viết đoạn văn về người thân của em (ông hoặc bà)
Viết một đoạn văn (từ 3 đến 5 câu) kể về ông, bà (hoặc người thân) của em.
Gợi ý:
- Ông, bà (hoặc người thân) của em bao nhiêu tuổi ?
- Ông, bà (hoặc người thân) của em làm nghề gì ?
- Ông, bà (hoặc người thân) của em yêu quý và chăm sóc em như thế nào ?
Bài viết
Bà nội em năm nay đã 64 tuổi. Trước kia, bà là một bác sĩ giỏi giang của bệnh viện tỉnh. Bà rất yêu thương em. Hằng ngày, bà cùng em đi dạo và kể chuyện cổ tích cho em nghe. Em rất yêu quý bà và mong bà luôn mạnh khỏe, yêu đời.
viết đoạn văn khoảng 10 câu kể về một người thân trong gia đình em [ông hoặc bà,cha,mẹ,chị,em...
Trong gia đình, người em yêu quý nhất là anh họ của e, Anh cao 1m70 nặng 60kg. Anh không chỉ đẹp trai mà còn học rất giỏi. Ở nhà, anh luôn nhường nhịn, yêu thương em. . Thỉnh thoảng, anh còn đưa em đi chơi nữa. Em rất yêu quý anh họ của mình.
Trong cuộc sống của mỗi chúng ta tình thương của mẹ là một thứ tình cảm thiêng liêng và cao quý dù cò dùng cả cuộc đời này thì cũng không thể báo đáp được. Đúng vậy, mẹ tôi là người đầu tiên chào đón tôi vào đời, là người đưa tôi bước vào cảnh cổng của trường học. Mẹ tôi không cao và năm nay mẹ đã ngoài 30 tuổi, mẹ tôi không có hoàn hảo như bao người mẹ khác nhưng mẹ luôn dành cho tôi những gì tốt đẹp. ” Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ ” một câu nói mà đến giờ tôi mới hiểu được ý nghĩa của nó là như thế nào. Những buổi tối mẹ thao thức vì chúng con, những bữa cơm ấm cúng mỗi buổi sáng mẹ làm…tôi cứ sợ một ngày nào đó tôi sẽ không bao giờ thấy nữa. Tôi còn nhớ mãi một câu nói của mẹ ” Dù cuộc sống này có ra sao, nó có áp lực thế nào thì hãy sống biết cho đi và biến những áp lực đó trở thành động lực để con bước vào đời. Mẹ sẽ luôn mở rộng vòng tay chào đón con “. Tôi luôn tự nhủ mình rằng phải cố gắng học để có một tương lai tốt đẹp hơn, đưa mẹ tôi đi những nơi mẹ tôi chưa từng đến, ăn những món mẹ chưa được ăn…và tôi muốn nói ” Con yêu mẹ “.
Dựa theo lời kể ở bài tập 1, hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu ) về ông, bà hoặc một người thân của em.
Ông nội em năm nay đã 60 tuổi. Ông từng là một người thợ cơ khí rất giỏi. Tới giờ, tuy đã nhiều tuổi nhưng ông vẫn mở một tiệm sửa xe đạp phục vụ cho mọi người trong ngõ xóm. Trong gia đình, ông dành tình thương cho em nhiều nhất. Ông vẫn thường dành thời gian vào dịp cuối tuần để dẫn em đi chơi công viên, cùng em đi mua sách hay dạo phố,… Ông dạy em những điều hay lẽ phải và luôn động viên em phải cố gắng trong học tập. Với em, ông là một tấm gương sáng để bản thân em noi theo. Em rất yêu ông nội và em mong ông có thật nhiều sức khỏe để vui vầy cùng con cháu.
II/ Tập làm văn (6 điểm)
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn ( từ 4 đến 5 câu) nói về người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ruột hoặc anh, chị em họ) của em.
- Viết được đoạn văn từ 3 đến 5 câu kể về người thân đủ ý, diễn đạt mạch lạc, viết câu đúng ngữ pháp, chữ viết đẹp, trình bày sạch sẽ : 6 điểm.
Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 5,5 - 5 - 4,5 - 4…..
Gợi ý:
a. Người thân của em năm nay bao nhiêu tuổi ?
b. Người thân đó của em làm gì ?
c. Ngoại hình, tính cách người đó ra sao?
d. Tình cảm của người thân ấy đối với em như thế nào ?
e. Tình cảm của em đối với người thân đó ra sao ?
Bài làm tham khảo:
Mẫu 1:
Trong gia đình, người em luôn kính trọng và tin yêu nhất là bố. Bố em năm nay ngoài ba mươi tuổi. Bố em là một kỹ sư giỏi. Hằng ngày, bố thường mặc quần bò, áo phông trông rất trẻ trung. Bố em là người rất tận tụy trong công việc. Mặc dù bận rộn nhưng bố vẫn luôn dành thời gian giúp mẹ việc nhà và dạy em học bài. Bố đúng là người bố tuyệt vời của em.
Mẫu 2:
Người em yêu quý nhất là ông nội. Năm nay, ông em đã ngoài 70 tuổi. Ông là kĩ sư chăn nuôi đã về hưu. Ông có nước da đồi mồi, mái tóc bạc phơ như ông tiên trong truyện cổ tích. Ông rất hiền hậu, yêu quý con cháu. Em rất yêu ông và mong ông sống lâu trăm tuổi.
tả ông của em mẫu 1
Suốt bao năm qua, ông em là người đưa đón em đi học. Vì vậy, em rất thân thiết với ông. Năm nay, ông em đã gần bảy mươi tuổi. Mái tóc ông đã bạc trắng hơn nửa. Em rất thích vuốt vuốt chòm râu dài cũng bạc trắng của ông. Người ông cao lớn nhưng làn da đã nhăn nheo theo năm tháng. Gương mặt của ông hình chữ điền, góc cạnh. Đôi mắt nâu đen, sâu thẳm thường nhìn em trìu mến. Ông rất yêu thương em, ông thường dẫn em đi chơi, đi ăn, đi mua đồ. Mỗi lần em vâng lời, ông xoa đầu em và dặn mau lớn để làm chàng thanh niên điển trai, tài giỏi như ông ngày trẻ. Em chỉ biết cười rồi sà vào lòng ông nũng nịu.
Tả ông của em mẫu 2
Ông nội của em năm nay đã ngoài 70 tuổi. Ông là kĩ sư chăn nuôi của Sở nông nghiệp tỉnh Hải Dương. Da mồi, tóc bạc phơ, ông đeo kính khi đọc sách báo. Ông thích uống trà vào buổi sáng. Bạn của ông là các cụ cán bộ trong huyện đã về hưu. Bà con anh em rất kính trọng ông, gọi ông là cụ Điền. Ông vui vẻ và hiền hậu. Các cháu nội, ngoại đều được ông yêu quý, săn sóc việc học hành. Ông là người ông đáng kính nhất của em, em mong ông luôn khỏe mạnh sống thật lâu. Cả cuộc đời ông đã hi sinh hết mình vì con vì cháu. Thương ông, em hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để đền đáp tình yêu thương vô bờ bến mà ông dành cho em.
Tả ông của em mẫu 3
Ông ngoại em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Dáng người ông khom gầy. Mái tóc ông đã bạc trắng. Đôi mắt ông không còn sáng và minh mẫn như trước nữa. Mỗi khi đọc báo ông đều phải nheo mắt hoặc đeo kính lão mới có thể đọc được. Đôi mắt ấy luôn nhìn em với cái nhìn ấm áp, yêu thương. Vầng trán ông cao và rộng đã xuất hiện nhiều nếp nhăn như vết hằn của thời gian nghiệt ngã. Nước da ông sạm đen, chai sần. Bàn tay ông thô ráp, chai sạn lại. Nhìn ông đầy vẻ khắc khổ của một người đàn ông một đời phiêu bạt lo toan. Mỗi tuần em đều đến thăm ông. Có gì ngon ông cũng dành phần em. Ông hay cho em mấy đồng lẻ để em khi thì mua cái kẹo, lúc lại mua cái bánh. Mỗi khi ở lại ăn cơm với ông, ông đều tự tay làm những món em thích. Ông thường kể em nghe chuyện ngày xưa ông đi bộ đội. Vết sẹo dài ở cánh tay phải của ông là minh chứng cho một thời gian khổ, anh hùng mà ông đã trải qua. Em rất yêu quý ông ngoại em. Em sẽ thường xuyên đến thăm ông và chăm sóc cho ông. Em mong ước ông sẽ sống lâu trăm tuổi cùng con cháu!
..................................................................................
Tuổi thơ của các em hầu hết đều gắn bó với ông bà nội, ngoại. Có lẽ chính vì vậy mà những bài văn của học sinh về tả ông bà luôn giàu cảm xúc và chân thật nhất.
Lập dàn bài và viết thành bài văn hoàn chỉnh cho đề văn sau: Phát biểu cảm nghĩ của em về một người thân trong gia đình (ông, bà, cha, me hoặc anh, chị, em)
Em tham khảo ở đây:
Cảm nghĩ về người thân
1. Mở bài
- Giới thiệu người mà em muốn bày tỏ tình cảm, suy nghĩ (bố mẹ, ông bà,…)
- Bày tỏ tình cảm, ấn tượng ban đầu của em về người đó.
2. Thân bài
- Trình bày tình cảm, suy nghĩ về những đặc điểm nổi bật của người đó.
+ Ngoại hình
+ Tính cách,…
- Nêu ấn tượng về người đó: kỉ niệm,…
3. Kết bài
Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em đối với người đó.
