tình hình phát triển và phân bố của giao thông vận tải và bưu chính viễn thông
Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông có vai trò và đặc điểm như thế nào? Sự phát triển và phân bố của hai ngành này trên thế giới ra sao?
Vai trò:
+ Thúc đẩy hoạt động sản xuất và là cầu nối giúp các ngành kinh tế phát triển
+ Phục vụ nhu cầu đi lại của toàn xã hội, là cầu nối giữa các địa phương; Tạo ra sự liên kết ...
- Đặc điểm: Đối tượng chính là con người và những sản phẩm vật chất do con người tạo ra
+ Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hóa từ nơi này đến nơi khác;…
- Tình hình phát triển và phân bố: GTVT và bưu chính viễn thông phân bố rộng khắp ở các nước trên thế giới và ngày càng được hiện đại hóa, cơ giới hóa,…
Dựa vào thông tin mục 3 và hình 35, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành bưu chính viễn thông trên thế giới.
* Bưu chính
- Gồm các dịch vụ vận chuyển thư tín, bưu phẩm, chuyển tiền và điện báo. Mạng lưới bưu cục không ngừng được mở rộng và nâng cấp.
- Chất lượng không ngừng được nâng cao với nhiều dịch vụ hiện đại mới ra đời: chuyển phát nhanh, khai thác dữ liệu qua bưu chính, bán hàng qua bưu điện,....
- Mạng lưới bưu cục được mở rộng nhưng vẫn chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, trung tâm công nghiệp.
* Viễn thông
- Viễn thông phát triển nhanh chóng, trở thành một trong những cơ sở hạ tầng quan trọng của nền kinh tế, chủ yếu là điện thoại và internet.
- Điện thoại:
+ Tính đến năm 2019 có 5 tỉ người dùng điện thoại cá nhân với 8 tỉ thuê bao di động. Bình quân số máy điện thoại trên thế giới là 107,7/100 dân, riêng điện thoại thông minh là 68,9/100 dân.
+ Các quốc gia có số thuê bao nhiều nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Bra-xin, Liên bang Nga.
- Internet:
+ Ra đời năm 1989, internet đã tạo ra cuộc cách mạng trong ngành viễn thông thế giới nhờ thúc đẩy quá trình trao đổi thông tin toàn cầu.
+ Số người sử dụng internet ngày càng đông, năm 2019 có hơn 4,3 tỉ người trên thế giới sử dụng internet.
+ Một số quốc gia đứng đầu như : Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Trung Đông,...
+ Khu vực Nam Á và châu Phi có tỉ lệ sử dụng internet rất thấp phổ biến mức dưới 50% dân.
Ngành bưu chính viễn thông trên thế giới có vai trò, đặc điểm như thế nào? Tình hình phát triển và phân bố của ngành này ra sao?
* Vai trò
- Cung ứng và truyền tải thông tin, vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện.
- Hiện đại hoá, thay đổi cách thức tổ chức nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển.
- Bản thân bưu chính viễn thông cũng là ngành dịch vụ mang lại giá trị kinh tế cao.
* Đặc điểm
- Ngành bưu chính viễn thông bao gồm hai nhóm: bưu chính và viễn thông.
- Sản phẩm của bưu chính viễn thông là sự vận chuyển tin tức, bưu kiện, bưu phẩm,…
- Viễn thông sử dụng các phương tiện, thiết bị để cung ứng dịch vụ từ khoảng cách xa.
* Tình hình phát triển và phân bố
- Mạng lưới bưu cục không ngừng được mở rộng và nâng cấp. Nhiều dịch vụ mới có chất lượng cao ra đời.
- Viễn thông phát triển nhanh chóng, trở thành một trong những hạ tầng cơ sở quan trọng nhất của nền kinh tế.
Ngành bưu chính viễn thông có vai trò và đặc điểm như thế nào? Các nhân tố nào ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của ngành? Hiện nay, ngành bưu chính viễn thông đang phát triển và phân bố như thế nào trên thế giới?
Vai trò và đặc điểm ngành bưu chính viễn thông:
* Vai trò
- Hoạt động bưu chính: chuyển thư tín, bưu phẩm, điện báo,… Hoạt động viễn thông: truyền thông tin của xã hội được diễn ra thông suốt và liên tục.
- Cung cấp những điều kiện cần thiết cho hoạt động sản xuất, xã hội; là hạ tầng cơ sở quan trọng ở mỗi quốc gia.
- Thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
- Giúp quá trình quản lí, điều hành của Nhà nước thuận lợi; tăng cường hội nhập quốc tế và đảm bảo an ninh quốc phòng.
* Đặc điểm
- Gồm hai ngành là bưu chính và viễn thông.
+ Ngành bưu chính: nhận, vận chuyển và chuyển phát bằng các phương thức khác nhau qua mạng bưu chính. Sản phẩm của ngành là sự vận chuyển thư tín, bưu phẩm, bưu kiện, hàng hoá,… từ nơi gửi đến nơi nhận.
+ Ngành viễn thông sử dụng các thiết bị kết nối với vệ tinh và mạng internet để truyền thông tin từ người gửi đến người nhận.
- Các tiêu chí đánh giá dịch vụ bưu chính (số lượng thư tín, khối lượng bưu phẩm, thời gian giao nhận,...), dịch vụ viễn thông (thời gian cuộc gọi, chất lượng cuộc gọi,...).
- Sự phát triển của ngành bưu chính viễn thông phụ thuộc chặt chẽ vào sự phát triển của khoa học - công nghệ.
Tình hình phát triển và phân bố ngành bưu chính viễn thông:
- Bưu chính: ngày càng phát triển với nhiều dịch vụ và cách thức chuyển phát mới xuất hiện. Mạng lưới bưu cục và các dịch vụ bưu chính phát triển rộng khắp trên thế giới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Các nước EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản,… có ngành bưu chính phát triển nhất thế giới
- Viễn thông: đang phát triển nhanh chóng dưới tác động của khoa học - công nghệ, trong đó nổi bật nhất là điện thoại và internet.
+ Điện thoại được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới, chiếm ưu thế trong ngành viễn thông. Hiện nay, có hơn 5 tỉ người trên thế giới đang sử dụng điện thoại cá nhân. Các nước có số lượng thuê bao điện thoại nhiều nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Bra-xin, Liên bang Nga,...
+ Internet tạo ra cuộc cách mạng vĩ đại trong ngành viễn thông thế giới. Sự phát triển của các công nghệ dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI),...đã tạo ra thời kì vạn vật kết nối, làm thay đổi sâu sắc ngành viễn thông thế giới.
Đọc thông tin và quan sát hình 27.5, hình 27.6, hãy:
- Nêu rõ vai trò của giao thông vận tải đường biển.
- Trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải đường biển.
- Vai trò:
+ Là phương thức vận tải hàng hóa chủ yếu trên các tuyến đường biển nội địa và quốc tế.
+ Góp phần mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các vùng, các nước, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
- Tình hình phát triển:
+ Đảm nhiệm 3/5 khối lượng luân chuyển hàng hóa của tất cả các phương tiện vận tải trên thế giới, trong đó có dầu mỏ và sản phẩm của dầu mỏ.
+ Hiện nay trên thế giới đang phát triển mạnh việc chuyên chở bằng tàu container, đảm bảo an toàn hơn và bốc dỡ hàng hóa nhanh hơn
.- Phân bố: Các cảng lớn phân bố chủ yếu ở hai bờ Đại Tây Dương.
Đọc thông tin và quan sát hình 27.7, hãy cho biết tình hình phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải hàng không trên thế giới.
- Tình hình phát triển:
+ Năm 2019, toàn thế giới có trên 15,0 nghìn sân bay, trong đó tập trung nhiều nhất ở châu Mỹ, châu Âu và châu Á.
+ Các sân bay quốc tế tăng lên không ngừng cả về số sân bay và số lượt hành khách vận chuyển, từ 30 sân bay có số lượt khách là 25 triệu lượt trở lên năm 2000 đã tăng lên 92 sân bay vào năm 2019.
+ Đường hàng không đã vận chuyển trên 4,2 tỉ lượt hành khách, trong đó khoảng 40% là khách du lịch quốc tế (năm 2019).
- Phân bố: Các tuyến hàng không nhộn nhịp nhất là tuyến vượt Đại Tây Dương nối châu Âu với Bắc Mỹ và Nam Mỹ, các tuyến nối Hoa Kỳ với các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Đọc thông tin và quan sát hình 27.4, hãy cho biết tình hình phát triển và phân bố của giao thông vận tải đường sông, hồ trên thế giới.
- Tình hình phát triển: Để tăng cường khả năng vận tải, con người đã cải tạo sông, hồ, đào kênh nối liền các lưu vực vận tải với nhau.
