Hãy kể 1 câu chuyện về tính lịch sự tế nhị.
Giúp mình đi mình đang cần gấp lắm!!!
Giúp mình bài này với mình đang cần gấp lắm ạ!
Bằng trí tưởng tượng và sự sáng tạo của mình, em hãy kể lại câu chuyện cảm động về người bà kính yêu.
Cảm ơn nhiều nha nhưng làm ngành nhanh giúp mình với!!
Bài làm
Tuổi thơ đối với bất kỳ ai cũng là quãng thời gian đẹp đẽ, hạnh phúc. Hạnh phúc bởi sự ngây thơ, hồn nhiên, bởi những điều nhỏ bé mà vô cùng đáng quý. Tuổi thơ của em cũng tràn ngập niềm vui và hạnh phúc, không chỉ bởi vì những điều trên mà còn bởi có một người em luôn kính yêu – bà ngoại.
Bà ngoại của em đã đi hết quãng đường hai phần ba cuộc đời mỗi con người, năm nay bà đã bảy mươi tuổi rồi. Không giống như bà cụ cạnh nhà em, từ những ngày còn lon ton chạy theo chân bà ngoại, em đã thấy bà có dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn. Cái lưng bà theo năm theo tháng đã cong cong xuống, mẹ bảo đó là cái lưng phi thường mạnh mẽ, đã gánh gồng mọi phong ba, chăm sóc, nuôi dạy mẹ và các bác lên người. Tóc bà em trắng như cước, nổi bật trên khuôn mặt trái xoan bé xíu với làn da in hằn dấu vết của thời gian. Mặt của bà đã có nhiều vết chân chim, lan tràn cả nơi khóe mắt. Cái miệng móm mém và hai mắt không còn sáng rõ như trước nữa. Vậy nhưng, ánh mắt hiền từ cùng vẻ mặt hòa ái của bà lại khiến người ta cảm thấy gần gũi, thân thiết.
Đôi tay bà ngoại lộ rõ những khớp xương, nhỏ bé. Ai nghĩ được đôi tay ấy đã nuôi nấng đàn con trưởng thành, xây nhà, dựng cửa và chăm sóc cho từng lớp cháu chắt lớn lên. Em chính là một trong những đứa cháu được bà chính tay bảo bọc, chăm lo từ lúc còn chập chững bước đi. Bà ngoại đã hi sinh cả cuộc đời mình để giữ gìn mái ấm gia đình sau khi ông ngoại mất, ngậm đắng nuốt cay vì con vì cháu. Dáng người nhỏ nhắn mong manh của bà vì con cháu mà kiên cường chống lại giông tố cuộc đời, gian nan vất vả.
Bà của em hiền hậu như những bà tiên trong truyện cổ tích. Dù cho mắt không còn tinh, chân không còn nhanh nhẹn nữa, bà vẫn ngày ngày qua lại giữa các nhà, quan tâm lo lắng cho tất cả con cháu, nội ngoại gái trai không phân biệt đối xử. Bà cẩn thận chăm sóc một mảnh vườn nhỏ, trồng cây nuôi gà. Đến ngày thu hoạch bà lại tất bật đem đến cho từng nhà, khi con cháu khuyên ngăn bà nghỉ ngơi, bà chỉ cười bảo rằng bà thích như thế, ngơi chân ngơi tay bà càng thấy mệt mỏi, bứt rứt không yên.
Bà là người phụ nữ kiên cường, giàu đức hi sinh, là người mà bố mẹ chúng em lẫn mọi người xung quanh kính trọng. Hàng xóm láng giềng kính vì những khó khăn bất hạnh mà bà vượt qua suốt cuộc đời, yêu mến bà tốt bụng, thân thiện. Chỉ cần có người gặp khó khăn, nếu giúp được bà em sẽ không ngần ngại giúp đỡ.
