Những câu hỏi liên quan
PH
Xem chi tiết
NH
27 tháng 2 2017 lúc 21:28

5 đc ko?

Bình luận (0)
NB
31 tháng 10 2021 lúc 8:34

là sao ko hiểu lắm

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NM
Xem chi tiết
NN
13 tháng 3 2018 lúc 20:12

hôm nay được tấm giấy khen 

về nhà em đã ho hen cả người

Bình luận (0)
H24
3 tháng 5 2018 lúc 21:03

hôm nay rõ là đen

thế mà mọi người vẫn khen

Bình luận (0)
KB
Xem chi tiết
HL
10 tháng 1 2023 lúc 21:41

Quê hương tôi non xanh nước biếc 

Dòng suối chảy rì rào trong sương 

Đàn cá bơi trên những dòng sông 

Đàn chim én bay vờn trên cao.. 

*có sai thì cho mình sorry, tích điểm cho mình với ạ *

Bình luận (0)
LM
Xem chi tiết
PB
24 tháng 11 2021 lúc 21:38

                             Bây giờ ai đã quên chưa ?

                    Màu hoa phượng nở khi hè vừa sang

                             Bâng khuâng dưới ánh trăng vàng

                    Tặng nhau cánh phượng ai mang đi rồi 

                              Ngày xưa chỉ có vậy thôi 

                     Có ai biết đc để rồi cách xa

                              Mùa hè từng mùa qua

                      Tiếc hoài cái tuổi ngọc ngà chẳng quên

                              Nỗi buồn ko thể đặt tên

                      Nhẹ nhàng nhưng lại mênh mông trong lòng

                              Ai còn nhớ kỉ niệm ko ?

                      Ngày xưa , một cánh phượng hồng đã chao .

k cho mik nha!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
LM
25 tháng 11 2021 lúc 22:05

các bạn có thể yuwj nghĩ ra giúp mình đc ko

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
IN
Xem chi tiết
MT
8 tháng 11 2017 lúc 19:42

:> Cảm nghĩ ak..... thôi ko hay thì thông cảm cho năng khiếu ko đc thiên bẩm of mik nhá!

Bài thơ "Bạn đến chơi nhà" của tác giả Nguyễn Khuyến đã tạo tình huống rất khôn khéo, lời nói lại khôn hài, ngôn ngữ thì giản dị, tinh tế, mà ý nghĩa bài thơ thật sự rất hay và sâu sắc. Từ câu thơ mở đã cho ta thấy niềm vui phấn khởi khi có bạn cũ đến thăm của tác giả. Nhưng 6 câu tiếp lại diễn đạt hoàn cảnh rất trớ trêu và đáng cười : con cái đi vắng, chợ thì xa; ao sâu nc cả thành ra khó bắt cá; vườn rộng mà rào lại thưa nên ko bắt đc gà; cải chưa lên cây, cà mới nụ; bầu mới rụng rốn, mướp vừa ra hoa, trò truyện tiếp khách trầu chẳng có -> sản vật của nhà thì nhiều đấy nhưng cũng như ko (chưa thể sử dụng được.). Ấy vậy mà cây thê cuối lại diễn đạt ý chính cuối rất thấm. Tuy là ko có đồ vật, sản vật j để tiếp đãi, nhưng vì tình bạn sâu đẹp, thắm thiết cả tác giả và bạn của tác giả nên chỉ cần gặp nhau bắt lại truyện cũ là đã thấy quý rồi. Nội dung, ý chính mà tác giả muốn biểu đạt cho độc giả rất sâu sắc và nặng tình.

-> Ý nghĩa lớn nhất mà bài thơ muốn gửi gắm đến là: một tình bạn đẹp, cao quý là khi con chữ "tình bạn" ấy được cạm tới ngưỡng đỉnh thiên liêng nhất của tình bạn cao đep. Ấy là lúc mọi lễ thói, lễ nghi thông thường đều có thể bị gặt qu và ngay cả vật chất cũng ko hề quan trọng nữa.

