Những câu hỏi liên quan
NL
Xem chi tiết
H24
15 tháng 1 2018 lúc 20:25

  Dế Mèn phiẽu lưu kí là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài. Ngay từ khi mới ra đời, truyện đã thu hút sự chú ý của độc giả và được trẻ thơ Việt Nam rất mến mộ. Trong đó, chương I: Tôi sống độc lập từ thuở bé – Một sự ngộ nghĩnh đáng ân hận suốt đời (Bài học đường đời đầu tiên) là được yêu thích nhất bởi lối kể “tự truyện” và một ngôn ngữ kể phù hợp với ngôn ngữ trẻ thơ. Đoạn trích kể về một chú Dế Mèn sớm có ý thức tự lập, ham muốn làm việc, có bản lĩnh và cá tính mạnh mẽ, sống bên cạnh đó cũng có không ít những sở thích ngông cuồng của tuổi trẻ. Trả giá cho sự “ngỗ nghịch” ấy là nỗi “ân hận” suốt đời của Dế Mèn.

  Sau khi sinh ra được ba ngày, tối hôm đó Dế Mèn rời xa mẹ. Chú không sợ cũng không buồn, chú thầm cảm ơn mẹ đã tạo điều kiện cho chú được sống độc lập. Chú khoan khoái vì được sống tự do, tha hồ thoả mãn tính hiếu động của mình. Mới đến hang, chú ta đã sục sạo khắp nơi, xem xét cẩn thận chỗ ở, nhìn ngắm trời đất. Thích thú, chú cao hứng gáy lên mấy tiếng rõ to như để tuyên bô" cuộc sống độc lập của mình bắt đầu và gửi lời chào đến tất cả cư dân vùng đầm nước ấy. Quả là một chú dế rất đáng yêu.

 

  Dế Mèn rất ham làm việc và có ý thức làm việc để chuẩn bị chu đáo cho cuộc sống độc lập của mình. Chú làm việc suốt ngày đến tận chập tối mới ngơi tay. Mèn hay lam hay làm, cần cù như một người lao động thực thụ, với cả bản tính lo xa như các cụ già trong họ. Thật đáng khâm phục. Tuy còn nhỏ, nhưng Dê Mèn đã tỏ ra là một chàng dế có bản lĩnh. Mèn không ngừng luyện tập và trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng, dáng vẻ oai vệ. Đoạn văn miêu tả hình dáng, cử chĩ của Dế Mèn thật sinh động, cụ thể, phù hợp với cách nhìn của trẻ em về thế giới loài vật.

  Cuộc sống ở xóm quanh bờ ruộng diễn ra thật vui vẻ: đêm đến, họ nhà Dế rủ nhau đàn hát, nhảy múa, ăn sương đọng, cỏ ướt. Nhưng những niềm vui chỉ có thể thoả mãn những tâm hồn ưa bình yên, giản dị, ít khát vọng. Còn Dế ta, vốn hiếu dộng, thích cuộc sống – phóng khoáng, mạnh mẽ, luôn luôn mới mẻ, vì thế chú thấy nhàm chán dần. Nỗi chán chường vì cuộc sống cứ lặp đi lặp lại một cách đơn điệu đó chính là niềm thôi thúc Dê Mèn sau này tiến hành một cuộc phiêu lưu vô cùng hấp dẫn nhưng đầy mạo hiểm. Những ngày sống quanh quẩn bên đầm nước toàn gặp những khuôn mặt quen thuộc, chưa thấy ai tài giỏi hơn mình, cũng làm cho Dế Mèn nảy sinh những tính cách khác thường.

 

  Dế Mèn tự say sưa ngắm mình trong tư thế đi đứng oai vệ, sợi râu dài một vẻ rất đỗi hùng dũng, tự thoả mãn với tiếng phành phạch giòn giã của đôi cánh. Vậy nên chú càng ngày càng cho mình là giỏi, là tay ghê gớm, là sắp đứng dầu thiên hạ, càng trở nên hung hăng hống hách. Mèn cà khịa, bắt nạt, trêu chọc tất cả bà con trong xóm. Cái tính khí ngỗ ngược, trẻ con ấy khiến Dế Mèn từ một chú dế đáng yêu trở thành một kẻ đáng ghét làm sao! Chẳng ai nói ra, nhưng có lẽ cả cái xóm bờ đầm đều nghĩ thế. Đỉnh điểm của trò ngỗ ngược, nghịch ranh là chuyện đến trêù chị Cốc dẫn đến cái chết thê thảm của Dế Choắt.

  Kể về sự việc này, ngòi bút của Tô Hoài thật tinh tế khi miêu tả diễn biến, thái độ và tâm lý nhân vật. Lúc đầu Dế Mèn huênh hoang trước Dế Choắt: Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gi? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa! Giương mắt ra xem tao trêu con mụ Cốc đây này. Sau đó Dế Mèn chui tọt ngay vào hang yên trí với nơi ẩn nấp kiên cố của mình. Tôi… lèn giường nằm khểnh, bắc chân chữ ngủ…. Nhưng khi Dế Choắt bị Cốc mổ thì núp tận đáy đất mà tôi cũng thiếp, nằm im thin thít, cho đến khi biết chị Cốc đi rồi, tôi mới mon men bò lên. Đến đây, có lẽ người đọc đều chung một suy nghĩ: “đồ hèn nhát”. Tô Hoài đã thành công trong việc khắc họa tính cách nhân vật và để lại một ấn tượng về nhân vật của mình.

  Sự việc đau lòng này đã làm cho Dế Mèn tỉnh ngộ và nhận ra cái xấu, cái tai hại của những cử chỉ ngông cuồng, ngu dại của mình. Dế Mèn thấy mình ích kỷ. Những lời trăng trối của Dế Choắt được coi là bài học sâu sắc, bài học đầu tiên trong đời Dế Mèn: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi củng mang vạ vào mình.

  Dế  Mèn phiếu lưu kí của Tô Hoài là truyện “đồng thoại” chứ không phải truyện ngụ ngôn. Nhưng tác giả đã thông qua truyện về thế giới loài vật, lồng vào đó những bài học triết lí nhân sinh sâu sắc, không kém gì truyện ngụ ngôn. Thông qua những trò nghịch tinh quái, những tâm tư tình cảm của Dế Mèn, nhà văn đã khéo đưa câu chuyện (đặc biệt ở chương I) những bài học về cách sống của mình: không nên làm những việc ngu dại, ngông cuồng chỉ để thoả mãn tính hiếu thắng, tính ích kỷ của mình; phải tự trọng, biết nghiêm khắc trước những thiếu sót của mình… Những bài học đạo lý ấy vừa nhẹ nhàng, vừa sâu sắc, thấm thìa. Vì vậy tác phẩm không chỉ có giá trị đối với thiếu nhi Việt Nam, mà còn được tuổi thơ các nước Nga, Ru- ma-ni, Ba Lan, Ấn Độ, Nam tư, Đức, Pháp… rất yêu chuộng.

Bình luận (0)
H24
15 tháng 1 2018 lúc 20:27

chịu  dài lắm

Bình luận (0)
TT
15 tháng 1 2018 lúc 20:32

bài làm

Dế Mèn phiẽu lưu kí là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài. Ngay từ khi mới ra đời, truyện đã thu hút sự chú ý của độc giả và được trẻ thơ Việt Nam rất mến mộ. Trong đó, chương I: Tôi sống độc lập từ thuở bé – Một sự ngộ nghĩnh đáng ân hận suốt đời (Bài học đường đời đầu tiên) là được yêu thích nhất bởi lối kể “tự truyện” và một ngôn ngữ kể phù hợp với ngôn ngữ trẻ thơ. Đoạn trích kể về một chú Dế Mèn sớm có ý thức tự lập, ham muốn làm việc, có bản lĩnh và cá tính mạnh mẽ, sống bên cạnh đó cũng có không ít những sở thích ngông cuồng của tuổi trẻ. Trả giá cho sự “ngỗ nghịch” ấy là nỗi “ân hận” suốt đời của Dế Mèn.

Sau khi sinh ra được ba ngày, tối hôm đó Dế Mèn rời xa mẹ. Chú không sợ cũng không buồn, chú thầm cảm ơn mẹ đã tạo điều kiện cho chú được sống độc lập. Chú khoan khoái vì được sống tự do, tha hồ thoả mãn tính hiếu động của mình. Mới đến hang, chú ta đã sục sạo khắp nơi, xem xét cẩn thận chỗ ở, nhìn ngắm trời đất. Thích thú, chú cao hứng gáy lên mấy tiếng rõ to như để tuyên bô" cuộc sống độc lập của mình bắt đầu và gửi lời chào đến tất cả cư dân vùng đầm nước ấy. Quả là một chú dế rất đáng yêu.

 

Dế Mèn rất ham làm việc và có ý thức làm việc để chuẩn bị chu đáo cho cuộc sống độc lập của mình. Chú làm việc suốt ngày đến tận chập tối mới ngơi tay. Mèn hay lam hay làm, cần cù như một người lao động thực thụ, với cả bản tính lo xa như các cụ già trong họ. Thật đáng khâm phục. Tuy còn nhỏ, nhưng Dê Mèn đã tỏ ra là một chàng dế có bản lĩnh. Mèn không ngừng luyện tập và trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng, dáng vẻ oai vệ. Đoạn văn miêu tả hình dáng, cử chĩ của Dế Mèn thật sinh động, cụ thể, phù hợp với cách nhìn của trẻ em về thế giới loài vật.

Cuộc sống ở xóm quanh bờ ruộng diễn ra thật vui vẻ: đêm đến, họ nhà Dế rủ nhau đàn hát, nhảy múa, ăn sương đọng, cỏ ướt. Nhưng những niềm vui chỉ có thể thoả mãn những tâm hồn ưa bình yên, giản dị, ít khát vọng. Còn Dế ta, vốn hiếu dộng, thích cuộc sống – phóng khoáng, mạnh mẽ, luôn luôn mới mẻ, vì thế chú thấy nhàm chán dần. Nỗi chán chường vì cuộc sống cứ lặp đi lặp lại một cách đơn điệu đó chính là niềm thôi thúc Dê Mèn sau này tiến hành một cuộc phiêu lưu vô cùng hấp dẫn nhưng đầy mạo hiểm. Những ngày sống quanh quẩn bên đầm nước toàn gặp những khuôn mặt quen thuộc, chưa thấy ai tài giỏi hơn mình, cũng làm cho Dế Mèn nảy sinh những tính cách khác thường.

 

Dế Mèn tự say sưa ngắm mình trong tư thế đi đứng oai vệ, sợi râu dài một vẻ rất đỗi hùng dũng, tự thoả mãn với tiếng phành phạch giòn giã của đôi cánh. Vậy nên chú càng ngày càng cho mình là giỏi, là tay ghê gớm, là sắp đứng dầu thiên hạ, càng trở nên hung hăng hống hách. Mèn cà khịa, bắt nạt, trêu chọc tất cả bà con trong xóm. Cái tính khí ngỗ ngược, trẻ con ấy khiến Dế Mèn từ một chú dế đáng yêu trở thành một kẻ đáng ghét làm sao! Chẳng ai nói ra, nhưng có lẽ cả cái xóm bờ đầm đều nghĩ thế. Đỉnh điểm của trò ngỗ ngược, nghịch ranh là chuyện đến trêù chị Cốc dẫn đến cái chết thê thảm của Dế Choắt.

Kể về sự việc này, ngòi bút của Tô Hoài thật tinh tế khi miêu tả diễn biến, thái độ và tâm lý nhân vật. Lúc đầu Dế Mèn huênh hoang trước Dế Choắt: Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gi? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa! Giương mắt ra xem tao trêu con mụ Cốc đây này. Sau đó Dế Mèn chui tọt ngay vào hang yên trí với nơi ẩn nấp kiên cố của mình. Tôi… lèn giường nằm khểnh, bắc chân chữ ngủ…. Nhưng khi Dế Choắt bị Cốc mổ thì núp tận đáy đất mà tôi cũng thiếp, nằm im thin thít, cho đến khi biết chị Cốc đi rồi, tôi mới mon men bò lên. Đến đây, có lẽ người đọc đều chung một suy nghĩ: “đồ hèn nhát”. Tô Hoài đã thành công trong việc khắc họa tính cách nhân vật và để lại một ấn tượng về nhân vật của mình.

