Những câu hỏi liên quan
NT
Xem chi tiết
NL
11 tháng 2 2018 lúc 20:10

I. Phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người

Câu 1

Đọc các đoạn văn trang 59 sgk Văn 6 Tập 2

Câu 2

a, - Đoạn văn 1: tả Dượng Hương Thư chèo thuyền vượt thác dữ

    + Tả về ngoại hình thông qua các từ ngữ: cuồn cuộn, cắn chặt, ghì và những so sánh như tượng đồng đúc, hiệp sĩ

- Đoạn văn 2: tả chân dung Cai Tứ- ông cai gian giảo

    + Tả về các nét trên khuôn mặt với các tính từ: thấp, gầy, vuông, hóp, lổm chổm, gian hùng

    + Các động từ: dòm, giấu giếm, đậy điệm, toe toét.

- Đoạn văn 3: tả cuộc đấu vật của ông Quắm Đen và Cản Ngũ

    + Tả về hoạt động của hai nhân vật với động từ: lấn xả, lấn lướt, vờn, thoắt, biến, hóa, chúi xuống, bốc lên, nhấc bổng, luồn

    + Các tính từ: ráo riết, lắt léo, hóc hiểm, lờ ngờ, chậm chạp, lúng túng, loay hoay

b, Trong những đoạn văn trên của Võ Quảng và Lan Khai tập trung khắc họa chân dung nhân vật/ Kim Lân tả người gắn với hoạt động, công việc

    + Tả chân dung gắn với hình ảnh tĩnh, do đó có thể sử dụng danh từ, tính từ, tả hoạt động thường sử dụng động từ

c, Đoạn văn thứ 3 gần như một đoạn văn hoàn chỉnh:

    + Mở bài: Từ đâu… nổi lên ầm ầm: Giới thiệu chung về cảnh diễn ra hội vật

    + Thân bài: tiếp… buộc sợi dây quanh bụng: Diễn biến cuộc vật đô Trắm Đen và Cản Ngũ

    + Kết bài: còn lại: cảm xúc về cái kết keo vật

II.Luyện tập

Câu 1 (trang 62 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Các chi tiết tiêu biểu :

Tả em bé 4-5 tuổiTả cụ già cao tuổiTả cô giáo giảng bài
Thân hình, làn da mịn, đôi mắt trong, môi đỏ, lời nói bập bẹ, ...Tóc trắng, da nhăn sạm, dáng vẻ đi đứng, mắt kém, nói năng,...Giọng nói, cử chỉ, ánh nhìn, dáng đứng, ngồi, cách viết, hướng dẫn,...

Câu 2 (trang 62 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Mở bài : Giới thiệu chung về đối tượng.

   Thân bài : Tả chi tiết về các đặc điểm tiêu biểu của mỗi đối tượng như trong bảng

   Kết bài : Cảm nghĩ của em về người em tả.

Câu 3 (trang 62 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Ông Cản Ngũ được miêu tả trong tư thế chuẩn bị bước vào sàn keo vật.

   (1) tôm luộc

   (2) ông tượng

K MÌNH NHA!!!!

Bình luận (0)
H24
11 tháng 2 2018 lúc 20:09

I. 1. Đọc các đoạn văn 2. Trả lời các câu hỏi. - Đoạn 1: Hình ảnh dượng Hương Thư. + Như pho tượng đồng đúc. + Các bắp thịt cuồn cuộn. + Hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sào như một hiệp sĩ. - > mạnh mẽ, oai phong, hùng dũng. - Đoạn 2: Hình ảnh Cai Tứ + Thấp và gầy, độ tuổi 45, 50. + Mặt vuông nhưng hai má hóp lại. + Cặp lõng mày lổm chổm trên gò xương, lấp lánh đôi mặt gian hùng. + Mũi gồ sống mương. + Bộ ria mép… cố giấu giếm, đậy điệm cái mồm toe toét tối om. + Đỏm đang mấy chiếc răng vàng hợm của. - > Đỏ là kẻ xương xẩu, xấu xí, tham lam. - Đoạn 3: Ông Cản Ngữ a. Mở bài: Giới thiệu nhân vật. b. Thân bài: Miêu tả nhân vật (cử chỉ, hành động) c. Kết bài: cảm nghĩ về nhân vật. Nhận xét:  - Đoạn 2 tập trung khắc họa chân dung nhân vật. - Đoạn 3 và đoạn 1 miêu tả người gắn với công việc. II. Luyện tập. 1. 2. Có thể chọn lựa một số chi tiết miêu tả em bé 2 – 3 tuổi như sau: (1) Nó đi lẫm chẫm như một chú gấu non (2) Đôi mắt tròn xoe như hai hột nhãn loáng nước. (3) Cái miệng vừa toe toét cười đó lại vừa mếu máo phụng phịu để khóc. (4) Mái tóc lơ thơ vàng hoe bay phơ phất. (5) Đôi chân mập mạp, nặng nề từng bước. (6) Nước da trắng hồng, lâm tấm những bông sữa trắng mịn. 3. - Có thể thêm vào các từ. + đỏ như con tôm luộc. + không khác gì thần hộ vệ trong đền. - Ta có thể đoán ông Cản Ngũ đang chuẩn bị xuống xới vật để đọ sức với Quắm Đen.