Đối với riêng em, bà là tuổi thơ êm đềm, hạnh phúc. Bà chăm em từ bé đến lớn, dành tình yêu thương để ru em những giấc ngủ say khi mẹ bận rộn. Những câu chuyện cổ tích nhiệm màu, nhân hậu cũng nhờ giọng kể ấm áp, truyền cảm của bà mà đến với tuổi thơ em. Những đêm trăng tròn vành vạnh, bà bế em trên chiếc võng kẽo kẹt đung đưa, nhẹ nhàng kể về anh Khoai, về cô Tấm...dạy em bao điều mới lạ, sống nhân hậu và yêu thương mọi người...
Thời gian trôi đi, bà em không còn khỏe mạnh như xưa, nhưng tình thương mà bà dành cho con cháu vẫn không hề thay đổi, luôn ngọt ngào và bao la, rộng lớn. Nụ cười hạnh phúc mãn nguyện của bà khi thấy con cháu khỏe mạnh, vui vẻ chính là nụ cười đẹp nhất mà em luôn nhớ mãi không quên.
Em luôn cảm thấy vô cùng may mắn vì được hưởng thụ tình yêu thương và sự bảo bọc của bà. Bà ngoại là người mà em kính yêu nhất. Em sẽ cố gắng sống như những lời bà dạy để không phụ sự kỳ vọng, giáo dục ân cần chu đáo của bà.
Em hãy kể một câu chuyện về Bác Hồ và thiếu nhi.
Giúp mình với, mình đang cần gấp!
Em kể lại một câu chuyện em biết về Bác Hồ với thiếu nhi:
1. Bể cá vàng dành cho các cháu.
Các bạn đều biết ngôi nhà sàn của Bác ở Phủ Chủ tịch rất đơn sơ nhưng khi thiết kế, Bác đã đề nghị các đồng chí xây cho Bác một hàng ghế ximăng bao quanh để các cháu thiếu nhi đến thăm Bác có chỗ ngồi. Thấy các cháu co chỗ ngồi nhưng lại không có gì để chơi, Bác lại đề nghị kiếm 1 bể cá để nuôi cá vàng cho các cháu đến thăm Bác có cá để xem. Thấy các cháu xúm xít xem cá trong bể, Bác rất vui. Hàng ngày, sau giờ làm việc, Bác thường cho cá vàng ăn. Bác để dành những mẩu bánh mì ăn sáng làm thức ăn nuôi cá. Được Bác chăm sóc, mấy con cá vàng trong bể ngày một lớn và phát triển thành cả một đàn cá. Mùa đông trời lạnh, Bác nhờ mấy chú làm một chiếc nắp đậy bể để bảo đảm độ ấm cho cá.
Mỗi lần đến thăm nhà sàn của Bác, khách thường thích thú ngắm bể cá, nhất là khách thiếu nhi.
Bác Hồ rất thương trẻ con.
Có lần đang ngủ đến gần sáng, lạnh quá Bác thức dậy. Gió vun vút đập vào cửa kính. Chợt Bác nghe thấy có tiếng trẻ em rao hàng dưới đường, Bác mở cửa ngó xuống nhìn em bé, nhìn mãi cho đến khi em bé đi khuất mới từ từ khép của lại.
Một lần khác, Bác cùng xem phim với cán bộ đồng bào sau Đại hội Chiến sĩ thi đua năm 1952. Buổi chiếu phim tan, mọi người lục đục kéo nhau đứng dậy ra về, Bác vội đứng lên đưa tay ra lệnh trật tự và nói to:
- Xin hãy để các cháu bé ra trước kẻo lộn xộn các cháu sẽ lạc đấy.
Thế là những người lớn lại ngồi xuống chờ các cháu nhỏ ra hết mới đứng lên về.