Sự việc đau lòng này đã làm cho Dế Mèn tỉnh ngộ và nhận ra cái xấu, cái tai hại của những cử chỉ ngông cuồng, ngu dại của mình. Dế Mèn thấy mình ích kỷ. Những lời trăng trối của Dế Choắt được coi là bài học sâu sắc, bài học đầu tiên trong đời Dế Mèn: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi củng mang vạ vào mình.

Dể Mèn phiếu lưu kí của Tô Hoài là truyện “đồng thoại” chứ không phải truyện ngụ ngôn. Nhưng tác giả đã thông qua truyện về thế giới loài vật, lồng vào đó những bài học triết lí nhân sinh sâu sắc, không kém gì truyện ngụ ngôn. Thông qua những trò nghịch tinh quái, những tâm tư tình cảm của Dế Mèn, nhà văn đã khéo đưa câu chuyện (đặc biệt ở chương I) những bài học về cách sống của mình: không nên làm những việc ngu dại, ngông cuồng chỉ để thoả mãn tính hiếu thắng, tính ích kỷ của mình; phải tự trọng, biết nghiêm khắc trước những thiếu sót của mình… Những bài học đạo lý ấy vừa nhẹ nhàng, vừa sâu sắc, thấm thìa. Vì vậy tác phẩm không chỉ có giá trị đối với thiếu nhi Việt Nam, mà còn được tuổi thơ các nước Nga, Ru- ma-ni, Ba Lan, Ấn Độ, Nam tư, Đức, Pháp… rất yêu chuộng.

Bình luận (0)
HT
Xem chi tiết
K3
21 tháng 2 2020 lúc 20:12

Đề bài:Qua các bài ca dao, bài thơ văn đã học ở lớp 7 em hãy phân tích để làm sáng tỏ nhận định của Đặng Thai Mai: “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay”

lm hộ nha mn

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
LB
Xem chi tiết
H24
13 tháng 3 2020 lúc 18:17

Dế Mèn phiẽu lưu kí là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài. Ngay từ khi mới ra đời, truyện đã thu hút sự chú ý của độc giả và được trẻ thơ Việt Nam rất mến mộ. Trong đó, chương I: Tôi sống độc lập từ thuở bé – Một sự ngộ nghĩnh đáng ân hận suốt đời (Bài học đường đời đầu tiên) là được yêu thích nhất bởi lối kể “tự truyện” và một ngôn ngữ kể phù hợp với ngôn ngữ trẻ thơ. Đoạn trích kể về một chú Dế Mèn sớm có ý thức tự lập, ham muốn làm việc, có bản lĩnh và cá tính mạnh mẽ, sống bên cạnh đó cũng có không ít những sở thích ngông cuồng của tuổi trẻ. Trả giá cho sự “ngỗ nghịch” ấy là nỗi “ân hận” suốt đời của Dế Mèn.
Sau khi sinh ra được ba ngày, tối hôm đó Dế Mèn rời xa mẹ. Chú không sợ cũng không buồn, chú thầm cảm ơn mẹ đã tạo điều kiện cho chú được sống độc lập. Chú khoan khoái vì được sống tự do, tha hồ thoả mãn tính hiếu động của mình. Mới đến hang, chú ta đã sục sạo khắp nơi, xem xét cẩn thận chỗ ở, nhìn ngắm trời đất. Thích thú, chú cao hứng gáy lên mấy tiếng rõ to như để tuyên bô" cuộc sống độc lập của mình bắt đầu và gửi lời chào đến tất cả cư dân vùng đầm nước ấy. Quả là một chú dế rất đáng yêu.


Dế Mèn rất ham làm việc và có ý thức làm việc để chuẩn bị chu đáo cho cuộc sống độc lập của mình. Chú làm việc suốt ngày đến tận chập tối mới ngơi tay. Mèn hay lam hay làm, cần cù như một người lao động thực thụ, với cả bản tính lo xa như các cụ già trong họ. Thật đáng khâm phục. Tuy còn nhỏ, nhưng Dê Mèn đã tỏ ra là một chàng dế có bản lĩnh. Mèn không ngừng luyện tập và trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng, dáng vẻ oai vệ. Đoạn văn miêu tả hình dáng, cử chĩ của Dế Mèn thật sinh động, cụ thể, phù hợp với cách nhìn của trẻ em về thế giới loài vật.

Cuộc sống ở xóm quanh bờ ruộng diễn ra thật vui vẻ: đêm đến, họ nhà Dế rủ nhau đàn hát, nhảy múa, ăn sương đọng, cỏ ướt. Nhưng những niềm vui chỉ có thể thoả mãn những tâm hồn ưa bình yên, giản dị, ít khát vọng. Còn Dế ta, vốn hiếu dộng, thích cuộc sống – phóng khoáng, mạnh mẽ, luôn luôn mới mẻ, vì thế chú thấy nhàm chán dần. Nỗi chán chường vì cuộc sống cứ lặp đi lặp lại một cách đơn điệu đó chính là niềm thôi thúc Dê Mèn sau này tiến hành một cuộc phiêu lưu vô cùng hấp dẫn nhưng đầy mạo hiểm. Những ngày sống quanh quẩn bên đầm nước toàn gặp những khuôn mặt quen thuộc, chưa thấy ai tài giỏi hơn mình, cũng làm cho Dế Mèn nảy sinh những tính cách khác thường.

Dế Mèn tự say sưa ngắm mình trong tư thế đi đứng oai vệ, sợi râu dài một vẻ rất đỗi hùng dũng, tự thoả mãn với tiếng phành phạch giòn giã của đôi cánh. Vậy nên chú càng ngày càng cho mình là giỏi, là tay ghê gớm, là sắp đứng dầu thiên hạ, càng trở nên hung hăng hống hách. Mèn cà khịa, bắt nạt, trêu chọc tất cả bà con trong xóm. Cái tính khí ngỗ ngược, trẻ con ấy khiến Dế Mèn từ một chú dế đáng yêu trở thành một kẻ đáng ghét làm sao! Chẳng ai nói ra, nhưng có lẽ cả cái xóm bờ đầm đều nghĩ thế. Đỉnh điểm của trò ngỗ ngược, nghịch ranh là chuyện đến trêù chị Cốc dẫn đến cái chết thê thảm của Dế Choắt.