Bình luận (0)
TL
9 tháng 11 2017 lúc 20:58

Bài thơ thể hiện sự thành công của tác giả trong bút pháp trào phúng. Ngôn ngữ được sữ dụng một cách đặc sắc. Tuy là bài thơ Đường với khuôn màu bó buộc nhưng lời thơ lại bình dị như lời ăn tiếng nói hằng ngày. Những sản vật của nông thôn được đưa vào thơ ông thật đậm đà hương vị làng quê. Ngôn ngữ quấn chúng kết hợp với âm a (nhà, xa, cá, gà, hoa, ta) nghe chất phác thật thà đôn hậu làm sao ấy. Chính yếu tố âm điệu, nhịp điệu bài thơ phối hợp nhịp nhàng tạo ra một mạch thư liên tục, thanh thoát, tự nhiên như lời nói chuyện tâm tình của nhà thơ với người bạn tri âm tri kỷ của mình vậy.

Đây là một trong những bài thơ hay về tình bạn trong sáng chân thành thắm thiết của Nguyễn Khuyến. Bài thơ làm nỗi bật một nét đẹp trong cuộc đời và thơ văn Nguyễn Khuyến. Ông xứng đáng là một nhà thơ của làng quê Việt Nam. Tình bạn cao cả tuyệt vời của nhà thơ sẽ là bài học giúp ta tìm được những tình cảm thiêng liêng đáng quý đó.

Bình luận (0)
NH
18 tháng 11 2017 lúc 21:01

 Viết về bạn là một đề tài thường gặp của các thi nhân xưa. Có lẽ sâu sắc hơn cả là tình bạn của Nguyễn Khuyến giành cho Dương Khuê khi ông qua đời. Và đặc biệt hơn trong bài Bạn đến chơi nhà tình cảm ấy lại được biểu lộ thật thân thiết và đáng kính trọng biết bao. Đồng thời Nguyễn Khuyến cùng bày tỏ một quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và tình cảm:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

 Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

 Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đày, ta với ta.

Bạn hiền khi gặp lại nhau thì ai mà chẳng vui. Ở đây Nguyễn Khuyến cũng vui mừng xiết bao khi lâu ngày gặp lại bạn cũ. Lời chào tự nhiên thân mật bỗng biến thành câu thơ:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Cách xưng hô bác, tôi tự nhiên gần gũi trong niềm vui mừng khi được bạn hiền đến tận nhà thăm. Phải thân thiết lắm mới đến nhà, có lẽ chỉ bằng một câu thơ - lời chào thế hiện được hết niềm vui đón bạn của tác giả như thế nào? Sau lời chào đón bạn, câu thơ chuyển giọng lúng túng hơn khi tiếp bạn:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Cách nói hóm hỉnh cho thấy trong tình huống ấy tất yếu phải tiếp bạn theo kiểu “cây nhà lá vườn” của mình. Ta thấy rằng Nguyễn Khuyên đã cường điệu hoá hoàn cảnh khó khăn thiêu thôn của mình đến nỗi chẳng có cái gì để tiếp bạn:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Ta hiểu vì sao sau lời chào hỏi bạn, tác giả nhắc đến chợ, chợ là thể hiện sự đầy đủ các món ngon để tiếp bạn. Tiếc thay chợ thì xa mà người nhà thì đi vắng cả. Trong không gian nghệ thuật này chúng ta thấy chỉ có tác giả và bạn mình (hai người) và tình huống.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Đến cả miếng trầu cũng không có, thật là nghèo quá, miếng trầu là đầu câu chuyện cá, gà, bầu, mướp... những thứ tiếp bạn đều không có. Nhưng chính cái không có đó tác giả muốn nói lên một cái có thiêng liêng cao quý - tình bạn chân thành thắm thiết. Câu kết là một sự “bùng nổ” về ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, cao lương mỹ vị, cơm gà cá mỡ, mà chỉ cần có một tấm lòng, một tình bạn chân thành thắm thiết.

Bác đến chơi đây, ta với ta

Lần thứ hai chữ bác lại xuất hiện trong bài thơ thể hiện sự trìu mến kính trọng. Bác đã không quản tuổi già sức yếu, đường xá xa xôi, đến thăm hỏi thì còn gì quý bằng. Tình bạn là trên hết, không một thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỷ. Mọi thứ vật chất đều “không có” nhưng lại “có” tình bằng hữu thâm giao. Chữ ta là đại từ nhân xưng, trong bài thơ này là bác, là tôi, là hai chúng ta, không có gì ngăn cách nữa. Tuy hai người nhưng suy nghĩ, tình cảm, lý tưởng sống của họ hoàn toàn giống nhau. Họ coi thường vật chất, trọng tình cảm, họ thăm nhau đến với nhau là dựa trên tình cảm, niềm gắn bó keo sơn thắm thiết. Tình bạn của họ là thứ quý nhất không có gì sánh được. Ta còn nhớ rằng có lần khóc bạn Nguyễn Khuyến đã viết

Rượu ngon không có bạn hiền

Không mua không phải không tiền không mua

Câu thơ nghĩ, đắn đo muốn viết

Viết đưa ai, ai biết mà đưa?

