Những câu hỏi liên quan
NT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
AL
Xem chi tiết
NN
26 tháng 11 2019 lúc 19:36

ko bieets

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NH
26 tháng 11 2019 lúc 19:38

trong tay lão hac có câu vàng thì chả phải lo .  Còn chị Dậu cháu chịu

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ND
30 tháng 11 2019 lúc 20:41

Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" và truyện ngắn "Lão Hạc" được sáng tác theo phong cách hiện thực, phản ánh cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ. Họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc. Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Điều đó cho thấy: người nông dân trong xã hội cũ tiềm tàng một sức mạnh của tình cảm, một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức, bất công.

#Riin

Bình luận (1)
 Khách vãng lai đã xóa
NL
Xem chi tiết
VH
Xem chi tiết
PA
Xem chi tiết
TP
26 tháng 8 2016 lúc 16:57

a. Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của những người nông dân Việt Nam trước cách mạng:

Chị Dậu: Là một hình ảnh vừa gần gũi, vừa cao đẹp tượng trưng cho người phụ nữ nông thôn Việt Nam thời kỳ trước cách mạng:Là một người phụ nữ giàu tình yêu thương chồng con (dẫn chứng)Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm bảo vệ chồng. (dẫn chứng).Lão Hạc là tiêu biểu cho phẩm chất của người nông dân:Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu. (dẫn chứng)Là một lão nông nghèo khổ giàu lòng tự trọng, có tình yêu thương con sâu sắc. (dẫn chứng)

b. Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trước cách mạng:

Chị Dậu: Số phận điêu đứng, nghèo khổ, bị bóc lột đến tận xương tủy, chồng ốm, có thể bị bắt, bị đánh...Lão Hạc: Số phận đau khổ, bi thảm: nhà nghèo, vợ mất sớm, con trai không cưới được vợ bỏ làng đi đồn điền cao su, lão sống thui thủi một mình cô đơn làm bạn với cậu Vàng.

-> Tai họa dồn dập đổ xuống cuộc đời lão, phải bán cậu Vàng, sống trong đau khổ, cuối cùng chọn bả chó để tự tử- một cái chết vô cùng đau đớn và dữ dội.

c. Bức chân dung của chị Dậu và Lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và nhân đạo của hai tác phẩm:

Thể hiện cách nhìn về người nông dân của hai tác giả. Cả hai nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thương đối với bi kịch của người nông dân; đau đớn phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch. Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng: Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con người.

3- Kết bài: khẳng định lại vấn đề.

Bình luận (0)
NM
26 tháng 8 2016 lúc 16:58

- Mở bài: Dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận: Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.

- Thân bài:

a. Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước cách mạng:

* Chị Dậu: là một hình ảnh vừa gần gũi, vừa cao đẹp tượng trưng cho người phụ nữ

nông thôn Việt Nam thời kì trước cách mạng:

- Là một người vợ giàu tình yêu thương (dẫn chứng).

- Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm bảo vệ chồng (dẫn chứng).

* Lão Hạc: tiêu biểu cho phẩm chất người nông dân:

- Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu (dẫn chứng).

- Là một lão nông nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng (dẫn chứng).

b. Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trước cách mạng:

* Chị Dậu: Số phận điêu đứng: nghèo khổ, bị bóc lột đến tận xương tủy, chồng ốm, có thể bị bắt, bị đánh…

* Lão Hạc: Số phận đau khổ, bi thảm: nhà nghèo, vợ mất sớm, con trai không cưới được vợ bỏ làng đi làm đồn điền cao su, lão thui thủi sống một mình cô đơn làm bạn với cậu vàng.

- Tai họa dồn dập đổ xuống cuộc đời lão, phải bán cậu vàng, sống trong đau khổ, cuối cùng chọn bả chó để tự tử – một cái chết vô cùng đau đớn và dữ dội.

c. Bức chân dung của chị Dậu và lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và nhân đạo của hai tác phẩm:

- Nó bộc lộ cách nhìn về nông dân của hai tác giả. Cả hai nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thương đối với bi kịch của người nông dân; đau đớn phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch. Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng: Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con người….

- Kết bài: Khẳng định vấn đề.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
TP
21 tháng 10 2016 lúc 18:37

1/ Mở bài :)Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám.
2/ Thân bài :
a. Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của ng¬ời nông dân Việt Nam trước cách mạng .
* Chị Dậu : Là một mẫu mực vừa gần gũi vừa cao đẹp của người phụ nữ nông thôn Việt Nam thời kì trước cách mạng: Có phẩm chất của người phụ nữ truyền thống, có vẻ đẹp của người phụ nữ hiện đại. Cụ thể :
- Là một người vợ giàu tình thương: Ân cần chăm sóc người chồng ốm yếu giữa vụ sưu thuế.
- Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm để bảo vệ chồng .
* Lão Hạc: Tiêu biểu cho phẩm chất người nông dân thể hiện ở:
- Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu (dẫn chứng).
- Là một lão nông nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng (dẫn chứng)
b. Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trớc cách mạng :
* Chị Dậu: Số phận điêu đứng: Nghèo khổ, bị bóc lột sưu thuế, chồng ốm và có thể bị đánh, bị bắt lại.
* Lão Hạc : Số phận đau khổ, bi thảm: Nhà nghèo, vợ chết sớm, con trai bỏ làng đi làm phu cao su, thui thủi sống cô đơn một mình; tai hoạ dồn dập, đau khổ vì bán cậu vàng; tạo được món nào ăn món nấy, cuối cùng ăn bả chó để tự tử.
c. Bức chân dung Chị Dậu và Lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo của hai tác phẩm:
- Cả hai nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thương đối với số phận bi kịch của người nông dân; đau đớn, phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch; đều có chung một niềm tin mới về khả năng chuyển biến tốt đẹp của nhân cách con người.
- Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng: Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp, còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con người… Nam Cao đi sâu vào thế giới tâm lý của nhân vật, còn Ngô Tất Tố chủ yếu miêu tả nhân vật qua hành động để bộc lộ phẩm chất…
3/ Kết bài : Khẳng định lại vấn đề.