Kể về sự việc này, ngòi bút của Tô Hoài thật tinh tế khi miêu tả diễn biến, thái độ và tâm lý nhân vật. Lúc đầu Dế Mèn huênh hoang trước Dế Choắt: Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gi? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa! Giương mắt ra xem tao trêu con mụ Cốc đây này. Sau đó Dế Mèn chui tọt ngay vào hang yên trí với nơi ẩn nấp kiên cố của mình. Tôi… lèn giường nằm khểnh, bắc chân chữ ngủ…. Nhưng khi Dế Choắt bị Cốc mổ thì núp tận đáy đất mà tôi cũng thiếp, nằm im thin thít, cho đến khi biết chị Cốc đi rồi, tôi mới mon men bò lên. Đến đây, có lẽ người đọc đều chung một suy nghĩ: “đồ hèn nhát”. Tô Hoài đã thành công trong việc khắc họa tính cách nhân vật và để lại một ấn tượng về nhân vật của mình.
Sự việc đau lòng này đã làm cho Dế Mèn tỉnh ngộ và nhận ra cái xấu, cái tai hại của những cử chỉ ngông cuồng, ngu dại của mình. Dế Mèn thấy mình ích kỷ. Những lời trăng trối của Dế Choắt được coi là bài học sâu sắc, bài học đầu tiên trong đời Dế Mèn: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi củng mang vạ vào mình.
Dể Mèn phiếu lưu kí của Tô Hoài là truyện “đồng thoại” chứ không phải truyện ngụ ngôn. Nhưng tác giả đã thông qua truyện về thế giới loài vật, lồng vào đó những bài học triết lí nhân sinh sâu sắc, không kém gì truyện ngụ ngôn. Thông qua những trò nghịch tinh quái, những tâm tư tình cảm của Dế Mèn, nhà văn đã khéo đưa câu chuyện (đặc biệt ở chương I) những bài học về cách sống của mình: không nên làm những việc ngu dại, ngông cuồng chỉ để thoả mãn tính hiếu thắng, tính ích kỷ của mình; phải tự trọng, biết nghiêm khắc trước những thiếu sót của mình… Những bài học đạo lý ấy vừa nhẹ nhàng, vừa sâu sắc, thấm thìa. Vì vậy tác phẩm không chỉ có giá trị đối với thiếu nhi Việt Nam, mà còn được tuổi thơ các nước Nga, Ru- ma-ni, Ba Lan, Ấn Độ, Nam tư, Đức, Pháp… rất yêu chuộng.

hok tốt!!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
LB
13 tháng 3 2020 lúc 18:24

Cho mình hỏi rằng là bạn có copypaste đâu ko bạn 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TK
13 tháng 3 2020 lúc 18:35

Nó copy đấy

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
MT
Xem chi tiết
MH
17 tháng 8 2021 lúc 16:14

tham khảo:

Thực sự sẽ không bao giờ tôi có thể quên được những hành động sai trái mà tôi đã làm với người bạn của mình. Đó là việc tôi đã đọc trộm nhật lý của Mai Chi.

Mai Chi với tôi là một đôi bạn thân và ngay từ nhỏ thì chúng tôi đã chơi với nhau, tất cả sở thích của nhau chúng tôi đều biết và quan trọng bọn tôi rất hợp nhau. Mai Chi là một cô bạn bụ bẫm trông vô cùng xinh xắn và có mái tóc dài, đen hay buộc hai bên, đôi mắt to, tròn cùng với đó là đôi môi đỏ thắm lúc nào cũng tươi cười nhìn thật duyên. Mai Chi học rất giỏi và ở trong lớp bạn là lớp phó học tập được mọi người vô cùng yêu quý và ngưỡng mộ nữa.

Tôi không thể nào quên được có một lần tôi đến nhà Chi mượn sách “Học tốt văn” và lúc đó tôi đang mải làm bánh nên để tôi tự tìm trong giá sách của Mai Chi. Ôi! Đúng là con người của sách vở có khác, hẳn một tủ sách khiến tôi hoa mắt và không tìm ngay được cuốn sách tôi cần. Lúc đó tôi phát hiện ra một khe hở nhỏ cạnh kệ sách có một quyển sổ nho nhỏ màu hồng trông thật xinh đẹp. Cuốn sổ này vài lần tôi cũng nhìn thấy nhưng Mai Chi thường cất cẩn thận và không khoe ai bao giờ cả. Rồi tôi nhìn thấy bên ngoài cuốn vở đó ghi chữ “Nhật ký”. Tôi thật sự tò mò vì tôi biết rằng nhật ký chính là những sự việc, những lời tâm sự hay khó nói mà người ta thường ghi chép lại trong một ngày. Tôi thầm nghĩ tất cả những bí mật của Mai Chi sẽ gói gọn trong cuốn sổ này. Nhưng lý trí đã ngăn cản tôi vì đọc trộm nhật ký là một điều sai trái, đáng trách.

Tôi cũng lướt qua không xem cuốn nhật ký này, nhưng tôi tò mò vì muốn biết thêm về Mai Chi như thế nào và muốn biết Mai Chi ghi nhật kí như thế nào? Tôi không kìm được tay mình tiếp tục mở cuốn sổ thực sự cũng không kìm được mắt mình đọc nó. Lúc đó thì thực sự tôi cũng đã luôn luôn cố gắng nhưng mắt tôi vẫn dán vào cuốn nhật ký của Chi đọc. Tôi thốt lên “Trời ơi! lẽ nào cuộc sống của người bạn mình là như vậy?” Bỗng tôi giật bắn mình, thì ngay lúc đó Mai Chi xuất hiện ngay trước mặt. Thực sự đôi bàn tay tôi run bắn, cuốn nhật kí rơi bộp xuống đất, tôi đứng trân trân đã vậy còn bất động, không nói được lời nào. Lúc đó tôi nhìn thẳng vào Mai Chi và chỉ nhớ ánh mắt rưng rưng, đôi môi run rẩy đầy tức giận của Mai Chi. Ôi! Thực sự lúc đó tôi biết tôi sai và ân hận lắm.