II- Tập làm văn: (6 điểm)
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) nói về một người thân của em (ông, bà, bố, mẹ)
- Đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Viết được đoạn văn kể về người thân của em, khoảng 4-5 câu trở lên.
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng.
+ Chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả. Trình bày bài viết sạch sẽ.
- Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về cách diễn đạt, chữ viết có thể cho các mức điểm: 6,0; 5,5; 4,0; 3,5; 3,0; 2,5; 2,0; 1,5; 1,0; 0,5; 0.
Gợi ý:
+ Người thân của em tên là gì? Người đó làm nghề gì?
+ Dáng người (nước da, mái tóc, khuôn mặt, đôi mắt, nụ cười,...) của người ấy ra sao?
+ Tính tình của người đó như thế nào?
+ Người đó chăm sóc, đối xử với em ra sao?
+ Em có tình cảm gì với người ấy?
Đáp án tham khảo:
Người em yêu quý nhất trong gia đình là mẹ. Mẹ là người nội trợ trong gia đình. Mẹ có dáng người hơi mập và nước da đen giòn, khỏe mạnh. Mẹ làm việc chăm chỉ, nấu ăn rất ngon và rất yêu thương ba bố con em. Mẹ luôn dành cho em những gì ngon nhất, đẹp nhất trong khi mẹ lúc nào cũng giản dị. Em sẽ học thật giỏi để mẹ vui lòng.
Kể về ông, bà (hoặc một người thân) của em.
a) Ông, bà (hoặc người thân) của em năm nay bao nhiêu tuổi ?
- Ông nội em năm nay 60 tuổi.
b) Ông, bà (hoặc người thân) của em làm nghề gì ?
- Ông là một người thợ cơ khí giỏi.
c) Ông, bà (hoặc người thân) của em yêu quý, chăm sóc em như thế nào?
- Ông yêu thương em nhất nhà : Ông thường dẫn em đi chơi công viên, cùng em đi mua sách hay dạo phố,… Ông dạy em những điều hay lẽ phải và luôn động viên em phải cố gắng trong học tập. Với em, ông là một tấm gương sáng để bản thân em noi theo.
Viết đoạn văn biểu cảm:
Cảm nghĩ về người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, …)
Tham khảo
Trong cuộc đời này, có ai lại không được lớn lên trong vòng tay của mẹ, được nghe tiếng ru hời ầu ơ ngọt ngào, có ai lại không dược chìm vào giấc mơ trong gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả. Và trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt đời vì con giống mẹ, có ai săn sàng sẻ chia ngọt bùi cùng con như mẹ.
Với tôi cũng vậy, mẹ là người quan tâm đến tôi nhất và cũng là người mà tôi yêu thương và mang ơn nhất trên đời này. Tôi vẫn thường nghĩ rằng mẹ tôi không đẹp. Không đẹp vì không có cái nước da trắng, khuôn mặt tròn phúc hậu hay đôi mắt long lanh… mà mẹ chỉ có khuôn mặt gầy gò, rám nắng, vấng trán cao, những nếp nhăn của cái tuổi 40, của bao âu lo trong đời in hằn trên khóe mắt. Nhưng bố tôi bảo mẹ đẹp hơn những phụ nữ khác ở cái vẻ đẹp trí tuệ. Đúng vậy, mẹ tôi thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát lắm. Trên cương vị của một người lãnh đạo, ai cũng nghĩ mẹ là người lạnh lùng, nghiêm khắc. có những lúc tôi cũng nghĩ vậy. nhưng khi ngồi bên mẹ, bàn tay mẹ âu yếm vuốt tóc tôi, mọi ý nghĩ đó tan biến hết. Tôi có cả giác lâng lâng, xao xuyến khó tả, cảm giác như chưa bao giờ tôi được nhận nhiều yêu thương đến thế. Dường như một dòng yêu thương mãnh liệt qua bàn tay mẹ truyền vào sâu trái tim tôi, qua ánh mắt, đôi môi trìu mến, qua nụ cười ngọt ngào, … qua tất cả những gì của mẹ. tình yêu ấy chỉ khi người ta gần bên mẹ lâu rồi mói cảm thấy đuợc thôi. Từ nhỏ đến lớn, tôi đón nhận tình yêu vô hạn của mẹ như một ân huệ, một điều đương nhiên.
Trong con mắt một đứa trẻ, mẹ sinh ra là để chăm sóc con. Chưa bao giờ tôi tư đặt câu hỏi: Tại sao mẹ chấp nhận hy sinh vô điều kiện vì con? . Mẹ tốt, rất tốt với tôi nhưng có lúc tôi nghĩ mẹ thật quá đáng, thật… ác. Đã bao lần, mẹ mắng tôi, tôi đã khóc. Khóc vì uất ức, cay đắng chứ đâu khóc vì hối hận. Rồi cho đến một lần… Tôi đi học về, thấy mẹ đang đọc trộm nhật ký của mình. Tôi tức lắm, giằng ngay cuốn nhật ký từ tay mẹ và hét to:“ Sao mẹ quá đáng thế! Đây là bí mật của con, mẹ không có quyền động vào. Mẹ ác lắm, con không cần mẹ nữa! ” Cứ tưởng, tôi sẽ ăn một cái tát đau điếng. Nhưng không mẹ chỉ lặng người, hai gò má tái nhợt, Khóe mắt rưng rưng. Có gì đó khiến tôi không dám nhìn thẳng vào mắt mẹ.
Tôi chạy vội vào phòng, khóa cửa mặc cho bố cứ gọi mãi ở ngoài. Tôi đã khóc, khóc nhiều lắm, ướt đẫm chiếc gối nhỏ. Đêm càng về khuya, tôi thao thức, trằn trọc. Có cái cảm giác thiếu vắng, hụt hẫng mà tôi không sao tránh được. Tôi đã tự an ủi mình bằng cách tôi đang sống trong một thế giới không có mẹ, không phải học hành, sẽ rất hạnh phúc. Nhưng đó đâu lấp đầy dược cái khoảng trống trong đầu tôi. Phải chăng tôi thấy hối hận? Phải chăng tôi đang thèm khát yêu thương? …
Suy nghĩ miên man làm tôi thiếp đi dần dần. Trong cơn mơ màng, tôi cảm thấy như có một bàn tay ấm áp, khẽ chạm vào tóc tôi, kéo chăn cho tôi. Đúng rồi tôi đang mong chờ cái cảm giác ấy, cảm giác ngọt ngào đầy yêu thương. Tôi chìm đắm trong giây phút dịu dàng ấy, cố nhắm nghiền mắt vì sợ nếu mở mắt, cảm giác đó sẽ bay mất, xa mãi vào hư vô và trước mắt ta chỉ là một khoảng không thực tại. Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi cảm thấy căn nhà sao mà u buồn thế. Có cái gì đó thiếu đi. Sáng đó, tôi phải ăn bánh mỳ, không có cơm trắng như mọi ngày. Tôi đánh bạo, hỏi bố xem mẹ đã đi đâu. Bố tôi bảo mẹ bị bệnh, phải nằm viện một tuần liền. Cảm giác buồn tủi đã bao trùm lên cái khối óc bé nhỏ của tôi. Mẹ nằm viện rồi ai sẽ nấu cơm, ai giặt giũ, ai tâm sự với tôi? Tôi hối hận quá, chỉ vì nóng giận quá mà đã làm tan vỡ hạnh phúc của ngôi nhà nhỏ này. Tại tôi mà mẹ ốm. Cả tuần ấy, tôi rất buồn. Nhà cửa thiếu nụ cười của mẹ sao mà cô độc thế. Bữa nào tôi cũng phải ăn cơm ngoài, không có mẹ thì lấy ai nấu những món tôi thích. Ôi sao tôi nhớ đén thế những món rau luộc, thịt hầm của mẹ quá luôn.
Sau một tuần, mẹ về nhà, tôi là người ra đón mẹ đầu tiên. Vừa thấy tôi, mẹ đã chạy đến ôm chặt tôi. Mẹ khóc, nói: “ Mẹ xin lỗi con, mẹ không nên xem bí mật của con. Con … con tha thứ cho mẹ, nghe con.” Tôi xúc động nghẹn ngào, nước mắt tuôn ướt đẫm. Tôi chỉ muốn nói: “ Mẹ ơi lỗi tại con, tại con hư, tất cả tại con mà thôi. ” . Nhưng sao những lời ấy khó nói đến thế. Tôi đã ôm mẹ, khóc thật nhiều. Chao ôi! Sau cái tuần ấy tôi mới thấy mẹ quan trọng đến nhường nào. Hằng ngày, mẹ bù đầu với công việc mà sao mẹ như có phép thần. Sáng sớm, khi còn tối trời, mẹ đã lo cơm nước cho bố con. Rồi tối về, mẹ lại nấu bao nhiêu món ngon ơi là ngon. Những món ăn ấy nào phải cao sang gì đâu. Chỉ là bữa cơm bình dân thôi nhưng chứa chan cái niềm yêu tương vô hạn của mẹ. Bố con tôi như những chú chim non đón nhận từng giọt yêu thương ngọt ngào từ mẹ. Những bữa nào không có mẹ, bố con tôi hò nhau làm việc toáng cả lên. Mẹ còn giặt giũ, quét tước nhà cửa… việc nào cũng chăm chỉ hết. Mẹ đã cho tôi tất cả nhưng tôi chưa báo đáp được gì cho mẹ. Kể cả những lời yêu thương tôi cũng chưa nói bao giờ. Đã bao lần tôi trằn trọc, lấy hết can đảm để nói với mẹ nhưng rồi lại thôi, chỉ muốn nói rằng: Mẹ ơi, bây giờ con lớn rồi, con mới thấy yêu mẹ, cần mẹ biết bao. Con đã biết yêu thương, nghe lời mẹ. Khi con mắc lỗi, mẹ nghiêm khắc nhắc nhở, con không còn giận dỗi nữa, con chỉ cúi đầu nhận lỗi và hứa sẽ không bao giờ phạm phải nữa. Khi con vui hay buồn, con đều nói với mẹ để được mẹ vỗ về chia sẻ bằng bàn tay âu yếm, đôi mắt dịu dàng. Mẹ không chỉ là mẹ của con mà là bạn, là chị… là tất cả của con. Con lớn lên rồi mới thấy mình thật hạnh phúc khi có mẹ ở bên để uốn nắn, nhắc nhở. Có mẹ giặt giũ quần áo, lau dọn nhà cửa, nấu ăn cho gia đình.
Mẹ ơi, mẹ hy sinh cho con nhiều đến thế mà chưa bao giờ mẹ đòi con trả công. mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất. Đi suốt đời này có ai bằng mẹ đâu. Có ai sẵn sàng che chở cho con bất cứ lúc nào. Ôi mẹ yêu của con! Giá như con đủ can đảm để nói lên ba tiếng: “ Con yêu mẹ! ” thôi cũng được. Nhưng con đâu dũng cảm, con chỉ điệu đà ủy mỵ chứ đâu được nghiêm khắc như mẹ. Con viết những lời này, dòng này mong mẹ hiểu lòng con hơn. Mẹ đừng nghĩ có khi con chống đối lại mẹ là vì con không thích mẹ. Con mãi yêu mẹ, vui khi có mẹ, buồn khi mẹ gặp điều không may. mẹ là cả cuộc đời của con nên con chỉ mong mẹ mãi mãi sống để yêu con, chăm sóc con, an ủi con, bảo ban con và để con được quan tâm đến mẹ, yêu thương mẹ trọn đời. Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính mẹ là nguời đã mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì vậy, con luôn yêu thương mẹ, mong được lớn nhanh để phụng dưỡng mẹ. Và con muốn nói với mẹ rằng: “ Con dù lớn vẫn là con mẹ. Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con. ”
bạn tham khảo!
Trong cuộc đời mỗi chúng ta sẽ luôn có những người có ảnh hưởng lớn tới tính cách, cuộc đời mình. Em cũng thế. Người mà em luôn ngưỡng mộ, yêu thương và là thần tượng lớn nhất trong cuộc đời mình chính là mẹ em.
Mẹ em là một người phụ nữ tuyệt vời. Mẹ không cao lắm nhưng rất nhanh nhẹn, tháo vát. Mọi công việc trong nhà mẹ đều quán xuyến, lo liệu chu đáo. Mẹ không phải là một người phụ nữ có ngoại hình xinh xắn. Nước da của mẹ ngăm ngăm do cháy nắng và những ngày tháng vất vả ngoài đồng, dưới cái nắng gay gắt của những ngày hè. Làn da của mẹ cũng chẳng mịn màng, mềm mại mà nó thô ráp, sần sùi. Nhiều lần em cũng thắc mắc nhưng mẹ chẳng bao giờ để ý đến mấy điều ấy. Bởi với mẹ, còn nhiều thứ phải lo, nhiều thứ còn quan trọng hơn cả làn da của mình. Mẹ chỉ mới hơn 40 tuổi nhưng nhìn mẹ chẳng ai bảo mẹ mới 40, vì khuôn mặt mẹ khắc khổ và già cỗi quá. Những nếp nhăn ở trán, ở cằm, ở hai bên khóe mắt mỗi ngày lại hằn sâu hơn. Đâu phải mẹ muốn thế, cũng chỉ vì cuộc sống đùn đẩy mà thôi. Bố em mất sớm nên mọi gánh nặng trong gia đình dều đổ dồn lên đôi vai gầy của mẹ. Có ai đó đã từng viết những vần thơ về sự hi sinh của mẹ khiến em thực sự xúc động:
“Con lớn lên bên dòng nước suối mơ.
Và lớn lên trên vai đôi gầy của mẹ.”
Gần nhà em không có dòng suối mơ, nhưng lại có tình thương của mẹ như nguồn suối chẩng bao giờ cạn. Và quả thực chúng em lớn lên trên đôi vai gầy của mẹ. Em càng lớn, đôi vai của mẹ càng trĩu xuống vì những gánh nặng mới. Đôi mắt mẹ vẫn luôn dõi theo từng bước chân của chúng em. Đôi mắt đùng đục ấy vẫn sáng lên niềm vui và sự tự hào mỗi lần nhìn thấy chúng em thành công trên con đường của mình. Em sẽ nhớ mãi ánh mắt rưng rưng của mẹ khi dõi theo em lên bục nhận giải học sinh giỏi Văn của thành phố năm nay. Mẹ nói mẹ không khóc nhưng đôi mắt mẹ lại đỏ hoe. Em biết mẹ nói dối. Chắc chắn khi ấy mẹ rất vui và hạnh phúc. Vì tất cả những gì mẹ đánh đổi, cho đến giây phút này đều xứng đáng. Nhìn những đứa con của mình lớn lên, trở thành người tốt, ngoan ngoãn thì có gì mà người mẹ không đánh đổi được? Vì chúng em, có vất vả hơn nữa, mẹ cũng bằng lòng. Em yêu nhất là đôi bàn tay của mẹ. Đôi bàn tay của mẹ thô sần với những ngón tay gầy gầy, xương xương. Những cái chai ở lòng bàn tay mẹ cứ dày lên theo năm tháng. Và giờ mỗi khi nhắc tới, mẹ chỉ cười vì chai dày quá rồi, sờ cũng không còn cảm giác nữa. Da trên bàn tay mẹ nứt nẻ, khô khốc do phải ngâm nước nhiều, làm việc nặng cũng nhiều. Mỗi lần cầm đôi bàn tay mẹ áp lên má, em lại muốn khóc. Em còn nhỏ quá, chỉ có thể đỡ đần mẹ những công việc vụn vặt trong nhà chứ chẳng thể cùng mẹ lăn lộn ngoài kia. Một thân một mình mẹ vật lộn với cuộc sống. Em biết mẹ cũng chịu nhiều uất ức nhưng chưa bao giờ mẹ kể về những điều ấy cho bọn em nghe. Câu mà mẹ nói nhiều nhất với chúng em mỗi khi chúng em hỏi là: “Các con chỉ cần lo học thôi, những chuyện khác không cần các con lo. Để cho mẹ!”
Em nghe mọi người trong nhà kể, trước đây mẹ cũng là một cô tiểu thư cành vàng lá ngọc, được nuôi dạy rất tử tế. Nhưng mẹ gặp và yêu bố, bất chấp sự phản đối của gia đình, mẹ và bố vẫn lấy nhau. Chẳng may bố mất sớm, mẹ vẫn một mình nuôi chúng em, chẩng hề kêu ca, than vãn. Mẹ là một người phụ nữ mạnh mẽ, tảo tần và giàu đức hi sinh. Mẹ luôn dạy chúng em từ những thứ nhỏ nhất: cách đi đứng, ăn uống, nói năng. Có lẽ bây giờ chúng em sẽ trách mẹ nghiêm khắc quá nhưng sau này chắc chắn em sẽ phải cảm ơn mẹ vì sự nghiêm khắc ấy.
Em yêu mẹ rất nhiều. Em và lũ em của mình sẽ bảo ban nhau học thật tốt để mẹ không phải lo lắng nhiều hơn nữa. Vì mẹ cũng đã mệt mỏi lắm rồi. Cố lên mẹ nhé, chúng con sẽ luôn ở bên cạnh mẹ!
Tham khảo
Trong cuộc đời mỗi chúng ta sẽ luôn có những người có ảnh hưởng lớn tới tính cách, cuộc đời mình. Em cũng thế. Người mà em luôn ngưỡng mộ, yêu thương và là thần tượng lớn nhất trong cuộc đời mình chính là mẹ em.
Mẹ em là một người phụ nữ tuyệt vời. Mẹ không cao lắm nhưng rất nhanh nhẹn, tháo vát. Mọi công việc trong nhà mẹ đều quán xuyến, lo liệu chu đáo. Mẹ không phải là một người phụ nữ có ngoại hình xinh xắn. Nước da của mẹ ngăm ngăm do cháy nắng và những ngày tháng vất vả ngoài đồng, dưới cái nắng gay gắt của những ngày hè. Làn da của mẹ cũng chẳng mịn màng, mềm mại mà nó thô ráp, sần sùi. Nhiều lần em cũng thắc mắc nhưng mẹ chẳng bao giờ để ý đến mấy điều ấy. Bởi với mẹ, còn nhiều thứ phải lo, nhiều thứ còn quan trọng hơn cả làn da của mình. Mẹ chỉ mới hơn 40 tuổi nhưng nhìn mẹ chẳng ai bảo mẹ mới 40, vì khuôn mặt mẹ khắc khổ và già cỗi quá. Những nếp nhăn ở trán, ở cằm, ở hai bên khóe mắt mỗi ngày lại hằn sâu hơn. Đâu phải mẹ muốn thế, cũng chỉ vì cuộc sống đùn đẩy mà thôi. Bố em mất sớm nên mọi gánh nặng trong gia đình dều đổ dồn lên đôi vai gầy của mẹ. Có ai đó đã từng viết những vần thơ về sự hi sinh của mẹ khiến em thực sự xúc động:
“Con lớn lên bên dòng nước suối mơ.
Và lớn lên trên vai đôi gầy của mẹ.”
Gần nhà em không có dòng suối mơ, nhưng lại có tình thương của mẹ như nguồn suối chẩng bao giờ cạn. Và quả thực chúng em lớn lên trên đôi vai gầy của mẹ. Em càng lớn, đôi vai của mẹ càng trĩu xuống vì những gánh nặng mới. Đôi mắt mẹ vẫn luôn dõi theo từng bước chân của chúng em. Đôi mắt đùng đục ấy vẫn sáng lên niềm vui và sự tự hào mỗi lần nhìn thấy chúng em thành công trên con đường của mình. Em sẽ nhớ mãi ánh mắt rưng rưng của mẹ khi dõi theo em lên bục nhận giải học sinh giỏi Văn của thành phố năm nay. Mẹ nói mẹ không khóc nhưng đôi mắt mẹ lại đỏ hoe. Em biết mẹ nói dối. Chắc chắn khi ấy mẹ rất vui và hạnh phúc. Vì tất cả những gì mẹ đánh đổi, cho đến giây phút này đều xứng đáng. Nhìn những đứa con của mình lớn lên, trở thành người tốt, ngoan ngoãn thì có gì mà người mẹ không đánh đổi được? Vì chúng em, có vất vả hơn nữa, mẹ cũng bằng lòng. Em yêu nhất là đôi bàn tay của mẹ. Đôi bàn tay của mẹ thô sần với những ngón tay gầy gầy, xương xương. Những cái chai ở lòng bàn tay mẹ cứ dày lên theo năm tháng. Và giờ mỗi khi nhắc tới, mẹ chỉ cười vì chai dày quá rồi, sờ cũng không còn cảm giác nữa. Da trên bàn tay mẹ nứt nẻ, khô khốc do phải ngâm nước nhiều, làm việc nặng cũng nhiều. Mỗi lần cầm đôi bàn tay mẹ áp lên má, em lại muốn khóc. Em còn nhỏ quá, chỉ có thể đỡ đần mẹ những công việc vụn vặt trong nhà chứ chẳng thể cùng mẹ lăn lộn ngoài kia. Một thân một mình mẹ vật lộn với cuộc sống. Em biết mẹ cũng chịu nhiều uất ức nhưng chưa bao giờ mẹ kể về những điều ấy cho bọn em nghe. Câu mà mẹ nói nhiều nhất với chúng em mỗi khi chúng em hỏi là: “Các con chỉ cần lo học thôi, những chuyện khác không cần các con lo. Để cho mẹ!”
Em nghe mọi người trong nhà kể, trước đây mẹ cũng là một cô tiểu thư cành vàng lá ngọc, được nuôi dạy rất tử tế. Nhưng mẹ gặp và yêu bố, bất chấp sự phản đối của gia đình, mẹ và bố vẫn lấy nhau. Chẳng may bố mất sớm, mẹ vẫn một mình nuôi chúng em, chẩng hề kêu ca, than vãn. Mẹ là một người phụ nữ mạnh mẽ, tảo tần và giàu đức hi sinh. Mẹ luôn dạy chúng em từ những thứ nhỏ nhất: cách đi đứng, ăn uống, nói năng. Có lẽ bây giờ chúng em sẽ trách mẹ nghiêm khắc quá nhưng sau này chắc chắn em sẽ phải cảm ơn mẹ vì sự nghiêm khắc ấy.
Em yêu mẹ rất nhiều. Em và lũ em của mình sẽ bảo ban nhau học thật tốt để mẹ không phải lo lắng nhiều hơn nữa. Vì mẹ cũng đã mệt mỏi lắm rồi. Cố lên mẹ nhé, chúng con sẽ luôn ở bên cạnh mẹ!
Tập làm văn :viết một đoạn văn nói về ông hoặc bà của em
Giúp mk với
bn tham khảo ạ:
Bà nội của em là giáo viên đã về hưu. Tuy đã sáu mươi tuổi nhưng bà rất nhanh nhẹn và khỏe mạnh. Hàng ngày, bà đi chợ, nấu ăn, làm việc nhà, đưa đón các cháu đi học rất tận tụy và cần mẫn. Bà có mái tóc ngắn lượn sóng, khuôn mặt phúc hậu, đôi mắt lúc nào cũng như cười. Thức ăn bà làm rất ngon nên cả nhà đều thích về nhà ăn cơm bà nấu. Bà còn kể chuyện rất hay nên các cháu luôn đòi bà kể chuyện mỗi đêm trước khi đi ngủ. Con cháu, nếu ai mắc lỗi, bà nghiêm khắc nhắc nhở, nhưng tất cả rất yêu quý và kính trọng bà.