Có lần Bác bảo đồng chí phục vụ Bác mang cháu nhỏ 5 tuổi đến chơi với Bác. Đồng chí phục vụ dẫn con đến, lúc ấy Bác bận nên đã bảo đồng chí cho cháu ngồi chơi ăn kẹo. Khi Bác trở vào vẫn thấy 2 cha con ngồi chờ và không dám lấy kẹo ăn. Bác tỏ vẻ không bằng lòng, phê bình đồng chí:
- Ở nhà, cháu là con của cô chú, nhưng đến đây, cháu là khách của Bác. Chú phải có nhiệm vụ giúp Bác đãi khách chứ, ai lại để cháu bé ngồi chơi suông hay sao?
Một sáng đẹp trời, Bác Hồ đã đến với các cháu Trại Kim Đồng. Ngay từ phút đặt chân đến cổng trại nhìn bờ rào dăng dây thép gai, trong mắt Bác hiện lên sự nhức nhối. Nói với các cán bộ phụ trách, giọng Bác nhẹ nhàng, nhưng vô cùng thấm thía:
- Đây là nơi nuôi dạy các cháu mồ côi, được mang tên liệt sĩ Kim Đồng, sao các cô, các chú lại rào dây thép gai như nhà tù thế này ?
Chú Thuận thưa:
- Dạ thưa Bác, cơ ngơi của thời đại cũ đề lại đấy ạ !
Bác lắc đầu: Các cô, các chú phải tháo gỡ đám dây thép gai ngay. Chế độ cũ nhóm các cháu vào đây, chúng ta tiếp tục nuôi dạy vì tương lai các cháu. Bác đi vào từng căn phòng ở, phòng ăn, phòng học, nơi các cháu vui chơi. Bác khen: “Được cái gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ, nhưng còn - Bác hỏi cán bộ phụ trách Trại - còn thế nào, các cô, các chú biết không ?
Mọi người nhìn Bác, vừa xúc động vừa lúng túng. rồi chú Thuận mạnh dạn đáp ?
- Thưa bác, các cháu ở trại còn chật chội ạ.
Bác Hồ mỉm cười:
- Chú nói mới đúng có một phần nhỏ thôi. Đối với các cháu mồ côi, điều lớn nhất là phải bù đắp tình thương. Các cháu đã không còn bố, mẹ thì các cô, các chú ở đây là bố, là mẹ các cháu. Các cô các chú nuôi, dạy các cháu phải đem cả tấm lòng làm mẹ, làm cha mà cư xử, mà săn sóc, mà dạy bảo. Bác thấy ở đây, đối với các cháu còn có vẻ “trại lính”, thiếu cái ấm cúng của gia đình. Dạy bảo các cháu vào khuôn phép, sống có kỷ luật trật tự là đúng. Nhưng không được để các cháu mất cái hồn nhiên, mất cái vui tươi, thoải mái. Đừng biến các cháu thành các “ông cụ non”.Các cô, các chú phải làm sao cho các cháu thấy Trại Kim Đồng là gia đình của các cháu, đi xa các cháu nhớ, lúc ở nhà các cháu vui. Được như vậy thì cần gì phải rào dây thép gai, phải canh phòng nghiêm ngặt với các cháu?
Bác lại hỏi :
- Những cháu kém có nhiều không ?
- Thưa Bác, còn nhiều lắm ạ.
- Nhiều là bao nhiêu ?
Đồng chí phụ trách hơi bối rối. Bác nói ngay:
- Quản lý các cháu thì cần biết cụ thể từng cháu một, biết chắc chắn cái dở, cái hay của mỗi đứa. Có vậy, thì dạy mới có kết quả tốt. Bác bảo chú Thuận đứng bên:
- Cho Bác gặp cháu nào kém nhất trại.
Em Quốc đứng khoanh tay trước mặt Bác, Bác cúi xuống vuốt nhè nhẹ tóc em. Bác hỏi:
- Tên cháu là gì ?
- Thưa Bác, tên cháu là Quốc lủi ạ ! Bác nhìn em, ái ngại:
- Ai đặt cho cháu cái tên ấy ?
- Dạ thưa, các bạn gọi cháu thế ạ.