Giường kia, treo những hững hờ

Đàn kia, gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn

Có thể trong bài thơ: này chính là cuộc trò chuyện thăm hỏi của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê. Tình bạn của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê gắn bó keo sơn. Trong đoạn thơ trên ta thấy rằng khi uống rượu khi làm thơ... Họ đều có nhau. Không chỉ có bài thơ  Khóc Dương Khuê.

Một số vần thơ khác của Nguyễn Khuyến cũng thể hiện tình bạn chân thành, đậm đà:

Từ trước bảng vàng nhà sẵn có

Chẳng qua trong bác với ngoài tôi

(Gửi bác Châu Cầu)

                               Đến thăm bác, bác đang đau ốm                             ,

Vừa thấy tôi bác nhổm dậy ngay

Bác bệnh tật, tôi yếu gầy

Giao du rồi biết sau này ra sao

(Gửi thăm quan Thượng Thư họ Dương)

Bài thơ này viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, niêm, luật bằng trắc, đối chặt chế, hợp cách. Ngôn ngữ thuần nôm nghe thanh thoát nhẹ nhàng tự nhiên. Ta có cảm giác như Nguyễn Khuyến xuất khẩu thành thơ. Bài thơ nôm khó quên này cho thấy một hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu thâm giao. Tình bạn của Nguyễn Khuyến thanh bạch, đẹp đẽ đối lập hẳn với nhân tình thế thái “Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kịch liệt lên án. Hai nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Khuyến sống cách nhau mấy trăm năm mà có chung một tâm hồn lớn: nhân hậu, thủy chung, thanh bạch. Tấm lòng ấy thật xứng đáng là tấm gương đời để mọi người soi chung

Bình luận (0)
DH
Xem chi tiết
H24
27 tháng 7 2020 lúc 8:54

có thời gian đăng chữ sao ko đăng bài

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
HT
27 tháng 7 2020 lúc 9:30

bài giải :

a, nếu mỗi toa xe chở  20 tấn hàng thì ta cần số toa xe là: 180: 20 =  9 (toa )

b, nếu mỗi toa chở 30 tấn hàng thì cần số toa xe là : 180 :30 = 6 (toa )

đáp số : a: 9 toa

                      b, 6 toa 

đúng không ???

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
GK
Xem chi tiết
MS
7 tháng 3 2018 lúc 18:52

Tôi làm con gái
Buồn như lá cây
Chút hồn thơ dại
Xanh xao tháng ngày

Tôi làm con gái
Một lần qua đây
Rồi không trở lại
Ôi mùa xuân này 
(Nhã Ca - Bài Nhã Ca thứ nhất)


Buổi trưa lim dim
Nghìn con mắt lá
Bóng cũng nằm im
Trong vườn êm ả.

Bò ơi, bò nghỉ
Sau buổi cày mai
Có gì ngẫm nghĩ
Nhai mãi, nhai hoài...

Bình luận (0)
H24
7 tháng 3 2018 lúc 18:56

                                                        Em yêu ....

                                                Em yêu nhà em

                                             Mái lều tranh nhỏ

                                               Tường bao quanh nha

                                             Với muôn hình vẽ

                                               Của tuổi ấu thơ

                                             Mà em đã vẽ.

                                         

                                              Em yêu đất nước

                                          Lũy tre thân yêu !

                                             Bao ngày chống giặc

                                          Con đường làng em

                                        Qua bao năm tháng

                                          Nay cũng đã mòn

                                          

Bình luận (0)
NM
7 tháng 3 2018 lúc 19:13

Nghe vẻ nghe ve 
nghe vè làm biếng, 
thật là khó kiếm 
một cặp xứng đôi, 
nói chuyện nghe chơi 
ông chồng mắc dịch, 
trưa trời trưa trợt 
còn nướng trong mùng, 
để vợ kêu rùm 
5 hồi 10 hiệp, 
thiệt là dị kiếp 
ló ra cái mặt 
hết muống mần ăn, 
lại chạy lăng xăng 
không kịp mặc quần áo. 
Thật là phát giận: 
như người bại trận, 
lết đếch bát cơm, 
vợ chưa kịp đơm 
thò tay vô bốc! 

