Ý nghĩa của kênh đào Xuy-ê đối với kinh tế châu Phi
Quan sát hình 26.1 :
- Nêu tên các dòng biển nóng, các dòng biển lạnh chảy ven bờ biển châu Phi.
- Cho biết ý nghĩa của kênh đào Xuy-ê đối với giao thông đường biển trên thế giới.
- Tên các dòng biển nóng, các dòng biển lạnh chảy ven bờ biển châu Phi:
+ Dòng biển nóng: Ghi-nê, Mũi Kim, Mô-dăm-bích.
+ Dòng biển lạnh: Ca-na-ri, Ben-ghê-la, Xô-ma-li.
- Ý nghĩa của kênh đào Xuy-ê đối với giao thông đường biển trên thế giới: rút ngắn được đường biển từ Đại Tây Dương sang Ấn Độ Dương
nêu vai trò của kênh đào xuy-ê đối với châu phi ? giúp mềnh đy mấy bạn
Tham khảo
- Ý nghĩa:
+ Nối liền Địa Trung Hải với biển đỏ
+ Rút ngắn nhiều tuyến giao thông đường biển trên thế giới
chúc bạn học tốt
kênh đào Xuy-ê nối những biển nào với nhau. cho biết ý nghĩa của kênh đào Xuy-ê với giao thông đường biển trên thế giới
Ý nghĩa của kênh đào Xuy-ê, vì sao Bắc Phi hình thành sa mạc lớn nhất thế giới?
- Ý nghĩa của kênh đào Xuy- ê:
+ Nối liền Địa Trung Hải với biển đỏ
+ Rút ngắn nhiều tuyến giao thông đường biển trên thế giới
- Vì châu Phi có địa hình là một khối cao nguyên khổng lồ, đường bờ biển ít bị chia cắt, có dòng biển nóng chảy qua....
chúc bạn học tốt
- Mình thiếu một tí là:
Vì châu Phi có địa hình là một khối cao nguyên khổng lồ, đường bờ biển ít bị chia cắt, có dòng biển nóng chảy qua, lãnh thổ cao...nên hình thành những hoang mạc lớn
Câu 6: Trình bày những hiểu biết của em về kênh đào Xuy - ê châu phi.
giúp mình cái câu này với.
Kênh đào Suez dài 195 km (121 dặm), sâu 16,5-17m, rộng 120-150m, điểm nhỏ nhất là 60m, và độ sâu chỗ đó là 16 m đủ khả năng cho tàu lớn 150.000 tấn qua được. Công việc sửa chữa và xây mới kênh được tiến hành trong gần 11 năm. Hầu hết công việc được tiến hành bởi những lao động khổ sai người Ai Cập.
Kênh đào Xuy-ê có ý nghĩa như thế nào đối với giao thông vận tải đường biên giới?
- Kênh đào Xuy-ê có ý nghĩ vô cùng to lớn đối với giao thông đường biển trên thế giới:
+ Giảm cước phí, quãng đường và thời gian vận chuyển.
+ Tránh được ảnh hưởng của thiên tai, an toàn hơn cho người và hàng hoá
+ Thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa châu Âu, châu Phi, châu Á.
Xác định vị trí kênh đào Xuy ê và cho biết ý nghĩa của nó đối với giao thông đường biển thế giới.
Vị trí: cắt ngang qua eo xuy ê của Ai Cập nối Biển Đỏ và Địa Trung Hải
ý nghĩa:+ Rút ngắn đường hàng hải
+ Mang lại nguồn thu nhập cho Ai Cập thông qua thuế Hải quan
Chúc bn hk tốt!
Kênh đào Xuy-ê được xây dựng nhằm mục đích nối liền biển Địa Trung Hỉa với Biển Đỏ , thông Đại Tây Dương với Ân Độ Dương , rút ngắn giao thông đường biển, tiết kiệm chi phí, đảm bảo an toàn cho tính mạng con người và tài sản khi tham gia giao thông đường biển ngang khu vực này.
