Bố là tất cả. Hãy viết 1 bài văn kể về người bố.
Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
viết một bài văn về bố của em(bố là tất cả)
chịu lun rùi .....................................................................................................................................................................................................
Thư gửi bố!
Hôm nay Hà Nội lại mưa bố ạ, cái thời tiết ẩm ương khó chịu này lại làm con bị dị ứng bố ạ. Ba ngày rồi con không dám ra khỏi nhà, khắp người lở loét, ửng đỏ, đau lắm bố ơi, chẳng hiểu sao con chỉ biết úp mặt vào tường khóc, mắt cứ nhòe đi chỉ đơn giản vì con nhớ bố nhiều lắm bố ạ. Hôm nay là sinh nhật bố nhưng con chẳng có can đảm gọi điện chúc bố một câu, con sợ rằng cái giọng thều thào, khản đặc lại khiến bố lo lắng, con xin lỗi bố nhiều…
Lặng nhìn qua ô cửa sổ phòng trọ con chợt thấy bóng dáng bố ngoài kia, chú ấy nhìn giống bố lắm chú khoác áo mưa đen đạp chiếc xe đạp thống nhất xanh lấp ló phía sau yên là đôi dép mèo hello kitty của con nhóc tầm 5-6 tuổi. Trời mưa to quá 2 bố con chú ấy trú mưa ngay dưới hiên phòng trọ con bố ạ, cuộc trò chuyện của 2 bố con chú ấy lại đưa con quay ngược thời gian lại 13 năm trước. Năm ấy con chập chững vào lớp 1, bố còn sốt sắng chuẩn bị đủ thứ cho con đi học còn hơn cả mẹ, bút, sách, thước kẻ, cục tẩy… gì cũng đủ cả. Ngày ấy kinh tế đâu được như bây giờ bố đi làm cửu vạn vất vả lắm nhưng bố chẳng để con thiếu gì… Hôm ấy cũng mưa 2 cha con tất tưởi đến trường, con thì ngồi sau xe réo ầm lên:
- Nhanh lên bố ơi, muộn học con mất rồi, con bắt đền bố đấy ….”
Nước ngập đến ngang bắp chân bố, đường lầy lội vô cùng, thế rồi bố dắt bộ xe đưa con đến lớp, vừa đến cổng trường thì trống đánh vào lớp. Bố định dắt con vào nhưng khi bố nhìn lại mình quần ống thấp ống cao, bùn đất lem nhem khắp, tóc rối bù xù… chắc vì sợ con xấu hổ bố gọi con lại dặn :
- Mối đi học ngoan, bố bận việc rồi, bố xin lỗi không vào cùng con được… Thế rồi con lại phụng phịu, dỗi hờn bố, ngày ấy con có biết gì đâu chỉ nghĩ cũng phải được như bạn như bè có bố mẹ dắt vào, bây giờ lớn rồi con lại càng thương bố nhiều hơn…
Thế rồi từng dòng kí ức lại ùa về trong con… Mùa đông năm ấy bố đèo con đi học thêm, cái rét cắt da cắt thịt không cản được bố, bố một mực đòi đèo con đi học. Mắt bố ngày ấy cũng kém, đi đến chỗ dốc Dược 2 bố con ngã xe, nhưng điều đầu tiên bố làm là quay sang hỏi con:
- Đau không con, chảy máu hay xây xát gì không, đúng là bố ngu quá mà thấy ổ voi không tránh được thì đâm xuống quách cho xong, còn lắm chuyện tránh…
Chân bố chảy máu nhiều lắm nhưng bố không quan tâm vẫn bắt con lên xe bố chở về nhà. Nghĩ lại thấy con tồi quá bố ạ chẳng hiểu sao miệng con khi ấy tê cứng, một câu quan tâm cũng không thốt ra nổi, con tệ quá bố ơi…
Bao năm trôi qua bố có biết điều con day dứt và ám ảnh con mãi cho tới bây giờ là gì không hả bố? Đấy là khi bố ngỏ ý hỏi con nếu bây giờ có thêm em bé thì sao, khi ấy con đã giãy nảy lên như đỉa phải vôi:
- Con ghét em, nhà 2 chị em con là đủ rồi bố ạ, con không thích em đâu, từ nay bố đừng hỏi con về chuyện ấy nữa.
Thế rồi bố lặng thinh, ngồi trầm ngâm. Nghĩ lại bây giờ con chỉ muốn tát vào mặt mình thật đau thôi bố ạ, tát vì khi ấy đã hỗn hào với bố, tát vì tính ích kỉ xấu xa của bản thân, tát vì đã làm bố buồn. Bây giờ con đã hiểu và thương bố nhiều lắm, chắc bố đã chạnh lòng nhiều, đôi khi tủi thân nữa phải không bố. Là một người đàn ông ai chẳng muốn gia đình có nếp có tẻ, nhưng vì thương mẹ bị băng huyết sau 2 lần sinh 2 chị em con nên bố sợ mất mẹ, con biết bố thương mẹ con nhiều, vì miệng lưỡi thiên hạ đã nói rằng “mẹ không biết đẻ”. Tâm sự của một người đàn ông bố chẳng biết chia sẻ cùng ai, bố cứ giữ trọn trong lòng, bố chẳng cho ai biết... Hằng ngày bố vẫn vui cười với 3 mẹ con, nhưng con hờn, con giận vì cái hủ tục lạc hậu ở quê mình bố ạ. Con hiểu cảm giác của bố mỗi lần giỗ chạp, khi các chú các bác đẩy bố xuống mâm dưới, rồi nói bằng cái giọng lè nhè:
- Nhà chú không có thằng cu thì xuống mâm dưới ngồi đi... Con uất ức, tức nghẹn trong lòng, bố thì cười cười cho qua chuyện, con không dám nói gì, vì bố dặn “dù thế nào cũng không được hỗn với người lớn, con có ăn có học khác với người không có chữ…”. Câu nói ấy của bố chính là lời nhắc con mỗi lần làm việc gì đều phải cân nhắc kĩ…
Bố ơi! Con muốn nói rằng dù nhà mình không có em trai nhưng con sẽ luôn cố là một “thằng con trai đích thực” bố ạ. Dù phải gồng mình gánh vác gia đình mình con cũng sẽ làm được bố nhé vì đơn giản con là con gái bố… Con không muốn nói với bố con sẽ cố gắng mà con muốn nói với bố rằng con phải làm được, con không yếu đuối nữa đâu bố ạ, hãy tin tưởng ở con bố nhé!
Con yêu bố nhiều lắm!
Kí tên:
Con gái bố Mối
Bài viết hay về bố
Với bố, con là tất cả cuộc đời này
Đã hơn bốn năm kể từ ngày bố đi xa, bốn năm trôi qua trong những giấc mơ của con là tiếng chày giã sứ của bố.
Ngày bố mất con không kịp về chỉ nghe em kể lại rằng phút cuối trước lúc nhắm mắt bố gọi tên mẹ và chị em con. Để con có được ngày hôm nay, bố đã đổi bằng cả cuộc sống của mình, bố nhỉ? Bố là giáo viên dạy pháo binh, bố là chú bộ đội kiên cường mà mẹ luôn tự hào.
Khi con ra đời, bố thương mẹ vất vả nên đã chuyển ngành sang làm doanh nghiệp. Cuộc sống càng khó khăn hơn vì công ty của bố mẹ bị phá sản. Hàng ngày, bố mẹ phải đi chợ bán hàng theo mùa vụ. Mùa xoài thì bán xoài, mùa dừa thì bán dừa, mùa vải lại bán vải, bán dưa... Khi ấy con mới bước vào học cấp II nhưng đã đảm đang tất cả công việc nhà vì gia đình mình quá khổ. Cứ 3h bố mẹ đã dậy đi mỗi người một chợ, mãi chiều tối mới về chở đầy xe hàng để bán ngày hôm sau. Khi thì lãi, khi lại lỗ, con quá bé để cảm nhận được niềm hạnh phúc của những bữa cơm tối đoàn tụ gia đình.
Con học cấp 3 thì nhà mình chuyển về quê. Cuộc sống gia đình mình đỡ vất vả hơn vì mẹ đã xin được việc làm ổn định. Nhà mình gần chợ nên bố mở cửa hàng bán đồ sứ tại nhà. Chị em con càng lớn, gánh nặng của bố mẹ càng nhiều hơn, bố phải nghĩ ra nhiều nghề để làm thêm. Người ta chỉ cho bố cách đóng con tiện xi măng để cung cấp cho những nhà xây mới. Bố đóng ở nhà bán, bố đến cả công trình đang xây để đóng. Nếu không có những ngày nghỉ hè về nhà với bố mẹ để đi phụ làm cùng bố thì con không thể biết bố đã vất vả thế nào.
Trời nắng, một mình bố đội trên vai cả bao xi măng lệ khệ bước lên cầu thang để đóng sứ ở tầng mái. Bố sàng từng thúng cát để lấy những hạt cát mịn. Đôi bàn tay bố thoăn thoắt cho đến khi được vài thúng bố lại đội từng thúng cát trên đầu đi lên tầng mái. Rồi bố lại xuống để xách từng thùng nước lên. Khi tất cả được chuẩn bị xong bố trộn cát, xi măng với nước bằng chiếc xẻng. Việc làm duy nhất con giúp được bố là múc từng bay cát đổ vào trong khuôn con tiện. Một tay bố cầm chày giã sứ, giã nhịp nhàng để vữa được nhồi thật chặt, tay kia bố cầm bay để đập phẳng vữa trên đầu khuôn con sứ đã nhồi xong. Bố đứng dậy bê khuôn sứ đã được nhồi chặt trên tay đi ra cách đó một đoạn để đặt con sứ xuống và tháo khuôn. Cứ một con sứ hoàn thành là được 700 đồng. Suốt 5 năm như thế, bao nhiêu khó nhọc, vất vả để con và em được tốt nghiệp đại học.