 

Từ lúc nhỏ đến bây giờ chơi thân với Mai Chi như vậy thì đó cũng chính là lần đầu tiên tôi thấy Mai Chi giận dữ như vậy. Không dám nói một câu nào thì tôi chạy, chạy như trốn ánh mắt ấy, lúc đó tôi chỉ muốn khóc nấc lên. Trong tôi rất sợ, sợ sự giận dữ Mai Chi ném cho tôi, sợ cả chính việc mình vừa làm quá sai lầm. Khi chạy về đến nhà tôi đóng sập cửa phòng lại, lúc đó tôi thở hổn hển, bần thần ngồi xuống ghế, tôi tự trách mình tại sao lại làm như vậy được chứ? Làm sao tôi không chiến thắng được sự tò mò của chính mình mà lại đọc nhật ký – quyền riêng tư của mỗi người. Điều này khiến tôi vô cùng hối hận và day dứt không chút nào yên.

Cả đêm hôm đó tôi trằn trọc mãi. Lúc này thì tôi chỉ ước gì chuyện đó chưa bao giờ xảy ra và ngày mai chúng tôi lại cùng nhau đến lớp mà thôi. Chính bản thân tôi suy nghĩ miên man, lúc đó tôi cũng đã nhớ lại những trang nhật ký đầy nước mắt của bạn. Thực sự làm sao tôi có thể tưởng tượng được rằng gia đình Mai không hề hạnh phúc, suốt ngày Mai Chi cũng phải nghe những trận cãi vã của bố mẹ bạn ý thật là buồn biết bao nhiêu. Hàng ngày bạn ấy là một cô bé tưởng chừng luôn vui cười là thế nhưng sự thật không phải. Chính bản thân tôi cũng không tin vào những gì mình đã đọc. Thực sự lúc này đây cứ càng nghĩ, tôi càng thương Mai Chi rất nhiều. Tự bản thân của tôi cũng đã lại tưởng tượng ra hình bóng Mai cô đơn và buồn bã trong căn nhà lớn đó. Tôi tự trách bản thân trước đây luôn cho mình là người hiểu về Mai Chi rõ lắm, tôi buồn lắm.

 

Cho đến sáng hôm sau, tôi đến lớp một mình và không đợi Mai Chi như bình thường. Hôm nay tôi đến sớm và đợi gặp Mai Chi để nói lời xin lỗi. Khi gặp Mai Chi tôi lí nhí xin lỗi bạn và không biết nói như nào nữa, Mai Chi ôm tôi và nói “Mình là bạn tốt mà, lần sau bạn không được như thế nữa, làm như thế nữa là mình giận đấy”. Tôi vui lắm! Vui vì Mai Chi không giận tôi, thế nhưng chắc chắn tôi sẽ không bao giờ quên được sai lần này của tôi đối với bạn thân của tôi.

Bình luận (0)
M9
17 tháng 8 2021 lúc 16:16

Tham khảo dàn ý:

1. Mở bài:

Nhật kí là hình thức ghi chép tự do của mỗi cá nhân. Nó là mảng tâm hồn để người viết ra thỉnh thoảng đọc lại suy ngẫm về những vấn đề riêng tư không muốn cho ai biết. Vì thế, khi người khác tự ý xem có thể dẫn đến hậu quả khôn lường.Thế mà, do nông nổi tôi đã một lần xem nhật kí của người bạn thân nhất. Chuyện đã qua, nhưng đến tận bây giờ, tôi vẫn không thể tha thứ cho mình.

2. Thân bài:

- Kể về tình huống dẫn đến việc xem trộm nhật kí của bạn

+ Lí do khách quan: (Đến nhà bạn học nhóm; cầm hộ bạn cặp sách….)

+ Lí do chủ quan: Sự tò mò, thôi thúc (miêu tả nội tâm)

- Bạn viết gì? Có viết về mình không? Đọc một tẹo không sao đâu

- Kể diễn biến sự việc:

+ Tâm trạng khi đọc nhật kí

+ Đọc được gì trong đó? (Ngày…tháng…năm)

+ Có ai biết mình đọc nhật kí của bạn

- Kể lại tâm trạng, suy nghĩ của mình sau khi đọc nhật kí: Xấu hổ, dằn vặt (nghị luận)

3. Kết bài:

Kết thúc sự việc (Những ngày sau khi xem nhật kí, bài học về bí mật riêng tư của người khác. Bài học về tình bạn).

Bình luận (2)
M9
17 tháng 8 2021 lúc 16:17

Tham khảo nha:

Thực sự sẽ không bao giờ tôi có thể quên được những hành động sai trái mà tôi đã làm với người bạn của mình. Đó là việc tôi đã đọc trộm nhật lý của Mai Chi.

Mai Chi với tôi là một đôi bạn thân và ngay từ nhỏ thì chúng tôi đã chơi với nhau, tất cả sở thích của nhau chúng tôi đều biết và quan trọng bọn tôi rất hợp nhau. Mai Chi là một cô bạn bụ bẫm trông vô cùng xinh xắn và có mái tóc dài, đen hay buộc hai bên, đôi mắt to, tròn cùng với đó là đôi môi đỏ thắm lúc nào cũng tươi cười nhìn thật duyên. Mai Chi học rất giỏi và ở trong lớp bạn là lớp phó học tập được mọi người vô cùng yêu quý và ngưỡng mộ nữa.

Tôi không thể nào quên được có một lần tôi đến nhà Chi mượn sách “Học tốt văn” và lúc đó tôi đang mải làm bánh nên để tôi tự tìm trong giá sách của Mai Chi. Ôi! Đúng là con người của sách vở có khác, hẳn một tủ sách khiến tôi hoa mắt và không tìm ngay được cuốn sách tôi cần. Lúc đó tôi phát hiện ra một khe hở nhỏ cạnh kệ sách có một quyển sổ nho nhỏ màu hồng trông thật xinh đẹp. Cuốn sổ này vài lần tôi cũng nhìn thấy nhưng Mai Chi thường cất cẩn thận và không khoe ai bao giờ cả. Rồi tôi nhìn thấy bên ngoài cuốn vở đó ghi chữ “Nhật ký”. Tôi thật sự tò mò vì tôi biết rằng nhật ký chính là những sự việc, những lời tâm sự hay khó nói mà người ta thường ghi chép lại trong một ngày. Tôi thầm nghĩ tất cả những bí mật của Mai Chi sẽ gói gọn trong cuốn sổ này. Nhưng lý trí đã ngăn cản tôi vì đọc trộm nhật ký là một điều sai trái, đáng trách.