- Vì sao các bạn gọi cháu là Quốc lủi ?
- Thưa Bác... Cháu... Cháu hay trốn trại. Cháu chui qua hàng rào, lủi vào các ngõ phố ạ.
- Sao cháu không chịu ở trong trại mà trốn ra ngoài ?
- Thưa Bác…ở trong trại khổ cực lắm ạ.
- Khổ cực thế nào ?
- Dạ chúng cháu bị gò bó đủ thứ ạ.
- Cháu nói rõ sự gò bó cho Bác nghe nào ?
Quốc nhìn Bác Hồ mà nước mắt trào ra, nghẹn ngào không nói lên lời.
Bác xoa đầu em, Bác đã hiểu thấu tất cả, dù em chưa nói ra được những điều muốn thưa với Bác, Bác khuyên Quốc: “Từ nay cháu phải phấn đấu bỏ cái tên “lủi”, giữ lại cái tên Quốc...”. Nước mắt càng giàn giụa trên hai má Quốc.
Bác Hồ cầm tay em Quốc đi ra chỗ cả trại đang tập hợp đón đợi Bác.
Bác thân mật kể cho các em nghe một số gương tốt của thiếu nhi trong kháng chiến chống Pháp, gương tốt của thiếu nhi ở Liên Xô và các nước bạn. Các em đã không cầm được nước mắt khi nghe Bác kể về thời niên thiếu của Bác, Bác đã từng thèm một cái đồ chơi, ước ao một bộ quẩn áo mới để ăn mặc Tết. Bác cũng đã mồ côi mẹ từ năm lên chín, lên mười. Bác đã phải bế em đi xin sữa sau ngày mẹ qua đời.
Bác căn dặn các em như ông dặn cháu:
- Các cháu phải vâng lời các cô, các chú phụ trách. Thiếu nhi thì phải ngoan, phải thật thà, lễ phép với người lớn, kính trọng người già, giúp đỡ người tàn tật yếu đau. Các cháu ở trong tập thể với nhau càng phải thương yêu nhau như anh chị em ruột thịt. Và phải dũng cảm sửa chữa những khuyết điểm, những thói hư tật xấu để lớn lên làm người chủ của đất nước, đừng để mình là cái gánh nặng của xã hội...
Rồi bác bảo:
- Các cháu có hứa làm được điều Bác căn dặn không nào ?
Một tiếng “có” vang lên, đều khắp và sôi nổi. Bác còn dặn thêm các em là, noi gương dũng cảm của liệt sĩ Kim Đồng trong học tập và rèn luyện, em nào đạt kết quả tốt, được ban phụ trách báo lên Bác, Bác sẽ gửi phần thưởng. Và Bác thân mật hẹn: “Nếu cả trại cùng tiến bộ vượt bậc, Bác sẽ còn về thăm các cháu nhiều lần nữa”.
Ngày hôm ấy, Bác đã đề lại rất nhiều quà để chia cho các em. Nhận phần quà của Bác cho, nhiều em đã không ăn, cất làm kỷ niệm.
Từ hôm đó trong từng đôi mắt của các em, ngời lên niềm vui nhận quà Bác. Em Quốc không lủi ra ngoài trại nữa, mà giữ gìn mình như giữ gìn kỷ niệm quà Bác trong trái tim.
cho mình hỏi câu này nha :
hãy kể lại 1 sự việc hoặc một nhân vật lịch sử trong giai đoạn này mà em nhớ
giúp mình nha mình đang cần gấp
hỏi ông Google or bà Cốc Cốc xem sao
hãy viết 1 bài văn cho bạn thân hãy kể về 1 sự kiện hoặc 1 giai đoạn lịch sử mà em ấn tượng nhất.Ngoài ra , có thể chia sẻ thêm về phương pháp để hc tốt môn lịch sử của bản thân ?Giups với mình đang cần gấp
hãy kể 1 câu chuyện về người biết sống đẹp, biết đem lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác
mình đang cần gấp, giúp mình với
ai nhanh mình cho 3 tích
Vào link này tham khảo cách làm nha !
Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác. - Giáo viên văn
Bài làm :
Nhạc sĩ thiên tài Beettoven từng nói: “Trong cuộc sống, không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem hạnh phúc cho người khác”. Hạnh phúc là điều mà chúng ta luôn theo đuổi trong cuộc sống này. Vậy, như thế nào mới là người hạnh phúc? Đồng quan điểm với Beettoven, Đi- ơ- rô cho rằng: “Người hạnh phúc nhất là người đem đem đến hạnh phúc cho nhiều người khác”.
Từ xưa đến nay, chúng ta vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể, rõ ràng về hạnh phúc. Khái niệm trìu tượng ấy tùy vào cách cảm nhận của mỗi người mà có một dáng hình khác nhau. Nhìn chung, hạnh phúc là cảm xúc sung sướng khi được thỏa mãn những giá trị về vật chất cũng như tinh thần. Người hạnh phúc nhất là người có được sự mãn nguyện trong tâm hồn, hài lòng với cuộc sống mình đang có, tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống của mình. Theo Đi- ơ- rô, hạnh phúc là khi ta biết trao đi, chia sẻ, hy sinh vì người khác. Nói tóm lại, con đường giúp ta trở thành một người hạnh phúc là làm một người biết sẻ chia.
Câu nói trên đã khẳng định một lẽ sống rất đúng, rất đẹp. Vậy tại sao Đi- ơ- rô lại cho rằng: “Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người khác”. Hạnh phúc không phải chỉ là những cảm xúc ích kỉ, mang tính cá nhân. Hạnh phúc chỉ có ý nghĩa khi ta gắn hạnh phúc của mình với hạnh phúc của người khác. Khi ấy, niềm hạnh phúc sẽ trở nên lớn lao gấp bội phần vì ta biết cống hiến, hy sinh vì những mục đích lớn lao, cao cả. Trong khi nhiều người quan niệm hạnh phúc là có nhiều của cải vật chất, có địa vị xã hội thì anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long lại khiến chúng ta nể phục vì sự định nghĩa về hạnh phúc khá mới mẻ: Hạnh phúc là được làm việc, được cống hiến và sự cống hiến của mình được ghi nhận. Sự hạnh phúc khi ấy đã vượt ra ngoài biên giới của nó, không chỉ bó hẹp trong từng cá nhân mà lan tỏa đến những người khác, có ý nghĩa với nhiều người. Bác Hồ từng trả lời một phóng viên nước ngoài khi được hỏi về tâm nguyện của mình rằng: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Ước nguyện ấy đã theo Bác suốt cả cuộc đời, trở thành lí tưởng và lẽ sống của Người.
“Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm”. Niềm hạnh phúc trao đi không chỉ có ý nghĩa với người được nhận mà nó còn để lại dư âm mãi mãi với người trao tặng. Thứ ta trao đi là tình yêu thương, là tấm lòng thì nhận về sẽ là cảm giác an yên, hạnh phúc trong tâm hồn. Hẳn các bạn đều đã nghe câu chuyện về người ăn xin. Ông lão ăn xin rách rưới, nghèo khổ hỏi xin một cậu bé trên phố. Đáng tiếc thay, cậu chẳng có gì để cho ông cả. Cậu cầm lấy bàn tay ông và nói: “Cháu xin lỗi, cháu chẳng có gì để cho ông cả”. Ông lão mỉm cười: “Cám ơn cháu, như vậy là cháu đã cho lão rồi”. Những giá trị vật chất có thể phai mờ theo thời gian nhưng tình yêu thương, sự chân thành thì ở lại mãi mãi. Vì thế, niềm hạnh phúc mà nó mang lại không gì có thể so sánh được.