( chép từ đề cương trường mình ra đó )
Quan sát hình 26.1:
- Nêu tên các dòng biển nóng, các dòng biển lạnh chảy ven bờ biển châu Phi.
- Cho biết ý nghĩa của kênh đào Xuy-ê đối với giao thông đường biển trên thế giới.
Trả lời:
- Các dòng biển chảy ven bờ biển châu Phi:
+ Dòng biển nóng: Ghi-nê, Mũi Kim, Mô-dăm-bích.
+ Dòng biển lạnh: Ca-na-ri, Ben-ghê-la, Xô-ma-li.
- Ý nghĩa của kênh đào Xuy-ê đối với giao thông đường biển trên thế giới: rút ngắn được đường biển từ Đại Tây Dương sang Ấn Độ Dương (nếu không có kênh đào, thì đường biển phải chạy vòng qua mũi Hảo Vọng và mũi Kim ở cực Nam châu Phi).
- Tên các dòng biển nóng, các dòng biển lạnh chảy ven bờ biển châu Phi:
+ Dòng biển nóng: Ghi-nê, Mũi Kim, Mô-dăm-bích.
+ Dòng biển lạnh: Ca-na-ri, Ben-ghê-la, Xô-ma-li.
- Ý nghĩa của kênh đào Xuy-ê đối với giao thông đường biển trên thế giới: rút ngắn được đường biển từ Đại Tây Dương sang Ấn Độ Dương
xác định vị trí kênh đào Xuy-ê va cho biết ý nghĩa của nó đối với giao thông đường biển trên thế giới
Kênh đào Xuy-ê (thuộc Ai Cập) là kênh giao thông nhân tạo chạy từ phía Bắc tới phía Nam đi ngang qua eo Xuy-ê tại phía Đông Bắc Ai Cập, nó nối Địa Trung Hải với Vịnh Xuy-ê, một nhánh của Biển Đỏ.
Kênh đào cung cấp một lối đi tắt cho những con tàu đi qua cảng Châu Âu-Châu Mỹ đến những cảng phía Nam Châu Á, cảng phía Đông Châu Phi và Châu Đại Dương.
Kênh đào Suez dài 195 km(121dặm), khúc hẹp nhất là 60 m, và độ sâu tại đó là 16 m đủ khả năng cho tàu lớn 150.000 tấn qua được.
Có lẽ vào khoảng những năm 1878 tới 1839 trước Công Nguyên vào triều đại vua Senusret III đã có một kênh đào đông tây nối sông Nil với Biển Đỏ phục vụ giao thông bằng những con thuyền đáy bằng đẩy sào và cho phép việc giao thương giữa Biển Đỏ và Địa Trung Hải. Có nhiều dấu vết cho thấy con kênh này đã tồn tại vào thế kỷ 13 trước Công Nguyên vào thời kỳ vua Ramesses II.
Con kênh này đã không đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Ai Cập lúc bấy giờ và nhanh chóng bị lãng quên. Theo sử sách Hy Lạp, vào khoảng những năm 600 trước Công Nguyên, vua Necho II đã nhận thấy tầm quan trọng của kênh này và cho tu sửa lại nó. Tuy nhiên con kênh chính thức được hoàn thành bởi vua Darius I của Ba Tư. Ông đã hoàn thành con kênh sau khi chiếm Ai Cập và đã mở rộng nó đủ để cho phép hai tàu chiến trieme tránh nhau trong kênh và hành trình trong kênh mất 4 ngày.
Vào cuối thế kỉ 18 Napoléon Bonaparte, trong khi ở Ai Cập, đã có ý định xây dựng một kênh đào nối giữa Biển Đỏ và Địa Trung Hải. Nhưng kế hoạch này của ông đã bị bỏ ngay sau những cuộc khảo sát đầu tiên bởi theo những tính toán sai lầm của các kỹ sư thời bấy giờ thì mực nước Biển Đỏ cao hơn Địa Trung Hải tới 10 m.
