Những câu hỏi liên quan
KS
Xem chi tiết
AP
20 tháng 11 2017 lúc 22:20


- Bàn tay có ngón ngắn ngón dài
- Năm ngón tay có ngón ngắn ngón dài.
- Đất có chỗ bồi chỗ lở, ngựa có con dở con hay.
- Một cây có cành bổng cành la.
- Một nhà có anh giàu anh khó.
- Mía có đốt sâu đốt lành.
( Cùng một loại có cái thế này có cái thế kia, con cùng một gia đình có đứa hư đứa ngoan, trong tập thể có kẻ xấu người tốt, kẻ sướng người khổ ).
Nội dung ý nghĩa các tục ngữ trên được Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo trong danh ngôn : “ Năm ngón tay có ngón ngắn ngón dài, nhưng ngắn dài đều hợp nhau lại nơi bàn tay” để kêu gọi đoàn kết, khoan dung, đô lượng đối với những người lầm đường lạc lối theo giặc trong kháng chiến chống Pháp, vì xét đến cùng họ cũng là “ dòng dỏi của tổ tiên ta”.
- Những người đức hạnh thuận hoà
Đi đâu cũng được người ta tôn sùng.
- Chín bỏ làm mười.
- Yêu con người, mát con ta.
- Yêu con cậu mới đậu con mình.
- Một con tôm có chật gì sông, một cái lông có chật gì lỗ.
- Cao cành nở ngọn, mọi bạn mọi đến.
- Một sự nhịn là chín sự lành.
- Giơ cao đánh khẽ.
- Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại.
- Mình vì mọi người, mọi người vì mình.
- Trẻ nhà người như trẻ nhà ta.
- Của anh như của chú.
- Xởi lởi trời cho, lo xo trời co lại.

Bình luận (0)
PD
14 tháng 12 2017 lúc 14:32

- Bàn tay có ngón ngắn ngón dài
- Năm ngón tay có ngón ngắn ngón dài.
- Đất có chỗ bồi chỗ lở, ngựa có con dở con hay.
- Một cây có cành bổng cành la.
- Một nhà có anh giàu anh khó.
- Mía có đốt sâu đốt lành.
( Cùng một loại có cái thế này có cái thế kia, con cùng một gia đình có đứa hư đứa ngoan, trong tập thể có kẻ xấu người tốt, kẻ sướng người khổ ).
Nội dung ý nghĩa các tục ngữ trên được Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo trong danh ngôn : “ Năm ngón tay có ngón ngắn ngón dài, nhưng ngắn dài đều hợp nhau lại nơi bàn tay” để kêu gọi đoàn kết, khoan dung, đô lượng đối với những người lầm đường lạc lối theo giặc trong kháng chiến chống Pháp, vì xét đến cùng họ cũng là “ dòng dỏi của tổ tiên ta”.
- Những người đức hạnh thuận hoà
Đi đâu cũng được người ta tôn sùng.
- Chín bỏ làm mười.
- Yêu con người, mát con ta.
- Yêu con cậu mới đậu con mình.
- Một con tôm có chật gì sông, một cái lông có chật gì lỗ.
- Cao cành nở ngọn, mọi bạn mọi đến.
- Một sự nhịn là chín sự lành.
- Giơ cao đánh khẽ.
- Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại.
- Mình vì mọi người, mọi người vì mình.
- Trẻ nhà người như trẻ nhà ta.
- Của anh như của chú.
- Xởi lởi trời cho, lo xo trời co lại.

Bình luận (2)
NN
Xem chi tiết
PT
13 tháng 12 2017 lúc 17:46

- Yêu con người, mát con ta.
- Yêu con cậu mới đậu con mình.
- Một sự nhịn là chín sự lành.
- Giơ cao đánh khẽ.
-Mình vì mọi người, mọi người vì mình.

Bình luận (0)
DL
Xem chi tiết
TM
1 tháng 12 2016 lúc 6:13

Tự tin

+Dù ai nói ngả nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân

+Chớ thấy sóng cả mà lo

Sóng thì mặc sóng, chèo cho có chừng

+Ta như cây ngay giữa rừng

Ai lay chẳng chuyển, ai rung chẳng rời

+Lòng ta vốn đã chắc rồi

Nào ai giục đứng, giục ngồi mặc ai

+ tự tin sẽ đưa con người đến thành công

..............