hc tốt
cr: mạng
Em chỉ còn bà ngoại. Năm nay, bà em vừa tròn 60 tuổi. Bà là y sĩ bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, về hưu đã được 9 năm. Lúc vui, bà vẫn nhắc: “Cháu Hoa ra đời thì bà nhận sổ hưu”. Mái tóc bạc quá nửa, mắt bà vẫn tinh anh, bà làm gì cũng nhanh và khéo. Bà rất hiền từ. Tối nào bà cũng kèm em học. Chữ bà rất đẹp. Em rất yêu bà em. Em chỉ mong bà khỏe, vui sống đến trăm tuổi cùng con cháu.
k cho mik nhé
Trả lời:
Bà nội, đó là hai tiếng gọi thân thương mà tôi được gọi, có biết bao nhiêu người không còn bà để mà gọi và tôi thấy tôi thật hạnh phúc khi được có bà nội trên đời này. Bà không chỉ đơn giản là một người bà nội mà bà còn là tri ân tri kỉ của tôi. Mọi chuyện tôi đều nói với bà, tâm sự với bà và cho tôi những lời khuyên bổ ích. Bà như cơn mưa mùa hạ tưới mát tuổi thơ tôi.
Bà nội tôi trải qua một cuộc đời lam lũ vất vả người phụ nữ sinh ra trong bom đạn vì thế bà càng thêm sức dẻo dai chịu đựng. Bà tôi có khuôn mặt mà tôi thấy người ta khen là phúc hậu. Cuộc đời trải qua biết bao khó nhọc những lúc chạy giặc bà phải ngụp trong nước giấu mình trong bèo kể cả những đoạn mương sông bẩn thỉu nhất. Sau đó khi về nhà chồng, bà tôi một tay nuôi dưỡng bố và các bác của tôi trong khi đó ông nội còn đang bận công tác ngoài thủ đô. Một mình chăm sóc bảy người con tôi thấy bà nội tôi thật khỏe khoắn. Thật không may, về già bà nội tôi lại bị tai biến mạch máu não.
Mặc dù đã tám mốt tuổi thế nhưng trông bà tôi vẫn trẻ như hồi còn sáu mươi. Ai vào cũng phải khen nước da hồng hào trắng khỏe, khuôn mặt bà giờ không còn được trẻ trung đẹp đẽ như thuở xưa nữa mà thay vào đó là những những nếp nhăn chằng chịt. Nghe bố tôi nói rằng bà tôi ngày xưa xinh lắm, đẹp lắm và cho đến bây giờ cái tuổi xế bóng chiều tôi vẫn thấy bà tôi rất đẹp. Đó là vì nước da trắng vốn có của bà nội, là mái tóc tuy đã ở cái tuổi tám mốt nhưng lại chỉ điểm vài sợi trắng trên đầu. Khi gội đầu thì không còn nhìn thấy những sợi trắng đó nữa. Mái tóc dài ngày xưa của bà được cắt ngắn đi cho gọn gàng và dễ gội. Khuôn mặt ấy vẫn phúc hậu như ngày nào nhưng lại thật là đáng thương khi khuôn mặt ngày càng béo ra, không phải vì béo tốt mà là do bệnh. Nói đúng hơn là bị phù mặt, những vết nám chấm to như những mụn ruồi xuất hiện trên mặt của bà. Mắt của bà híp lại, đôi lông mày rụng hết phần dưới đi, mi mắt cũng rụng còn lại những sợ mi ngắn cũn. Điều đó không làm bà xấu đi mà làm bà đẹp hơn vì sau căn bệnh ấy bà vẫn đẹp, vẫn trẻ như vẫn còn sáu mươi.
Dáng hình của bà nội tôi giờ đây vì bệnh mà béo lên, nhưng khổ nỗi bà chỉ béo mỗi phần bụng còn chân tay thì lại gầy gò. Không kể đến cánh tay bên phải bị liệt, bà không thể tự xúc cơm được nữa mà phải có người xúc cho. Còn gì khổ hơn khi mất đi một cánh tay, tôi thương bà tôi nhiều lắm cả cuộc đời tu nhân tích đức mà đến cuối đời lại không thể sống một cuộc sống an lành. Nhiều khi bà nội tôi khóc như trẻ con, những nếp nhăn xô lại và những giọt nước mắt ào ra trên hai gò má. Cái miệng mếu xệch đi trông mà không kìm được nước mắt, gặp người thân đi xa về bà càng khóc nhiều hơn. Mỗi đêm bà dậy đi vệ sinh tôi tỉnh giấc nghe thấy những hơi thở khó khăn của bà mà chạnh lòng nghĩ bản thân chưa làm được gì cho bà. Cứ mỗi lần đứng lên ngồi xuống là cả một sự khó nhọc của bà ngay cả khi lật mình khi ngủ nữa.
Bà tôi cơ cực vậy đấy và giờ đây tôi yêu thương bà hơn bất cứ điều gì, cả cuộc đời ấy tôi sẽ cố gắng giúp cho bà vui mỗi ngày. Mai này lớn lên tôi sẽ trở thành một bác sĩ giỏi để chữa bệnh cho những người bà thoát khỏi căn bệnh quái ác kia.