật liệu xây dựng, đặc biệt cát làm thủy tinh (Khánh Hòa), vàng Bồng Miêu (Quảng Nam), dầu khí (thềm lục địa ở Cực Nam Trung Bộ). Vùng rất hạn chế về tài nguyên nhiên liệu, năng lượng.

- Công nghiệp chủ yếu là cơ khí, chế biến nông - lâm - thủy sản và sản xuất hàng tiêu dùng. Trong vùng có một số nhà máy thủy điện quy mô trung bình như sông Hĩnh (Phú Yên), Vĩnh Sơn (Bình Định), tương đôi lớn như Hàm Thuận - Đa Mi (Bình Thuận), A Vương (Quảng Nam).

- Đã hình thành một chuỗi các trung tâm công nghiệp, lớn nhất là Đà Nẵng, tiếp đến là Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết. Hiện nay đang đầu tư xây dựng khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất.

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
2 tháng 4 2018 lúc 5:54

- Có nhiều đồng cỏ, chủ yếu trên các cao nguyên ở độ cao 600 - 700m, phát triển chăn nuôi trâu, bò (lấy thịt và lấy sữa), ngựa, dê. Bò sựa được nuôi tập trung ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La). Trâu, bò thịt được nuôi rộng rãi, nhất là trâu. Đàn trâu chiếm 3/5 đàn trâu cả nước, đàn bò bằng 16% đàn bò cả nước (năm 2005).

- Hiện nay, những khó khăn trong công tác vận chuyển các sản phẩm chăn nuôi tới vùng tiêu thụ (đồng bằng và đô thị) làm hạn chế việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn của vùng. Thêm vào đó, các đồng cỏ cũng cần được cải tạo, nâng cao năng suất.

- Hoa màu lương thực dành cho chăn nuôi nhiều hơn, nên đàn lợn trong vùng tăng nhanh (chiếm 21% đàn lợn cả nước).

Bình luận (0)
PT
Xem chi tiết
TT
26 tháng 1 2016 lúc 19:18

1. Vai trò của cây công nghiệp trong nền kinh tế nước ta

- Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên nước ta (khí hậu, đất trồng)

- Khai thác thế mạnh của vùng trung du và miền núi, phá thế độc canh trong sản xuất nông nghiệp.

- Cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú cho các ngành công nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng.

- Tạo nguồn hàng xuất khẩu quan trọng,  có giá trị như cà phê, cao su, điều, hồ tiêu,…

-  Giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần phân bố lại dân cư và lao động trên cả nước.

- Nâng cao đời sống của nhân dân, giải quyết nhu cầu ăn, mặc, hàng tiêu dùng cho người lao động.

 2. Điều kiện để phát triển cây công nghiệp

a. Điều kiện tự nhiên:

- Địa hình:

¾ diện tích nước ta là đồi núi, phần lớn có độ cao dưới 1000m, có nhiều cao nguyên và đồi núi thấp. Vì vậy, thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp.

- Đất trồng:

+ Chủ yếu là đất feralit trong đó:

Đất đỏ badan có trên 2 triệu ha, phân bố chủ yếu Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Vì vậy, thích hợp cho việc trồng cà phê, cao su,…

Đất feralit phát triển trên đá phiến và đá mẹ khác, rất thích hợp việc trồng chè và các cây đặc sản.

Đất đỏ đá vôi phân bố chủ yếu ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, thích hợp việc trồng cây công nghiệp ngắn ngày như đậu tương, thuốc lá,…

+ Đất phù sa, phân bố tập trung ở các đồng bằng và ven biển, thuận lợi cho việc tròng cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đất mặn ven biển có thể trồng cói, dừa, đước, sú, vẹt,….

- Khí hậu:

+ Nhiệt đới ẩm gió mùa thích hợp với các loại cây công nghiệp nhiệt đới.

+ Khí hậu nước ta có sự phân hóa theo mùa, vĩ độ và độ cao. Các tỉnh phía Nam tính nhiệt đới tương đối ổn định nên thích hợp với các cây công nghiệp nhiệt đới. Vùng núi cao cả nước và ở miền Bắc có mùa đông lạnh nên thuận lợi phát triển các cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới.

- Nguồn nước:

            + Nguồn nước dồi dào cả trên mặt, nước ngầm.

            + Hệ thống sông ngòi dày đặc.

b. Điều kiện kinh tế - xã hội.

- Dân cư và nguồn lao động:

+ Nguồn lao động nước ta dồi dào do dân số đông và tăng nhanh.

+ Mức sống tăng nhanh tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn với sản phẩm cây công nghiệp.

+ Truyền thống, kinh nghiệm sản xuất và chế biến cây công nghiệp.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật.

+ Nhà nước đã xây dựng và quy hoạch các vùng chuyên canh cây nghiệp.

+ Chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp chế biến gắn liền với các vùng chuyên canh cây nghiệp.

- Chính sách

+ Chính sách ưu tiên phát triển cây công nghiệp cùa Nhà nước.

+ Mở rộng thị trường xuất khẩu.

c. Khó khăn

- Mùa khô kéo dài ở các vùng chuyên canh cây nghiệp, gây ra tình trạng thiều nước ảnh hưởng đến năng suất cây công nghiệp.

- Cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông còn lạc hậu, ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm cây công nghiệp.

- Công nghiệp chế biến nhỏ bé, chậm đổi mới công nghệ nên hạn chế khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

- Thị trường xuất khẩu cây công nghiệp không ổn định.