Chồng: 
Ngu gì không bốc 
đói bụng làm sao...? 

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
LM
19 tháng 1 2022 lúc 18:13

Refer:

1, 

Mẹ - hai tiếng bình dị và thiêng liêng vang lên từ sâu thẳm trái tim mỗi  người. Có từ ngữ nào lại có thể diễn tả đầy đủ và chính xác hơn về tình mẫu tử thiêng liêng ấy hơn hai tiếng " mẹ hiền " . Mẹ là người sẵn sàng chấp nhận chịu thiệt thòi về bản thân để đổi lấy cho con phần đời hạnh phúc. Và đối với riêng tôi, mẹ tôi là người phụ nữ tuyệt vời nhất trên thế gian này.

Sẽ không có từ ngữ nào có thể diễn tả được hết sự bao la của tình mẫu tử “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình”. Tình cảm của mẹ dành cho tôi từ khi mang thai cho đến khi sinh tôi ra trên cuộc đời và nuôi dạy tôi nên người. Tôi nghe bà ngoại kể lại, ngày còn bé tôi rất là bướng bỉnh và nghịch ngợm nên mẹ rất vất vả. Bố thì đi làm xa nhà, có những đêm tôi quấy mẹ vì trông tôi mà thức cả đêm bế tôi, nét mặt mẹ tái nhợt hẳn đi vì mệt. Bà ngoại phải nấu cháo gà cho mẹ ăn để lấy sức. Những lúc tôi bị ốm mẹ lo lắng đưa tôi đi khám hết viện này đến viện khác để mong tìm được bác sĩ khám bệnh tốt nhất và chữa khỏi bệnh cho tôi. Từ khi có tôi, mẹ dường như không có thời gian cho riêng mình nữa, không còn những buổi găp bạn bè mà lúc nào cũng là thời gian của hai mẹ con. Đi đâu mẹ cũng đưa tôi đi cùng, Các bác hàng xóm ai cũng khen tôi ngoan và mập mạp nên mẹ vui lắm. Buổi tối trước khi đi ngủ mẹ thường hát ru tôi hoặc kể chuyện cổ tích cho tôi nghe, hình ảnh cô Tấm, Lọ Lem, cô bé quàng khăn đỏ giờ vẫn còn in đậm trong tâm trí của tôi! Cảm ơn những câu chuyện mẹ kể đã đưa tôi vào giấc ngủ ngon. qua những nhân vật mẹ kể đã cho tôi thêm nhận thức về giá trị của cuộc sống và đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi nên người. Bài văn phát biểu cảm nghĩ của em về người mẹ thân yêu.

Khi tôi lớn lên mẹ vất vả hơn, vì mẹ sẽ phải dạy cho tôi rất nhiều thứ để tôi trưởng thành hơn và hoàn thiện mình. Mẹ dạy tôi đọc thật rõ ràng mạch lạc, viết sao cho thật ngay ngắn thẳng hàng vì người ta nói “nét chữ nết người”. Mẹ dạy tôi sắp xếp sách vở ngăn nắp, quần áo gọn gàng để khi cần sẽ tìm thấy ngay. Mẹ dạy con gái mẹ phải đi đứng và nói chuyện với người lớn tuổi như thế nào cho lễ phép, đúng lễ nghĩa. Mỗi khi mẹ vào bếp nấu ăn, mẹ thường bảo tôi vào cùng để mẹ dạy con nấu các món ăn. Mẹ bảo “là người phụ nữ thì phải biết nấu những món ăn ngon cho gia đình”.

Mỗi khi tôi yếu lòng hoặc gặp những khó khăn trong cuộc sống, tôi thường tìm đến mẹ để chia sẻ để tâm sự. Những lúc đó, mẹ lắng nghe tôi nói và khẽ gật đầu. Ánh mắt, nụ cười và những cái gật đầu khe khẽ của mẹ đã làm tôi cảm thấy được an ủi và sẻ chia. Lời khuyên của mẹ đã cho tôi thêm sức mạnh và tự tin để làm mọi việc tốt hơn. Mẹ không những là người mẹ đáng kính mà còn là người bạn thân thiết của tôi trong cuộc đời. Đối với tôi, mẹ là người phụ nữ quan trọng và tuyệt vời nhất.