Bên cạnh đó, ta cũng cần phê phán những con người sống thờ ơ, vô cảm, chỉ biết khư khư giữ hạnh phúc cho riêng mình. Tâm hồn họ sớm sẽ bị sa mạc hóa, bị mọi người xa lánh, cô độc.
Trao đi niềm yêu, hạnh phúc là điều mà bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể làm được, không chỉ một lần mà trong suốt cuộc đời. Vì vậy, chúng ta hãy hy sinh, sẻ chia nhiều nhất trong khả năng có thể, trở thành “người hạnh phúc nhất” theo cách của riêng mình.
BÀI VĂN SUY NGHĨ VỀ CÂU NÓI: “NGƯỜI HẠNH PHÚC NHẤT LÀ NGƯỜI ĐEM ĐẾN HẠNH PHÚC CHO NHIỀU NGƯỜI NHẤT” 2
Cuộc đời của mỗi con người là một hành trình dài đi tìm kiếm những giá trị lớn lao của cuộc sống. Và có lẽ giá trị to lớn nhất mà rất đỗi giản dị đó là hạnh phúc. Như lời của Đi-đơ-rô nói:" "Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất"
Hạnh phúc với mọi người đã không còn xa lạ, đó là trạng thái sung sướng, vui vẻ và thỏa mãn của con người khi họ đạt được những điều mà họ hằng mong muốn, Trạng thái ấy được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau, khi nhẹ nhàng thoáng qua như gió xuân, khi vỡ òa trong niềm vui sướng tràn đầy. Đó là sự viên mãn của con người, một cảm xúc cao nhất trong tâm hồn chúng ta. Vậy bạn suy nghĩ thế nào về người hạnh phúc? Đó là một người có một cuộc sống vui vẻ sung sướng và tràn ngập niềm vui, họ không phải trải qua những bất hạnh hay khổ đau. Cả câu nói mang một tính triết lí nhân sinh sâu sắc đó chính là con người ta đạt được hạnh phúc khi họ biết cống hiến và hy sinh vì người khác. Cảm nhận của mỗi người là khác nhau nhưng đôi lúc trong cuộc sống ta hạnh phúc khi mang lại niềm hạnh phúc giản đơn cho người khác.
Vì sao người ta lại nói như vậy? Có lẽ hạnh phúc không bao giờ đến với chúng ta trong sự cô độc và lẻ loi, chẳng ai bảo rằng họ hạnh phúc nhất khi học cô đơn. Bởi con người từ xa xưa đã sống với nhau tạo thành một quần thể đoàn kết mà bây giờ người ta gọi đó là xã hội. Vả lại hạnh phúc là thứ mà con người dễ dàng mang đến cho nhau nhất trong mọi hoàn cảnh dù khó khăn. Lúc ấy chỉ cần một cái nắm tay cũng khiến người ta ấm lòng mà vượt qua cơn đói khát, bệnh tật. Nhiều người nghĩ hạnh phúc thật cao xa nhưng có lẽ hạnh phúc có lẽ đang bên cạnh bạn mà bạn không hề ngoảnh lại nắm lấy mà theo đuổi những thứ xa vời. Hạnh phúc là khi ta được sẻ chia, yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Chỉ cần ta nhìn thấy nụ cười của bé thơ khi được nhận một chiếc kẹo, nụ cười hiền từ của bà cụ mà ta dẫn qua đường, và nụ cười của người mẹ khi nhìn thấy chúng ta trưởng thành thì lúc ấy ta sẽ tìm kiêm được hạnh phúc ta đã từng ước ao ngay trong chính nụ cười của người khác.
Vậy làm cách nào để đem đến hạnh phúc cho mọi người xung quanh? Trước hết bạn phải là một con người có tấm lòng lương thiện và sự chân thành muốn giúp đỡ và chia sẻ với mọi người xung quanh. Hãy mở rộng lòng mình, học cách yêu thương nhiều hơn, quan tâm nhiều hơn đến tất cả mọi người. Hãy nhớ rằng lòng vị kỉ sẽ chỉ cho bạn những thỏa mãn nhất thời chứ không thật sự mang lại cho bạn hạnh phúc dài lâu. Đôi lúc, trong cuộc sống chúng ta cần biết cách xả thân , hy sinh để giúp đỡ người khác, chỉ một lần thôi có thể họ sẽ nhớ bạn cả đời. Và sự hạnh phúc của bạn là được người khác khắc ghi mình trong tâm hồn. Trong cuộc sống mọi thứ chỉ mang tính tương đối, vì thế mà trong mọi hoàn cảnh ta đều có thể mang đến hạnh phúc cho người khác và mang lại hạnh phúc cho chính mình.
Trong xã hội hiện nay, có nhiều người theo chủ nghĩa cá nhân và không có sự hướng ngoại, quan tâm đồng loại. Họ vì lòng vị kỉ và ham mê vật chất mà dẫm đạp lên hạnh phúc của người khác, thậm chí làm người khác đau khổ, cướp đi quyền được hạnh phúc của họ. Những người sống như thế suy cho cùng khi màn đêm buông xuống có lẽ họ chỉ còn nỗi cô đơn bên mình.
Câu nói mang một ý nghĩa nhân văn muốn nhắn gửi đến con người về ý nghĩa của sự hạnh phúc. Hạnh phúc luôn ở bên ta mà thôi!
hãy viết về sơ yếu lí lịch của em :
hãy giúp mình nhé ! mình đang cần nó gấp lắm .
I. Yêu cầu:
Người xin dự tuyển tự khai trung thực, đầy đủ, rõ ràng các nội dung trong lý lịch; không tẩy xoá, sửa chữa và nhờ người khác viết hộ.
II. Nội dung khai lý lịch:
Họ và tên: Viết đúng họ, chữ đệm và tên, ghi như trong giấy chứng minh nhân dân, bằng chữ in hoa. Ví dụ: NGUYỄN VĂN A.
Nam, nữ: là nam thì ghi chữ “nam”, là nữ thì ghi chữ “nữ”.
Sinh năm: viết đúng ngày, tháng, năm sinh đã ghi trong giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu.
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hiện nay: viết rõ thôn (số nhà, đường phố), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố).
Nơi ở hiện tại: viết rõ thôn (số nhà, đường phố), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố).
Chứng minh nhân dân số, cấp tại, ngày cấp: ghi đúng theo chứng minh nhân dân được cơ quan công an cấp, có giá trị hiện hành.
Khi cần báo tin cho ai, ở đâu: ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại của người cần báo tin.
Bí danh: viết các bí danh đã dùng.
Nguyên quán: là nơi sinh sống của ông, bà nội, cha đẻ, trường hợp cá biệt có thể ghi theo quê quán của người mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng mình từ nhỏ (nếu không biết rõ bố, mẹ).
Dân tộc: viết tên dân tộc gốc của bản thân như: Kinh, Thái, Tày, Nùng, Mường...(nếu là con lai người nước ngoài thì ghi rõ quốc tịch, dân tộc của bố, mẹ là người nước ngoài).
Tôn giáo: ghi rõ đạo Phật, đạo Thiên chúa, đạo Hồi, đạo Cao Đài, đạo Hoà Hảo... ghi cả chức sắc trong tôn giáo (nếu có), không theo đạo nào thì ghi “không”.
Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất (hoặc cải tạo công thương nghiệp): cố nông, bần nông, trung nông, phú nông, địa chủ, công chức, viên chức, dân nghèo, tiểu thương, tiểu chủ, tiểu tư sản, tư sản...
Thành phần bản thân hiện nay: viết rõ: công nhân, nông dân, công chức, viên chức, nhân viên, thợ thủ công, bộ đội, nhà văn, nhà báo, chủ doanh nghiệp...; nếu sống phụ thuộc gia đình thì ghi là học sinh, sinh viên hoặc chưa có việc làm.
