Hãy nêu suy nghĩ của mk về đức hy sinh
Viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về sự hy sinh thầm lặng trong cuộc sống.
Chú thích: Sự hi sinh không phải đức hi sinh.
Tham khảo nha em:
Dịch bệnh Covid – 19 quái ác đang gieo rắc nỗi ám ảnh kinh hoàng đến cuộc sống của toàn nhân loại, đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm ngàn người, số người nhiễm đã lên đến hàng triệu. Nó khiến cho nhiều quốc gia trên thế giới kể cả những cường quốc từ Á, Âu, sang Mỹ như Trung Quốc, Tây Ban Nha, Ý, Pháp, Mỹ… đang rơi vào tình trạng nguy cấp, khốn đốn khi mà số ca nhiễm và ca tử vong tăng lên từng ngày theo cấp số nhân đến chóng mặt. Trong tình hình đó, thật may mắn và thật đáng tự hào biết bao khi Việt Nam ta là một trong những nước giáp biên với Trung Quốc (là nơi khởi nguồn của dịch bệnh Covid) đã tận dụng được những khoảng “thời gian vàng”, phản ứng rất nhanh khi dịch bệnh xuất hiện, nhanh chóng áp dụng các biện pháp để bảo vệ đất nước trước mối đe dọa nghiêm trọng, khống chế hiệu quả dịch COVID-19. Có được kết quả khả quan và đáng mừng như vậy là nhờ sự lãnh đạo kịp thời, khẩn trương, sáng suốt của Đảng và Chính phủ, sự đồng lòng và ý chí mạnh mẽ của toàn dân, sự thống nhất và quyết tâm cao của các cấp các ngành. Đặc biệt là đội ngũ y bác sĩ trong cả nước – những “chiến sĩ áo trắng” nơi tuyến đầu đang căng mình trong trận chiến với dịch bệnh. Bài viết này tôi xin được gửi tới những y bác sĩ nói chung và các y bác sĩ công tác ở Đội Y tế dự phòng thuộc Trung tâm y tế Đà Lạt nói riêng như một lời tri ân sâu sắc, một sự cảm phục chân thành, một lời động viên sẻ chia với những khó khăn, vất vả mà các anh chị đang trải qua. Bởi những hi sinh thầm lặng của “những người lính thời bình” ấy đã góp phần không nhỏ trong trận chiến chung của toàn dân tộc, để giữ gìn cho cuộc sống của chúng ta được bình yên trước mối nguy hiểm khôn lường của dịch bệnh.
Bên cạnh các y bác sĩ đang trực tiếp điều trị thì những y bác sĩ ở công tác y tế dự phòng chính là những “lá chắn” phòng vệ vững chắc, ngăn chặn dịch bệnh thâm nhập và lây lan trong cộng đồng. Chúng ta vẫn thường nghe “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Trên thực tế, đội ngũ cán bộ y tế dự phòng chính là những người đầu tiên, trực tiếp và gần dân nhất để làm nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, giám sát cũng như triển khai các hoạt động phòng chống dịch, góp phần bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Từ những ngày đầu khi con virut mang tên Corona xuất hiện trên đất nước ta, đáp lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ “chống dịch như chống giặc”, cùng với nhân dân cả nước, đội y tế dự phòng của Trung tâm y tế Đà Lạt cũng sẵn sàng chuẩn bị tinh thần để chạy đua, trực dịch 24/24. Bác sĩ Trần Đắc Nguyện – Trưởng khoa Y tế dự phòng của Trung tâm y tế Đà Lạt cho biết: “Từ khi có dịch, nhiệm vụ của đội là ngay lập tức phải rà soát danh sách và trực tiếp đi đến các cơ sở lưu trú trên khắp toàn địa bàn thành phố để điều tra dịch tễ của những người nhập cảnh về địa phương, những người dân địa phương hoặc người nước ngoài đến hoặc đi từ vùng dịch đến Đà Lạt, khoanh vùng đối tượng tiếp xúc gần cần theo dõi hoặc cách li. Sau đó phải tổng hợp, đánh giá, dự báo tình hình, thực hiện những biện pháp hữu hiệu nhất để phòng dịch tại cộng đồng. Ở giai đoạn đầu, công tác điều tra dịch tễ và giám sát cộng đồng của đội gặp rất nhiều khó khăn bởi công việc rất nhiều và quá phức tạp. Thời điểm lượng khách du lịch ở Đà