Những câu hỏi liên quan
NN
Xem chi tiết
TH
12 tháng 12 2016 lúc 19:59

Nền văn hoá cổ đại Phương Đông hình thành ở lưu vực những con sông lớn: Ai Cập (Sông Nin) Trung Quốc( Hoàng Hà, Trường Giang)…
Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời từ cuối thiên niên kỉ IV đến đầu thiên niên kỉ III TCN. Đó là những quốc gia xuất hiện sớm nhất trong lịch sử xã hội loài người : Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc, họ đã sáng tạo ra âm lịch, sáng tạo ra chữ tượng hình, người Ai Cập nghĩ ra phép đếm đến 10, giỏi hình học. người Lưỡng Hà giỏi số học; người Ấn Độ tìm ra chữ số 0.
Họ đã xây dựng những công trình kiến trúc: Kim tự tháp( Ai Cập),Thành Ba bi lon( Lưỡng Hà). Đó là những kì quan của thế giới và những thành tựu văn hoá còn sử dụng đến ngày nay: chữ số và công trình kiến trúc.

Nền văn hoá cổ đại Phương Tây tập trung ở Hy Lạp và Rô-Ma tức La Mã vảo khoảng thiên niên kỉ I TCN, trên bán đảo Ban Căng và I-ta-li-a ngày nay. Họ đã sáng tạo ra Dương lịch dựa trên chu kì quay của Trái Đất quanh Mặt Trời, hệ chữ cái: a, b, c,… như ngày nay, có nhiều đóng góp về số học, hình học, thiên văn, vật lí, triết học, văn học, kiến trúc, điêu khắc, tạo hình với những công trình nổi tiếng như đền Pác tê nông ở A ten( Hi Lạp), đấu trường Cô li dê(ở Rô ma) v...v...

Bình luận (4)
H24
Xem chi tiết
TD
8 tháng 10 2018 lúc 21:01

Lịch sử á????!?!

Bình luận (0)
LK
8 tháng 10 2018 lúc 21:01

1.- Về kinh tế: 
+ Phương Đông: Là nền kinh tế dựa chủ yếu vào nông nghiệp, có kết hợp với thủ công nghiệp nhỏ lẻ mang tính gia đình và buôn bán trao đổi đơn giản trong phạm vi hẹp. 
+ Phương Tây: Nền kinh tế phát triển theo hướng thủ công nghiệp và thương mại là chính, mang tính "chuyên nghiệp". 
- Xã hội: 
+ P Đông: Gồm 3 giai cấp (Quý tộc, nông dân công xã, nô lệ), mâu thuẫn chủ yếu là giữa QT>< nông dân công xã. 
+ P Tây: Gồm 3 giai cấp (Chủ nô, bình dân, nô lệ), mâu thuẫn chủ yếu là giữa chủ nô >< nô lệ 
- Chế độ chính trị (chứ không phải cơ cấu chính trị): 
+ Phương Đông là chế độ Quân chủ chuyên chế (kiểu trung ương tập quyền). 
+ Phương Tây là chế độ dân chủ cộng hòa (đại diện cho lợi ích của chủ nô).

2.Văn hóa cổ đại đã để lại những kiệt tác khiến người đời sau vô cùng thán phục . Những di sản văn hóa đa dạng, sáng tạo, có giá trị thực tiễn đã nói lên được tài năng, sự lao động nghiêm túc và trình độ khoa học cũng như ứng dụng của con người thời đó . 

Bình luận (0)
NT
8 tháng 10 2018 lúc 21:06

1.phương đông phát triển nghề trồng lúa nước vì mọi người ở đây sống ở ven sông

phương tây có nghề buôn bán ngoại thương phát triển về các mặt hàng thủ công

2.nền văn hóa cổ đại phát triển về mọi mặt

click tui nha.thank you very much!

Bình luận (0)
DK
Xem chi tiết

Bài làm 

Câu 1:

* Các quốc gia cổ đại phương Đông là: 

+ Ai Cập

+ Lưỡng Hà

+ Ấn Độ

+ Trung Quốc.

* Các quốc gia cổ đại phương Tây là:

+ Hy Lạp

+ Rô-ma

Câu 2: Thành tựu văn hóa cổ đại phương Đông 
-Toán học 
+Tìm ra số pi=3.16 
+Tìm ra diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu 
+Làm các phép toán cộng trừ nhân chia... từ 1triệu 


- Kiến trúc 
+Xây dựng kim tự tháp ở Ai Cập, Khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà 
+ Sáng tạo ra lịch 
- Chữ viết(chữ tượng hình) 

* Thành tựu văn hóa cổ đại phương Tây 
+Sáng tạo ra lịch(dương lịch) 


+Chữ viết: sáng tạo ra hệ chữ cái a,b,c 


đạt nhiều thành tựu về toán học, sử học, văn học, vật lí, triết học. Xuất hiện nhiều nhà khoa học nổi tiếng(Pi-ta-go) 
- kiến trúc: 

+Đền Pác -tê-nông ở (Hi Lạp), thần vệ nữ Mi-lô...

# Chúc bạn học tốt #

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
LL
29 tháng 10 2021 lúc 7:08

tham khảo

 

Thành tựu văn hóa cổ đại phương Đông và phương TâyThứ nhất: Đối với thành tựu của văn hóa cổ đại phương Đông

– Chữ viết:

+ Ban đầu là chữ tượng hình và sau đó là chữ tượng ý.