Khi chị em con ra trường đi làm, bố mẹ lại kiếm thêm tiền để lo công việc cho con và em. Con đi làm xa nhà nên ít về, có khi cả tháng con mới về thăm bố mẹ một ngày chủ nhật. Một ngày, bác sĩ bảo bố bị ung thư gan không còn sống được bao lâu nữa. Mỗi lần đi làm về quê thăm bố, con lại đi và khóc suốt quãng đường lên Hà Nội. Con biết là con không bao giờ có cơ hội để báo đáp công lao của bố nữa. Ngày bố mất, khi con về đến nhà thì bố đã nằm bất động, đôi bàn tay bị buộc chặt để trên bụng. Đôi bàn tay ấy bao nhiêu năm cầm chày giã sứ bằng cả sức lực của mình để nuôi chị em con. Bố ơi, con xin lỗi bố. Con xin lỗi vì con mà bố khổ cả cuộc đời.
Hãy viết 1 bài văn kể về bố!!!!!!
Bố tôi năm nay ngoài 40 tuổi. Là người chăm chỉ tập thể thao à chăm chỉ làm việc nên nhìn bố cường tráng lắm. Dáng người bố tôi dong dỏng, nước da bánh mật nên trông thật khỏe mạnh. Trán bố tôi cao vuông. Vầng trán ấy bao đêm thao thức suy tư để tìm ra những cách giải quyết hay nhất cho gia đình và công việc của bố.
Tôi yêu nhất là đôi mắt bố. Dưới hàng lông mày rậm, đôi mắt to, sáng ảnh lên vẻ nghiêm nghị. Bố luôn nhìn thẳng mỗi khi tiếp xúc với mọi người. Tôi luôn cảm nhận sự ấm áp niềm yêu thương vô tận trong đôi mắt ấy. Mái tóc của bố tôi đã pha sương. Những lúc rảnh rỗi, tôi thường nhổ tóc sâu cho bố. Những sợi tóc ngắn và hơi cứng mỗi khi tôi áp má vào có cảm giác nhột nhột, thich thú.
Giọng nói bố tôi trầm ấm, dứt khoát nhưng vẫn tha thiết yêu thương. Vàm ngực bố rộng, đủ để che chở và ủ ấm cho ba mẹ con tôi. Tôi vẫn thường gọi bố là lực sĩ vì bắp tay bắp chân của bố tôi cuồn cuộn. Nhờ sự khỏe mạnh và cướng cỏi của bố tôi mới hiểu vì sao bố là trụ cột, là chỗ dựa cho ba mẹ con tôi. Hàng ngày bố tôi dậy sớm nhất nhà. Vào những ngày đông giá rét bố vẫn không bỏ thói quen tập thể dục mỗi sáng. Bố giúp mự lo bữa sáng cho anh em chúng tôi rồi đưa chúng tôi tới trường, sau đó bố mới đến cơ quan làm việc.
Tôi biết ở cơ quan bố làm việc rất vất vả. Là thợ giỏi nên không những chỉ làm việc của mình mà bố còn luôn giúp đỡ đồng nghiệp nên ai cũng quý mến. Tính bố hiền, ít nói. Bố tôi luôn dạy tôi phải sống trung thực, thật thà.
Khi về nhà bố dánh vác tất cả mọi việc nặng nhọc. Nhờ bàn tay khéo léo của bố nên mọi đồ vật trong nhà tôi đều đẹp. buổi tối bố dành thời gian để dạy tôi học bài. Tuy không phải thầy giáo nhưng bố giảng bài thật ân cần, dễ hiểu. Tôi thích nhất được sà vào long bố để được ủ ấm, ngửi mùi thơm nồng và nghe kể chuyện về tuổi thơ của bố. Những hôm bố đi công tác hay về quê thăm ông bà nội, ba mẹ con tôi đều thấy căn nhà trở nên trống vắng à nhớ bố đến cồn cào.
"Cả thế giới ở trong túi bố, trái tim con ấp ủ một điều. Yêu bố hơn những gì con có , thật tuyệt vời là bố của con". Tôi yêu bố nhiều hơn tất cả những gì tôi có thể nói được. Nếu tôi có một điều ước, tôi mong ước bố của tôi mãi mạnh khỏe và luôn ở bên tôi.
Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa?
Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè chẳng hạn. Còn riêng tôi, hình ảnh người bố sẽ mãi mãi là ngọn lửa thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn tôi mãi tận sau này.
Bố tôi không may mắn như những người đàn ông khác. Trong suốt cuộc đời bố có lẽ không bao giờ được sống trong sự sung sướng, vui vẻ.
Bốn mươi tuổi khi chưa đi được nửa chặng đời người, bố đã phải sống chung với bao nhiêu bệnh tật: Đầu tiên đó chỉ là những cơn đau dạ dày, rồi tiếp đến lại xuất hiện thêm nhiều biến chứng. Trước đây, khi còn khỏe mạnh, bao giờ bố cũng rất phong độ.
Thế nhưng bây giờ, vẻ đẹp ấy dường như đã dần đổi thay: Thay vì những cánh tay cuồn cuộn bắp, giờ đây chỉ còn là một dáng người gầy gầy, teo teo. Đôi mắt sâu dưới hàng lông mày rậm, hai gò má cao cao lại dần nổi lên trên khuôn mặt sạm đen vì sương gió.
Tuy vậy, bệnh tật không thể làm mất đi tính cách bên trong của bố, bố luôn là một người đầy nghị lực, giàu tự tin và hết lòng thương yêu gia đình. Gia đình tôi không khá giả, mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào đồng tiền bố mẹ kiếm được hàng ngày.
Dù bệnh tật, ốm đau nhưng bố chưa bao giờ chịu đầu hàng số mệnh. Bố cố gắng vượt lên những cơn đau quằn quại để làm yên lòng mọi người trong gia đình, cố gắng kiếm tiền bằng sức lao động của mình từ nghề xe lai.
Hàng ngày, bố phải đi làm từ khi sáng sớm cho tới lúc mặt trời đã ngã bóng từ lâu. Mái tóc bố đã dần bạc đi trong sương sớm. Công việc ấy rất dễ dàng với những người bình thường nhưng với bố nó rất khó khăn và gian khổ. Bây giờ có những lúc phải chở khách đi đường xa, đường sốc thì những cơn đau dạ dạy của bố lại tái phát.
Và cả những ngày thời tiết thay đổi, có những trưa hè nắng to nhiệt độ tới 38-48 độ C, hay những ngày mưa ngâu rả rích cả tháng 7, tháng 8, rồi cả những tối mùa đông lạnh giá, bố vẫn cố gắng đứng dưới những bóng cây kia mong khách qua đường.
Tôi luôn tự hào và hãnh diện với mọi người khi có được một người bố giàu đức hy sinh, chịu thương, chịu khó như vậy.
Nhưng có phải đâu như vậy là xong. Mỗi ngày bố đứng như vậy thì khi trở về những cơn đau quằn quại lại hành hạ bố. Nhìn khuôn mặt bố nhăn nhó lại, những cơn đau vật vã mà bố phải chịu đựng, tôi chỉ biết òa lên mà khóc. Nhìn thấy bố như vậy, lòng tôi như quặn đau hơn gấp trăm ngàn lần. Bố ơi, giá như con có thể mang những cơn đau đó vào mình thay cho bố, giá như con có thể giúp bố kiếm tiền thì hay biết mấy? Nếu làm được gì cho bố vào lúc này để bố được vui hơn, con sẽ làm tất cả, bố hãy nói cho con được không?
Những lúc ấy, tôi chỉ biết ôm bố, xoa dầu cho bố, tôi chỉ muốn với bố đừng đi làm nữa, tôi có thể nghỉ học, như vậy sẽ tiết kiệm được chi tiêu cho gia đình, tôi có thể kiếm được tiền và chữa bệnh cho bố. Nhưng nếu nhắc đến điều đó chắc chắn là bố sẽ buồn và thất vọng ở tôi nhiều lắm.
Bố luôn nói rằng bố sẽ luôn chiến đấu. Chiến đấu cho tới những chút sức lực cuối cùng để có thể nuôi chúng tôi ăn học thành người. Bố rất quan tâm đến việc học của chúng tôi. Ngày xưa bố học rất giỏi nhưng nhà nghèo bố phải nghỉ học. Vào mỗi tối, khi còn cố gắng đi lại được, bố luôn bày dạy cho mấy chị em học bài.
Trong những bữa cơm bố thường nhắc chúng tôi cách sống, cách làm người sao cho phải đạo. Tôi phục bố lắm, bố thuộc hàng mấy nghìn câu Kiều, hàng trăm câu châm ngôn, danh ngôn nổi tiếng...
Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng tự giác học tập. Tôi sẽ làm một bác sĩ và sẽ chữa bệnh cho bố, sẽ kiếm tiền để phụng dưỡng bố và đi tiếp những bước đường dở dang trong tuổi trẻ của bố. Tôi luôn biết ơn bố rất nhiều, bố đã dành cho tôi một con đường sáng ngời, bởi đó là con đường của học vấn, chứ không phải là con đường đen tối của tiền bạc. Tôi sẽ luôn lấy những lời bố dạy để sống, lấy bố là gương sáng để noi theo.
Và tôi khâm phục không chỉ bởi bố là một người giỏi giang, là một người cao cả, đứng đắn, lòng kiên trì chịu khó mà còn bởi cách sống lạc quan, vô tư của bố.
Mặc dù những thời gian rảnh rỗi của bố còn lại rất ít nhưng bố vẫn trồng và chăm sóc khu vườn trước nhà để cho nó bao giờ cũng xanh tươi. Những giỏ phong lan có bao giờ bố quên cho uống nước vào mỗi buổi sáng; những cây thiết ngọc lan có bao giờ mang trên mình một cái lá héo nào?
Những cây hoa lan, hoa nhài có bao giờ không tỏa hương thơm ngát đâu? Bởi đằng sau nó luôn có một bàn tay ấm áp chở che, chăm sóc, không những yêu hoa mà bố còn rất thích nuôi động vật. Tuy nhà tôi bao giờ cũng có hai chú chó con và một chú mèo và có lúc bố còn mang về những chiếc lồng chim đẹp nữa.
Và hơn thế, trong suốt hơn năm năm trời chung sống với bệnh tật, tôi chưa bao giờ nghe bố nhắc đến cái chết, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc trốn tránh sự thật, bố luôn đối mặt với “tử thần”, bố luôn dành thời gian để có thể làm được tất cả mọi việc khi chưa quá muộn.
Nhưng cuộc đời bố bao giờ cũng đầy đau khổ, khi mà cả gia đình đã dần khá lên, khi các chị tôi đã có thể kiếm tiền, thì bố lại bỏ chị em tôi, bỏ gia đình này để ra đi về thế giới bên kia.
Bố đi về một nơi rất xa mà không bao giờ được gặp lại.
Giờ đây khi tôi vấp ngã, tôi sẽ phải tự đứng dậy và đi tiếp bằng đôi chân của mình, bởi bố đi xa, sẽ không còn ai nâng đỡ, che chở, động viên tôi nữa. Bố có biết chăng nơi đây con cô đơn buồn tủi một mình không? Tại sao nỡ bỏ con ở lại mà đi hả bố?
Nhưng con cũng cảm ơn bố, bố đã cho con thêm một bài học nữa, đó chính là trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hãy trân trọng những gì đang có, hãy yêu thương những người xung quanh mình hơn, và đặc biệt hãy quan tâm, chăm sóc cho bố của mình, tha thứ cho bố, khi bố nóng giận và nỡ mắng mình bởi bố luôn là người yêu thương nhất của chúng ta.
Bố ra đi, đi đến một thế giới khác, ở nơi đó bố sẽ không còn bệnh tật, sẽ thoát khỏi cuộc sống thương đau này. Và bố hãy yên tâm, con sẽ luôn nhớ những lời dạy của bố, sẽ luôn thương yêu, kính trọng biết ơn bố, sẽ sống theo gương sáng mà bố đã rọi đường cho con đi.
Hình ảnh của bố sẽ luôn ấp ủ trong lòng con. Những kỷ niệm, những tình cảm bố dành cho con, con sẽ ôm ấp, trân trọng, nó như chính linh hồn của mình.
Đề bài: Hãy viết một đoạn văn ngắn (6-8 câu) kể về một người mà em yêu quý(bố)
Trong gia đình em gồm 4 ( có thể điền số khác ) người nhưng người mà em yêu nhất là bố . Bố em năm nay .... tuổi rồi , da bố đã có những nếp nhăn . Bố có làn da rám nắng và hàm răng trắng tinh luôn cười khi em đạt điểm tốt . Bố em làm nghề .... Nghề của bố tuy vất vả nhọc nhằn và bố thường về muộn nhưng bố luôn có thời gian dạy em học bài , cho em đi chơi ....Có lần em bị sốt nặng không đi học được . Bố đã dành thời gian ở nhà chăm sóc em mà ngủ quên khi nào không biết .
Em rất yêu bố và em sẽ cố gắng học thật giỏi để làm bố vui lòng.
Ở phần "Bố em làm nghề .... Nghề của bố tuy vất vả nhọc nhằn và bố thường về muộn nhưng bố luôn có thời gian dạy em học bài , cho em đi chơi ....Có lần em bị sốt nặng không đi học được . Bố đã dành thời gian ở nhà chăm sóc em mà ngủ quên khi nào không biết ." thì em có thể viết rằng thời gian rảnh bố chơi gì hay làm gì với em . Còn phần em bị ốm là do chị nghĩ ra , phần đó em kể về một kỉ niệm đáng nhớ của bố và em nhé
Cha mẹ là những người có công lao và ảnh hưởng vô cùng lớn đến cuộc sống của con người. Chính vì thế chúng ta cần có trách nhiệm đối với cha mẹ cho tròn đạo làm con. Trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ là trách nhiệm yêu thương, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ cha mẹ của mình trong cuộc sống hằng ngày cũng như việc chúng ta nỗ lực vươn lên trong học tập, tu dưỡng đạo đức để trở thành công dân tốt, có điều kiện để phụng dưỡng cha mẹ khi về già cũng như cống hiến được những điều tốt đẹp nhất cho xã hội. Cha mẹ là những người có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục chúng ta nên người, từ đó việc hiếu nghĩa là việc chúng ta phải làm để báo đáp công ơn đó. Bên cạnh đó, cách thể hiện chữ hiếu của con người đánh giá nhân phẩm của người đó, người hiếu thỏa với cha mẹ là những con người đáng được tôn trọng và học tập. Những hành động thể hiện sự hiếu thảo giúp các thành viên trong gia đình thêm đoàn kết hơn, gắn bó hơn đồng thời để thế hệ đi sau học tập và noi theo. Sự tôn trọng, yêu thương, đền ơn đáp nghĩa của con cái đối với cha mẹ là những hành động, nghĩa cử cao đẹp xứng đáng được lan tỏa và khen ngợi. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có nhiều người con chưa có hiếu, không hiểu, không coi trọng công lao của bố mẹ dành cho mình. Lại có những người phủi trách nhiệm của mình với cha mẹ, thậm chí có những hành động ngược đãi, đối xử không tốt với chính cha mẹ của mình,… Những người này đáng bị phê phán và cần thay đổi góc nhìn, cách nghĩ, cách hành động của bản thân để trở thành người con có hiếu và người công dân tốt của tổ quốc. Cuộc sống rất ngắn ngủi, cha mẹ sẽ không sống trọn đời bên ta, chúng ta cần sống và làm những việc tốt đẹp để giúp cho cuộc sống thêm tươi đẹp, trọn vẹn hơn.
Đề bài: Đã có lần em cùng bố mẹ hoặc anh chị đi thăm mộ người thân trong ngày lễ, tết. Hãy viết bài văn kể về buổi đi thăm đáng nhớ đó.
Sắp Tết rồi! Phải, sắp Tết! Đã hơn hai năm trôi qua, không có bà ở bên chăm sóc, vỗ về, bà chỉ hiện lên trong những dòng kí ức, trong trí tưởng tượng non nớt của tôi. Và năm nay sẽ là lần đầu tiên tôi đi tảo mộ bà. Trong tôi rộn lên bao nỗi niềm cảm xúc...
Chớm xuân! Trời đất, vạn vật choàng tỉnh khỏi giấc ngủ mùa đông, khoác tấm áo mới tươi tắn mừng xuân về. Những giọt nắng đầu tiên đã xuất hiện, rơi xuống con đường đất nâu sậm thành từng vùng nắng ấm áp, dìu dịu, làm tan đi cái lạnh lẽo, u ám vốn thấy ở mùa đông. Bên vệ đường, những bông lau, những vạt cỏ mới mọc, khẽ đưa mình trước làn gió thoảng, gợn sóng mềm mại. Trời đất như rộng thêm ra! Cái phong vị mùa xuân đang lan tỏa khắp nơi.
Đường vắng vẻ, mọi người rảo bước đi nhanh hơn. Còn tôi, tôi thấy mình thật lạ! Tôi đã rất muốn gặp, rất muốn thăm bà nhưng thực tình tôi không muốn bước chân vào khu nghĩa trang này, nó như cho tôi cái cảm giác phải tin là bà đã mãi đi xa vậy. Dòng suy nghĩ vẩn vơ, chân bước tiếp, rồi tự bao giờ tôi đã đứng trước nơi bà yên nghỉ.. Mọi thứ xung quanh chợt mờ đi trước mắt tôi, tôi muốn dùng nước mắt như cố để phủ nhòa đi cái cảnh tượng trước mắt. Mẹ tôi đã chuẩn bị đầy đủ trong chiếc làn nặng trĩu những thứ cần thiết: nào nhang, hoa và cả đồ lễ nữa. Mẹ cùng chị sửa sang phần mộ chu đáo, cẩn thận, nhổ cỏ quanh bia đá. Đưa tôi mấy nén nhang thơm đã đốt sẵn, mẹ bảo hai chị em đi thắp nhang cho các ngôi mộ xung quanh. Mẹ tôi vẫn đang sửa cỗ. Xa xa nơi một góc nghĩa trang, một nhà đang hóa vàng và lục tục chuẩn bị ra về. Lũ trẻ nhà đó chạy lăng xăng đi trước, người lớn sửa soạn đi sau.
... Tôi giờ đang đứng lặng ở đây, trước mộ bà, chắp tay làm lễ như mẹ và chị tôi. Những kỉ niệm chợt ùa về với tôi thật rõ nét, tất cả chỉ như vừa mới qua thôi. Tôi nhớ những ngày bà bế tôi rong chơi khắp làng, nhớ cả hơi ấm đặc biệt của bà nữa. Quên sao được hình bóng bà chập chờn trên vách bếp mỗi sớm tinh sương, bà nấu những nồi chè nóng, nướng những củ khoai thơm phức cho chị em tôi. Lúc nào bà cũng dành cho tôi phần hơn, phần ngon. Tôi cũng là đứa thường hay thích chải tóc cho bà, mái tóc bà dài, xòa ngang lưng, lốm đốm những sợi bạc và thoang thoảng mùi sả thơm. Tôi nhớ khôn nguôi cái mùi hương nồng ấm làm cay cay sống mũi ấy! Tôi cũng biết rằng hồi đó tôi chỉ là đứa trò hậu đậu, vụng về, làm đâu đổ đấy. Nhưng bà chẳng bao giờ quở trách tôi, cũng chẳng bao giờ bảo tôi hậu đậu cả. Bà dạy tôi mọi thứ, bà cho tôi niềm tin ở những việc mình làm, cho tôi cả những niềm hạnh phúc lớn lao. Bây giờ, tôi đã khôn lớn hơn, đã bớt hậu đậu, vụng về thì tôi chẳng còn có dip cho bà thấy những việc mình làm nữa. Bây giờ, ông cũng vẫn thường cho tôi những quả lộc nhưng cái cảm giác ngày xưa đã mãi không còn nữa, nó không phải là cảm giác thích thú, hớn hở khi được bà cho quà... Ngày trước, cứ mỗi đợt đông về, bà luôn nhắc tôi phái mặc áo cho ấm, sợ tôi ho và ốm, bà sợ tôi lạnh. Vậy mà bây giờ bà nằm đây, trong đất lạnh, cô đơn và trống trải. Bà có cảm nhận được không một mùa xuân ấm áp sắp về.
Một làn gió thoảng qua kéo tôi trở lại với thực tại, đưa tôi ra khỏi thế giới của tuổi thơ tràn ngập bóng bà. Chị và mẹ đang gọi tôi. Mẹ đang hóa vàng, những tro tiền giấy theo gió bay khắp cả một khoảng không trước mộ.
Tôi nhận ra ràng, bà đi thật rồi... Tôi trở về khi ánh hoàng hôn dán buông, cảnh vật nhuốm một màu vàng nhàn nhạt, ảm đạm. Tôi quay gót, ngước nhìn phía sau con đường vừa bước. Dường như tôi mong chờ một hình bóng ai đó hay một điều kì diệu làm phai bớt di gam màu buồn này, có thể gạt đi trong tôi bao ý nghĩ miên man ùa về.
viết bài thơ hoặc một bài văn về chủ đề'' Bố là tất cả''.
Mình đang cần gấp.Thứ hai minh phải nộp rồi.
Bố em có dáng người thấp, đậm với cái bụng to, khác bố nhà người ta bụng thon 6 múi. Bố nhà người ta đầu bóng vì vuốt keo, bố em đây đầu bóng vì lâu ngày chưa gội. Bố nhà người ta trán cao, hiểu biết rộng dài, bố em đây trán dô, siêu "lầy".
Bố nhà người ta mắt ánh lên sự nghiêm nghị, bố em đây mỗi khi làm sai là mắt láo liên như quạ vào chuồng lợn. Bố nhà người ta môi bặm lại nghiêm túc, bố em miệng chỉ có cười suốt ngày.
Bố nhà người ta tài giỏi, độc lập, vợ con nể phục, bố em đây bị vợ mắng suốt ngày để rồi tối đến rủ em lên giường ngủ sớm, nhưng thực ra là để hai bố con trùm chăn nói xấu mẹ. Bố nhà người ta được cấp dưới ngưỡng mộ, bố em đây làm tài xế xe ôm cho các cô, các bác. Bố em còn thua xa bố nhà người ta.
Nhưng bố em sẵn sàng ký vào bản tự kiểm điểm của em mà không mách mẹ; sẵn sàng che giấu khuyết điểm của em; sẵn sàng nghe cuộc gọi phê bình của cô; sẵn sàng thức đến 3, 4 giờ sáng đợi em làm xong bài và đi ngủ; sẵn sàng ngồi bên cùng em "cày" Toán khó mấy tiếng đồng hồ; sẵn sàng thức dậy sớm mỗi sáng để gọi em dậy, mặc dù bố còn thèm ngủ hơn em; sẵn sàng nhường em miếng trứng cá ngon lành mà bố rất thích; sẵn sàng cho em mượn iPad vào cuối tuần với lý do là "cho nó giải trí thêm chút"; sẵn sàng đánh xe đến lớp đón em, cho dù phải bỏ một buổi họp quan trọng; sẵn sàng đấu hài với em, tán chuyện linh tinh cùng em để "giúp nó giảm stress"…
Bố em rất khéo năn nỉ mẹ đừng đánh em, hoặc nhận tội thay để em không bị mẹ mắng. Mấy câu ấy thường chỉ là mấy câu như: "Khiếp sáng sớm đài đã hát dân ca, cải lương hay vọng cổ rồi à?", "Trời đánh còn tránh miếng ăn nhé!", "Ê, hình như có Giọng hát Việt rồi kìa!",… đủ để nhắc khéo mẹ và em thoát nạn.
Nói thế thôi nhưng đối với em, một người bố như thế là tất cả rồi. Bố chả bao giờ khiến em buồn hay khóc. Bố luôn là anh hùng giải cứu em khỏi những trận lôi đình của mẹ, giúp em yêu Toán như xưa, giúp em đi học đúng giờ…
Cảm ơn bố rất nhiều! Con chúc "Papa" luôn mạnh khỏe, sớm hết bệnh tiểu đường và sống lâu mãi với chúng con, "Papa" nhé!
Thư gửi bố! Hôm nay Hà Nội lại mưa bố ạ, cái thời tiết ẩm ương khó chịu này lại làm con bị dị ứng bố ạ. Ba ngày rồi con không dám ra khỏi nhà, khắp người lở loét, ửng đỏ, đau lắm bố ơi, chẳng hiểu sao con chỉ biết úp mặt vào tường khóc, mắt cứ nhòe đi chỉ đơn giản vì con nhớ bố nhiều lắm bố ạ. Hôm nay là sinh nhật bố nhưng con chẳng có can đảm gọi điện chúc bố một câu, con sợ rằng cái giọng thều thào, khản đặc lại khiến bố lo lắng, con xin lỗi bố nhiều… Lặng nhìn qua ô cửa sổ phòng trọ con chợt thấy bóng dáng bố ngoài kia, chú ấy nhìn giống bố lắm chú khoác áo mưa đen đạp chiếc xe đạp thống nhất xanh lấp ló phía sau yên là đôi dép mèo hello kitty của con nhóc tầm 5-6 tuổi. Trời mưa to quá 2 bố con chú ấy trú mưa ngay dưới hiên phòng trọ con bố ạ, cuộc trò chuyện của 2 bố con chú ấy lại đưa con quay ngược thời gian lại 13 năm trước. Năm ấy con chập chững vào lớp 1, bố còn sốt sắng chuẩn bị đủ thứ cho con đi học còn hơn cả mẹ, bút, sách, thước kẻ, cục tẩy… gì cũng đủ cả. Ngày ấy kinh tế đâu được như bây giờ bố đi làm cửu vạn vất vả lắm nhưng bố chẳng để con thiếu gì… Hôm ấy cũng mưa 2 cha con tất tưởi đến trường, con thì ngồi sau xe réo ầm lên: - Nhanh lên bố ơi, muộn học con mất rồi, con bắt đền bố đấy ….” Nước ngập đến ngang bắp chân bố, đường lầy lội vô cùng, thế rồi bố dắt bộ xe đưa con đến lớp, vừa đến cổng trường thì trống đánh vào lớp. Bố định dắt con vào nhưng khi bố nhìn lại mình quần ống thấp ống cao, bùn đất lem nhem khắp, tóc rối bù xù… chắc vì sợ con xấu hổ bố gọi con lại dặn : - Mối đi học ngoan, bố bận việc rồi, bố xin lỗi không vào cùng con được… Thế rồi con lại phụng phịu, dỗi hờn bố, ngày ấy con có biết gì đâu chỉ nghĩ cũng phải được như bạn như bè có bố mẹ dắt vào, bây giờ lớn rồi con lại càng thương bố nhiều hơn… Thế rồi từng dòng kí ức lại ùa về trong con… Mùa đông năm ấy bố đèo con đi học thêm, cái rét cắt da cắt thịt không cản được bố, bố một mực đòi đèo con đi học. Mắt bố ngày ấy cũng kém, đi đến chỗ dốc Dược 2 bố con ngã xe, nhưng điều đầu tiên bố làm là quay sang hỏi con: - Đau không con, chảy máu hay xây xát gì không, đúng là bố ngu quá mà thấy ổ voi không tránh được thì đâm xuống quách cho xong, còn lắm chuyện tránh… Chân bố chảy máu nhiều lắm nhưng bố không quan tâm vẫn bắt con lên xe bố chở về nhà. Nghĩ lại thấy con tồi quá bố ạ chẳng hiểu sao miệng con khi ấy tê cứng, một câu quan tâm cũng không thốt ra nổi, con tệ quá bố ơi… Bao năm trôi qua bố có biết điều con day dứt và ám ảnh con mãi cho tới bây giờ là gì không hả bố? Đấy là khi bố ngỏ ý hỏi con nếu bây giờ có thêm em bé thì sao, khi ấy con đã giãy nảy lên như đỉa phải vôi: - Con ghét em, nhà 2 chị em con là đủ rồi bố ạ, con không thích em đâu, từ nay bố đừng hỏi con về chuyện ấy nữa. Thế rồi bố lặng thinh, ngồi trầm ngâm. Nghĩ lại bây giờ con chỉ muốn tát vào mặt mình thật đau thôi bố ạ, tát vì khi ấy đã hỗn hào với bố, tát vì tính ích kỉ xấu xa của bản thân, tát vì đã làm bố buồn. Bây giờ con đã hiểu và thương bố nhiều lắm, chắc bố đã chạnh lòng nhiều, đôi khi tủi thân nữa phải không bố. Là một người đàn ông ai chẳng muốn gia đình có nếp có tẻ, nhưng vì thương mẹ bị băng huyết sau 2 lần sinh 2 chị em con nên bố sợ mất mẹ, con biết bố thương mẹ con nhiều, vì miệng lưỡi thiên hạ đã nói rằng “mẹ không biết đẻ”. Tâm sự của một người đàn ông bố chẳng biết chia sẻ cùng ai, bố cứ giữ trọn trong lòng, bố chẳng cho ai biết... Hằng ngày bố vẫn vui cười với 3 mẹ con, nhưng con hờn, con giận vì cái hủ tục lạc hậu ở quê mình bố ạ. Con hiểu cảm giác của bố mỗi lần giỗ chạp, khi các chú các bác đẩy bố xuống mâm dưới, rồi nói bằng cái giọng lè nhè: - Nhà chú không có thằng cu thì xuống mâm dưới ngồi đi... Con uất ức, tức nghẹn trong lòng, bố thì cười cười cho qua chuyện, con không dám nói gì, vì bố dặn “dù thế nào cũng không được hỗn với người lớn, con có ăn có học khác với người không có chữ…”. Câu nói ấy của bố chính là lời nhắc con mỗi lần làm việc gì đều phải cân nhắc kĩ… Bố ơi! Con muốn nói rằng dù nhà mình không có em trai nhưng con sẽ luôn cố là một “thằng con trai đích thực” bố ạ. Dù phải gồng mình gánh vác gia đình mình con cũng sẽ làm được bố nhé vì đơn giản con là con gái bố… Con không muốn nói với bố con sẽ cố gắng mà con muốn nói với bố rằng con phải làm được, con không yếu đuối nữa đâu bố ạ, hãy tin tưởng ở con bố nhé! Con yêu bố nhiều lắm! Kí tên: Con gái bố …
Đã có lần em cùng bố, mẹ (hoặc anh, chị) đi thăm mộ người thân trong ngày lễ, tết. Hãy viết bài văn kể về buổi đi thăm đáng nhớ đó.
Đã có lần e cùng bố,mẹ( hoặc anh, chị) đi thăm mộ người thân trong ngày lễ, tết. Hãy viết bài văn kể về buổi đi thăm đáng nhớ đó.
Văn Tự Sự
Sắp Tết rồi! Phải, sắp Tết! Đã hơn hai năm trôi qua, không có bà ở bên chăm sóc, vỗ về, bà chỉ hiện lên trong những dòng kí ức, trong trí tưởng tượng non nớt của tôi. Và năm nay sẽ là lần đầu tiên tôi đi tảo mộ bà. Trong tôi rộn lên bao nỗi niềm cảm xúc...
Chớm xuân! Trời đất, vạn vật choàng tỉnh khỏi giấc ngủ mùa đông, khoác tấm áo mới tươi tắn mừng xuân về. Những giọt nắng đầu tiên đã xuất hiện, rơi xuống con đường đất nâu sậm thành từng vùng nắng ấm áp, dìu dịu, làm tan đi cái lạnh lẽo, u ám vốn thấy ở mùa đông. Bên vệ đường, những bông lau, những vạt cỏ mới mọc, khẽ đưa mình trước làn gió thoảng, gợn sóng mềm mại. Trời đất như rộng thêm ra! Cái phong vị mùa xuân đang lan tỏa khắp nơi.
Đường vắng vẻ, mọi người rảo bước đi nhanh hơn. Còn tôi, tôi thấy mình thật lạ! Tôi đã rất muốn gặp, rất muốn thăm bà nhưng thực tình tôi không muốn bước chân vào khu nghĩa trang này, nó như cho tôi cái cảm giác phải tin là bà đã mãi đi xa vậy. Dòng suy nghĩ vẩn vơ, chân bước tiếp, rồi tự bao giờ tôi đã đứng trước nơi bà yên nghỉ. Mọi thứ xung quanh chợt mờ đi trước mắt tôi, tôi muốn dùng nước mắt như cố để phủ nhòa đi cái cảnh tượng trước mắt. Mẹ tôi đã chuẩn bị đầy đủ trong chiếc làn nặng trĩu những thứ cần thiết: nào nhang, hoa và cả đồ lễ nữa. Mẹ cùng chị sửa sang phần mộ chu đáo, cẩn thận, nhổ cỏ quanh bia đá. Đưa tôi mấy nén nhang thơm đã đốt sẵn, mẹ bảo hai chị em đi thắp nhang cho các ngôi mộ xung quanh. Mẹ tôi vẫn đang sửa cỗ. Xa xa nơi một góc nghĩa trang, một nhà đang hóa vàng và lục tục chuẩn bị ra về. Lũ trẻ nhà đó chạy lăng xăng đi trước, người lớn sửa soạn đi sau.
... Tôi giờ đang đứng lặng ở đây, trước mộ bà, chắp tay làm lễ như mẹ và chị tôi. Những kỉ niệm chợt ùa về với tôi thật rõ nét, tất cả chỉ như vừa mới qua thôi. Tôi nhớ những ngày bà bế tôi rong chơi khắp làng, nhớ cả hơi ấm đặc biệt của bà nữa. Quên sao được hình bóng bà chập chờn trên vách bếp mỗi sớm tinh sương, bà nấu những nồi chè nóng, nướng những củ khoai thơm phức cho chị em tôi. Lúc nào bà cũng dành cho tôi phần hơn, phần ngon. Tôi cũng là đứa thường hay thích chải tóc cho bà, mái tóc bà dài, xòa ngang lưng, lốm đốm những sợi bạc và thoang thoảng mùi sả thơm. Tôi nhớ khôn nguôi cái mùi hương nồng ấm làm cay cay sống mũi ấy! Tôi cũng biết rằng hồi đó tôi chỉ là đứa trò hậu đậu, vụng về, làm đâu đổ đấy. Nhưng bà chẳng bao giờ quở trách tôi, cũng chẳng bao giờ bảo tôi hậu đậu cả. Bà dạy tôi mọi thứ, bà cho tôi niềm tin ở những việc mình làm, cho tôi cả những niềm hạnh phúc lớn lao. Bây giờ, tôi đã khôn lớn hơn, đã bớt hậu đậu, vụng về thì tôi chẳng còn có dip cho bà thấy những việc mình làm nữa. Bây giờ, ông cũng vẫn thường cho tôi những quả lộc nhưng cái cảm giác ngày xưa đã mãi không còn nữa, nó không phải là cảm giác thích thú, hớn hở khi được bà cho quà... Ngày trước, cứ mỗi đợt đông về, bà luôn nhắc tôi phái mặc áo cho ấm, sợ tôi ho và ốm, bà sợ tôi lạnh. Vậy mà bây giờ bà nằm đây, trong đất lạnh, cô đơn và trống trải. Bà có cảm nhận được không một mùa xuân ấm áp sắp về.
Một làn gió thoảng qua kéo tôi trở lại với thực tại, đưa tôi ra khỏi thế giới của tuổi thơ tràn ngập bóng bà. Chị và mẹ đang gọi tôi. Mẹ đang hóa vàng, những tro tiền giấy theo gió bay khắp cả một khoảng không trước mộ.
Tôi nhận ra rằng, bà đi thật rồi... Tôi trở về khi ánh hoàng hôn đang buông, cảnh vật nhuốm một màu vàng nhàn nhạt, ảm đạm. Tôi quay gót, ngước nhìn phía sau con đường vừa bước. Dường như tôi mong chờ một hình bóng ai đó hay một điều kì diệu làm phai bớt di gam màu buồn này, có thể gạt đi trong tôi bao ý nghĩ miên man ùa về.
Cho đến bây giờ, tôi mới thực sự hiểu câu nói: “Hoa tàn đi nở lại sẽ đẹp hơn, người chết đi sẽ mãi sống trong lòng mọi người”. Có thể bà đã đi xa nhưng bà vẫn đang và sẽ mãi mãi sống trong lòng lôi, trong lòng tất cả những người thân trong gia đình. Tôi tin bà đang dõi theo từng bước của tôi trên đường đời dài rộng, tôi nhất định sẽ khiến bà mỉm cười và tự hào về tô1
hãy viết 1 đoạn ngắn kể về người bố kính yêu
Người mà em yêu quý và kính trọng nhất đó là bố của em. Bố em năm nay 36 tuổi. Bố có dáng người cao nhưng hơi gầy, nước da ngăm đen khỏe mạnh, đôi mắt của bố rất trong và sáng long lanh, bố em tuy có vẻ ngoài dữ dằn nhưng tính tình rất điềm đạo và hiền nữa.Những bài tập nào khó thì bố lại ân cần cùng em giải quyết nó. Bố em rất bận rộn, bố đi làm từ sáng sớm đến tối mịt mới về. Tuy công việc của bố em rất bận rộn nhưng lúc nào bố cũng dành thời gian quan tâm chăm sóc cho cả nhà. Tối về nhà dù rất mệt mỏi nhưng bố vẫn ân cần dạy em học bài.Những ngày nghỉ cuối tuần, bố thường dành hết thời gian để cùng gia đình đi chơi công viên, đi siêu thị và cùng mẹ con em nấu những bữa cơm vui vẻ và hạnh phúc.
Tham khảo nha em
Ở gia đình em có 3 người bố,mẹ và em nhưng trong đó người em yêu thương nhất chính là bố của em.Bố em là người rất nghiêm túc.Thế nhưng bố em rất yêu thương em và yêu quý em.
Bố em năm nay dc hai sáu tuổi rồi.Vì tóc bố vẫn còn đen, chỉ có lơ thơ vài sợi tóc trắng. Người bố hơi cao, không mập lắm, nên có vẻ khỏe khoắn. Sở dĩ được như vậy là do bố em năng tập thể dục vào mỗi buổi sáng. Nghe bà nội em kể rằng, thuở nhỏ bố em rất thích chơi thể thao; bóng chuyền, bóng bàn môn nào bố cung giỏi. Gương mặt bố hao hao hình chữ điền, trông đầy nét cương nghị.Hàng ngày, sau giờ làm việc ở cơ quan về, bố em còn cuốc đất vun gốc cho mấy cây trồng xung quanh nhà. Cho nên, tuy vườn không phải là rộng lắm nhưng có nhiều thứ hoa quả. Cây nào cây nấy thẳng lối ngay hàng, đẹp chẳng khác chi một công viên nho nhỏ.
Những lúc bố rảnh rỗi bố luôn luôn chở em đi chơi đi ăn nhà hàng,đi ngắm cảnh..... rất nhiều rồi vừa đi vừa kể chuyện hay giảng giải những điều thắc mắc chúng em thường gặp. À, mà sao cái gì bố cũng biết, biết nhiều thứ lắm. Anh Hai và em cứ nhờ bố giảng cho bài văn, hướng dẫn cho bài toán. Bố đúng là ông thầy thứ hai, ở nhà.
Em rất yêu quý và kính trọng bố của mình. Nhờ có bố mà cả gia đình sống trong cảnh ấm no.bố là người không thể thiếu trong tim của em.
Tham khảo
Gia đình em có bốn người: mẹ em, bố em, anh hai và em. Mẹ em lúc nào cũng dễ dãi, nuông chiều con cái, còn bố em thì ngược lại, rất nghiêm túc. Thế nhưng em vẫn kính yêu bố em vô cùng.
Nhìn bố, ít ai nghĩ rằng ba đang ở vào độ tuổi bốn mươi lăm. Vì tóc bố vẫn còn đen, chỉ có lơ thơ vài sợi tóc trắng. Người bố hơi cao, không mập lắm, nên có vẻ khỏe khoắn. Sở dĩ được như vậy là do bố em năng tập thể dục vào mỗi buổi sáng. Nghe bà nội em kể rằng, thuở nhỏ bố em rất thích chơi thể thao; bóng chuyền, bóng bàn môn nào bố cũng giỏi. Gương mặt bố hao hao hình chữ điền, trông đầy nét cương nghị.
Hàng ngày, sau giờ làm việc ở cơ quan về, bố em còn cuốc đất vun gốc cho mấy cây trồng xung quanh nhà. Cho nên, tuy vườn không phải là rộng lắm nhưng có nhiều thứ hoa quả. Cây nào cây nấy thẳng lối ngay hàng, đẹp chẳng khác chi một công viên nho nhỏ.
Nhiều đêm, bố em thường thức tới khuya để làm thêm một số công việc tăng thu nhập cho gia đình. Em biết rõ điều đó lắm. Vì chúng em mà bố em phải chịu nhiều vất vả. Nhưng bố nào có quản khó nhọc gì đâu. Bố thường nói với mẹ em rằng, dù cực khổ mấy cũng chịu được, miễn là nhìn thấy chúng em ngoan ngoãn, siêng năng học hành là ba đã vui rồi. Bây giờ em mới hiểu câu “Công cha như núi Thái Sơn” thật là cao cả biết dường nào.
Những lúc rảnh rỗi, bố em thường dắt chúng em đi dạo quanh làng. Vừa đi, bố vừa kể chuyện hay giảng giải những điều thắc mắc chúng em thường gặp. À, mà sao cái gì bố cũng biết, biết nhiều thứ lắm. Anh Hai và em cứ nhờ bố giảng cho bài văn, hướng dẫn cho bài toán. Bố đúng là ông thầy thứ hai, ở nhà.
Em rất kính yêu bố em. Nhờ có bố mà cả gia đình sống trong cảnh ấm no, hạnh phúc. Cho nên, lúc nào, em cũng cố gắng học thật giỏi để ba em được vui lòng.
1. Hãy viết một bài văn (khoảng 1 đến 2 trang giấy) kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em với ông/bà hoặc bố mẹ.
2. Hãy viết bài văn có độ dài khoảng 1 trang giấy thi, kể về một trải nghiệm của em với thầy/cô giáo mà em nhớ nhất.
3. Trong thời gian xảy ra đại dịch Covid, chắc hẳn em đã có nhiều trải nghiệm đáng nhớ. Hãy viết một bài văn kể về một trong số những trải nghiệm đó của em.
4. Hãy viết một bài văn (khoảng 1 đến 2 trang giấy) kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em với người thân hoặc bạn bè.
4.
Tham Khảo:
Dàn ý:
1. Mở bài
Giới thiệu về trải nghiệm sẽ được kể.
2. Thân bài
a. Giới thiệu khái quát về câu chuyện
Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra câu chuyện.Giới thiệu những nhân vật có liên quan đến câu chuyện.
b. Kể lại các sự việc trong câu chuyện
Điều gì đã xảy ra?Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy?Cảm xúc của người viết khi xảy ra câu chuyện, khi kể lại câu chuyện?
3. Kết bài
Nêu cảm xúc của người viết với câu chuyện đã xảy ra.
Tham khảo!
1,
https://download.vn/ke-lai-mot-trai-nghiem-dang-nho-51009
2.
https://vndoc.com/bai-viet-so-3-lop-6-de-6-ke-ve-thay-co-giao-cua-em-nguoi-quan-tam-lo-lang-va-dong-vien-em-hoc-tap-132697
3.
Đầu tiên, Covid-19 đã giúp con nhận thức được giá trị của thời gian. Trong cuộc sống, chắc hẳn có nhiều người luôn lấy lý do rằng còn nhiều thời gian để thực hiện việc này, việc kia nên họ thường trì hoãn công việc mà mình muốn làm. Chỉ khi đại dịch bùng phát và cướp đi tính mạng của rất nhiều người trong phút chốc, thời gian mà chúng ta nghĩ vẫn nhiều rồi đến lúc nào đó sẽ chẳng còn, con người mới nhận ra sự sống và thời gian thật sự quá ngắn ngủi. Từ đó, con biết trân trọng thời gian hơn, biết cố gắng để sống hết cuộc đời đáng sống của mình. Bố biết không, ở nhà, ngoài thời gian học và ôn tập để không quên kiến thức, anh và con còn giúp mẹ dọn nhà, trang trí nhà cửa đón Tết bằng những dây đèn lấp lánh bố mua. Mẹ cũng ân cần dạy con cách làm một số món ngon. Đến tối, ba mẹ con cùng ngồi xem phim với nhau, con còn nhổ tóc bạc cho mẹ nữa. Mẹ con con cũng có nhiều phút giây bên nhau hơn. Con nhận thấy rằng, con có một cuộc sống gia đình hạnh phúc và vô cùng ý nghĩa.
Bài học thứ hai mà con học được là bài học về tình người. Giữa tình hình dịch bệnh như thế này, các chiến sĩ áo trắng đã phải ngày đêm thức trực ở bệnh viện, chữa bệnh từ người này đến người khác rất vất vả. Các chú bộ đội, công an như bố cũng phải đi xa nhà để chống dịch. Các anh chị thanh niên cũng cống hiến không ít cho đất nước, anh chị đã vẽ tranh hay viết thư tuyên truyền để cổ động mọi người trong việc chống dịch này. Và con cũng vậy, con sẽ góp chút tiền lẻ của mình vào đó. Đó là bài học về tình người mà con học được.
4:
https://hoatieu.vn/viet-bai-van-ke-lai-mot-trai-nghiem-cua-em-hay-chon-loc-210878
Tham khảo!
1.
Mẫu 4
Mỗi người đều có những trải nghiệm đem đến cho bản thân nhiều bài học ý nghĩa. Tôi cũng đã có một trải nghiệm đáng nhớ về tiết kiểm tra đầu tiên dưới mái trường Trung học cơ sở.
Đó là tiết học kiểm tra của môn Ngữ Văn - một môn học mới mẻ khác hoàn toàn so với Tiểu học. Cô giáo đã cho chúng tôi đề bài để chuẩn bị trước: Cảm nghĩ về ngày đầu tiên bước chân vào trường Trung học cơ sở. Các bạn trong lớp đều tranh thủ ngồi xem lại tài liệu để có thể đưa ra một kết quả tốt nhất. Tuy vậy, các bạn trong lớp cũng không tránh khỏi sự căng thẳng hiện - điều đó hiện rõ lên trên từng khuôn mặt của các bạn học sinh. Tiếng trống báo hiệu vào lớp vang lên, khoảng tầm 3 phút sau thì cô Hồng - cô giáo dạy môn Ngữ văn của tôi đã bước vào, cô viết lên bảng đề văn. Đúng là một trong bốn đề mà cô đã yêu cầu chúng tôi ôn tập. Cô nói:
- Các em đã chuẩn bị xong chưa? Chúng ta bắt đầu tính giờ nhé.
Sau đó, cô giáo yêu cầu chúng tôi cất toàn bộ tài liệu, chỉ để lại giấy kiểm tra và bút viết trên mặt bài. Thời gian làm bài kiểm tra của chúng tôi là chín mươi phút. Cô giáo yêu cầu cả lớp trật tự, bắt đầu tính giờ làm bài. Không gian trong lớp học trở nên yên tĩnh lạ thường. Đa phần các bạn đều nghiêm túc làm bài. Tuy là đề mà cô giáo đã cho ôn tập nhưng vẫn có một số bạn cứ ngồi loay hoay mãi. Còn riêng tôi, do đã chuẩn bị cẩn thận nên tôi có thể nhanh chóng bắt đầu viết bài của mình. Trước hết là gạch ra giấy nháp những ý chính. Sau đó dựa vào dàn ý đó để viết thành bài văn hoàn chỉnh. Hai phần ba thời gian trôi qua, các bạn trong lớp đều đang cặm cụi viết bài. Cô giáo ngồi phía trên bàn giáo viên vẫn chăm chú quan sát cả lớp. Không một tiếng động lạ.
Hai viết trôi qua thật nhanh, chỉ còn lại khoảng hai mươi phút cuối. Tôi đã sắp hoàn thiện bài viết của mình. Nhiều bạn dường như đã sắp hoàn thành xong bài viết của mình. Khoảng mười lăm phút cuối giờ, tôi nhanh chóng viết nốt những ý chính quan trọng trong bài viết của mình. Tiếng xôn xao bắt đầu nổi lên. Nhiều bạn đã đứng lên nộp bài. Cô Hồng yêu cầu các bạn đã nộp bài nhanh chóng ổn định lại trật tự để không làm ảnh hưởng đến những bạn vẫn còn đang làm bài. Tiếng trống báo hiệu đã hết tiết vang lên. Bạn lớp trưởng được cô yêu cầu đi thu lại bài của toàn bộ các bạn trong lớp. Sau khi kiểm tra số lượng bài viết đã đầy đủ, cô cũng cho cả lớp nghỉ.
Đó là tiết kiểm tra đầu tiên của tôi dưới mái trường Trung học cơ sở. Sau khi kiểm tra, tôi cảm thấy rất vui vẻ, hài lòng. Và bản thân cũng rút ra được những kinh nghiệm học tập cho bản thân.
Mẫu 5
Cuộc sống hiện đại cuốn chúng ta vào guồng quay cùng sự phát triển nhộn nhịp khiến ta đôi khi buông lơi những mối quan hệ tưởng chừng như rất quan trọng trong một khoảng thời gian nào đó. Chỉ đến khi gặp lại họ, một cách tình cờ, ta mới thấy bản thân đã mất đi những gì.
Kể lại một trải nghiệm lần ấy thật đặc biệt vì đó là phần thưởng mà bố mẹ dành cho tôi sau một năm dài nỗ lực học tập, tôi đã đỗ vào một trường cấp 2 trọng điểm của tỉnh với điểm số cao.
Chuyến đi được diễn ra vào giữa tháng 7, gia đình tôi quyết định trốn ánh nắng chói chang của mùa hè đất Bắc để đến với không khí trong trẻo, mát mẻ của Đà Lạt. Trước khi ghé Đà Lạt, cả gia đình tôi bay đến Nha Trang để thăm một vài người bạn của bố. Đây cũng là lần đầu tiên tôi được trải nghiệm cảm giác đi máy bay. Nhìn từ cửa sổ, những đám mây trắng trẻo, bồng bềnh chưa bao giờ gần tôi đến thế. Cứ ngỡ như có thể vươn tay ra mà chạm vào chúng, mà cảm nhận chúng một cách trọn vẹn nhất. Bay đến Nha Trang, chúng tôi được thiết đãi rất nhiều thứ đặc sản miền Trung như bánh canh, hải sản, bánh xèo,… Nha Trang cũng là một vùng đất mới lạ nhưng nó vẫn đem đến cho tôi cảm giác thân thuộc bởi tôi cũng được sinh ra ở vùng biển. Những thứ như hải sản, cát trắng, biển xanh,… đều khá quen thuộc đồi với tôi. Vậy nên điều tôi háo hức nhất vẫn là chuyến đi đến Đà Lạt sau 2 ngày lưu lại nơi này.
Nhà tôi thuê một chiếc taxi để trải nghiệm đường rừng từ Nha Trang đến Đà Lạt. Đường rừng chưa được cải thiện nhiều, đường rất gồ ghề khó đi. Nhưng bỏ qua những trở ngại ấy, tôi đắm chìm vào những cánh rừng bạt ngạt, xanh mướt. Gần đến Đà Lạt rừng càng dày đặc, không khí cũng dễ chịu hơn. Tôi còn nghe thấy cả tiếng chim lảnh lót hót vang khu rừng đem lại cảm giác bình yên chưa từng có. Ở thành phố bây giờ rất khó kiếm tiếng chim hót vì chúng bị chiếm hết những ngôi nhà xanh để xây dựng đô thị, nhà cao tầng, chung cư… Tôi thích Đà Lạt cũng vì cái lẽ đó. Tôi thích khung cảnh bình yên và nhẹ nhàng.
Cả nhà tôi dành 3 ngày để ở lại Đà Lạt và trải nghiệm thành phố của tình yêu này. Chúng tôi đi thăm vườn hoa, trải nghiệm chợ đêm Đà Lạt và thử đi ngựa rồi đi xe đạp quanh thành phố. Đà Lạt yên bình và nhẹ nhàng lắm. Ở Đà Lạt, chúng tôi được trải nghiệm cái mà người ta gọi là “một ngày bốn mùa”. Sáng như mùa xuân, trưa như mùa hè, chiều mang hơi thở mùa thu và tối lạnh như chớm đông. Tối nào tôi cũng đòi bố mẹ đến chợ đêm vì tôi yêu thích trải nghiệm ẩm thực nơi đây với sữa chua dâu, sữa đậu, bánh canh, bánh tráng nướng,… Nhưng có một trải nghiệm mà tôi không thể quên, đó là gặp được bạn cũ của mình ở đó. Ánh là người bạn thân thời câp 2 của tôi. Chúng tôi đã trải qua 4 năm cấp 2 với biết bao trải nghiệm cùng nhau từ vui đến buồn. Chúng tôi đã từng hứa sẽ trở thành bạn thân cho đến mãi về sau. Vậy mà cuối cùng, Ánh lại không đỗ vào ngôi trường mơ ước của chúng tôi. Còn tôi, khi vào môi trường mới và có chút áp lực về việc phải giữ vững phong độ học tập, vô tình đã quên mất người bạn ấu thơ này. Cho đến khi bất ngờ gặp Ánh tại hội chợ, cô bạn cũng đi du lịch ở đây vào dịp này, tôi chợt sững người lại. Chúng tôi nhìn nhau rất lâu trước khi có thể mở lời chào nhau. Mọi thứ trở nên gượng gạo, ngượng ngùng cứ như thể những con người mới quen nhau lần đầu. Cuối cùng, bọn tôi xin phép bố mẹ để cùng đi với nhau một lúc. Chúng tôi ngồi lại, kể cho nhau nghe về cuộc sống trong thời gian vừa rồi. Ánh có nói một câu khiến tôi rất đau lòng “Tớ thấy cậu vui vẻ với những người bạn mới quá nên tớ ngại làm phiền cậu”. Ôi chữ “phiền”! Tôi đâu có ngờ được sự vô tâm của mình đã khiến bạn mình đau lòng như thế. Tôi ân hận vô cùng vì sự việc ấy. Chúng tôi đã ngồi bên nhau rất lâu, nói với nhau những điều giấu trong lòng và quyết định làm hòa. Kết thúc chuyến đi, chúng tôi về cùng nhau và từ đó vẫn giữ mối quan hệ thân thiết đến bây giờ.
Chuyến đi vừa rồi đã mang lại cho tôi nhiều điều. Nó mang lại những giây phút giải trí thoải mái sau quãng thời gian học tập căng thẳng. Nó mang lại những kiến thức về văn hóa, địa lí,… về vùng đất mới. Nhưng đặc biệt, nó tìm lại cho tôi một tình bạn đẹp. Tôi nhận ra rằng: Không có điều gì có thể phá vỡ tình bạn ngoài sự vô tâm của bản thân. Tôi mong muốn có được nhiều thời gian hơn với Ánh, có thể là trong một chuyến đi mới, để có thể lưu giữ tình bạn này. Mong rằng tất cả mọi người hãy quan tâm hơn đến những người xung quanh mình để không phải hối hận như tôi đã từng.
2.
Trường Trung học cơ sở Nam Trung Yên là mái nhà của tình thương, của kỷ luật. Trong trường, học sinh luôn luôn quý mến các thầy, các cô và đáp lại đó các thầy, cô luôn luôn chăm sóc, quan tâm đến các học sinh của mình. Tôi, riêng tôi đây, tôi luôn luôn kính trọng giáo viên toán của mình: Cô Trang, người giáo viên đã giúp tôi như một sự thần kỳ.
Cô Trang có vóc dáng dong dỏng cao, mái tóc cô màu đen cắt đầu vuông trông thật đẹp, vào tầm khoảng này, cô đang mang một bé trai trong bụng, giờ đã được khoảng năm, sáu tháng (cũng không rõ lắm). Cô rất hiền lành, nhân hậu, trên đôi môi cô vẫn luôn nở một nụ cười tươi, giúp cô vốn đã xinh nay còn xinh hơn! Theo các giờ toán trên lớp của chúng tôi cho biết: Hẳn cô vẫn luôn muốn trên bảng của lớp có tám từ: “Tổ một: Đủ; tổ hai: Đủ; tổ ba: Đủ; tổ bốn: Đủ”.
Hẳn sẽ có rất nhiều người đang tự hỏi: “Tại sao cô giáo chủ nhiệm là cô văn: Vừa hiền, vừa xinh”. Thật ra cũng chỉ vì lí do sau: Hồi tôi còn học cấp I, cái từ “toán” với tôi chỉ là một môn vô dụng: “Một phụ nữ ra chợ mua sáu mươi quả dưa hấu, mỗi quả ...vân và vân…”; vậy, tôi thường phân tích nó: “Bà ấy mua để làm gì và mang chúng về như thế nào?”, “Cấp I ta được học một cộng một bằng hai; cấp II ta được biết âm một cộng ba bằng hai; cấp III rồi Đại học…” Chung quy, lớn lên, trên máy tính của ta có mấy chữ “Một cộng một bằng hai???“… Nói chung, trong mắt tôi, “Toán” chỉ là một khối gạch vô tri, vô giác, không có ích cho đời.
Cho đến khi tôi học cấp II, những ngày học hè đầu tiên đã đến. Sau khi nghe thời khóa biểu, tôi phàn nàn: “Mình sẽ ngủ vào hai tiết cuối (Toán)”. Thời gian dần trôi, hai tiết toán đã đến, tôi chui tọt xuống bàn cuối cùng để ngồi, thở dài: “Chín mươi phút à? Buồn thật…”. Cô Trang bước vào lớp, cô đi chầm chậm, cái dáng đi khoan thai ấy giờ tôi vẫn nhớ. Tôi khá ấn tượng với nó, mèo hoàn mèo tôi gục đầu xuống bàn. Lớp trưởng hô cho các bạn chào: “Học sinh Nam Trung Yên kính thầy, yêu bạn, chăm ngoan, học giỏi”. Giọng cô vang lên nhẹ nhàng: “Cô chào các con, mời các con ngồi xuống”. Giờ câu nói ấy cứ luôn vang mãi trong mỗi giờ toán của chúng tôi, nhớ mãi nó. Quay lại tiết toán, tôi ngồi xuống, mặt bàn như có lực hút, “hút” mặt tôi xuống bàn. Cô Trang quan sát lớp, cô thấy tôi, những bước chân của cô khẽ vang lên, cô lại gần tôi hỏi: “Con có mệt không? Cần xuống y tế không con?” Tôi đáp lại bằng cái giọng chán nản, thường nghe muốn “đập”: “Con không sao ạ”. Cô mỉm cười, xoa đầu tôi: “Mệt thì nói với cô nhé!” Tôi chỉ coi đó là xã giao, không quan tâm. Thật tình lúc đó cũng thấy áy náy, mất mười phút của lớp rồi! Xong, tôi nghĩ: “Ai cũng như ai thôi, giáo viên toán thường rất cứng và rắn, nghe giảng hẳn ngang phè phè ý mà…” Cô cất lên tiếng giảng bài. Ôi! Sao nó trong và mềm, hay đến như thế! Hẳn đó là lúc tôi thay đổi mọi khái niệm về môn toán, cắt đứt sợi dây có ghi hình “Toán bằng vô dụng” và nối tiếp sợi dây “toán”. Tôi liền nhận ra: “Thù không phải không là bạn”. Tôi quyết tâm học toán. Ngày tháng trôi qua, những con số “sáu, bảy” và thay vào đó là những điểm “chín, mười”. Và đây: Một con tám rưỡi xuất hiện trong bài kiểm tra giữa học kỳ I của tôi, tất cả đều nhờ công lao cô Trang dạy dỗ, rèn luyện cho tôi từng ngày, từng tháng một. Tôi vẫn chưa thể tự mình nói lời “cảm ơn” với cô, cho đến khi vào ngày hai mươi tháng mười một, trên tay tôi, tôi cầm chiếc thiếp tặng cô Trang. Theo tôi, đó là lời cảm ơn gián tiếp, tôi không đủ dũng cảm để bật ra hai chữ “cảm ơn”.
Tôi rất biết ơn cô Trang! Cô là người dẫn lối cho tôi trước khi quá muộn, trước khi nó (khái niệm về “toán”) bị đóng khuôn, không thể thay đổi được nữa… “Con cảm ơn cô!” – Đây là lần thứ hai con phải gián tiếp nói hai chữ “cảm ơn”. “Con sẽ cố gắng cô ạ, vào ngày nào đó, chính con sẽ tự nói chúng trước cô, cô ạ!”.
4.
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có cho riêng mình một quá khứ, và quá khứ sẽ đầy ắp những kỉ niệm khó quên. Đó có thể là kỉ niệm cùng bạn bè, đó có thể là kỉ niệm bên thầy cô và còn có những kỉ niệm bên gia đình, những người thân yêu ruột thịt của mình. Tôi cũng có rất nhiều kỉ niệm, đặc biệt, một kỉ niệm đầy sâu sắc với tôi là ngày cùng anh Hai đi thi đại học.
Anh Hai tôi là một người trầm tính, ít nói, anh học không quá giỏi nhưng bù lại là sự chăm chỉ, cần cù. Năm đó, anh lên 12 và dự thi tốt nghiệp, sau đó anh đăng ký thi vào hai trường là Đại học Ngoại ngữ Huế và Đại học Bách Khoa Đà Nẵng. Những ngày tháng miệt mài bên sách vở cùng với áp lực của việc thi cử khiến anh tôi gầy hẳn. Vì bố mẹ phải đi làm kiếm tiền hàng ngày, tôi thì còn nhỏ cũng chẳng giúp được việc gì to lớn, anh phải một mình dọn dẹp rồi chuẩn bị bữa ăn cho cả nhà, lúc rảnh rỗi mới có thời gian học. Mỗi tối, anh Hai thức khuya học bài đến 2 giờ sáng mới đi ngủ. Tôi rất khâm phục sự kiên trì và cố gắng đó của anh và xem anh như một thần tượng của mình vậy.
Ngày sắp lên thành phố để thi Đại học, anh lo lắng mất ăn mất ngủ. Sau khi bàn bạc, gia đình đi đến thống nhất là để tôi đi với anh trai. Chọn tôi đi cùng anh vì một phần do bố mẹ vướng công việc nên không thể xin nghỉ được, một phần là tôi rất thích, vòi vĩnh cả nhà mãi mới được vì tôi muốn đi cùng anh, cổ vũ cho anh, hơn nữa tôi cũng chưa lên thành phố bao giờ nên rất mong được đi lần này . Rồi hai anh em tôi đóng gói quần áo cùng với một ít tiền bố mẹ cho lên đường. Dù anh đã lớn, cũng có vài lần anh lên thành phố chơi, song bố mẹ vẫn lo lắng, dặn cái này, cái kia để hai đứa tự biết chăm sóc nhau.
Anh tôi thi ở Đà Nẵng trước rồi mới ra thi ở Huế. Chúng tôi đến Đà Nẵng trước ngày thi một hôm. Mọi chuyện đều thuận lợi cho đến sáng ngày chuẩn bị đi thi thì tôi lại đau bụng dữ dội, dù rất cố gắng nhưng tôi không thể chịu đựng được, xỉu đi lúc nào không hay. Khi tỉnh dậy thì thấy mình đang ở bệnh viện. Lúc đó, anh tôi mới kể lại lúc ấy tôi đau khiến anh hoảng hốt, vừa lo, vừa sợ. Khi tôi ngất xỉu anh đã gọi cô chủ nhà trọ hai anh em tôi thuê nhờ đưa đi bệnh viện, sau khi bác sĩ khám thì bảo tôi bị ruột thừa phải mổ liền. Cuối cùng sau ca mổ đó tôi được cứu sống, còn anh thì lỡ dở buổi thi Đại học của mình, xem như cơ hội vào trường Bách Khoa cũng vì tôi mà anh phải chấp nhận bỏ thi. Lúc đó tôi buồn lắm, vừa buồn vừa giận chính mình, tôi nắm tay anh nói:
- Em xin lỗi anh Hai, lẽ ra em phải là người giúp đỡ anh, động viên tinh thần cho anh để anh Hai thi, vậy mà giờ em lại càng khiến anh lo lắng, bố mẹ lo lắng.
Anh Hai xoa đầu tôi, an ủi:
- Không sao đâu em, bỏ lỡ cơ hội này thì anh còn cơ hội khác, quan trọng là sức khoẻ của em, em phải nhanh hồi phục để cùng anh ra Huế thì nữa nhé.
Tôi biết anh nói vậy thôi nhưng lòng anh buồn lắm, vì trường Bách Khoa chính là mơ ước bấy lâu của anh mà. Đó là lần mà tôi thấy mình có lỗi và thương anh nhất, giá mà tôi không vòi vĩnh bố mẹ để được đi cùng anh thì có lẽ đã không xảy ra chuyện như thế.
Bây giờ thì anh Hai tôi đã là cậu sinh viên năm cuối của trường Đại học Ngoại ngữ Huế. Ba năm đại học anh luôn đạt học bổng của trường, ngoài việc học, anh còn đi dạy gia sư để có tiền đóng học phí giúp đỡ phần nào những khó khăn cho bà mẹ. Đến bây giờ, tôi vẫn luôn tự hào về người anh trai yêu quý của mình.