Tự trọng:

+ chết vinh còn hơn sống nhục

+Chết đứng còn hơn sống quỳ

+Dói cho sạch, rách cho thơm

+ giấy rách phải giữ lấy lề

+ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

.............

giản dị

+ tích tiểu thành đại

+ năng nhặt chặt bị

+Ỏ đây một hột cơm rơi

Ngoài kia bao hạt mồ hôi thấm đồng

+Buôn tàu bán bè chẳng bằng ai giàu mà tiện

+Yêu nên tốt, ghét nên xấu

Cuả người bồ tác của mình hạt luột

+Ăn chắc mặc bền

+Ít chắc chiu hơn nhiều phung phí

+Ăn phải dành, có phải kiệm

...............

Kiêm tốn

+Người biết ít thường nói nhiều, trong khi người biết nhiều thường nói ít

 

+ Bạn bè có ích không phải chỉ bởi họ sẽ lắng nghe ta, mà còn bởi họ sẽ cười nhạo ta; Qua họ, chúng ta học được đôi chút khách quan, đôi chút khiêm tốn, đôi chút nhã nhặn; Chúng ta học được những nguyên tắc của cuộc đời và trở thành người chơi tốt hơn trong cuộc chơi.

+Một cái đầu tỉnh táo, một trái tim trung thực và một linh hồn khiêm nhường, đó là ba người dẫn đường tốt nhất qua thời gian và cõi vĩnh hằng.

+Sự kiêu căng làm hỏng cả những thiên tài tốt đẹp nhất. Không nhiều mối nguy hiểm rằng tài năng hay những điều tốt đẹp thật sự sẽ không được chú ý; và thậm chí ngay cả trong trường hợp đó, nhận thức được mình có nó và sử dụng tốt nó nên thỏa mãn được ta, và sự quyến rũ lớn nhất của mọi quyền năng là tính khiêm tốn.
Từ chối giải thưởng là một cách khác để chấp nhận nó ồn ào hơn bình thường.


+

 

Bình luận (1)
NC
Xem chi tiết
CX
28 tháng 11 2021 lúc 17:23

Bạn tham khảo !

- Ngó lên nuột lạc mái nhà
Bao nhiêu nuột lạc nhớ ông bà bấy nhiêu
-
Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.-
 Chờ chờ, đợi đợi, trông trông,
Bao nhiêu chờ đợi mặn nồng bấy nhiêu.

Bình luận (0)
NG
28 tháng 11 2021 lúc 17:23

- Ngó lên nuột lạc mái nhà
Bao nhiêu nuột lạc nhớ ông bà bấy nhiêu
-
Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.-
 Chờ chờ, đợi đợi, trông trông,
Bao nhiêu chờ đợi mặn nồng bấy nhiêu.

Bình luận (1)
H24
28 tháng 11 2021 lúc 17:24

anh em như thể tay chân

 

Bình luận (1)
H24
Xem chi tiết
DH
6 tháng 11 2017 lúc 15:20

 1.Vẳng nghe chim vịt kêu chiều 
Bâng khuâng nhớ mẹ, chín chiều ruột đau.

2. - Ăn cơm cáy thì ngáy oo 
Ăn cơm thịt bò thì lo ngay ngáy.

3. Chim đa đa đậu nhánh đa đa
Chồng gần không lấy đi lấy chồng xa
Một mai cha yếu mẹ gìa
Chén cơm đôi đũa tách trà ai dâng.

4. Chiều chiều ra dứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

5. Chim khôn kêu tiếng  rảnh rang
Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe.

Bình luận (0)
NM
Xem chi tiết
H24
20 tháng 2 2021 lúc 13:52

đánh có dấu đi bạn

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
VA
Xem chi tiết
TK
26 tháng 12 2017 lúc 18:02

Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi nơi, mọi lúc.

Ca dao tục ngữ:

- Quốc có quốc pháp, gia có gia quy.

- Đất có lề, quê có thói.

- Phép vua thua lệ làng.

- Nhập gia tùy tục.

- Bề trên ăn ở chẳng kỉ cương
Cho nên bề dưới lập đường mây mưa.

Bình luận (0)
NT
3 tháng 1 2018 lúc 9:33

*Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi lúc mọi nơi.

*Một số câu ca dao, tục ngữ:

-Nhập gia tùy tục.

-Nước có vua, chùa có bụt.

-Ao có bờ, sông có bến.....