Lạt còn đông, mỗi ngày danh sách rà soát và điều tra lên gần cả ngàn người. Việc điều tra thông tin dịch tễ và vận động cách li cũng không hề đơn giản. Du khách nước ngoài không chịu hợp tác, luôn thay đổi lịch trình và di chuyển thường xuyên nên rất khó để tiếp cận. Một số chủ khách sạn, homestay sợ ảnh hưởng đến lợi ích kinh doanh nên chưa thực sự tạo điều kiện trong việc cung cấp thông tin của du khách. Nhiểu khi chỉ một trường hợp mà phải đi tới đi lui cả bốn năm lần mới có thể gặp được đối tượng để làm công tác tư tưởng và ghi nhận thông tin. Để đảm bảo tiến độ, các anh em nhân viên y tế phải làm việc cả ngoài giờ hành chính, có khi là xuyên đêm tới sáng”. Khó khăn là thế nhưng những “chiến sĩ áo trắng” ấy vẫn không ngần ngại. Trên những chiếc xe máy đơn sơ, dưới cái lạnh buốt của xứ cao nguyên, dù đêm muộn hay sáng sớm mờ sương, họ đi khắp các hang cùng ngõ hẻm, “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chỉ với một mục tiêu duy nhất là có được thông tin nhanh nhất, chính xác nhất để tổng hợp và chuyển về Sở y tế trước 16h hằng ngày. Bởi họ biết rằng, nếu chỉ vì sự chậm trễ một chút ít thời gian của cá nhân sẽ có thể gây ra những hệ lụy vô cùng to lớn cho cả cộng đồng, cả đất nước. Khái niệm ngày và đêm, ngày nghỉ cuối tuần hay lễ Tết không còn tồn tại trong những ngày tháng ấy. Quà Tết của họ là những báo cáo dài dằng dặc danh sách người nhập cảnh, người cần cách li, khai báo y tế. Bữa cơm của họ là những ổ bánh mì, những gói xôi mua vội dọc đường. Giấc ngủ của họ là những phút chợp mắt vội vàng, những cái gục đầu trên bàn máy tính vì quá mệt. Đổi lại, niềm vui và động lực cho những “người lính trên chiến trường không tiếng súng” ấy là cuộc sống nhân dân vẫn được bình yên, Đà Lạt thân yêu của chúng ta vẫn đang được bảo vệ một cách an toàn trước sự hoành hành ghê gớm của đại dịch.
Những gì tôi viết trên đây chỉ là những vất vả trong muôn vàn nỗi vất vả mà các y bác sĩ, các chiến sĩ bộ đội…tuyến đầu chống dịch của đất nước đang phải trải qua. Đó chỉ là một mảnh ghép trong muôn vàn các mảnh ghép của một bức tranh về cuộc chiến chống dịch Covid -19 mà nhân dân Việt Nam cùng thế giới đang căng mình chiến đấu. Hôm nay đây, chúng ta được ngồi trong nhà, ngủ trong nệm ấm chăn êm, được ăn cơm quây quần bên người thân…đã là một điều may mắn và hạnh phúc quá lớn lao. Bởi vì, để cho bạn, cho tôi có được niềm hạnh phúc ấy, có biết bao người đã và đang chịu rất nhiều vất vả thiệt thòi, đánh đổi cả khát khao hoài bão thậm chí là cả sự sống của bản thân để nhường hạnh phúc cho chúng ta. Những hi sinh thầm lặng ấy thật đáng trân quý và cảm phục biết bao!
Đà Lạt đang đón những cơn mưa đầu mùa. Và sau cơn mưa trời lại sáng. Mong rằng dịch bệnh sẽ sớm được đẩy lùi để mỗi sớm mai thức dậy, chúng ta có thể bình thản ngắm bình minh, không còn phải vội vàng bật ti vi hay điện thoại và nơm nớp lo sợ khi xem tin tức về số ca nhiễm, ca cách li hay ca tử vong vì vi rút Corona. Nhưng để làm được điều đó, ngay bây giờ chúng ta hãy cùng chung tay trong công cuộc chống dịch của cả đất nước và toàn thế giới. Hãy góp sức nhỏ bé của mình bằng những hành động đơn giản nhưng vô cùng thiết thực. Hãy đoàn kết, chung tay cùng lan tỏa những thông điệp, thực hiện những khuyến cáo và biện pháp mà Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch và Bộ Y tế đề ra thì chắc chắn, như lời của phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã nói: “Nhất định chúng ta sẽ chiến thắng, như dân tộc Việt Nam đã nhiều lần chiến thắng”.
Tham khảo
Hi sinh là chịu thiệt hại, mất mát quyền lợi về vật chất, tinh thần hoặc một bộ phận nào đó trên cơ thể nhằm một mục tiêu cao cả hoặc một lý tưởng tốt đẹp. Nên hiểu, hi sinh là sẵn sàng cho đi một phần lợi ích của bản thân vì người khác. Sự hi sinh cao nhất là hi sinh sự sống vì sự nghiệp bảo vệ, giữ gìn độc lập, tự do của tổ quốc. Người biết hi sinh vì người khác là người luôn sống vị tha, biết yêu thương người khác, sẵn sàng cho đi những lợi ích của mình giúp người khác vượt qua khó khăn, thử thách. người có đức hi sinh luôn được người khác kính trọng và yêu mến. Ngược lại, người không biết hi sinh vì người khác luôn ích kỉ, chỉ biết đến bản thân mình, không bao giờ cảm thông hay chia sẻ với nỗi khổ đau của người khác, sống cuộc đời hèn kém. Đức hi sinh là phẩm chất cao quý của con người. Ai cũng cần có đức hi sinh bởi khi chúng ta biết hi sinh cho nhau, chia sẻ những gì mình có vì lợi ích chung của cộng đồng thì xã hội sẽ không ngừng phát triển, tình người gắn kết bền chặt hơn. Tuy nhiên, chỉ nên hi sinh cho những gì xứng đáng, cao quý và thiêng liêng chứ không phải là hi sinh một cách mù quáng. Hi sinh là cần thiết nhưng đừng để sự hi sinh của mình bị lợi dụng để làm lợi cho một cá nhân nào đó.
hãy viết đoạn văn khoảng 200 nêu suy nghĩ của em về đức tính trung thực
Em tham khảo:
Đức tính trung thực là một trong những đức tính cần thiết để xây dựng và hoàn thiện nhân cách của con người. Về khái niệm, có thể hiểu tính trung thực là đức tính ngay thẳng, tôn trọng sự thật. Biểu hiện của tính trung thực là hành động, suy nghĩ thật thà, ngay thẳng, luôn nói đúng sự thật, không gian dối, không bao che bất cứ điều gì. Trong học tập, tính trung thực được thể hiện khi chúng ta nghiêm túc học tập, nghiêm túc làm bài, không quay cóp, gian lận trong thi cử, dám nhận khuyết điểm và sửa sai. Bên cạnh đó, trong kinh doanh, việc tôn trọng nguyên tắc kinh doanh, không gian lận, không dối trá khi bán hàng hay khai báo thuế, luôn đảm bảo chất lượng hàng hóa như cam kết cũng là biểu hiện của đức tính trung thực. Đức tính trung thực có ý nghĩa vô cùng quan tọng trong đời sống. Người có đức tính trung thực sẽ nhận được sự tin tưởng, yêu quý từ mọi người xung quanh. Ngược lại, người gian dối, không trung thực sẽ bị mọi người nghi ngờ, ngại tiếp xúc, khinh thường. Vậy làm sao để rèn luyện đức tính trung thực? Trung thực đến từ chính cái tâm của mỗi người, ngày từ nhỏ, ta hãy tập trung thực từ những điều nhỏ nhất, luôn luôn tôn trọng và đứng về sự thật dù trong bất kì hoàn cảnh nào.
Lão Hạc là một lão nông lương thiện, giàu tự trọng, một người cha thương con hết mực, sẵn sàng hi sinh chính bản thân mình. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về đức hy sinh. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một tình thái từ (gạch chân và chú thích rõ)
Mọi người giúp em với,nay em phải nộp đề cương rồi ạ :'(
a) Viết đoạn văn 7 đến 10 câu nêu suy nghĩ của em về đức tính giản dị của Bác ,em học tập được gì qua đức tính giản dị ấy Trong đoạn văn có chứa trạng ngữ chỉ rõ b) Viết đoạn văn 7- 10 câu nêu suy nghĩ về trách nghiệm của học sinh trong việc phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc. Trong đoạn văn có sử dụng trạng ngữ, chỉ rõ
viết đoạn văn 8-10 câu suy nghĩ của em về tính hiếu thảo
Một trong 5 điều Bác Hồ dạy có " khiêm tốn, thật thà.." . Em hãy viết đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về 2 đức tính trên
Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.