Tôi cũng lướt qua không xem cuốn nhật ký này, nhưng tôi tò mò vì muốn biết thêm về Mai Chi như thế nào và muốn biết Mai Chi ghi nhật kí như thế nào? Tôi không kìm được tay mình tiếp tục mở cuốn sổ thực sự cũng không kìm được mắt mình đọc nó. Lúc đó thì thực sự tôi cũng đã luôn luôn cố gắng nhưng mắt tôi vẫn dán vào cuốn nhật ký của Chi đọc. Tôi thốt lên “Trời ơi! lẽ nào cuộc sống của người bạn mình là như vậy?” Bỗng tôi giật bắn mình, thì ngay lúc đó Mai Chi xuất hiện ngay trước mặt. Thực sự đôi bàn tay tôi run bắn, cuốn nhật kí rơi bộp xuống đất, tôi đứng trân trân đã vậy còn bất động, không nói được lời nào. Lúc đó tôi nhìn thẳng vào Mai Chi và chỉ nhớ ánh mắt rưng rưng, đôi môi run rẩy đầy tức giận của Mai Chi. Ôi! Thực sự lúc đó tôi biết tôi sai và ân hận lắm.

Từ lúc nhỏ đến bây giờ chơi thân với Mai Chi như vậy thì đó cũng chính là lần đầu tiên tôi thấy Mai Chi giận dữ như vậy. Không dám nói một câu nào thì tôi chạy, chạy như trốn ánh mắt ấy, lúc đó tôi chỉ muốn khóc nấc lên. Trong tôi rất sợ, sợ sự giận dữ Mai Chi ném cho tôi, sợ cả chính việc mình vừa làm quá sai lầm. Khi chạy về đến nhà tôi đóng sập cửa phòng lại, lúc đó tôi thở hổn hển, bần thần ngồi xuống ghế, tôi tự trách mình tại sao lại làm như vậy được chứ? Làm sao tôi không chiến thắng được sự tò mò của chính mình mà lại đọc nhật ký – quyền riêng tư của mỗi người. Điều này khiến tôi vô cùng hối hận và day dứt không chút nào yên.

Cả đêm hôm đó tôi trằn trọc mãi. Lúc này thì tôi chỉ ước gì chuyện đó chưa bao giờ xảy ra và ngày mai chúng tôi lại cùng nhau đến lớp mà thôi. Chính bản thân tôi suy nghĩ miên man, lúc đó tôi cũng đã nhớ lại những trang nhật ký đầy nước mắt của bạn. Thực sự làm sao tôi có thể tưởng tượng được rằng gia đình Mai không hề hạnh phúc, suốt ngày Mai Chi cũng phải nghe những trận cãi vã của bố mẹ bạn ý thật là buồn biết bao nhiêu. Hàng ngày bạn ấy là một cô bé tưởng chừng luôn vui cười là thế nhưng sự thật không phải. Chính bản thân tôi cũng không tin vào những gì mình đã đọc. Thực sự lúc này đây cứ càng nghĩ, tôi càng thương Mai Chi rất nhiều. Tự bản thân của tôi cũng đã lại tưởng tượng ra hình bóng Mai cô đơn và buồn bã trong căn nhà lớn đó. Tôi tự trách bản thân trước đây luôn cho mình là người hiểu về Mai Chi rõ lắm, tôi buồn lắm.

Cho đến sáng hôm sau, tôi đến lớp một mình và không đợi Mai Chi như bình thường. Hôm nay tôi đến sớm và đợi gặp Mai Chi để nói lời xin lỗi. Khi gặp Mai Chi tôi lí nhí xin lỗi bạn và không biết nói như nào nữa, Mai Chi ôm tôi và nói “Mình là bạn tốt mà, lần sau bạn không được như thế nữa, làm như thế nữa là mình giận đấy”. Tôi vui lắm! Vui vì Mai Chi không giận tôi, thế nhưng chắc chắn tôi sẽ không bao giờ quên được sai lần này của tôi đối với bạn thân của tôi

Bình luận (0)
QN
Xem chi tiết
LP
14 tháng 9 2016 lúc 20:34

  Sau khi nhìn đứa em gái bé bỏng của mình đi, Thành lặng lẽ vào trong nhà lấy quyển nhật kí mà những lúc buồn bã mình hay thường viết nó nhất. Những dòng chữ ngay thẳng viết riêng cho nỗi lòng của bản thân.

   Em gái yêu quý của anh! Giờ anh em mình phải xa nhau thật rồi sao? Hay nó chỉ là giấc mơ thôi em nhỉ, sao giấc mơ này giống như 1 tai họa giáng xuống đầu của 2 anh em mình vậy. Ông trời không thương anh xem mình sao, sao lại nỡ chia cắt 2 anh em. Giờ anh buồn lắm, ngôi nhà dường như yên tĩnh hơn mọi ngày vì nó thiếu bóng dáng em thiếu cái sự tinh nghịch ấy. Chả hiểu sao anh lại có cảm giác như em đang đi du lịch với mẹ một thời gian rồi sau đó sẽ quay về ngôi nhà này. Một mình anh làm sao có thể tự lo cho bản thân mình đây, áo anh rách ai vá cho anh đây. Không chỉ riêng em mà anh còn nhớ mẹ vô cùng. Mẹ là người nuôi nấng anh và em nên anh không thể quên mẹ và em được. 2 người đã có rất nhiều kỉ niệm đẹp ở ngôi nhà này, những kỉ niệm khó quên ấy em biết không? Anh sẽ kèm bức ảnh anh và em cùng ẹm nắm tay nhau đi chơi ở đây để lúc nào nhớ anh có thể mở nó ra nhìn nó để trong lòng anh đỡ đau hơn. Anh yêu em gái của anh và cả mẹ nữa. Đừng bao giờ quên anh nhé!

  Có lẽ những dòng nhật kí của người anh sẽ mãi mãi là những dòng nhật kí bí ẩn. bên trong nó chất chứa những kỉ niệm hoài ức của 2 anh em.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (15)
PD
22 tháng 9 2016 lúc 11:53

thanks nhé

 

 

Bình luận (0)
NJ
26 tháng 9 2016 lúc 21:09

câu hỏi của bạn trùng với câu hỏi của mk , may quá . Thanks 

Bình luận (0)
VA
Xem chi tiết
MN
27 tháng 10 2021 lúc 10:45

Em tham khảo dàn ý:

1. Mở bài:

Ai cũng đã từng mắc sai lầm.