Vào khoảng năm 1854 và 1856 Ferdinand de Lesseps, phó vương Ai Cập đã mở một công ty kênh đào nhằm xây dựng kênh đào phục vụ cho đội thương thuyền dựa theo thiết kế của một kiến trúc sư người Úc Alois Negrelli. Sau đó với sự hậu thuẫn của người Pháp công ty này được phát triển trở thành công ty kênh đào Suez vào năm 1858.
Công việc sửa chữa và xây mới kênh được tiến hành trong gần 11 năm. Hầu hết công việc được tiến hành bởi những lao động khổ sai người Ai Cập. Người ta ước tính luôn có một lực lượng 30.000 người lao động trên công trường và cho đến khi hoàn thành, gần 120.000 người đã bỏ mạng tại đây.
Người Anh đã ngay lập tức nhận ra kênh đào này là một tuyến buôn bán quan trọng và việc người Pháp nắm quyền chi phối con kênh này sẽ là mối đe doạ cho những lợi ích kinh tế, chính trị của Anh trong khi đó lực lượng hải quân của Anh lúc bấy giờ là lực lượng mạnh nhất trên thế giới. Vì vậy chính phủ Anh đã chính thức chỉ trích việc sử dụng lao động khổ sai trên công trường và gửi một lực lượng người Ai Cập có vũ trang kích động nổi loạn trong công nhân khiến công việc bị đình trệ.
Tức giận trước thái độ tham lam của Anh, phó vương de Lesseps đã gửi một bức thư tới chính phủ Anh chỉ trích sự bất nhân của nước Anh khi một vài năm trước đó trong công trình xây dựng đường sắt xuyên Ai Cập đã làm thuyệt mạng 80.000 lao động khổ sai Ai Cập.
Lần đầu tiên dư luận thế giới lênh tiếng hoài nghi về việc cổ phiếu của công tuy kênh đào Suez đã không được bán công khai. Anh, Mỹ, Úc, Nga đều không có cổ phần trong công ty này. Tất cả đều được bán cho người Pháp.
Kênh đào cuối cùng cũng được hoàn thành vào ngày 17 tháng 11 năm 1869 mặc dù đã rất nhiều xung đột chính trị và sự cố kỹ thuật xung quanh công trình. Tổng chi phí đã đội hơn 2 lần so với dự tính ban đầu của các kỹ sư.
Kênh đào ngay lập tức làm ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắc đến ngành vận tải thế giới. Kết hợp với đường sắt xuyên Mỹ hoàn thành 6 tháng trước đó, nó cho phép hàng hoá đi vòng quanh thế giới trong một thời gian kỷ lục. Nó cũng góp phần quan trọng trong việc mở rộng thuộc địa của Châu Âu tại Châu Phi. Những khoản nợ khổng lồ đã buộc người kế nhiệm Phó vương Ai Cập bán lại cổ phần trị giá 4 triệu bảng của mình cho người Anh. Tuy nhiên người Pháp vẫn nắm giữ phần lớn cổ phần chi phối.
Vào năm 1888 một hội nghị ở Constantinople đã tuyên bố kênh đào là một khu vực trung lập và yêu cầu quân đội Anh bảo vệ kênh đào trong suốt cuộc nội chiến ở Ai Cập. Sau đó căn cứ vào hiệp ước với Ai Cập năm 1936 Anh đã đòi quyền kiểm soát kênh đào. Cuối cùng vào năm 1954 Chính quyền Ai Cập đã phủ nhận hiệp ước 1936 và nước Anh buộc phải từ bỏ quyền kiểm soát kênh.
Năm 1956 tổng thống Ai Cập tuyên bố quốc hữu hoá kênh và ý định xây dựng một căn cứ quân sự ở dọc kênh. Hành động này của Ai Cập được hậu thuẫn bởi Liên Xô và đã gây lo ngại sâu sắc cho Mỹ, Anh, Pháp và Israel. Vào năm 1957, Liên Hợp Quốc đã cử lực lượng gìn giữ hòa bình tới đây để bảo đảm tính trung lập của kênh.
Kênh bị đóng cửa một lần duy nhất từ 1967 tới 1975 trong cuộc Chiến tranh Ả Rập - Israel.