Mẹ à! Con thực sự rất biết ơn những công lao của mẹ dành cho con. Những gì con có được ngày hôm nay đều là do công sức của bố mẹ nuôi dạy. Tình nghĩa của mẹ dành cho con, con biết sẽ không thể nào báo đáp, nhờ có mẹ mà con gái của mẹ đã thực sự trưởng thành và đang là một người công dân tốt của gia đình, trường lớp và của xã hội. Con sẽ luôn cố gắng học tập thật tốt để mẹ cảm thấy yên tâm. Và con sẽ luôn cố gắng để hoàn thiện mình để trở thành người phụ nữ tuyệt vời như mẹ! Con cảm ơn những điều tốt đẹp nhất mẹ đã dành cho con, trên chặng đường con đang đi con rất cần có mẹ ở bên cạnh.

2, 

Trong một xã hội phong kiến mà con người phải chịu cảnh gông cùm của những hủ tục hà khắc cùng sự chi phối của kim tiền, nỗi thống khổ dường như đã là định mệnh cho người dân nói chung và người phụ nữ nói riêng, họ là nạn nhân đáng thương nhất trong xã hội. Thế nhưng không vì thế mà những người phụ nữ ấy trở nên cũng khắc nghiệt như những gì mà số phận bắt họ phải gánh chịu. Chỉ với bốn câu thơ ngắn gọn, bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương đã thể hiện được cả nỗi đau lẫn vẻ đẹp không bao giờ phai của người phụ nữ thời xưa.

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Bánh trôi nước-một loại bánh dân dã, bình thường thấy quanh năm, được Hồ xuân Hương miêu tả một cách sinh động về màu sắc, hình dáng như là chiếc bánh đang tự nói về chính mình:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Qua đó, người phụ nữ Việt Nam có thể hóa thân vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá liễu” để mô tả vẻ đẹp quý phái của phụ nữ, trái lại bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp mạnh mẽ, xinh xắn. Bên cạnh đó, điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi.

“Bảy nổi ba chìm với nước non”

Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cũng nổi, cũng chìm, nhưng lại nổi chìm “với nước non” .

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”

Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc. Khi còn nhỏ thì phụ thuộc vào cha mẹ, khi lấy chồng thì phụ thuộc vào chồng, chồng mất thì phụ thuộc vào con cái. Họ không có cuộc sống của riêng họ, cuộc sống của họ chỉ để tô điểm thêm cho cuộc sống của người khác. Thế nhưng, thơ của Hồ xuân Hương lại phảng phất chút phớt lờ, bất cần. Thấp thoáng đâu đó trong thơ bà có chút phản kháng, chống cự lại những quan điểm bất công thời ấy. Nếu như trong ca dao, người phụ nữ được ví: “Thân em như tấm lụa đào – Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” chỉ để thể hiện thân phận lênh đênh, thì trong thơ của Hồ xuân Hương ngoài việc miêu tả số phận người phụ nữ còn khẳng định nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Cuộc đời có bạc bẽo, bất công, cuộc sống có gian khổ, long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.

Với nghệ thuật miêu tả tài tình, cách chơi chữ đầy nghệ thuật, hình ảnh ẩn dụ độc đáo cùng cách sử dụng thành ngữ điêu luyện, bài thơ “bánh trôi nước’ của Hồ Xuân Hương đã ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình và nhân phẩm người phụ nữ thông qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước. Bên cạnh đó, nhà thơ còn lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến bất công chà đạp cuộc đời người phụ nữ. Tiếng nói ngợi ca vẻ đẹp người phụ nữ của Hồ Xuân Hương cho đến ngày hôm nay vẫn còn vang vọng, khi xã hội nam nữ bình đẳng, người phụ nữ được làm chủ được cuộc đời mình nhưng tấm lòng son sắt, hi sinh của người phụ nữ vẫn luôn ngời sáng.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
NX
3 tháng 4 2021 lúc 16:57

Mấy khổ vậy bn

 

Bình luận (1)
NX
3 tháng 4 2021 lúc 16:59

2 khổ :D

Bình luận (0)
NX
3 tháng 4 2021 lúc 17:04

Bạn em tên Dũng

Bạn rất đẹp trai

Quê ở Lào Cai

Nhà ở Quê Bái.

 

Bạn ấy rất tốt

Làm được nhiều thứ

Không hề trách cứ

Những ai có lỗi.

:))))))))))

Bình luận (8)
HA
Xem chi tiết