+ Nguyên nhân ra đời chữ viết là do sự phát triển của đời sống con người cần ghi chép, lưu giữ kinh nghiệm mà chữ viết sớm hình thành.

– Sự ra đời của lịch và thiên văn học:

+ Việc tính lịch chỉ đúng tương đối nhưng nông lịch thì có ngay tác dụng đối với việc gieo trồng.

+ Thiên văn học và lịch là hai ngành khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp, một năm có 365 ngày và chia thành 12 tháng.

– Kiến trúc: Kim tự tháp Ai Cập, vườn treo Babilon ở Lưỡng Hà, Vạn Lý trường thành, … là những công trình kiến trúc thể hiện sự sáng tạo về công sức lao động của con người.

– Toán học:

+ Tính diện tích các hình, số Pi = 3.16 phát minh ra số 0 của cư dân Ấn Độ.

+ Nguyên nhân ra đời là do nhu cầu tính lại ruộng đất, nhu cầu xây dựng tính toán,… từ đó mà toán học ra đời.

Thứ hai: Thành tựu văn hóa cổ đại phương Tây

– Ra đời khoa học:

+ Khoa học đến thời Hy Lạp, Roma mới thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác của khoa học, đạt tới trình độ khái quát thành định lý, định đề, tiên đề.

+ Chủ yếu các lĩnh vực: Toán, Sử và Địa lý.

– Sự xuất hiện của lịch và chữ viết:

+ Tính được một năm có 365 ngày và trái đất có hình cầu, một năm lần lượt có các tháng một tháng gồm 20 hoặc 31 ngày, riêng tháng 02 có 28 ngày. Do đó, mặc dù chưa chính xác nhưng những hiểu biết của cư dân Roma cổ đại đã rất gần với hiểu biết hiện nay.

+ Phát minh ra hệ thống chữ cái abc, lúc đầu có 20 chữ sau đó thêm 06 chữ để trở thành hệ thống chữ cáu hoàn chỉnh như ngày nay. Đây là cống hiến rất quan trọng của dân Địa Trung hải cho nền văn minh nhân loại.

Bình luận (0)
TH
Xem chi tiết
LL
Xem chi tiết
NN
17 tháng 12 2016 lúc 9:21

+Họ đã có những tri thức đầu tiên về thiên văn

+ Biết làm ra lịch và dùng lịch âm

1 năm=12 tháng =>1 tháng = 29 đến 31 ngày

+Biết làm đồng hồ đo thời gian bằng bóng nắng mặt trời

+Sáng tạo ra chữ viết tượng hình (vẽ mô phỏng vật thật để nói lên ý nghĩ của con người)

+viết trên giấy Pa-pi-rút ,trên mai rùa,trên thẻ tre hoạc trên các phiến đất rồi đem nung khô

-Toán học

+Người Ai cập phát minh ra phép đếm đến 10 rất giỏi hình học

+Đặc biệt tìm ra số pi = 3,16

+Người Ấn Độ tìm ra số 0

+Người Lưỡng Hà giỏi về số học để tính toán

+Kiến trúc: kim tự tháp(Ai Cập),thành Ba-Bi-Lon ở Lưỡng Hà...

 

 

Bình luận (0)
KD
7 tháng 1 2019 lúc 19:45

+Họ đã có những tri thức đầu tiên về thiên văn

+ Biết làm ra lịch và dùng lịch âm

1 năm=12 tháng =>1 tháng = 29 đến 31 ngày

+Biết làm đồng hồ đo thời gian bằng bóng nắng mặt trời

+Sáng tạo ra chữ viết tượng hình (vẽ mô phỏng vật thật để nói lên ý nghĩ của con người)

+viết trên giấy Pa-pi-rút ,trên mai rùa,trên thẻ tre hoạc trên các phiến đất rồi đem nung khô

-Toán học

+Người Ai cập phát minh ra phép đếm đến 10 rất giỏi hình học

+Đặc biệt tìm ra số pi = 3,16

+Người Ấn Độ tìm ra số 0

+Người Lưỡng Hà giỏi về số học để tính toán

+Kiến trúc: kim tự tháp(Ai Cập),thành Ba-Bi-Lon ở Lưỡng Hà...

Bình luận (0)
PT
Xem chi tiết
ND
9 tháng 11 2018 lúc 21:03

- Thiên văn học: sáng tạo ra lịch (Âm lịch) chia một năm ra 12 tháng, mỗi tháng có khoảng 29 đến 30 ngày. Họ biết làm đồng hồ đo thời gian.

- Chữ viết: tạo ra chữ viết (chữ tượng hình) được viết trên giấy Pa-pi-rút, trên mai rùa, trên thẻ tre hoặc các phiến đất sét ướt rồi đem nung khô.

- Toán học: nghĩ ra phép đếm đến 10, tính được số pi bằng 3,16.

- Kiến trúc, điêu khắc: xây dựng được các công trình kiến trúc đồ sộ như: kim tự tháp cổ ở Ai Cập, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà,...

Phần sau mình k biết :)

Bình luận (0)
2N
Xem chi tiết