 

Bình luận (0)
PL
11 tháng 2 2018 lúc 20:12

chị GOOGLE sinh ra để làm j :)))

Bình luận (0)
LN
Xem chi tiết
TH
13 tháng 2 2019 lúc 12:52

Lên viẹtjack nha bn soạn đầy đủ luôn!

Bình luận (0)
NA
13 tháng 2 2019 lúc 12:55

dung day

Bình luận (0)
H24
13 tháng 2 2019 lúc 12:55

việt back nha

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
TV
1 tháng 2 2018 lúc 17:12

Câu 1 (trang 45 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

a*. Qua hình ảnh nhân vật, có thể hình dung những nét tiêu biểu của cảnh sắc ở khúc sông nhiều thác dữ vì : động tác con người phải mạnh mẽ, dứt khoát thì mới chống chọi được cái hung dữ của dòng thác mạnh, siết.

b. - Văn bản hai tả cảnh : dòng Năm Căn và rừng đước.

   - Miêu tả theo thứ tự gần đến xa (khi tả dòng Năm Căn), thấp đến cao (khi tả rừng đước).

c. Văn bản thứ ba miêu tả lũy làng.

   - Phần 1 (Từ đầu ... màu của lũy) : giới thiệu lũy làng.

   - Phần 2 (tiếp ... lúc nào không rõ) : miêu tả các vòng của lũy.

   - Phần 3 (còn lại) : suy nghĩ tác giả về tình mẫu tử.

   * Trình tự miêu tả : ngoài vào trong, thời gian, từ dưới lên trên.

Luyện tập và bố cục bài văn tả cảnh

Câu 1 (trang 47 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

a. Những hình ảnh tiêu biểu :

   - Thầy cô giáo : chép/phát đề lên bảng, coi học sinh làm bài, thu bài khi hết giờ,...

   - Các học sinh : chuẩn bị giấy, chăm chú làm bài, ...

b. Thứ tự : thời gian (bắt đầu, kết thúc giờ kiểm tra ...) / không gian (bên ngoài, bên trong, ...).

c. - Mở bài : Sáu mươi phút căng thẳng nô nức đến từ cái không khí nặng nề lan tỏa trên gương mặt cô giáo và các bạn, trên những tờ giấy nắn nót viết tên. Giờ viết tập làm văn đã sẵn sàng.

- Kết bài : Giọng nói rõ ràng của cô giáo thông báo hết giờ làm bài. Các cây bút đồng loạt buông xuống bắt đầu những lời bàn tán sôi nổi mọi phía trong lớp. Cô kết thúc giờ kiểm tra trên tay xấp giấy cứ dày lên theo mỗi bước chân.

Câu 2 (trang 47 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Các ý cần miêu tả : về khung cảnh (mây, trời, gió, thời tiết, cây cối, ...), về con người (hoạt động học sinh ngoài sân : chơi đá cầu, nhảy dây, ...

- Mở bài : Giới thiệu cái đẹp của cảnh biển.

- Thân bài : + Theo thời gian : sáng, trưa, chiều.

       + Biển thay đổi theo màu sắc mây trời.

- Kết bài : cảm nhận về cảnh biển.