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
TD
31 tháng 1 2017 lúc 10:03

1. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ

1/.Sự khác nhau :
Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý (ví dụ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng); còn thành ngữ chỉ là một cụm từ, một thành phần câu, diễn đạt một khái niệm có hình ảnh (ví dụ: Mẹ tròn con vuông). Nội dung của tục ngữ thuộc về đúc rút những kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử - xã hội của nhân dân (ví dụ: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống; Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm). Thành ngữ lại mang tính biểu trưng, khái quát và giàu hình tượng nên thường dùng nghệ thuật tu từ ẩn dụ hoặc nghệ thuật tu từ hoán dụ. Chẳng hạn "Chân cứng đá mềm". Chính vì vậy, thành ngữ dễ gây được ấn tượng mạnh mẽ với người nghe, người đọc, hiệu quả biểu đạt và biểu cảm rất cao nên nhân dân thường dùng xen vào lời ăn tiếng nói (ví dụ: Tôi chúc anh đi "chân cứng đá mềm")...
Một điểm đáng chú ý nữa là, tục ngữ thường dùng độc lập, vì nó là một câu và diễn đạt một ý trọn vẹn. Chẳng hạn, người ta thường nhắc nhau: "Lờì nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Còn thành ngữ mới chỉ là một cụm từ, nên người ta thường dùng xen trong câu nói. Chẳng hạn: "Chúng ta không nên "đâm bị thóc, chọc bị gạo".
2/.Sự giống nhau

Cả hai đều là những sản phẩm của sự nhận thức của nhân dân về các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan, đều chứa đựng và phản ánh tri thức của nhân dân.

2. Phân biệt tục ngữ với ca dao

* Giống :
Ca dao tục ngữ đều là những câu nói do người đời lưu truyền lại ,tán tụng trong nhân gian .Là bài học,lời dạy ,kinh nghiệm sống ,kinh nghiệm tìm hiểu các hiện tượng thiên nhiên thời tiết khí hậu mùa màng
* Khác :
Ca dao thì có vần có điệu ,rườm rà hơn ,trữ tình hơn
Tục ngữ thì không nhất thiết phải có vần có điệu mà tục ngữ ngắn gọn , xúc tích và không có tính rườm rà hay mang tính chất kể nể như ca dao .

Bình luận (0)
NM
31 tháng 1 2017 lúc 13:21

1: Phân biệt tục ngữ với thành ngữ


1. Về nội dung: Tục ngữ diễn đạt trọn vẹn một ý, một nhận xét, một sự phê phán, một kinh nghiệm, một tâm lí, một phong tục tập quán, một chân lí phổ biến. Tục ngữ đúc kết những kinh nghiệm nhằm giáo dục khuyên răn, hướng dẫn con người trong quan hệ tự nhiên, xã hội và tư duy, là hiện tượng rõ nét về ý thức xã hội.
Do nội dung mà không ít tục ngữ sâu sắc, có lúc mang tính triết lí, phải trải kinh nghiệm sống, hiểu biết thưc tiễn hoặc phải nghiên cứu chu đáo mới hiểu hết nội dung của nó.
Thành ngữ, riêng nó, không diẽn đạt một ý trọn vẹn mặc dù các khía cạnh của nó có những sắc thái phong phú trong kết hợp với các ý khác. Do nội dung mà thành ngữ nói chung dễ hiểu.

2. Về hình thức: Tục ngữ thường là câu nói ngắn gọn, có vần hoặc không có vần, có nhịp điệu hoặc không có nhịp điệu( Cũng có câu tục ngữ được đúc kết dưới hình lục bát làm cho ta lẫn lộn tục ngữ với ca dao) Nói chung tục ngữ không cần văn vẻ

3. Về ngữ pháp: Tục ngữ là một câu, một mệnh đề hoàn chỉnh. Ta nói: một câu tục ngữ là vì vậy. Thành ngữ là hiện tượng, hình thức phát triển của từ ngữ, là từ ghép, từ láy, là cụm cấu tạo thành lời nói hay, văn vẻ màu mè... Thành ngữ là một hiện tượng ngữ ngôn. Ta nói thành ngữ ( chứ không bao giờ nói “ câu thành ngữ”- như có nhà nghiên cứu đã nhầm). Điều này phân biệt tục ngữ và thành ngữ về mặt ngữ pháp.
Bình luận (0)
NP
Xem chi tiết
NH
27 tháng 2 2020 lúc 16:43

-Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa

-Tháng ba mưa đám, tháng tám mưa cơn

-Gió heo may, chẳng mưa dầm thì bão giật

-Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa

-Tháng giêng rét dài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân

Nội Dung

Câu: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa

-Dự báo thời tiết qua việc quan sát sao vào ban đêm

=>Cần chủ động công việc để tránh rủi ro

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
27 tháng 2 2020 lúc 16:37

chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì dâm

ráng mỡ gà có nhà thì giữ

đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa