Những câu hỏi liên quan
NB
Xem chi tiết
NH
25 tháng 12 2018 lúc 16:44

Em co danh gia gi ve mat tien bo va han che trong nhung cai cach cua Ho Quy Ly o the ki XV ?

Đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, điều đó chứng tỏ ông là một nhà cải cách có tài và là người yêu nước thiết tha.

Những cải cách của Hồ Quý Ly ít nhiều góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, cải cách văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.
Tuy nhiên, một số chính sách chưa triệt để (gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận), chưa phù hợp với tình hình thực tế. Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.

Em co nhan xet, danh gia gi ve nhan vat Ho Quy Ly?

Đánh giá nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly : Cần xem xét về nhân vật Hồ Quý Ly trong bối cảnh lịch sử nước Đại Việt nửa cuối thế kỉ XIV, những biểu hiện về sự suy sụp của nhà Trần, xã hội rối loạn để hiểu và nêu được nhận xét về Hồ Quý Ly (trong tình trạng đất nước khủng hoảng, ông đã mạnh dạn khởi xướng và tiến hành thực hiện cuộc cải cách trên nhiều mặt nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, cuộc cải cách có nhiều mặt tiến bộ) từ đó rút ra nhận xét Hồ Quý Ly là một nhân vật lịch sử có tài năng, có hoài bão, có đóng góp cho xã hội vào nửa cuối thế kỉ XIV. Hạn chế và sai lầm lớn nhất của ông là để đất nước rơi vào ách đô hộ của nhà Minh do đường lối kháng chiến sai lầm và cũng do những hạn chế trong cuộc cải cách của ông.

Nguồn: loigiaihay
Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
KH
1 tháng 1 2019 lúc 10:17

* Nhận xét về cải cách của Hồ Quý Ly:

Khá toàn diện, có một số mặt tích cực, nhưng một số chính sách không triệt để, chưa giải quyết được yêu cầu bức thiết của nhân dân…

Bình luận (1)
DT
Xem chi tiết
PD
23 tháng 12 2020 lúc 17:35

– Điểm tích cực:

   + Đáp ứng phần nào yêu cầu lịch sử đặt ra cho dân tộc Việt Nam.

   + Tấn công vào những tư tưởng bảo thủ.

   + Phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời.

   + Chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy Tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX.

   – Điểm hạn chế:

   – Chưa động chạm đến những vấn đề cơ bản của thời đại là: giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam: mâu thuẫn dân tộc (giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp); mâu thuẫn giai cấp (giữa địa chủ và nông dân).

   – Mang tính lẻ tẻ, rời rạc.

   – Không xuất phát từ những cơ sở bên trong của kinh tế – xã hội Việt Nam

Bình luận (0)
NY
Xem chi tiết
BT
13 tháng 12 2016 lúc 23:59

1.- Thủ công nghiệp :
+ Thủ công nghiệp nhân dân (dân gian) tiếp tục phát triển, với nhiều ngành nghề, sản phẩm phong phú, tinh xảo.
+ Nghề dệt, làm đồ gốm, xây dựng đền đài, cung điện, nhà cửa rất phát triển. Các nghề làm đồ trang sức bằng vàng, bạc ; làm giấy, đúc đổng, rèn sắt... đều được mở rộng. Nhiều công trình nổi tiếng do thợ thủ công dựng nên như chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên (Hà Nội), vạc Phổ Minh (Nam Định)...

nông nghiệp :
- chia ruộng đất công cho nông dân cày cấy và nộp thuế; vua tự cày tịch điền và tế thần Nông ; chú trọng khai khẩn đất hoang, đào kênh mương, làm thuỷ lợi



 

Bình luận (0)
BT
14 tháng 12 2016 lúc 0:01

2.Sau chiến tranh, nhà Trần thực hiện nhiều chính sách khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích trồng trọt. Nhờ vậy, mặc dù bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nền nông nghiệp vẫn được phục hồi và nhanh chóng phát triển. Công cuộc khai khẩn đất hoang, thành lập làng, xã trong nhân dân được mở rộng, đê điều được củng cố. Các vương hầu, quý tộc nhà Trần vẫn tiếp tục chiêu tập dân nghèo khai hoang, lập điền trang.
Thời Trần, ruộng đất công làng xã chiếm phần lớn diện tích ruộng đất trong nước và là nguồn thu nhập chính của nhà nước. Các làng, xã chia ruộng cho nông dân cày cấy và thu thuế. Ngoài ra, còn có ruộng đất của quý tộc, vương hầu (gọi là điền trang). Nhà Trần còn ban thái ấp cho quý tộc, vương hầu.
Ruộng đất tư hữu của địa chủ thời Trần ngày càng nhiều.

Thủ công nghiệp rất phát triển. Thủ công nghiệp do nhà nước trực tiếp quản lí được mở rộng, gồm có nhiều ngành nghề khác nhau như nghề làm đồ gốm tráng men, nghề dệt vải, lụa, chế tạo vũ khí, đóng thuyền đi biển...
Thủ công nghiệp trong nhân dân rất phổ biến và phát triển, nổi bật là nghề làm đồ gốm, rèn sắt, nghề đúc đồng, làm giấy và khắc bản in, nghề mộc và xây dựng, khai khoáng v.v...
Một số thợ thủ công cùng nghề như làm đồ gốm, dệt vải lụa, nhuộm, làm giấy... tụ họp lại, lập thành làng nghề. Một số người tới Thăng Long lập ra các phường nghề. Các mặt hàng thủ công ngày càng tốt, đẹp hơn do trình độ kĩ thuật được nâng cao.
Buôn bán tấp nập, chợ búa mọc lên ở nhiều nơi, làm xuất hiện một số thương nhân, thường tập trung ở các đô thị, thương cảng.
Thăng Long là trung tâm kinh tế khá sầm uất của cả nước, có nhiều phường thủ công, nhiều chợ lớn thu hút người buôn bán các nơi.
Việc trao đổi, buôn bán với thương nhân nước ngoài được đẩy mạnh qua cảng Vân Đồn.

 

Bình luận (1)
BT
14 tháng 12 2016 lúc 0:02

3.Trong các cuộc kháng chiến, tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước. Giặc đến đâu, nhân dân theo lệnh triều đình cất giấu lương thảo, của cải, thực hiện "vườn không nhà trống", tự vũ trang đánh giặc, hăng hái tổ chức các đội dân binh phối hợp chiến đấu với quân triều đình, làm cho quân Nguyên lâm vào thế bị động, thiếu lương thực, phân tán lực lượng để đối phó và bị đánh bại.
Trong cả ba lần chống quân xâm lược Mông - Nguyên, nhà Trần đã chuẩn bị rất chu đáo tiềm lực về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Nhà Trần rất quan tâm chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó đoàn kết giữa triều đình với nhân dân.
Quý tộc, vương hầu nhà Trần chủ động giải quyết những bất hoà trong nội bộ vương triều, tạo nên hạt nhân của khối đoàn kết dân tộc mà Trần Quốc Tuân là tiêu biểu. Ông là người yêu nước thiết tha, căm thù giặc cao độ, thương yêu nhân dân, quân lính hết lòng.
Trần Quốc Tuân còn là nhà lí luận quân sự tài ba. Ông là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng : Buih thưỵêu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư. Ông còn là tác giả của Hịch tướng sĩ. Với chức Quốc công tiết chế- Tổng chỉ huy quân đội, ông là người đã có công lao to lớn trong ba cuộc kháng chiến, đặc biệt là các cuộc kháng chiến lần thứ hai và thứ ba.
Thắng lợi của ba lần chống quân xâm lược Mông - Nguyên gắn liền với tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân ta, mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.

Thắng lợi đó cũng không thể tách rời chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần, đặc biệt là vua Trần Nhân Tông và các danh tướng : Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư...
Cách đánh giặc đúng đắn đó là : thấy được chỗ mạnh, chỗ yếu của kẻ thù, tránh chỗ mạnh và đánh vào chỗ yếu của giặc ; biết phát huy chỗ mạnh, lợi thế của đất nước, của quân đội và nhân dân ta, buộc địch phải đánh theo cách đánh của ta đã được chuẩn bị trước ; buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang yếu, từ chủ động thành bị động để tiêu diệt chúng.

 

Bình luận (0)
LC
Xem chi tiết
CH
Xem chi tiết
LH
Xem chi tiết
LA
25 tháng 4 2017 lúc 21:56

- Bộ não phát triển, đặc biệt là đại não, tiểu não liên quan đến sự hoạt động phong phú và phức tạp của thỏ.
- Có cơ hoành tham gia vào hô hấp. Phổi chia thành nhiều túi có tác dụng làm tăng diện tích trao đổi khí.
- Tim 4 ngân, 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
- Thân sau: cấu tạo phức tạp phù hợp với chức năng trao đổi chất.

Bình luận (0)
NQ
Xem chi tiết
PL
8 tháng 4 2019 lúc 19:27

do hơi nước trong ko khí bất ngờ gặp ko khí lạnh bị ngưng tụ lại tạo thành giọt nước

Bình luận (0)
QN
8 tháng 4 2019 lúc 19:47

Trả lời:

- Do nước gặp lạnh, rồi hơi nước ngưng tụ lại ở

trên cốc tạo thành những giọt nước.

Bình luận (0)
HV
Xem chi tiết