Bình luận (0)

a, Miêu tả Dượng Hương Thư làm nổi bật cảnh thác dữ

- Hoạt động nhanh, gấp rút: “nhanh như cắt” thả, rút sào

- Ngoại hình: Như một pho tượng đồng đúc, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa trên ngọn sào.

- Sử dụng biện pháp so sánh: hiện lên cảnh thác dữ, cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

b, Đoạn văn miêu tả dòng sông Năm Căn và rừng đước

- Tác giả miêu tả từ gần đến xa, từ thấp đến cao

- Hình ảnh so sánh độc đáo, chi tiết miêu tả sinh động: nước ầm ầm đổ ra biển đêm ngày như thác, cá bơi hàng đàn như người bơi ếch, đước dựng đứng như dãy tường thành dài vô tận…

c, Miêu tả lũy tre bao quanh làng

- Từ đầu… màu của lũy: giới thiệu về lũy làng

- Tiếp … lúc nào không rõ: miêu tả các vòng của lũy

- Còn lại: cảm nghĩ về tình cảm của thảo mộc

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):

a, Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết tập làm văn:

- Hình ảnh trong lớp học: thầy cô, cảnh không gian lớp, đồ vật trong lớp, các bạn học sinh. Đặc tả một, vài bạn nổi bật.

b, Thứ tự miêu tả: Theo trình tự thời gian, từ khi có trống vào lớp tới khi phát đề, các bạn làm bài, cuối cùng giáo viên thu bài.

c, Mở bài: Giờ tập làm văn luôn là giờ học được mong đợi nhất trong lớp của em nên bạn nào bạn nấy cũng hào hứng, sôi nổi chờ cô phát đề. Đó là giờ học rèn cho chúng em thỏa sức “viết lách” xây dựng bài văn, đoạn văn của riêng mình.

Bài 2 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Trình tự tả quang cảnh giờ ra chơi:

    + Sân trường vắng lặng

    + Tiếng trống báo hiệu, học sinh ùa ra chơi

    + Có tốp chơi đá cầu, nhảy dây, có nhóm đứng nói chuyện…

    + Tả màu sắc, khung cảnh bầu trời, cây cối

Đoạn văn: Giờ ra chơi, mọi người ùa ra sân tíu tít như bầy chim non rời tổ. Phía trước cửa lớp em sân trường được chọn làm nơi đủ trò thú vị như nhảy dây, đá cầu, ô keo… Các bạn nữ lúc nào cũng nhanh nhảu “chiếm” phần hơn trên khoảng sân đó để làm nơi nhảy dây. Đôi khi sự hò reo của các bạn nữ khi chơi khiến các bạn nam hào hứng cùng tham gia: đội nam và đội nữ. Khi chơi vui vẻ như vậy, em lại thấy lớp mình đoàn kết, gần gũi nhau hơn. Những giờ ra chơi này sẽ mãi là kỉ niệm đẹp trong lòng mỗi đứa học trò như chúng em.

Bài 3 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Dàn ý của bài Biển đẹp diễn ra:

Mở bài: cảnh biển buổi sớm mai

Thân bài:

Buổi chiều (biển lặng, đục ngầu, đầy như mâm bánh đúc)

    + Biển trong ngày mưa rào

    + Biển chiều lạnh nắng tắt sớm

    + Sự thay đổi màu sắc tùy thuộc vào màu sắc mây trời…

Kết bài: Nguồn gốc của hình ảnh biển đẹp

Bình luận (0)
H24
1 tháng 2 2018 lúc 17:13

a) Văn bản đầu miêu tả hình ảnh dượng Hương Thư, trong một chặng đường của vượt thác. Tại sao có thế nói, qua hình ảnh nhân vật, ta có thể hình dung được những nét tiêu biểu ở khúc sông có nhiều thác dữ?

b) Văn bản thứ hai tả quang cảnh gì? Người viết đã miêu tả cảnh vật ấy theo một thứ tự nào?

c) Văn bản thứ ba là một bài văn miêu tả có ba phần tương đối trọn vẹn. Em hãy chỉ ra và tóm tắt các ý của mỗi phần. Từ dàn ý đó hãy nhận xét về thứ tự miêu tả của tác giả trong đoạn văn.