Với tôi, đó là một lần trót xem trộm nhật kí của bạn.

 

2. Thân bài:

Kể lại tình huống dẫn đến việc xem trộm nhật kí của bạn: Đến nhà bạn học nhóm; cầm hộ bạn cặp sách vô tình nhìn thấy quyển nhật kí của bạn.

Kể lại cuộc đấu tranh nội tâm: Có nên xem hay không? Bao biện cho bản thân: Xem để hiểu thêm về bạn, sự tò mò đã chiến thắng, quyết định cầm quyển nhật kí rồi mở ra xem (kể đan xen với miêu tả nội tâm bằng ngôn ngữ độc thoại).

Kể lại một số nội dung được ghi trong nhật kí: Hoàn cảnh khó khăn hiện tại của gia đình bạn? Suy nghĩ của bạn về tình bạn, tình thầy trò?…

Kể lại tâm trạng: Hiểu bạn, vỡ lẽ ra nhiều điều, tự trách bản thân mình, ân hận vì hành động vội vàng, thiếu văn minh của mình, thấy xấu hổ, thầm xin lỗi bạn (kể đan xen với bộc lộ nội tâm qua ngôn ngữ độc thoại).

3. Kết bài:

Tìm cảm với người bạn sau sự việc ấy.

Rút ra bài học ứng xử cho bản thân.

Bình luận (2)
H9
Xem chi tiết
LL
29 tháng 10 2021 lúc 14:06

tham khảo

 

Khi con người ta trưởng thành, có một số thứ quên đi, có một số thứ chúng ta giữ lại để trận trọng và mỉm cười khi nhớ về. Nhưng với em, ở trong kí ức này, có một điều khi nhớ lại em thấy xấu hổ với bản thân mình và với bạn ấy. Đó là lần em đã trót xem trộm nhật kí của Lan Anh, cô bạn thân suốt 4 năm học trung học cùng em. Đó là lẫn “lỡ dại” khiến em vẫn ăn năn cho đến tận hôm nay.

Em và Lan Anh học chung lớp, ngồi cùng bàn, đi học cùng nhau, có việc gì cũng cùng nhau làm. Các bạn trong lớp vẫn bảo chúng em là đôi bạn cùng tiến. Mọi thứ cứ trôi qua bình lặng, chúng em hằng ngày đến trường, vui chơi, học tập. Những lúc rảnh rỗi đạp xe qua nhà nhau chơi, nhiều khi còn rủ nhau hái trộm xoài của bác hàng xóm nhà em. Có rất nhiều điều khiến em nhớ lại và mỉm cười vì nó thật tuyệt. Tuy nhiên chỉ duy nhất một lần ấy, một lần khiến em đỏ mặt, xấu hổ và không biết phải giấu mặt đi đâu. Đó là vào đầu năm lớp 8, cũng đã hai năm trôi qua nhưng hành vi không nên ấy của em vẫn còn đọng lại trong kí ức. Lan Anh có quyển sổ nhật kí xinh xắn, màu nâu chàm rất ấn tượng. Chúng em đều biết ai cũng có sổ nhật kí nhưng không ai được phép xem nhật kí của nhau. Dù là bạn thân thì cũng không được xem. Bởi ai cũng có nhiều chuyện riêng tư, chuyện không kể ra được cùng bạn bè, và nhật kí chính là người bạn tâm tình của bản thân.

Vậy mà hôm đó em đã không kiềm chế được sự tò mò của bản thân mình, trót xem trộm nhật kí của Lan Anh. Hôm đó vào tiết thể dục, em bị đau bụng nên không ra sân tập. Một mình ngồi trong phòng không biết làm gì nên em đã không cưỡng lại sự tò mò của bản thân mình. Em thấy cuốn nhật kí của Lan Anh đặt ngay trên bàn, em cũng không định xem nhật kí của bạn ấy nhưng không hiểu sao em lại làm việc đáng trách như vậy. Em run run nhìn ra cửa sổ xem có ai không rồi mở ra, lật từng trang, từng trang đến nỗi không dám đọc, chỉ lật như thế thôi. Hành động đó của em như một kẻ trộm sợ người khác bắt gặp được. Nhưng mà cũng đúng thôi, em không khác gì một kẻ trộm đang xem trộm suy nghĩ của người khác mà không được cho phép. Mặc dù em chưa đọc được gì, nhưng em cũng đã cảm thấy bản thân mình không nên làm những việc như thế này. Em đã rất hối hận sau khi mới chỉ lật dở nhật kí của Lan Anh. Có lẽ Lan Anh nếu biết điều này cậu ấy sẽ rất buồn và thất vọng về tôi lắm.

Chỉ một lần duy nhất từ năm lớp 8, việc xem trộm nhật kí của một người bạn thân mà cho đến bây giờ em không dám lặp lại việc đó thêm lần nào nữa. Bởi rằng mỗi lần nhớ lại hành động đó em lại thấy bản thân mình không tốt. Nếu cứ xem trộm nhật kí của người khác chẳng khác gì em là một kẻ cắp, mà kẻ cắp thì là người xấu và không được ai yêu quý nữa. Và cũng từ lần đó em đã rút ra được bài học cho bản thân mình. Có những chuyện không nên biết sẽ tốt hơn, tò mò quá cũng không phải là điều tốt. Những gì là riêng tư của người khác, họ không muốn tâm sự với mình thì chắc chắn đó là điều mà họ muốn giữ ở trong lòng.

