Những câu hỏi liên quan
NT
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
H24
1 tháng 4 2021 lúc 18:32

Muốn đánh giá tính cách một con người, nhiều khi chỉ cần nhìn cách ăn mặc, thái độ đi đứng, cách nói năng, giao tiếp… Trong đó, cách ăn mặc gây ấn tượng ban đầu có ý nghĩa không nhỏ đối với việc đánh giá.

Vâng, quả đúng là cách ăn mặc của con người là cực kỳ quan trọng, bởi ngoài khiếu thẩm mỹ thì bộ trang phục cũng ngầm nói lên rằng chủ nhân mang nó có lịch sự, có văn hoá hay không

Theo tôi nghĩ, không chỉ giới trẻ mà hầu như tất cả mọi người, trong đó có cả các em học sinh tiểu học, trung học đều hiểu việc mặc như thế nào là đẹp, là có văn hoá, nhất là trong thời đại ngày nay, sự giáo dục của gia đình và nhà trường trong vấn đề ăn mặc được quan tâm và có điều kiện hơn trước. Vậy mà, không hiểu tại sao vẫn có rất nhiều bạn trẻ ăn mặc một cách tự do, “phóng khoáng” tới mức lố lăng. Sự thái quá trong giới trẻ về cách ăn mặc là sự đua đòi, bắt chước nhau diễn ra ngày càng phổ biến và luôn không có điểm dừng. Ra phố, nhất là vào mùa hè hẳn chúng ta đã quá… quen mắt với hình ảnh các chàng trai, cô gái trẻ trung, đẹp đẽ lại mang trên mình những bộ trang phục ngắn cũn cỡn, te tua, hở hang… đến phát sợ. Có chàng trai mặc quần bò thì xé rách ở nhiều chỗ tới hở cả đùi, đồ lót. Chẳng hiểu họ thấy đẹp và “thời trang” ở điểm nào

Có anh thì chỉ mặc mỗi cái quần đùi, cởi trần đi xe máy mà người thì còm nhom trông chẳng khác gì bộ xương di động…; nhiều chị, nhiều cô thì váy ngắn, váy xẻ hết cỡ, phía trên chỉ mặc mỗi chiếc áo nịt có chiều rộng chỉ bằng hai bàn tay khiến cho thân thể hở dưới lộ trên trông rất phản cảm. Cách mặc như vậy ở trên phố đã là khó chấp nhận, vậy mà nhiều cô, cậu trẻ còn “diễn” cả vào chùa, nhà thờ, đền, miếu - những nơi luôn cần sự nghiêm trang kín đáo. Thử hỏi, như vậy dù họ có học, có văn hoá kiểu gì đi chăng nữa thì mọi người sẽ nhìn họ với con mắt ác cảm và đánh giá họ là những người… không có văn hoá, thậm chí là vô học, vô văn hoá!

Vẫn biết rằng việc mặc đẹp, chạy theo thời trang là nhu cầu của mỗi người, nhất là trong khi điều kiện kinh tế đã cho phép thì vấn đề mặc đẹp càng cần thiết. Thế nhưng chúng ta, nhất là giới trẻ hãy mặc sao đấy cho kín đáo, tế nhị mà vẫn thời trang, vẫn đẹp. Đừng sai lầm khi nghĩ rằng cứ ngắn, cứ xẻ, cứ hở hang… là đẹp, là mốt và thời trang, bởi nếu vậy chính những bộ trang phục ấy sẽ tự hạ thấp bạn trước con mắt mọi người.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
7 tháng 6 2017 lúc 4:01

Tham khảo (đoạn văn tả chiếc bút mực)

Cây bút nhỏ nhắn, xinh xinh dài bằng một gang tay, tròn trĩnh như ngón tay trỏ. Nắp bút làm bằng mạ kền vàng óng ả. Trên nắp bút có khắc dòng chữ Hồng Hà ánh vàng. Thân bút là một ống nhỏ bằng nhựa màu đen, trơn bóng, càng về sau càng thót lại như búp măng non. Mở nắp bút, hiện lên trước mắt em là một chiếc ngòi nhỏ xíu sáng lấp lánh. Em xoay thân bút theo chiều kim đồng hồ để lấy mực. Chiếc ruột gà làm bằng cao su, sau nhiều ngày nhịn đói bỗng được bữa no nê. Trong ruột gà, có một ống nhỏ, như que tăm dùng để dẫn mực.

Bình luận (0)
HT
Xem chi tiết
DH
22 tháng 1 2018 lúc 13:22

Cô giáo em cao cao, dáng người thon gọn, da trắng hồng, mặc áo dài rất đẹp. Bước vào lớp, cô như mang theo cả mùi thơm của nắng. Cả lớp ngây người nhìn cô. Cô dịu dàng mời cả lớp ngồi xuống. Bắt đầu giờ học, cô nhẹ nhàng viết lên bảng dòng chữ mềm mại.  Bàn tay cô lướt nhanh như một hoạ sĩ. Chi một loáng, hàng chữ đẹp hiện ra. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Giọng đọc của cô thật ấm áp và truyền cảm. Khi giảng bài, khuôn mặt của cô luôn tươi cười biểu lộ sự thân thiện. Bàn tay cô nhẹ nhàng đánh nhịp theo từng câu văn, câu thơ. Đôi mắt cô luôn nhìn thẳng về phía học sinh thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô giảng bài say sưa đến nỗi trán cô lấm tấm những giọt mồ hôi mà cô vẫn không để ý. Thỉnh thoảng cô đi xuống lớp xem chúng em ghi bài, thảo luận nhóm. Trong bài giảng, cô thường đặt câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự suy nghĩ của tất cả học sinh trong lớp. Cô lúc nào cũng gần gũi chúng em. Trong những giờ học căng thẳng, cô thường kể cho chúng em nghe những mẩu chuyện ngắn rất hay và bổ ích. Kết thúc tiết học, bao giờ cô cùng lưu ý những điều cần nhớ cho chúng em. Cả lớp em ai cũng yêu quý và kính trọng cô.

Bình luận (0)
NT
7 tháng 2 2018 lúc 21:53

lạc đề r ĐTH ơi

Bình luận (0)
NV
Xem chi tiết
NP
22 tháng 8 2020 lúc 13:27

Bài 1: 

Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của anh (đội viên) chiến sĩ: Từ cách nhìn của anh chiến sĩ, người chứng kiến một đêm không ngủ của Bác và trực tiếp nói chuyện với Bác câu chuyện được kể lại một cách tự nhiên, sinh động làm cho hình ảnh Bác Hồ trở nên gần gũi, chân thực lại vừa khách quan. Điều này còn thể hiện được tấm lòng anh bộ đội với Bác và tình yêu thương mênh mông của Bác với con cháu mình trong kháng chiến.

Bài 2:

Có thể nói hình ảnh tấm gương thiếu nhi anh dũng trong chiến tranh của Lượm đã đem lại cho em lòng biết ơn và cảm phục sâu sắc. Lượm, Kim Đồng, Lê Văn Tám và rất nhiều những bạn nhỏ khác đã dũng cảm tham gia kháng chiến với lòng yêu quê hương, đất nước. Dẫu phải đối mặt với hiểm nguy, gian khổ nhưng các bạn vẫn luôn lạc quan, yêu đời, yêu thích công việc cách mạng. Các bạn ấy đã hi sinh cho đất nước được độc lập, các bạn ấy xứng đáng là những anh hùng nhỏ tuổi. Chính bởi vậy, hình ảnh các bạn luôn sống mãi trong trái tim nhân dân ta . Và vì thế nhiệm vụ của học sinh hôm nay là: Cần phải nỗ lực học tập và rèn luyện để có thể góp công bảo vệ và xây dựng đất nước…

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NL
Xem chi tiết
0T
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
VQ
7 tháng 2 2023 lúc 19:46

Thế là năm nay em đã là học sinh lớp 5 rồi - năm cuối cùng em còn được học ở ngôi trường tiểu học Dịch Vọng A này. Và cũng là thời gian cuối mà em còn được học trong căn phòng mình đã được gắn bó suốt gần năm năm qua.Từ trước đến nay, trường em luôn có truyền thống cho một tập thể lớp gắn bó với một căn phòng. Mỗi năm, sẽ lại thay biển tên lớp mà thôi. Em đã được nhìn thấy, trên cánh cửa ra vào đó, là những tấm bảng tên màu xanh dương, chữ số trắng, từ 1A3, 2A3, 4A3, 5A3. Tất cả đã đánh dấu sự lớn lên, trưởng thành của em và các bạn.Bước vào lớp học, là cả một không gian rộng và thoáng đãng. Tường và trần nhà được sơn trắng tinh, nền nhà cũng ốp đá trắng. Nhờ cúng em luôn cố gắng giữ gìn và dọn dẹp chăm chỉ, nên dù đã gần năm năm rồi nhưng lớp học vẫn trông mới lắm. Lớp có bốn ô cửa sổ to, với tấm rèm lớn màu trắng ngà. Khi học tập, chúng em mở cửa, kéo rèm, đón ánh sáng chan hòa cùng cơn gió thoáng đãng từ bên ngoài vào. Lúc ngủ trưa, thì chỉ cần kéo rèm vào là đủ để ngủ một giấc ngon lành rồi. Lúc đầu, lớp của em cũng như bao lớp khác, được trường trang bị bảng đen, tủ gỗ, bàn ghế cho học sinh và giáo viên, máy chiếu, tủ để giày. Nhưng theo thời gian sinh hoạt, chúng em đem đến đây rất nhiều món đồ, để trang trí và sử dụng. Khiến lớp học trở nên đầy ắp, ấm cúng, tiện dụng như là ngôi nhà thứ hai vậy. Trên các bức tường, có treo những cờ, những lá, những sợi dây đủ sắc màu từ các dịp lễ. Trước hai cửa ra vào, có để thêm hai tấm thảm để lau giày khi đi từ nơi ướt vào. Cuối lớp, có để hai giá treo, để học sinh để áo khoác, mũ, khăn len cho gọn gàng. Chúng em còn đặt thêm một cái tủ kính lớn, để bày các món đồ y tế thông dụng như dầu gió, bông băng. Ở các tầng trên của tủ, chúng em để vào những cuốn truyện, sách báo… tự tạo cho lớp một góc thư viện nhỏ do mọi người cùng chia sẻ. Ngoài ra, cô giáo còn đặt một tấm bảng từ trắng, để viết những nhiệm vụ, phân công của lớp học, hay các lịch thi, hoạt động của lớp. Nhờ vậy, mà chúng em chẳng bao giờ quên nhiệm vụ của mình cả. Trên các bệ cửa sổ, là những chậu xương rồng, hoa cát cánh nhỏ vô cùng dễ thương, tươi tốt do tập thể lớp em chăm sóc suốt bao năm qua. Tất cả, từng chút, từng chút một đều do em và các bạn tạo dựng nên. Nơi đây đối với em thực sự là một gia đình. Bạn bè là anh chị em, thầy cô là bố là mẹ. Mọi người cùng nhau học tập, vui chơi, quan tâm, giúp đỡ nhau, vun đắp cho ngôi nhà nhỏ của mình.Mai đây, rồi em sẽ phải rời xa lớp học thân yêu này để đến với những cánh cửa tri thức khác. Nhưng những hình kỉ niệm tuyệt vời ở nơi đây trong suốt bao năm qua, thì em sẽ mãi không bao giờ quên được.

Bình luận (0)
NT
27 tháng 10 2024 lúc 21:57

......

Bình luận (0)
DT
Xem chi tiết
MN
30 tháng 3 2021 lúc 20:09

Tham khảo !

Người ta thường nói : "Tự học là việc làm cần thiết đối với học sinh . Đúng vậy , trong học tập việc xác định một mục đích học tập đúng đắn luôn là điều quan trọng và cần thiết. Để có được một kết quả học tập như mong muốn mỗi người học đầu tiên phải biết: mình học để làm gì? Sau đó mới là học như thế nào? Học để biết. Học để chung sống. Học để tự khẳng định mình. Xưa nay học không bao giờ là thừa vì tri thức của nhân loại không ngừng phát triền, chỉ có học ta mới tự bổ sung được kiến thức cho mình, bắt kịp với sự phát triển của thời đại, trở thành người có ích. Học tập giúp con người có đủ kiến thức, tri thức, phục vụ vào cuộc sống lao động sản xuất. Học là cách để con người hiểu biết về cuộc sống, rút ra được lối sống cần thiết phù hợp với đạo lý..

  
Bình luận (0)
TL
30 tháng 3 2021 lúc 20:09

*Tham khảo

Viết theo lối diễn dịch

Người ta thường nói : "Tự học là 1 phương pháp học tập cực kì hiệu quả đối với học sinh . Đúng vậy , trong học tập việc xác định một mục đích học tập đúng đắn luôn là điều quan trọng và cần thiết. Để có được một kết quả học tập như mong muốn mỗi người học đầu tiên phải biết: mình học để làm gì? Sau đó mới là học như thế nào? Học để biết. Học để chung sống. Học để tự khẳng định mình. Xưa nay học không bao giờ là thừa vì tri thức của nhân loại không ngừng phát triền, chỉ có học ta mới tự bổ sung được kiến thức cho mình, bắt kịp với sự phát triển của thời đại, trở thành người có ích. Học tập giúp con người có đủ kiến thức, tri thức, phục vụ vào cuộc sống lao động sản xuất. Học là cách để con người hiểu biết về cuộc sống, rút ra được lối sống cần thiết phù hợp với đạo lý..

Bình luận (0)
H24
30 tháng 3 2021 lúc 20:09

bạn tham khảo nhé!

Người ta thường nói : "Tự học là 1 phương pháp học tập cực kì hiệu quả đối với học sinh . Đúng vậy , trong học tập việc xác định một mục đích học tập đúng đắn luôn là điều quan trọng và cần thiết. Để có được một kết quả học tập như mong muốn mỗi người học đầu tiên phải biết: mình học để làm gì? Sau đó mới là học như thế nào? Học để biết. Học để chung sống. Học để tự khẳng định mình. Xưa nay học không bao giờ là thừa vì tri thức của nhân loại không ngừng phát triền, chỉ có học ta mới tự bổ sung được kiến thức cho mình, bắt kịp với sự phát triển của thời đại, trở thành người có ích. Học tập giúp con người có đủ kiến thức, tri thức, phục vụ vào cuộc sống lao động sản xuất. Học là cách để con người hiểu biết về cuộc sống, rút ra được lối sống cần thiết phù hợp với đạo lý..

Bình luận (0)