Trả lời:

a) Qua hình ảnh dượng Hương Thư, người đọc phần nào có thể hình dung được cảnh sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ. Đó là bởi vì người vượt thác đã phải đem hết gân sức, tinh thần để chiến đấu cùng thác dữ: hai hàm răng cắn chặt, cặp mắt nảy lửa, quai hàm bạnh ra, bắp thịt cuồn cuộn ...(nhờ ngoại hình và động tác).

b)    Đoạn văn tả cảnh dòng sông Năm Căn.

-   Người viết đã miêu tả cảnh theo trình tự từ dưới sông lên bờ, cũng là từ gần đến xa.

c)     Đoạn văn của Ngô Văn Phú có 3 phần:

-   Phần mờ đầu: từ “Luỹ làng là một vành đai” đến “màu của luỹ”: Giới thiệu khái quát vể luỹ tre làng (phẩm chất, hình dáng và màu sắc).

-  Phần thứ hai: tiếp theo đến “không rõ”: Lần lượt miêu tả cụ thể ba vòng tre của luỹ làng như thế nào.

-  Phần ba: Còn lại: Phát biểu cảm nghĩ và nhận xét về loài tre.

*  Trình tự miêu tả:

Tác giả miêu tả từ khái quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong (trình tự không gian )


 

Bình luận (0)
Xem chi tiết
TH
10 tháng 9 2018 lúc 20:08

Soạn bài từ mượn

I. Từ thuần Việt và từ mượn Học sinh dựa vào từ điển tiếng Việt để giải thích :

1. - Trượng. - Tráng sĩ.

2. Các từ trên có nguồn gốc từ ngôn ngữ Hán.

3. Những từ tiếng Hán : sứ giả, điệu, giang sơn. Những từ mượn các ngôn ngữ khác : tivi, xà phòng, mít ting, ra-đi-ô, ga, Xô-viết, in-tơ-nét.

4. - Với các từ mượn từ đã Việt hóa chúng ta viết như từ thuần Việt. - Với các từ mượn chưa Việt hóa (tiếng châu Âu) chúng ta nên dùng dấu gạch ngang giữa các tiếng.

II. Nguyên tắc mượn từ.

1. Mượn từ để làm giàu tiếng Việt

2. Không nên mượn từ nước ngoài tùy tiện.

III. Luyện tập

Câu 1.    - Những từ mượn từ tiếng Hán. + Vô cùng ; tự hiên ; sính lễ. + Gia nhân. + Quyết định ; lãnh địa. - Những từ mượn tiếng châu Âu : lốp, in-tơ-nét.

Câu 2. Hãy xác định nghĩa của các tiếng tạo thành các từ Hán Việt dưới đây. a. - Giả : tiếng dùng để chỉ người hay vật, ở đây là người, kẻ. - Khán : nhìn trông coi. - Thính : nghe. - Độc : đọc b. - Yếu : quan trọng, cần gấp. - Điểm : vết đen, cái chấm, là điểm. - Lược : tóm tắt những điều cơ bản, chủ yếu. - Nhân : người.

Câu 3. Kể một số từ mượn : a. Mét, ki-lô-mét, xen-ti-mét, ki-lô-gam, lít, đấu (thóc), tá (bút)… b. Ghi đông, phuốc-tăng, đĩa xiđi…

Câu 4.  - Đó là : phôn, fan, nốc ao. - Dùng những từ này trong giao tiếp sinh hoạt với những bạn bè của mình.

Câu 5. Chép chính tả lưu ý các từ mượn.

 

Bình luận (0)
H24
10 tháng 9 2018 lúc 20:08

bạn cũng có thể tham khảo trong sách để học tốt ngữ văn 6 nha!

#khoa#

Bình luận (0)
HA
10 tháng 9 2018 lúc 20:10

bạn vào goole ấn soạn bài từ mượn rùi vào vietjack chọn ngắn nhất hoặc đầy đủ thì tùy bạn. Mk thường hay soạn bài ở đó nên cô dạy trên lp mk bít hết trước. Mở vở soạn ra cô hỏi thì trả lời thế là có điểm giơ tay nhìu. 