Bình luận (1)
LP
21 tháng 10 2016 lúc 18:44

a. Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước cách mạng .
* Chị Dậu : Là một mẫu mực vừa gần gũi vừa cao đẹp của người phụ nữ nông thôn Việt Nam thời kì trước cách mạng: Có phẩm chất của người phụ nữ truyền thống, có vẻ đẹp của người phụ nữ hiện đại. Cụ thể :
- Là một người vợ giàu tình thương: Ân cần chăm sóc người chồng ốm yếu giữa vụ sưu thuế.
- Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm để bảo vệ chồng .
* Lão Hạc: Tiêu biểu cho phẩm chất người nông dân thể hiện ở:
- Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu (dẫn chứng).
- Là một lão nông nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng (dẫn chứng)
b. Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trớc cách mạng :
* Chị Dậu: Số phận điêu đứng: Nghèo khổ, bị bóc lột sưu thuế, chồng ốm và có thể bị đánh, bị bắt lại.
* Lão Hạc : Số phận đau khổ, bi thảm: Nhà nghèo, vợ chết sớm, con trai bỏ làng đi làm phu cao su, thui thủi sống cô đơn một mình; tai hoạ dồn dập, đau khổ vì bán cậu vàng; tạo được món nào ăn món nấy, cuối cùng ăn bả chó để tự tử.
c. Bức chân dung Chị Dậu và Lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo của hai tác phẩm:
- Cả hai nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thương đối với số phận bi kịch của người nông dân; đau đớn, phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch; đều có chung một niềm tin mới về khả năng chuyển biến tốt đẹp của nhân cách con người.
- Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng: Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp, còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con người… Nam Cao đi sâu vào thế giới tâm lý của nhân vật, còn Ngô Tất Tố chủ yếu miêu tả nhân vật qua hành động để bộc lộ phẩm chất…
3/ Kết bài : Khẳng định lại vấn đề.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (2)
NM
9 tháng 1 2017 lúc 20:39

- Mở bài: Dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận: Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.

- Thân bài:

a. Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước cách mạng:

* Chị Dậu: là một hình ảnh vừa gần gũi, vừa cao đẹp tượng trưng cho người phụ nữ

nông thôn Việt Nam thời kì trước cách mạng:

- Là một người vợ giàu tình yêu thương (dẫn chứng).

- Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm bảo vệ chồng (dẫn chứng).

* Lão Hạc: tiêu biểu cho phẩm chất người nông dân:

- Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu (dẫn chứng).

- Là một lão nông nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng (dẫn chứng).

b. Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trước cách mạng:

* Chị Dậu: Số phận điêu đứng: nghèo khổ, bị bóc lột đến tận xương tủy, chồng ốm, có thể bị bắt, bị đánh…

* Lão Hạc: Số phận đau khổ, bi thảm: nhà nghèo, vợ mất sớm, con trai không cưới được vợ bỏ làng đi làm đồn điền cao su, lão thui thủi sống một mình cô đơn làm bạn với cậu vàng.

- Tai họa dồn dập đổ xuống cuộc đời lão, phải bán cậu vàng, sống trong đau khổ, cuối cùng chọn bả chó để tự tử – một cái chết vô cùng đau đớn và dữ dội.

c. Bức chân dung của chị Dậu và lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và nhân đạo của hai tác phẩm:

- Nó bộc lộ cách nhìn về nông dân của hai tác giả. Cả hai nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thương đối với bi kịch của người nông dân; đau đớn phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch. Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng: Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con người….

- Kết bài: Khẳng định vấn đề.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết
H24
7 tháng 10 2017 lúc 18:46

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc được sáng tác theo phong cách hiện thực, phản ánh cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ. Họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc. Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Điều đó cho thấy: người nông dân trong xã hội cũ tiềm tàng một sức mạnh của tình cảm, một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức, bất công.

Bình luận (0)
DL
7 tháng 10 2017 lúc 18:57

đúng nhưng hơi ngắn bạn à

Bình luận (0)
H24
10 tháng 10 2017 lúc 6:03

            Qua tác phẩm Lão Hạc (Nam Cao) và đoạn trích Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố), hình ảnh người nông dân Việt Nam hiện lên với những đức tính và phẩm chất đáng quý: giàu tình yêu thương, sống vì tình vì nghĩa, sẵn sàng chia sẻ mọi buồn vui, hoạn nạn. Các đức tính tôt đẹp ấy bền vững trong mọi thử thách của thời gian, bất chấp sự ngặt nghèo của cuộc sống. Các đức tính đó chính là vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam, là cội nguồn của sức mạnh dân tộc, là sợi dây liên kết con người Việt Nam thành một cộng đồng bền vững khiến mọi kẻ thù phải run sợ. Hai tác phẩm cũng cho thấy cảnh sống khổ đau cực nhọc của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Họ phải chịu đủ mọi thứ áp bức bất công, bị bóc lột đến tận xương tủy, bị dẩy đến đường cùng. Chị Dậu và lão Hạc đều bị đẩy đến chỗ bế tắc phải tìm cách tự giải thoát mình. Chị Dậu chọn cách vùng lên phản kháng lại bọn thống trị còn lão Hạc thì tìm đến cái chết để bảo toàn nhân cách của mình. Hai nhân vật, hai cách ứng xử khác nhau trước cuộc sống nhưng đều thể hiện nỗi khổ cực và phẩm chất đáng quý của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng.

Bình luận (0)