- Phân bố: Những hệ thống sông, hồ có khả năng giao thông lớn là: sông Đa-nuýp, Rai-nơ, Von-ga,…(châu Âu); sông Mê Công, Dương Tử…(châu Á); sông Mi-xi-xi-pi, Ngũ Hồ,…(châu Mỹ). Nhiều sông hồ được nối thông nhau nhờ các kênh đào: Von-ga-đôn, Oe-len…
Đọc thông tin, hãy cho biết tình hình phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải đường ô tô trên thế giới.
Tình hình phát triển:
- Giao thông vận tải đường ô tô chiếm ưu thế trong các loại hình vận tải.
- Mạng lưới ngày cảng mở rộng, chất lượng và phương tiện ngày càng hiện đại, thân thiện với môi trường.
- Tổng chều dài đường ô tô không ngừng tăng lên do nhu câu vận chuyền hàng hoá, hành khách và phục vụ du lịch.
Phân bố: những nước có chiều dài đường ô tô lớn năm 2022 là: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin, Liên bang Nga,
Trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải?
- Ý nghĩa: GTVT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mọi ngành kinh tế, với hoạt động hiệu quả của kinh tế thị trường, là cơ hội liên kết và phát triển của vùng khó khăn
- Nước ta có đủ các loại hình vận tải, phân bố rộng khắp, chất lượng đang được cải thiện.
- Đường bộ: Chuyên chở được nhiều hành khách và hàng hóa, được nhàh nước đầu tư nhiều nhất, hiệu quả nhất. Nước ta có nhiều tuyến đường quan trọng: QL 1A, QL 2, QL5, Đường HCM, vv.
- Đường sắt: Đường sắt Bắc Nam, đường sắt Hà Nội-Hải Phòng, Hà Nội Lào Cai… là tuyến đường quan trọng, góp phần chuyên chở hành khách và hàng hóa.
- Đường sông : khai thác mức độ thấp, tập trung ở lưu vực sông Cửu Long và lưu vực sông Hồng.
- Đường biển: Gồm vận tải biển và vận tải quốc tế. Hiện nay vận tải biển được đẩy mạnh bằng việc trang bị các đội tàu lớn chuyên chở hành khối lượng lớn. Tên các cảng lớn: Hải Phòng, Đã Nẵng, Sài Gòn…
- Đường hàng không: Đang được quan tâm phát triển theo hướng hiện đại hóa bằng việc xây dựng các cảng hàng không, trang bị máy bay có sức chở lớn, nhanh . Phát triền hàng không trong nội địa và quốc tế. Các cảng hàng không lớn: Nội Bài, Đà Nẵng; Tân Sơn Nhất…
- Đường ống: Chuyên chở dầu mỏ và khí, đang ngày càng được đầu tư phát triển mạnh
+ Giao thông vận tải: - Ý nghĩa: GTVT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mọi ngành kinh tế, với hoạt động hiệu quả của kinh tế thị trường, là cơ hội liên kết và phát triển của vùng khó khăn - Nước ta có đủ các loại hình vận tải, phân bố rộng khắp, chất lượng đang được cải thiện. - Đường bộ: Chuyên chở được nhiều hành khách và hàng hóa, được nhàh nước đầu tư nhiều nhất, hiệu quả nhất. Nước ta có nhiều tuyến đường quan trọng: QL 1A, QL 2, QL5, Đường HCM, vv. - Đường sắt: Đường sắt Bắc Nam, đường sắt Hà Nội-Hải Phòng, Hà Nội Lào Cai… là tuyến đường quan trọng, góp phần chuyên chở hành khách và hàng hóa. - Đường sông khai thức mức độ thấp, tập trung ở lưu vực sông Cửu Long và lưu vực sông Hồng. - Đường biển: Gồm vận tải biển và vận tải quốc tế. Hiện nay vận tải biển được đẩy mạnh bằng việc trang bị các đội tàu lớn chuyên chở hành khối lượng lớn. Tên các cảng lớn: Hải Phòng, Đã Nẵng, Sài Gòn… - Đường hàng không: Đang được quan tâm phát triển theo hướng hiện đại hóa bằng việc xây dựng các cảng hàng không, trang bị máy bay có sức chở lớn, nhanh . Phát triền hàng không trong nội địa và quốc tế. Các cảng hàng không lớn: Nội Bài, Đà Nẵng; Tân Sơn Nhất… - Đường ống: Chuyên chở dàu mỏ và khí, đang ngày càng đcượ đầu tư phát triển mạnh