Lưu ý:

Bạn phải mở sách ra nếu ko có phần nào trong sách thì phải tự làm hoặc hỏi chị gót-gồ lun 

Bình luận (0)
VA
Xem chi tiết
KS
15 tháng 4 2016 lúc 13:54

 

Cũng như các văn bản Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử hay Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Động Phong Nha cũng được xem là một văn bản nhật dụng.II. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Bài văn có thể chia làm ba đoạn:- Đoạn 1 (Từ đầu đến "những xóm làng, nương ngô, bãi mía nằm rải rác"): Vị trí địa lí và giới thiệu lối vào động Phong Nha;- Đoạn 2 (Từ "Phong Nha gồm hai bộ phận" đến "tiếng chuông nơi cảnh chù, đất Bụt"): Giới thiệu cảnh tượng trong động Phong Nha.- Đoạn 3 (Từ "Với một vẻ đẹp đặc sắc" đến hết): Khẳng định những giá trị của động Phong Nha, nêu những tiềm năng của Phong Nha trong việc khai thác du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học.Cũng có thể chia bài văn thành hai đoạn:- Đoạn 1 (Từ đầu "tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt"): Vị trí địa lí và giới thiệu lối vào động Phong Nha;- Đoạn 2 (Từ "Với một vẻ đẹp đặc sắc" đến hết): Khẳng định những giá trị của động Phong Nha, nêu những tiềm năng của Phong Nha trong việc khai thác du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học.2. Cảnh sắc của động Phong Nha được tác giả miêu tả theo trình tự từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể, rồi từ cụ thể lại đi đến khái quát: từ vị trí địa lí đến tả hai con đường vào động (đường thuỷ, đường bộ) gặp nhau ở bến sông Son; giới thiệu cấu tạo của động (gồm hai bộ phận: động khô và động nước), động chính gồm 14 buồng, các dòng sông ngầm" sau đó khái quát vẻ đẹp của động "một thế giới khác lạ" - thế giới của tiên cảnh.- Vẻ đẹp của Động khô được miêu tả bằng các chi tiết:+ Độ cao (200 mét);+ Nguồn gốc (xưa là một dòng sông ngầm);+ Hiện tại (những vòm đá trắn vân nhũ và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh).+ Các từ ngữ được dùng: "màu xanh ngọc bích óng ánh" cho thấy vẻ đẹp kì thú của động.- Vẻ đẹp của Động nước được miêu tả bằng các chi tiết:+ Hiện tại (có một con sông ngầm dài chảy suốt ngày đêm dưới núi đá vôi nối Kẻ Bàng và khu rừng nguyên sinh, đặc điểm: sông sâu và nước rất trong). Động chính được miêu tả tỉ mỉ:+ Gồm 14 buồng, thông nhau,+ Buồng ngoài cách mặt nước 10 mét, từ buồng thứ tư hang cao 25-40 mét.- Các khối đá nhiều hình khối, màu sắc:+ Có khối hình con gà+ Có khối hình con cóc+ Có khối xếp thành đốt trúc dựng đứng+ Có khối mang hình mâm xôi+ Có khối mang hình cái khánh+ Có khối mang hình các tiên ông đang ngồi đánh cờ.tạo nên vẻ đẹp huyền ảo về sắc màu, lóng lánh như kim cương của động.- Cảnh sắc trong động còn được tô điểm thêm bằng những nhánh phong lan xanh biếc, không gian được mở rộng bằng một số bãi cát, bãi đá, các ngõ ngách.- Vẻ đẹp của động vừa có nét hoang sơ, bí hiểm, vừa thanh thoát và giàu chất thơ nhờ sự hoà tấu của âm "khác nào tiếng đàn, tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt".- Hệ thống từ ngữ trong đoạn văn có giá trị gợi hình, gợi cảm:+ Tính từ miêu tả (lộng lẫy, kì ảo, hoang sơ, bí hiểm, thanh thoát và giàu chất thơ);+ Cụm tính từ, cụm danh từ (huyền ảo về sắc màu, lóng lánh như kim cương, thế giới khác lạ, thế giới của tiên cảnh).3. a) Theo lời phát biểu của ông trưởng đoàn thám hiểm Hội địa lí Hoàng gia Anh:- Động Phong Nha là hang động dài nhất và đẹp nhất thế giới, bao gồm bảy cái nhất:+ Hang động dài nhất;+ Cửa hang cao và rộng nhất;+ Bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất;+ Có những hồ ngầm đẹp nhất;+ Hang khô rộng và đẹp nhất;+ Thạch nhũ tráng lệ và kì ảo nhất;+ Sông ngầm dài nhất.b) Lời đánh giá đó vừa khích lệ vừa nhắc nhở chúng ta phải có trách nhiệm bảo tồn, đầu tư tôn tạo và khai thác tiềm năng của động Phong Nha một cách hiệu quả và hợp lí.4. Động Phong Nha đã và đang mở ra những triển vọng về khai thác kinh tế du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học. Muốn phát huy được giá trị của động, mọi người cần phải có thái độ tích cực trong việc đầu tư, bảo vệ và giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên của cảnh quan.III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG1. Tóm tắtĐộng Phong Nha nằm trong quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền tây Quảng Trị. Động gồm hai bộ phận: động khô và động nước. Động khô vốn là một dòng sông ngàn đã kiệt nước chỉ còn những vòm đá trắng vân nhũ, vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh. Động nước là một con sông ngầm. Động chính gồm đến mười bốn buồng. Động Phong Nha là một cảnh đẹp, một điểm du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học lý thú.2. Cách đọcĐọc văn bản theo giọng kể kết hợp với miêu tả, đặc biệt nhấn mạnh các chi tiết miêu tả vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của động Phong Nha.3. Sau khi đọc bài văn, giả dụ được làm người hướng dẫn khách du lịch đi tham quan động Phong Nha, em sẽ giới thiệu như thế nào về “Đệ nhất kì quan” này.Gợi ý:- Em sẽ chọn giới thiệu những gì? (đặc điểm khái quát của cả khu quần thể, cách thức, phương tiện sử dụng cho chuyến tham quan, đặc điểm từng bộ phận của động, động trong con mắt của các nhà khoa học, của khách tham quan trong và ngoài nước,…)- Em sẽ lựa chọn thứ tự giới thiệu ra sao? (giới thiệu tổng thể trước chuyến đi của khách du lịch để họ có điều kiện tự khám phá hoặc giới thiệu từng địa điểm nếu được đi theo cùng đoàn khách tham quan). - Em sẽ chuẩn bị như thế nào về ngôn ngữ (cách xưng hô, các từ ngữ sử dụng khi thuyết minh,…). 