1) Lòng hiếu thảo của chúng ta không phải chỉ đối với cha mẹ mà còn được thể hiện với mọi người xung quanh: ông bà, thầy cô, những chiến sĩ cách mạng,… Thầy cô cho ta kiến thức, chắp cánh cho những học trò thực hiện ước mơ của mình. Không ồn ào, phô trương, âm thầm và lặng lẽ, thầy cô như những người lái đò cần mẫn đưa qua bến bờ tri thức bao nhiêu là những lớp trẻ thanh niên. Bên cạnh đó, để có được cuộc sống hạnh phúc, hòa bình như ngày hôm nay, chúng ta cũng chẳng thể nào quên “hiếu thảo”, nhớ ơn đến các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống hi sinh vì dân tộc Việt Nam. Không bia đá, tượng đài, không một chút hoa mĩ, cầu kì, các anh đã mãi ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ nhưng chính những tâm hồn ấy, những tấm gương ấy, những bài học ấy sẽ mãi mãi sống trong lòng người hôm nay, ngày mai và mai sau. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, khi cuộc sống đang dần trở nên văn minh hiện đại, và đầy cả lo toan... thì đôi khi bản thân chúng ta lại quên đi hoặc thậm chí là đánh mất đi cả lòng hiếu thảo của bản thân.. Đó là những hành vi mà chúng ta phải lên án, suy nghĩ và tìm giải pháp. Chúng ta – những thế hệ trẻ cần phải biết tôn trọng, gìn giữ và phát huy những đạo đức tốt đẹp đối với con người, đặc biệt là lòng hiếu thảo, cần nghiêm khắc lên án, cảnh cáo với những hành vi trái ngược với lương tâm, đạo đức của mỗi người. Đó là nhiệm vụ của bản thân chúng ta.
Lòng hiếu thảo của chúng ta không phải chỉ đối với cha mẹ mà còn được thể hiện với mọi người xung quanh: ông bà, thầy cô, những chiến sĩ cách mạng,…..Thầy cô cho ta kiến thức, chắp cánh cho những học trò thực hiện ước mơ của mình. Không ồn ào, phô trương, âm thầm và lặng lẽ, thầy cô như những người lái đò cần mẫn đưa qua bến bờ tri thức bao nhiêu là những lớp trẻ thanh niên. Bên cạnh đó, để có được cuộc sống hạnh phúc, hòa bình như ngày hôm nay, chúng ta cũng chảng thể nào quên “hiếu thảo”, nhớ ơn đến các anh hùng liệt sĩ đã ngả xuống hi sinh vì dân tộc Việt Nam. Không bia đá, tượng đài, không một chút hoa mĩ, cầu kì, các anh đã mãi ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ nhưng chính những tâm hồn ấy, những tấm gương ấy, những bài học ấy sẽ mãi mãi sống trong lòng người hôm nay, ngày mai và mai sau. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, khi cuộc sống đang dần trở nên văn minh hiện đại, và đầy cả lo toan... thì đôi khi bản thân chúng ta lại quên đi hoặc thậm chí là đánh mất đi cả lòng hiếu thảo của bản thân.Họ thản nhiên vô phép, đối xử bạt đãi với gia đình, với thầy cô, đặc biệt là cha mẹ. Trong cuộc sống hôm nay có bao nhiêu những hành vi, tình trạng những giới trẻ cư xử không đúng đắn như: hành hạ, đánh đập,…. một cách tàn nhẫn với thầy cô - những người chắp cho ta đôi cánh kiến thức, rồi cha mẹ - những người có công sinh thành và dưỡng dục chúng ta. Đó là những hành vi mà chúng ta phải lên án, suy nghĩ và tìm giải pháp. Chúng ta – những thế hệ trẻ cần phải biết tôn trọng, gìn giữ và phát huy những đạo đức tốt đẹp đối với con người, đặc biệt là lòng hiếu thảo, cần nghiêm khắc lên án, cảnh cáo với những hành vi trái ngược với lương tâm, đạo đức của mỗi người. Đó là nhiệm vụ của bản thân chúng ta. Thật vậy, lòng hiếu thảo là một đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam. Qua đây, bản thân chúng ta – những chủ nhân tương lai của đất nước cũng sẽ nhìn nhận lại đạo đức của bản thân, của cái nhìn về gia đình, về lòng hiếu thảo và thấm thía rằng: “ Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu”
em hãy viết đoạn văn từ 5-7 câu nêu suy nghĩ của em về đức tính giản dị của Bác Hồ ?