Cho tới năm 1967, năm xảy ra chiến tranh giữa Israel và Ai Cập, gần 15% các luồng hàng viễn dương và trên 20% các luồng hàng vận chuyển dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ thế giới đã được vận chuyển qua kênh đào.
- Kênh đào Xuy-ê (thuộc Ai Cập) là kênh giao thông nhân tạo nối Địa Trung Hải với Vịnh Xuy-ê . Đại Tây Dương với Ấn Độ Dương
ý nghĩa : - Kênh đào Xuy-ê là con đường ngắn nhất nối Đại Tây Dương và ấn Độ Dương
- Giảm cước phí vận chuyển, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa
- Tránh được ảnh hưởng của thiên tai.
- Đem lại nguồn lợi lớn cho Ai Cập thông qua thuế hải quan
- Thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa Châu Âu, Châu Phi và Châu Á
KÊNH XUYÊ
VỊ TRÍ CỦA KÊNH XUYÊ TRÊN BẢN ĐỒ
a. Vị trí địa lý
- Kênh đào Xuy-ê (thuộc Ai Cập) là kênh giao thông nhân tạo nối Địa Trung Hải với Vịnh Xuy-ê . Đại Tây Dương với Ấn Độ Dương
Dài 195 km ( 121 dặm )
- Trọng tải 250 nghìn tấn
- Không cần âu tầu khi đi qua kênh
- Thời gian qua kênh trung bình từ 11 – 12 giờ
Đặc điểm
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Kênh đào Suez là kênh giao thông nhân tạo chạy từ phía Bắc tới phía Nam đi ngang qua eo đất Suez phía Đông Bắc Ai Cập, nó nối giữa Biển Địa Trung Hải với Vịnh Suez, là một nhánh của Biển Đỏ. Kênh đào cung cấp một lối đi tắt cho những con tàu đi qua cảng Châu Âu- Châu Mỹ đến những cảng phía Nam Châu Á, cảng phía Đông Châu Phi và Châu Đại Dương. Kênh đào Suez dài 163 km, khúc hẹp nhất là 60 m, và độ sâu tại đó là 16 m đủ khả năng cho tàu lớn 150.000 tấn qua được
KÊNH ĐÀO XUYÊ
C. Lịch sử hình thành
- Được xây dựng vào năm 1859
- Mở cửa cho tàu đi lại vào ngày 17/11/1969, do Đế Quốc Anh quản lý
- 6/1956 Ai Cập tuyên bố quốc hữu hoá kênh đào.
-Kênh bị đóng cửa một lần duy nhất từ 1967 tới 1975 trong cuộc Chiến tranh Ả Rập - Israel.
Ý tưởng nối liền Địa Trung Hải và Biển Đỏ có từ thời Pha-ra-ông, tuy nhiên, phải đến năm 1859 công trình mới được khởi công do Cty Universal Suez Ship Canal điều hành. Hơn 2,4 triệu công nhân Ai Cập đã tham gia xây dựng. Trải qua 10 năm xây dựng với rất nhiều khó khăn (125.000 công nhân bỏ mạng), ngày 17-11-1869, kênh đào Xuy-ê khánh thành và đi vào sử dụng.
Kể từ khi được mở cửa lưu thông, kênh đào Xuy-ê nhanh chóng tác động đến sự phát triển của nền giao thương thế giới. Lúc đầu, quyền khai thác kênh thuộc về một Cty Anh - Pháp nhưng từ năm 1956 kênh đã được quốc hữu hóa. Đến giữa năm 1967, I-xra-en xâm chiếm Ai Cập, hoạt động của kênh phải tạm dừng, đến 6-1975 mới tiếp tục hoạt động trở lại.
Trở lại cuộc khủng hoảng kênh đào Xuy-ê, quyết định quốc hữu hóa kênh đào này của Tổng thống Ai Cập Ga-man A-đen Na-sơ đã làm phật lòng nhiều nước phương Tây, đặc biệt là Anh, Pháp và cả I-xra-en. Để giải quyết bất đồng, Anh, Pháp và I-xra-en thỏa hiệp với nhau. Ngày 29-10-1956, I-xra-en bất ngờ tấn công Ai Cập đánh chiếm bán đảo Xi-nai.