Trình độ văn hóa: viết rõ 12/12 chính quy; 12/12 bổ túc văn hoá.
Trình độ ngoại ngữ: viết theo văn bằng hoặc chứng nhận đã được cấp: Đại học Anh ngữ, Pháp ngữ, Nga ngữ...(nếu tốt nghiệp đại học ngoại ngữ). Đối với hệ bồi dưỡng ngoại ngữ thì ghi là: Anh, Pháp, Nga...trình độ A, B, C, D.
Ngày và nơi kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam: viết rõ ngày, tháng, năm và nơi kết nạp vào Đảng (chi bộ, đảng bộ cơ sở, huyện tỉnh hoặc cơ quan Trung ương).
Ngày và nơi kết nạp vào Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: viết rõ ngày, tháng, năm và nơi kết nạp.
Nghề nghiệp hoặc trình độ chuyên môn: đã được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật gì thì viết theo văn bằng đã được cấp, thuộc chuyên ngành nào, học chính quy hay tại chức, nếu có nhiều bằng thì ghi tất cả.
Cấp bậc: Bậc lương đang hưởng (nếu có)
Lương chính hiện nay: theo ngạch chuyên viên, kỹ thuật viên, kỹ sư,...(nếu có)
Ngày nhập ngũ QĐNDVN (TNXP), ngày xuất ngũ, lý do: Ghi rõ ngày, tháng, năm nhập ngũ, xuất ngũ và lý do xuất ngũ.
Hoàn cảnh gia đình: Cần khai Cha, mẹ đẻ (hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ), anh chị em ruột của bản thân, vợ (chồng), con cái. Viết rõ: họ và tên, năm sinh, quê quán; chỗ ở, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, thái độ chính trị của từng người.
Quá trình hoạt động của bản thân: tóm tắt quá khứ từ thời niên thiếu cho đến ngày tham gia hoạt động xã hội, đi học ở đâu, đi làm ở đâu, giữ chức vụ gì.
Khen thưởng: viết rõ tháng năm, hình thức được khen thưởng.
Kỷ luật: viết rõ tháng năm, lý do sai phạm, hình thức kỷ luật.
Giúp mình với . Mình cần gấp Hãy viết một đoạn văn ngắn (5-7)câu , kể về một sự kiện lịch sử mà em ấn tượng nhất qua các bài học lịch sử lớp 5 đã được học
TK:
Ngày 1 – 9 – 1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Do Đà Nẵng giáp với Phú Xuân, nên sự kiện đó đã đe doạ đến kinh đô và uy hiếp đến sự tồn vong của vương triều Nguyễn.
Trước tình hình đó, nhà Nguyễn đã cử nhiều danh tướng vào Đà Nẵng để chống Pháp. Và bước đầu đã giành được thắng lợi khi mà đã ngăn chặn được bước tiến của quân thù.
Tuy nhiên, trong lúc nhân dân đang đấu tranh chống giặc ngoại xâm, thì triều đình Huế đã liên tục ký các hiệp ước đầu hàng Pháp, từ năm 1860 – 1862, các tỉnh Gia Định, Biên Hoà, Định Tường, Vĩnh Long rơi vào tay giặc.
. viết một đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu kể về 1nhaan vật lịch sử em đã học trong chương trình lớp 5 olm
Hãy viết đoạn văn khoảng 15 dòng kể lại câu chuyện về lòng nhân ái mà em bắt gặp trong văn học hoặc trong cuộc sống .
Giups mình với, gấp lắm ạ. Mình đang GHKI mà không biết làm :((( huhu
Chọn 1 trong các đề sau:
1.Hãy kể 1 một kỉ niệm khó quên về tình bạn .
2.Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã được học.
3.Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó.
gợi ý giúp mình với,mình nên chọn đề nào.Mình đang cần gấp!
mk làm đề thứ 3 nhé bn
Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. Không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sống qua ngày.
Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim:
- Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu!
Chim lạ liền nói:
- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.
Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có.
Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.
Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu.
Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm”.