Suốt cả cuộc đời mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hiến dâng cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người.
Thật vậy, trước kia, dù là anh Văn Ba đang làm phụ bếp trên tàu Đô đốc La Tusơ Tơrêvin, là Nguyễn Ái Quốc trong những năm tháng đầy khó khăn ở thủ đô Paris của nước Pháp, hay sau này là một vị Chủ tịch nước sống kham khổ nơi chiến khu trong những năm kháng chiến, hay là một vị nguyên thủ quốc gia sống và làm việc tại Phủ Chủ tịch ở Thủ đô Hà Nội, thì cũng vẫn là một Hồ Chí Minh yêu lao động, hết sức giản dị và tiết kiệm.
Đức tính giản dị, thanh bạch của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trước hết trong lối ăn, mặc, ở của Người. Hẳn đã là người Việt Nam, không ai là không biết hay nghe kể về cuộc sống giản dị của Bác. Mấy chục năm xa cách quê hương, trở về, Người vẫn yêu thích những món ăn mang đậm chất Việt Nam như: cá kho, dưa chua, cà muối…
Kể cả khi hòa bình, về Hà Nội, Người ăn uống vẫn rất thanh đạm. Sau khi xong bữa, Người luôn tự tay thu dọn bát đũa gọn gàng để người phục vụ chỉ việc mang đi. Quần áo Người mặc thường ngày cũng chỉ là bộ bà ba màu nâu với đôi dép cao su, khi tiếp khách hay đến những sự kiện quan trọng cũng chỉ bộ ka ki màu vàng với đôi giày vải.
Lúc ở chiến khu, Người sống chung với cán bộ, nhân viên, cùng ăn ở, sinh hoạt như mọi người. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Bác cùng Trung ương Đảng trở về Hà Nội. Thể theo nguyện vọng của nhân dân, Đảng và nhà nước trân trọng mời Bác về ở tại tòa nhà của Toàn quyền Đông Dương trước kia, nhưng Bác đã từ chối. Bác đã chọn cho mình ngôi nhà nhỏ của một người thợ điện phục vụ Phủ Toàn quyền Đông Dương để ở và làm việc.
Đến năm 1958, theo ý tưởng của Bác, Đảng và Nhà nước đã làm cho Người ngôi nhà sàn bằng gỗ giống như những ngôi nhà sàn của đồng bào trên Chiến khu Việt Bắc. Ngôi nhà sàn cũng đơn sơ, giản dị, đúng như nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Nhà gác đơn sơ một góc vườn/ Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn/ Giường mây, chiếu cói, đơn chăn gối/ Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn” (Theo chân Bác).
15 năm cuối cuộc đời, sống và làm việc tại Phủ Chủ tịch, trong đó 11 năm trực tiếp ở nhà sàn là một khoảng thời gian khá dài trong sự nghiệp cách mạng của Bác và là giai đoạn có ý nghĩa vô cùng lớn lao, quyết định đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà. Chính vì vậy, nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã trở thành một địa danh lớn phản chiếu về cuộc đời thanh bạch và giản dị của Người.
Tháng 12/1953, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở mặt trận chiến lược với quyết tâm: Tiêu diệt Tập đoàn cứ điểm của Pháp tại Điện Biên Phủ. Ảnh Tư liệu TTXVN
Không chỉ thể hiện trong lối sống, đức tính khiêm tốn, giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn được thể hiện thông qua cách nói, cách viết, cách làm việc của người. Là người có trí tuệ uyên thâm, thông thạo nhiều ngoại ngữ, là nhà chính trị tài ba, nhà ngoại giao sắc sảo, nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc nhưng khi bàn luận, giải thích hay đề cập đến vấn đề chính trị, người luôn trình bày đơn giản, không triết lý, dài dòng, không vòng vo, khuôn sáo, sách vở, biến những điều phức tạp thành dễ nghe, dễ hiểu.