3. Tình hình sản xuất cây công nghiệp.

            Tổng diện tích gieo trồng cây công nghiệp năm 2005 là 2.500 nghìn ha, trong đó diện tích cây công nghiệp lâu năm là hơn 1.600 nghìn ha (chiếm gần 65%).

- Cây công nghiệp lâu năm: chủ yếu là cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, chè.

+ Cà phê được trồng chủ yếu trên đất badan ở Tây Nguyên, ngoài ra còn trồng ở  Đông Nam Bộ, và rải rác ở Bắc Trung Bộ. Cà phê chè mới được trồng nhiều ở Tây Bắc.

+ Cao su được trồng chủ yếu trên đất badan và đất xám bạc màu trên phù sa cổ ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, một số tỉnh Duyên hải miền Trung.

+ Hồ tiêu được trồng chủ yếu trên đất badan ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và duyên hải miền Trung. + Điều được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ.

+ Dừa được trồng nhiều nhất ở đồng bằng sông Cửu Long.

+ Chè được trồng nhiều nhất ở trung du và miền núi Bắc Bộ, ở Tây Nguyên (nhiều nhất là tỉnh Lâm Đồng).

- Cây công nghiệp hằng năm

+ Chủ yếu là mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói, dâu tằm, thuốc lá.

+ Mía được phát triển ở đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung.

+ Lạc được trồng nhiều trên các đồng bằng Thanh – Nghệ - Tỉnh, trên đất xám bạc màu ở Đông Nam Bộ và ở Đắk Lắk.

+ Đậu tương được trồng nhiều ở trung du và miền núi Bắc Bộ, những năm gần đây được phát triển mạnh ở Đắk Lắk, Hà Tây và Đồng Tháp.

+ Đay ở đồng bằng sông Hồng

+ Cói nhiều nhất là ven biển Ninh Bình, Thanh Hóa.

Bình luận (0)
H24
4 tháng 11 2020 lúc 18:17

hình như đây là CN mà

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
HB
Xem chi tiết
NH
2 tháng 12 2019 lúc 8:58

HƯỚNG DẪN

a) Phân tích các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây công nghiệp ở nước ta

- Địa hình: Đồi núi chiếm 3/4 diện tích, phần lớn là đồi núi thấp và có nhiều cao nguyên, là địa bàn thuận lợi để phát triển các loại cây công nghiệp, đặc biệt nhiều nơi thuận lợi cho việc xây dựng các vùng chuyên canh.

- Đất trồng: Đất feralit chiếm diện tích lớn, có nhỉều loại khác nhau, thích hợp cho trồng nhiều loại cây công nghiệp.

+ Đất đỏ badan: Diện tích trên 2 triệu ha, phân bố tập trung ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, ngoài ra còn có ở Bắc Trung Bộ... thích hợp cho cây cà phê, cao su, hồ tiêu...

+ Đất feralit trên đá phiến và đá mẹ khác: phân bố rộng rãi ở nhiều nơi, thích hợp cho cây chè và các cây khác...

+ Đất đỏ đá vôi: chủ yếu ở Trung du và miền núi phía bắc, thích hợp cho trồng cây công nghiệp ngắn ngày như: đậu tương, thuốc lá...

+ Đất phù sa: tập trung ở các đồng bằng, thích hợp cho nhiều loại cây công nghiệp hàng năm; trên đất mặn, trồng cây cói, dừa...

+ Đất xám phù sa cổ: tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ, thích hợp với một số cây công nghiệp lâu năm như: điều, cao su... và một số cây công nghiệp hàng năm (mía, lạc, đậu tương, thuốc lá...).

- Khí hậu:

+ Nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt lượng lớn, độ ẩm dồi dào... thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp.

+ Sự phân hoá theo chiều bắc - nam, tây - đông và độ cao, tạo điều kiện để trồng nhiều loại cây công nghiệp khác nhau, có cả cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới...

- Nguồn nước: nước mặt, nước ngầm đều dồi dào.

- Sinh vật: Một số giống cây công nghiệp có giá trị cao và thích hợp với điều kiện sinh thái ở nước ta.

b) Việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp bao gồm cả công nghiệp chế biến là một hướng quan trọng trong chiến lược phát triển nông nghiệp nước ta, vì:

- Tạo ra sản phẩm hàng hóa có quy mô lớn.

- Nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, tránh hư hỏng và hao hụt nông sản.

- Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, góp phần giải quyết tốt các vấn đề xã hội.

- Đưa nông nghiệp tiến lên nền sản xuất lớn theo hướng nông nghiệp hàng hóa.

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
10 tháng 2 2019 lúc 12:24

Gợi ý làm bài

a) Thuận lợi

- Tự nhiên:

+ Địa hình tương đôi bằng phẳng, đất phù sa thích hợp cho nhiều loại cây công nghiệp.

+ Khí hậu nhiệt đời ẩm gió mùa có sự phân hoá đa dạng, nguồn nước dồi dào tạo điều kiện phát triển nhiều loại cây công nghiệp.

- Kinh tế - xã hội:

+ Dân số đông, nguồn lao động dồi dào có trình độ học vấn và chuyên môn kĩ thuật cao, thị trường rộng lớn,...

+ Cơ sở vật chất - kĩ thuật tương đối phát triển, có nhiều chính sách khuyến khích phát triển cây công nghiệp,...

b) Khó khăn: có nhiều khó khăn xuất phát từ đặc điểm khí hậu, nguồn nước, dân cư tập trung đông với nghề trồng lúa chiếm ưu thế trong nông nghiệp,...

c) Đánh giá chung: đồng bằng chủ yếu thích hợp với các cây công nghiệp hàng năm.

Bình luận (0)