 

Bình luận (0)
VT
Xem chi tiết
SM
2 tháng 3 2016 lúc 17:55

Bạn vào khung phân phối chương trình ngữ văn 7

 

Bình luận (0)
LT
2 tháng 3 2016 lúc 16:03

của mình là chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Bình luận (0)
CB
2 tháng 3 2016 lúc 17:07

bạn ơi : tiết 95-96 là tiết kiểm tra bài làm văn số 5 nhé bạn !

Bình luận (0)
DX
Xem chi tiết
PT
18 tháng 1 2021 lúc 13:42

Câu 1: Kể tóm tắt đoạn trích và cho biết:

- Dế Mèn là một thanh niên cường tráng, khỏe mạnh nhưng kiêu căng, tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình.  

- Đặc biệt, Dế Mèn rất hay xem thường và bắt nạt mọi người.

- Dế Mèn bày trò trêu chị Cốc nhưng chị Cốc lại nhầm tưởng là Dế Choắt.

– Cuối cùng, chị Cốc mổ cho Dế Choắt vài cái làm cho Dế Choắt bị chết.

- Cái chết của Choắt làm cho Dế Mèn rất ân hận, ăn năn về thói hung hăng không nghĩ đến hậu quả của mình.

a. Truyện được kể bằng nhân vật Dế Mèn.

b. Bài văn có thể chia làm hai đoàn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “sắp đứng đầu thiên hạ rồi” : miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn.

- Đoạn 2: Còn lại: câu chuyện bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

Câu 2:

   Bảng đưa ra những chi tiết miêu tả hình dáng, hành động, tính cách của Dế Mèn. Các tính từ được in nghiêng trong bảng.

Ngoại hình

Hành động

Tính cách

+ Ưa nhìn : cường tráng, càng mẫm bóng(mập mạp), vuốt cứng và nhọn hoắt, thân hình bóng mỡ (đậm) và ưa nhìn, cánh dài kín.

+ Dữ tợn : Đầu... to và nổi từng tảng, răng đen nhánh, râu dài và uốn cong.

+ Co cẳng, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ, dáng điệu tỏ vẻ con nhà võ.

+ Cà khịa với bà con trong xóm.

+ bướng, hùng dũng, hãnh diện, trịnh trọng, khoan thai, oai vệ, tợn(bạo), giỏi, xốc nổi(bốc đồng), ghê gớm...

 

a. Kết hợp miêu tả ngoại hình với hành động làm bộc lộ nét tính cách của Mèn.

b. Các từ đồng nghĩa nếu thay thế vào đoạn văn sẽ không biểu hiện được ý nghĩa chính xác, tinh tế như những từ được tác giả sử dụng.

c. Tính cách Dế Mèn : điệu đàng, kiêu căng, xốc nổi, hung hăng, thích ra oai.

Câu 3:

   Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt : coi thường, trịch thượng.

   - Lời lẽ, giọng điệu bề trên, xưng hô “chú mày”.

   - Cư xử : ích kỷ, không thông cảm, bận tâm gì về việc giúp đỡ Choắt.

Câu 4:

   Tâm lí và thái độ Dế Mèn trong việc trêu Cốc :

   Từ thái độ hung hăng, coi thường, sau khi chứng kiến cảnh chị Cốc đánh Choắt, Mèn đã thấy sợ hãi, khiếp đảm.

   Bài học : “ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.”

Câu 5:

   Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện với thực tế khá giống nhau. Bởi tác giả đã miêu tả chúng qua mắt nhìn hiện thực. Tô Hoài đã sử dụng những đặc điểm của con người để gán cho chúng như : biết suy nghĩ, đi đứng, nói năng, … đây chính là biện pháp nghệ thuật nhân hóa.

   Những tác phẩm viết về loài vật tương tự : Khỉ và rùa, Cây khế...

Bình luận (2)
HA
Xem chi tiết
LC
25 tháng 12 2017 lúc 18:09

Như bao đứa trẻ khác, tôi cũng có một gia đình. Một gia đình luôn tràn đầy hạnh phúc. Trong ngôi nhà ấy luôn vọng ra những tiếng cười hồn nhiên, trong sáng những lời hát ru ngọt ngào tình cảm. Và cũng ở ngôi nhà ấy, tôi và em được sống cùng bố mẹ. Mẹ tôi là người mẹ tuyệt vời nhất.