Cuộc khủng hoảng Kênh đào Suez là một sự kiện có tính bước ngoặt trong lịch sử chính sách đối ngoại của Mỹ. Bằng việc đánh đổ những nhận định truyền thống ở phương Tây về sự bá chủ của Anh-Pháp ở Trung Đông, làm trầm trọng thêm những vấn đề của chủ nghĩa dân tộc cách mạng mà Nasser là hiện thân, làm gia tăng xung đột Arập-Ixraen, và đe dọa tạo cho Liên Xô cái cớ để thâm nhập vào khu vực này, cuộc khủng hoảng kênh đào Suez đã lôi kéo Mỹ can dự một cách thực chất, quan trọng và lâu dài ở Trung Đông
Hiện nay, cùng với du lịch, việc khai thác kênh đào Xuy-ê là một trong những ngành dịch vụ thương mại quan trọng của Ai Cập. Trong năm 2005, hơn 18.700 tàu của các nước chở theo 665 triệu tấn hàng hóa các loại qua kênh đào này, mang lại cho Ai Cập một khoản thu nhập lên đến 3,42 tỷ USD so với 3,275 tỷ USD của năm 2004. Đặc biệt, kênh Xuy-ê có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển dầu mỏ từ Trung Đông đến các nền kinh tế phát triển. Chính phủ Ai Cập đang có kế hoạch đào sâu thêm kênh Xuy-ê để đủ khả năng đón những con tàu tải trọng lớn hơn và từ năm 2006 này, Ai Cập đã tăng lệ phí quá cảnh lên 3% cho các tàu nước ngoài qua lại kênh đào.
Do có con đường biển chiến lược trong bối cảnh khu vực Trung Đông luôn đầy biến động, Ai Cập được Mỹ xem là “hòn đá tảng” trong chính sách Trung Đông của mình. Trong cuộc chiến I-rắc, Ai Cập đã cho phép tàu chiến Mỹ qua lại tự do trên kênh đào Xuy-ê. Kể từ năm 1979, Ai Cập đã nhận hơn 60 tỷ USD viện trợ của Mỹ. Các quan chức Mỹ thừa nhận rằng khoản viện trợ đó nhằm hỗ trợ cho chính sách đối ngoại và các mục tiêu an ninh của Mỹ tại khu vực này.
D. Vai trò- Kênh đào Xuy-ê là con đường ngắn nhất nối Đại Tây Dương và ấn Độ Dương
- Giảm cước phí vận chuyển, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa
- Tránh được ảnh hưởng của thiên tai.
- Đem lại nguồn lợi lớn cho Ai Cập thông qua thuế hải quan
- Thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa Châu Âu, Châu Phi và Châu Á
Kênh đào 50 năm qua vẫn là nơi của thương mại và chiến tranh
Hiện mỗi ngày trung bình có hơn 40 lượt tàu qua kênh đào Suez, khiến nó trở thành một trong những nguồn thu ngoại tệ chính của Ai-Cập cùng với du lịch và xuất khẩu dầu.
Năm 2005, hơn 18.700 tàu của các nước chở theo 665 triệu tấn hàng hoá các loại qua kênh đào Suez, mang lại cho Ai Cập 3,42 tỷ USD so với 3,275 tỷ USD của năm 2004
Tồn thất về kt nếu kênh đào lại bị đóng cửa 8 năm ( 1967-7975) do chiến tranhĐối với Ai Cập
mất đi khoản thu lớn từ thuế hải quan
hạn chế sự giao lưu kinh tế giữa Ai cập với các nước trên thế giới
Đối với các nước ven Địa Trung Hải và biển Đen
chi phí vận chuyển hàng hoá tăng lên, khả năng cạnh tranh hàng hoá giảm mạnh
rủi ro trong quá trình vận chuyển tăng