Dù là lãnh tụ tối cao nhưng khi tiếp xúc với nhân dân, cử chỉ, lời nói của Người vẫn hết sức mộc mạc, dân dã. Ngay cả khi đứng trên lễ đài đọc Bản tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, người cũng dừng lại hỏi: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”. Hiếm có vị lãnh tụ nào lại có nếp nghĩ, cách nói giản dị như thế!
Không chỉ nói, Bác hành động cụ thể. Bác đến với các chiến sỹ trên mặt trận, cùng chiến sỹ hành quân; Bác đi thăm chỗ ở, nhà bếp, nhà vệ sinh của các gia đình, tập thể; Bác trực tiếp xuống ruộng làm việc, hướng dẫn bà con về sâu bệnh, về thủy lợi; Bác đến thăm các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, trường học; Bác viết thư thăm hỏi người già, trẻ em… Bác luôn chủ động tiếp xúc, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, từ đó đi vào lòng dân bằng trái tim nhân hậu.
Có thể thấy, giản dị, thanh bạch là đức tính tự nhiên của Bác. Điều đó đã được thể hiện sinh động qua từng cử chỉ, lời nói và việc làm cụ thể của người, và có sức thuyết phục to lớn mà không một bài giảng về đạo đức nào có tác dụng giáo dục sâu sắc bằng.
Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Bác hiểu phong cách và tập quán của người Việt Nam và Bác muốn hòa mình vào tập quán ấy. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mạt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Lúc Bác ăn không để rơi vãi một hột cơm nào, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn thì được sếp rất tươm tất. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Bác mặc một bộ đồ kaki sẫm màu, đầu đội mũ, chân đi dép cao su. Lời nói của Bác dễ hiểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy vậy, tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Ngoài ra Bác còn nuôi cá, làm vườn...Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vỉ sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý.
#min#
Là một chủ tịch của nước Việt Nam, thay vì cao sang quyền lực Bác lại chọn một cuộc sống bình dân tầm thường. Từ những bữa cơm, đến trang phục Bác đều đơn giản như một người nông dân. Thay vì ngồi trong phòng rồi sai bảo người khác thì Bác lại hòa đồng với mọi người. Đặc biệt với thiếu nhi Bác rất nhẹ nhàng vui vẻ.
*Đề 1: Em hãy viết đoạn văn (từ 15 - 20 dòng) nêu suy nghĩ của em về đức tính giản dị
Lưu ý: 15 - 20 dòng ko quá
*Đề 1: Em hãy viết đoạn văn (từ 15 - 20 dòng) nêu suy nghĩ của em về đức tính giản dị
Lưu ý: 15 - 20 dòng ko quá
*Đề 1: Em hãy viết đoạn văn (từ 15 - 20 dòng) nêu suy nghĩ của em về đức tính giản dị
Lưu ý: 15 - 20 dòng ko quá
THAM KHẢO
Bác Hồ là một vị lãnh tụ có lối sống giản dị đáng để ngưỡng mộ và noi theo. Sự giản dị ấy được thể hiện từ trong lời ăn tiếng nói, trang phục và cách ứng xử hằng ngày của bác. Bác chỉ có vài bộ trang phục đơn giản. Tuy cũ những Bác vẫn sử dụng chứ không vất đi. Những bữa cơm của Bác thường chỉ có ba món. Nếu ăn không hết, sẽ được cất đi gọn gàng. Ngôi nhà Bác ở chẳng phải dinh thự mà chỉ là ngôi nhà nhỏ ba gian. Công việc hằng ngày Bác đều tự làm chứ chẳng cần kẻ hầu người hạ. Đến vườn rau, ao cá cũng do chính tay Bác tự chăm sóc. Với mọi người, Bác luôn đối xử chan hòa, yêu thương, không hề có sự kiểu cách hay trịch thượng. Chính điều đó, khiến hình tượng Bác trở nên gần gũi, thân thương trong lòng người dân Việt Nam. Và đến nay, vẫn lớp lớp thanh thiếu niên thi đua học tập theo lối sống của Bác.