Bài văn tả mẹ của em hay nhất

Bài văn tả mẹ của em hay nhất

Năm nay, mẹ đã ngoài 30 tuổi, nhưng trong cái tuổi ấy, mẹ vẫn còn đẹp và duyên dáng. Không cao như các cô người mẫu, dáng mẹ vừa và cân đối. Thường ngày mẹ hay bận chiếc quần âu và chiếc áo sơ mi ngắn tay kẻ ô để đi chợ hay đưa bé Thảo đi học…. Còn những giờ lên lóp mẹ mặc những chiếc áo dàu thật mềm mại và duyên dáng. Những chiếc áo dài màu mây, màu ngọc bích, màu cà vàng, màu tím cà, tím huế… làm cho mẹ trẻ hẳn ra đến chục tuổi. Mái tóc đen buông xõa đến ngang lưng rất phù hợp với khuôn mặt mẹ. Đôi mắt bồ câu long lanh luôn chan chứa một tình yêu thương vô hạn. Đặc biệt nụ cười của mẹ tươi như đóa hoa hồng nở buổi sớm mai, để lộ hàm răng trắng đều. Các cô trong trường thường trêu mẹ có nụ người chết người và làn da trắng mịn đên mê hồn. Mỗi lần ngôi bên mẹ tôi vẫn thường mân mê bàn tay của mẹ. Năm ngón tay thon dài như búp măng, mềm mại và mỏng manh không khác gì ngón tay của các cô gái mười tám đôi mươi. Bàn tay trăng trảo xinh ấy đã chăm sóc dìu dắt chị tôi trong một tình thương bao la không bờ bến. Có lần bố tôi hỏi nửa đùa nửa thật “Sao em không làm nghề khác mà lại chọn làm nghề giáo?” Mẹ mỉm cười rồi nhìn thẳng vào mắt bố “Bởi em yêu nghề giáo, yêu anh và yêu hai đứa con của em”. Quả thật mẹ rất yêu nghề, tận tâm với nghề và rất thương yêu chồng con. Trong quan hệ với mọi người, mẹ cư xử rất đúng mực. Đối với đồng nghiệp mẹ sống chan hòa, trung thực và khiêm tốn. Mẹ luôn học hỏi những kinh nghiệm hay của các thầy cô đi trước và luôn rộng lượng bao dung với những thầy cô trẻ. Chính vì vậy mà các thầy cô trong trường ai cũng đều yêu quý mẹ. Đối với con cái mẹ rất yêu thương và ân cần chăm sóc những đêm tôi hay bé Thảo sốt mẹ cứ thao thức hết sờ tay lại sờ trán, lại phe phẩy chiếc quạt nan, thay khăn đắp trán… đến lúc tình dậy vẫn thấy mẹ ngồi đó… Còn đối với bố, mẹ quan tâm nhiều lắm, những ngày bố về trễ chả thiết ăn uống gì vào giường đi ngủ. Mẹ tôi bưng cơm vào đỡ bố dậy, năm nỉ bố ăn. Ông bà tôi đã già, trong cái tuổi như đèn treo trước gió, vẫn luôn tự hào vì có một người con hiếu thảo như mẹ. Quả thật vậy mẹ rất quan tâm, cố gắng đền đáp phần nào công thức nuôi dạy của ông bà nội từ nhỏ. Từ nhỏ, bó tôi hay công tác xa nhà vì vậy chị em tôi một bàn tay mẹ nuôi nấng, chăm sóc.

Từng ngày, từng giờ chúng tôi sống trong sự ân cần chăm sóc của mẹ. Mẹ đối với chị em tôi là tất cả.

.

Bình luận (0)
H24
25 tháng 12 2017 lúc 18:13

Trong gia đình, vì em là con út nên ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gủi, chăm sóc em nhiều nhất.

Năm nay, mẹ em gần bốn mươi mốt tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ với vẻ đẹp của người mẹ hiền từ, mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng khi ra đường. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến gần gũi. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi mỏng đỏ hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú làm cho càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười nhìn mẹ tươi như hoa, đóa hoa hồng vừa nở sớm mai. Đôi bàn tay mẹ tròn trịa, trắng trẻo đã nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm. Mẹ em may và thêu rất đẹp, đặc biệt là may áo dài, thường ngày mẹ hay mặc bộ đồ bộ gọn gàng, khi đi dạy học mẹ mặc những bộ áo dài cũng do mẹ tự may trông thật duyên dáng, sang trọng.

Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ giao cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo… Còn ba thì phụ mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thỉnh thoảng mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến mẹ luôn đón tiếp nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Sáng mẹ là người thức dậy sớm để chuẩn bị thức ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Buổi tối, mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em, sau đó mẹ ngồi chấm bài, soạn giáo án chuẩn bị cho tiết lên lớp ngày mai ở trường… Mẹ rất nhân hậu, hiền từ, khi lên lớp mẹ xem học trò như các con của mình, cũng dìu dắt thương yêu hết mực nên mẹ được rất nhiều học sinh yêu mến. Khi em phạm lỗi, mẹ chỉ nhắc nhỡ chứ không mắng và cũng chưa đánh em bao giờ.

Mẹ em thật đáng quí, em luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ. Mỗi khi được mẹ ôm ấp, nằm trong lòng mẹ em cảm thấy thật ấm áp. Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em… Em mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Em hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để trả ơn cho mẹ và thầy cô đã dạy dỗ, nuôi nấng em nên người. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm!

Bình luận (0)
TL
4 tháng 1 2018 lúc 9:08

ây Hằng a ơi tui theo dõi mấy câu hỏi kiểu này của bà rồi nha

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
H24
13 tháng 12 2021 lúc 20:50

batngo

Bình luận (0)
PL
Xem chi tiết
NT
11 tháng 6 2016 lúc 21:36

đề thiếu

Bình luận (0)
NT
11 tháng 6 2016 lúc 21:36

1. cho điều kiện của x

2. Cho B=?

Bình luận (0)