Bình luận (0)
HT
Xem chi tiết
TA
13 tháng 9 2018 lúc 21:46

Gia đình luôn giữ vai trò hàng đầu, là yếu tố quyết định đối với việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Việc bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em cần được thực hiện một cách khoa học với những kiến thức, kỹ năng phù hợp. Gia đình chính là nơi an toàn nhất cho trẻ em.
Bảo vệ trẻ em trước hết là đảm bảo cho trẻ em được thực hiện các quyền của mình đồng thời phòng ngừa không để trẻ em bị thiệt thòi, không bị xâm hại đến các quyền đã được pháp luật thừa nhận. Bảo vệ chăm sóc trẻ em còn là ngăn ngừa không để các cháu rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như: bị mồ côi cha mẹ, khuyết tật, bị xâm hại tình dục, trở thành tội phạm vị thành niên, nghiện ma túy, tệ nạn xã hội…
Khi thực hiện chức năng chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em, gia đình không thể tách rời khỏi những thiết chế khác là nhà trường và cộng đồng xã hội. Không chỉ quan tâm tới những vấn đề của trẻ em khi sinh hoạt với gia đình mà còn phải biết được những hoạt động của các cháu tại trường học tại những nơi sinh hoạt cộng đồng để kịp thời ngăn chặn những tiêu cực có thể xảy ra.
Chăm sóc trẻ em được tiến hành trên cả 2 mặt: Vật chất và tinh thần. Gia đình với khả năng cao nhất của mình cung cấp cho trẻ em những điều kiện tốt nhất để phát triển về thể chất. Trong điều kiện hiện nay, kinh tế gia đình về cơ bản đã được nâng lên với mức ổn định khá giả vì vậy các bậc cha mẹ cần dành cho trẻ không chỉ về điều kiện vật chất mà cần chú trọng chăm sóc về mặt trí tuệ. Trẻ em không phân biệt trai, hay gái được tạo điều kiện học tập phát triển theo khả năng của mình.
Để tạo môi trường chăm sóc thuận lợi, cha mẹ cần tạo một bầu không khí yêu thương, đoàn kết, gắn bó quan tâm giữa các thành viên gia đình. Với những trẻ em có thiên hướng xuất hiện một số năng khiếu, cha mẹ phải biết phát hiện, khuyến khích tạo mọi điều kiện để ươm mầm tài năng. Việc chăm sóc phát triển trí tuệ cho trẻ em có quan hệ chặt chẽ với việc giáo dục, xã hội hóa trẻ em. Quan điểm giáo dục hiện nay coi gia đình là một trong ba môi trường giáo dục trẻ em. Tuy nhiên gia đình vẫn là trường học đầu tiên và suốt đời của mỗi con người. Đó là bởi vì gia đình có trách nhiệm, là tình cảm và cũng là quyền uy (ông bà, cha mẹ, anh, chị). Gia đình thực hiện chức năng giáo dục thông qua 3 giai đoạn phát triển của trẻ em: từ 1-3 tuổi, từ 3-6 tuổi và từ 6-18 tuổi. Cả ba giai đoạn trên, trẻ em được giáo dục, dậy dỗ của gia đình lớn lên chịu ảnh hưởng các chuẩn mực trong gia đình và dần dần tiếp cận các chuẩn mực ngoài xã hội.
Để thực hiện tốt chức năng giáo dục, mỗi thành viên trong gia đình tùy thuộc vị trí của mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị) phải trở thành những tấm gương sáng cho con trẻ học tập, làm theo. Hiện nay, phong trào: ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền đang thực sự phát huy hiệu quả, tác động quan trọng trong giáo dục của gia đình. Gia đình thông qua thái độ, tình cảm, tâm lý, mối liên hệ thường xuyên bền vững với trẻ em, khéo léo truyền thụ cho chúng những hành vi ứng xử trong nhà và ngoài xã hội. Không thể có sự hình thành và phát triển nhân cách đầy đủ và hoàn thiện nếu không có một môi trường giáo dục gia đình thuận lợi. Gia đình là thể chế đầu tiên, quan trọng nhất hình thành nhân cách ở tuổi thơ. Những mối liên hệ của trẻ em với các thành viên của gia đình, nhất là cha mẹ đã quyết định cách thức ứng xử đặc biệt là tình cảm của chúng sau này với chính những người thân trong gia đình và ngoài xã hội.
Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em! Đó là thông điệp chung của nhân loại. Quan tâm, chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em là trách nhiệm không chỉ của mỗi gia đình mà còn là của toàn xã hội. Để thế hệ trẻ hôm nay thực sự là những chủ nhân tương lai của đất nước, gia đình phải thực sự là tổ ấm, là nơi nuôi dưỡng, hình thành nhân cách con trẻ, là thành trì an toàn, phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình và trẻ em.

Bình luận (0)
TT
13 tháng 9 2018 lúc 21:47

Chăm sóc trẻ em được tiến hành trên cả 2 mặt: Vật chất và tinh thần. Gia đình với khả năng cao nhất của mình cung cấp cho trẻ em những điều kiện tốt nhất để phát triển về thể chất. Trong điều kiện hiện nay, kinh tế gia đình về cơ bản đã được nâng lên với mức ổn định, vì vậy các bậc cha mẹ cần dành cho trẻ không chỉ về điều kiện vật chất mà cần chú trọng chăm sóc về mặt trí tuệ. Trẻ em không phân biệt trai hay gái được tạo điều kiện học tập phát triển theo khả năng của mình. Để tạo môi trường chăm sóc thuận lợi, cha mẹ cần tạo một bầu không khí yêu thương, đoàn kết, gắn bó quan tâm giữa các thành viên gia đình, cho dù cuộc sống còn nhiều vất vả, nhưng khi có trẻ em trong gia đình thì các thành viên phải cố gắng bỏ qua những mâu thuẫn, xích mích để cho trẻ em luôn luôn có cảm tưởng rằng ngôi nhà của mình chính là tổ ấm. Với những trẻ em có thiên hướng xuất hiện một số năng khiếu, cha mẹ phải biết phát hiện, khuyến khích tạo mọi điều kiện để ươm mầm tài năng. Việc chăm sóc phát triển trí tuệ cho trẻ em có quan hệ chặt chẽ với việc giáo dục, xã hội hoá trẻ em. Quan điểm giáo dục hiện nay coi gia đình là một trong ba môi trường giáo dục trẻ em quan trọng. Gia đình là trường học đầu tiên và suốt đời  của mỗi con người. Bởi gia đình có trách nhiệm thực hiện chức năng giáo dục thông qua 3 giai đoạn phát triển của trẻ em: từ 1-3 tuổi, từ 3-6 tuổi và từ 6-18 tuổi. Cả ba giai đoạn trên, trẻ em được giáo dục, dạy dỗ của gia đình lớn lên chịu ảnh hưởng các chuẩn mực trong gia đình và dần dần tiếp cận các chuẩn mực ngoài xã hội. 

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết