Những câu hỏi liên quan
HT
Xem chi tiết
NS
3 tháng 11 2017 lúc 22:11

truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng đã nêu lên bài học nhân sinh rất lí thú,sâu sắc về môi trường sống,quan hệ sống,góc nhìn và tầm nhìn,thái độ sống.khi moi trường sống, quan hệ sống đã thay đổi thì góc nhìn và tầm nhìn phải thay đổi cho phù hợp. bài học luân lí càng giàu ý nghĩa và thiết thực đó là sự ám chỉ những kẻ sống quẩn quanh,tầm nhìn hạn hẹp thì trí tầm thường,kiến thức nông cạn đáng thương!bài học ngụ ngôn khẽ nhắc mọi người phải khiêm tốn,sáng suốt,không được tự cao...

Bình luận (0)
LN
1 tháng 11 2017 lúc 19:33

Phải mở rộng tầm hiểu biết,không chủ quan,kiu ngạo.

Bình luận (0)
T1
1 tháng 11 2017 lúc 19:33

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
6 tháng 3 2019 lúc 5:10

Bài học: những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà luôn huênh hoang sẽ phải trả giá đắt; khuyên nhủ con người ta phải luôn biết cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, đồng thời không được chủ quan, kiêu ngạo mà nên khiêm tốn học hỏi.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24
6 tháng 11 2019 lúc 16:54

Ếch ngồi đáy giếng

Ăn như sư, ở như phạm

Mắt thứ hai, tai thứ bảy

Trai trường lái, gái trường y

Chó đá vẫy đuôi

Chó đen vẫy mực

Hết_____

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
6 tháng 11 2019 lúc 20:02

Bạn có thể giải nghĩa câu " Trai trường lái,gái trường y'" được ko?

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
6 tháng 11 2019 lúc 21:19

+ Chó đen giữ mực

+ Con nòi của giống

+ Bảy bồ cám, tám bồ bèo

+ Thần nanh đỏ mỏ

+ Ngắn hai dài một

+ Bòn tro đãi sạn

+ Ở nhà nhất mẹ nhì con, ra đường lắm kẻ còn giòn hơn ta

+ Giếng làng vẫn mạch nước trong

    Mặc ai phụ bạc đèo bòng với ai

+ Ếch kêu chiều tối dưới mương

   Thiếp an phận thiếp, chỉ thương phận chàng

+ Ếch kêu dưới vũng tre ngâm

  Mới kêu hồi nãy, chừ câm mô rồi?

+ Con cóc nằm nép bờ ao,

   Lăm le lại muốn đớp sao trên trời.

~Chúc bạn hok tốt~^^

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
MT
Xem chi tiết
MN
11 tháng 11 2021 lúc 19:55

BPTT: so sánh

Tác dụng: Làm cho câu văn thêm sinh động

Cho thấy sự ngông nghênh của ếch và nó đã phải trả giá, ở đây tác giả muốn ẩn dụ phê phán những kẻ không coi ai ra gì, coi trời bằng vung. 

Bình luận (0)
TM
Xem chi tiết
TG
2 tháng 2 2021 lúc 18:14

A. Cái giá phải trả cho những kẻ dốt nát, kiêu ngạo 

Bình luận (0)
H24
2 tháng 2 2021 lúc 20:12

Câu nào là luận điểm của truyện Ếch Ngồi Đáy Giếng?

A. Cái giá phải trả cho những kẻ dốt nát, kiêu ngạo

B. Ếch sống lâu trong giếng bên cạnh những con vật nhỏ bé

C. Các loài vật này rất sợ tiếng kêu của ếch

D. Éch bị trâu giẫm bẹp

Bình luận (0)
LL
2 tháng 2 2021 lúc 19:53

A là câu đúng đó bạn

haha

Bình luận (0)
NL
Xem chi tiết
PT
24 tháng 11 2017 lúc 19:43

Mình đóng vai chú ếch nhé

Tôi là một chú ếch nhỏ sống ở ven đầm. Họ hàng ếch nhà chúng tôi cũng phải đi học như con người. Bài học đầu tiên của chúng tôi là câu chuyện được truyền từ đời này sang đời khác liên quan đến một kẻ trong họ ếch

Ngày xưa, rất xưa rồi, có lẽ từ hồi cụ, kị của tôi còn sống, loài ếch thường sống trong những cái giếng khơi cùng các loài động vật bé nhỏ khác chứ chưa ở ao hồ như ngày nay. Có một lão ếch vì sống ở đó lâu ngày trong giếng nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh lão chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ... nên lão tưởng rằng mình là to, là mạnh nhất. Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu ồm ộp của mình. Mỗi khi lão kêu làm vang động cả cái giếng nhỏ, khiến những con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ ngỡ mình rất oai. Ngẩng mặt lên nhìn trời, lão thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Ếch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể. Suy nghĩ ấy đã làm cho ếch ta coi thường mọi vật. Trong cái nhìn của ếch thì chẳng có ai bằng lão cả. Thế nên, một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài. Quen cái nhìn cũ, quen cách nghĩ cũ, ếch huênh hoang đi lại trên đường, đi khắp nơi như chốn không người. Theo thói quen, lão cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằng ai cũng sợ như dưới đáy giếng kia. Lão đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng ếch thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa. Một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của lão. Ếch đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đà bị giẫm bẹp. Thế là hết đời một con ếch ngông nghênh.

Các bạn hiểu vì sao câu chuyện này lại là bài học đầu tiên của chúng tôi rồi chứ? Giống như chú Dế Mèn trong câu chuyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" của họ nhà dế, lão ếch trong họ chúng tôi ít kinh nghiệm, thiếu hiểu biết nhưng lại có tính cách hung hăng, huyênh hoang, ngông nghênh. Chính vì thế nên ếch mới làm những việc kém hiểu biết. Vì vậy, những người trẻ tuổi như chúng ta phải cố gắng mở rộng kiến thức của mình, không chỉ trong sách vở mà còn nhiều lĩnh vực khác, không nên chủ quan hay kiêu ngạo. Những tính cách đó chỉ làm hỏng một con người mà thôi, đôi khi còn làm cho người khác bị tổn thương nữa. Các bạn thấy vậy có đúng không?

Bình luận (0)
TH
24 tháng 11 2017 lúc 19:37

Tối thứ bảy hàng tuần, tôi đều được bà kể cho nghe truyện ngày xưa. Trong đó có những câu chuyện ngụ ngôn tuy ngắn nhưng thật hay và bổ ích, giúp con người thấy được nhiều bài học trong cuộc sống. Hôm nay, bà đã kể cho tôi chuyện “Ếch ngồi đáy giếng”.

Bà nội tôi thuộc rất nhiều ca dao, tục ngữ, thành ngữ... Vì thế khi nói chuyện bả hay chêm vào đó những câu tục ngữ lạ mà tôi không hiểu. Những lúc như thế bà lại cặn kẽ giảng giải. Hôm nay, bà nói về câu tục ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” chỉ những kẻ dù hiểu biết rất cạn hẹp nhưng lúc nào cũng huyênh hoang, tự đắc. Rồi để giải thích cho tôi hiểu hơn, bà kể lại cho tôi nguồn gốc câu thành ngữ ấy.

Ngày xưa, có một chú ếch sống trong một cái giếng nhỏ. Vì sống ở đó lâu ngày nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh nó chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ... nên tưởng rằng mình là to là mạnh nhất. Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu ồm ộp của mình. Mỗi khi nó kêu làm vang động cá cái giếng nhỏ, khiến những con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ ngỡ mình rất oai. Ngẩng mặt lên nhìn trời, nó thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Ểch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể. Suy nghĩ ấy đã làm cho ếch ta coi thường mọi vật. Trong cái nhìn của ếch thì chẳng có ai bằng nó cả. Thế nên, một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài. Quen cái nhìn cũ, quen cách nghĩ cũ, ếch huyênh hoang đi lại trên đường, đi khắp nơi như chốn không người. Theo thói quen, nó cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằng ai cũng sợ như dưới đáy giếng kia. Nó đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng nó thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa. Một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của nó. Nó đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đã bị giẫm bẹp. Thế là hết đời một con ếch ngông nghênh.

Nghe câu chuyện bà kể, tôi thấy chú ếch con thật đáng chê trách. Những người trẻ, ít kinh nghiệm, hiểu biết nhưng lại là những người có tính cách hung hăng, huyênh hoang, ngông nghênh nhiều nhất. Có lẽ vì còn chưa hiểu biết nhiều nên họ mới làm những việc kém hiểu biết. Vì thế, những người trẻ tuổi phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không chỉ trong sách vở mà còn nhiều lĩnh vực khác, không chủ quan hay kiêu ngạo. Những tính cách đó chỉ làm hỏng một con người mà thôi, đôi khi còn làm cho người khác bị tổn thương nữa.

Bao giờ kể chuyện xong bà cũng giúp tôi rút ra những bài học quí báu, không cao sang, xa vời mà rất thực tế, gần gũi. Tôi luôn lắng nghe những điều bà dặn để áp dụng vào cuộc sống. Bản thân tôi cũng như tất cả mọi người, không ai là hoàn hảo nên luôn phải học hỏi lẫn nhau, những khiếm khuyết của mình sẽ được tri thức của người khác bổ sung và ngược lại. Do đó, không được giấu điểm yếu kém. Bà còn bảo tôi phải học thật chăm để không bị kém hiểu biết, có như thế mới không suy nghĩ hay hành động thiếu hiểu biết. Quả thực những điều bà dặn dò tôi đòi hỏi một sự cố găng nỗ lực và tự giác rất lớn nhưng dù thế nào tôi cũng không thể để mình như chú ếch ngồi đáy giếng được.

Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng của ông cha ta thật sâu sắc: Nói chuyện của loài vật nhưng mục đích là nói chuỵện loài người. Bất kì ai khi đọc truyện cũng sẽ tự rút ra được cho mình bài học cần thiết và bổ ích.

Bình luận (0)
CH
24 tháng 11 2017 lúc 19:37

I. VỀ THỂ LOẠI

1. Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần;

Truyện ngụ ngôn mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

2. Trong lịch sử văn học, truyện ngụ ngôn ra đời từ rất sớm. Từ thời cổ đại đã có Ê-dốp – một nhà thơ Hi Lạp chuyên viết truyện ngụ ngôn bằng thơ. Sau này có La Phông-ten cũng là một tác giả ngụ ngôn nổi tiếng(1).

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Ếch nghĩ bầu trời chỉ bé như một cái vung vì nó sống ở đáy giếng đã lâu ngày, xưa nay chưa từng ra khỏi miệng giếng. Khi nhìn qua miệng giếng hẹp, bầu trời đối với ếch chẳng khác gì một chiếc vung.

Các con vật sống cùng với ếch dưới đáy giếng như nhái, cua, ốc đều bé nhỏ. Nó chỉ cần cất tiếng kêu ộp ộp cũng đủ làm cho chúng hoảng sợ. Vì chưa từng gặp kẻ nào mạnh hơn mình nên ếch mới nghĩ nó là một vị chúa tể.

2. Ếch bị trâu đi qua giẫm bẹp vì nó đã quen thói chủ quan, kiêu ngạo như khi còn ở trong đáy giếng, đi khắp nơi, kêu ồm ộp, nhâng nháo nhìn trời và không thèm để ý gì đến xung quanh. Việc ếch bị trâu giẫm bẹp chỉ là chuyện tình cờ nhưng nếu ếch chịu khó để ý xung quanh thì đã không xảy ra tai hoạ. Ngược lại, ếch không biết thân biết phận như vậy thì nếu không bị trâu giẫm, nó cũng sẽ gặp phải một tai hoạ khác.

3. Những bài học từ câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng:

- Một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết thế giới xung quanh.

- Khi sống lâu trong một môi trường như thế, sự hiểu biết của người ta sẽ trở nên nông cạn, hạn hẹp, từ đó dễ nảy sinh tâm lí chủ quan, kiêu ngạo.

- Sự kiêu ngạo, chủ quan rất dễ khiến cho người ta phải trả giá đắt, có khi mất mạng như chú ếch kia.

- Dù sống ở trong môi trường nào cũng không nên bó hẹp suy nghĩ, phải chú ý học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết.

- Khi thay đổi môi trường sống hoặc lĩnh vực nghề nghiệp quen thuộc phải thận trọng, khiêm tốn tìm hiểu để thích nghi. Tránh chủ quan, kiêu ngạo, suy nghĩ nông cạn, hạn hẹp.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt:

Một con ếch sống trong giếng đã lâu ngày. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ là chiếc vung. Đến khi mưa to, nước dâng lên, ếch ra khỏi giếng, đi lại nghênh ngang, không để ý đến xung quanh, nên bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.

2. Lời kể:

Khi kể, cần chú ý đặc biệt đến hai câu văn quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện:

- Câu thứ nhất nói lên hoàn cảnh sống khiến ếch chủ quan, kiêu ngạo: Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể;

- Câu thứ hai là hậu quả của thói chủ quan, kiêu ngạo đó: Nó nhâng nháo đưa cặp mặt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.

Có thể kể bằng giọng châm biếm, chế giễu cho phù hợp với giọng điệu của truyện.

Nhấn giọng ở các chi tiết có tính then chốt: "chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ", "đưa ếch ta ra ngoài", "nghênh ngang", "ồm ộp", "nhâng nháo", "giẫm bẹp".

3*. Nêu một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”.

Gợi ý: có thể nêu các hiện tuợng sau.

- Một học sinh học rất giỏi ở trường này và tự mãn nhưng khi đi thi cùng các bạn trường khác thì lại bị thất bại.

- Một người tự cho là mình giỏi, đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực mà mình chưa từng biết, kết cục bị phá sản.

- Nhiều người tuy không hiểu biết nhưng lại huênh hoang, tự cho là mình có thể làm được tất cả. Song đến khi phải làm việc để chứng tỏ mình thì lại lúng túng hoặc tìm mọi cách để trốn tránh trách nhiệm.

(1) Tác giả Trần Gia Linh cho rằng:

"Truyện ngụ ngôn (còn gọi là truyên ngụ ý). Loại truyện chứa đựng những quan niệm về triết lí, đạo đức, những bài học đấu tranh giai cấp hay những kinh nghiệm sống đã được tổng kết trong những sự tích hoàn toàn tưởng tượng. Các nhà tư tưởng trên thế giới từ lâu đã sáng tác ngụ ngôn để diễn đạt các quan niệm, các tư tưởng. Các nhà sáng tác ngụ ngôn nổi tiếng như Ê-dốp (Hi Lạp cổ đại), Phe-đrơ (La Mã cổ đại), Trang Tử, Liệt Tử (Trung Hoa cổ đại, La Phông-ten (Pháp, thế kỉ XVII), Crư-lốp (Nga, thế kỉ XIX), v.v... Ở Việt Nam, truyện ngụ ngôn tiêu biểu là của dân gian. Là những ẩn dụ có tính chất truyện, phần cốt truyện tưởng tượng ra chỉ là phương tiện, phần ý niệm rút ra từ cốt truyện đó mới là mục đích. Không nhất thiết sử dụng các yếu tố thần kì, nếu có cũng chỉ là nhằm giúp ta có thể diễn đạt một cách sinh động những khái niệm khô khan. Cùng với tục ngữ, truyện ngụ ngôn Việt Nam là pho tượng triết lí dân gian độc đáo" (Từ diển văn học, tập II, NXB Khoa học xã hội, H., 1984).

Bình luận (0)
KT
Xem chi tiết
GP
21 tháng 12 2018 lúc 19:50

sai đề hả bn

..

Bình luận (0)
CD
21 tháng 12 2018 lúc 19:53

gì cũng khác

Bình luận (0)
PN
21 tháng 12 2018 lúc 20:01

2 truyện này rõ rành khác thể loại truyện lại chẳng liên quan gì đến nhaucar hay là đề là tìm điểm giống nhau

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24
24 tháng 10 2018 lúc 16:38

Câu 1: 

+) Ở nhà nhất mẹ nhì con, ra đường lắm kẻ còn giòn hơn ta

+) Thùng rỗng kêu to

Câu 2: 

Bài học đc rút ra là không lên ngạo mạn, kiêu căng trong suốt hoàn cảnh nào

Bình luận (0)
LA
Xem chi tiết
CA
8 tháng 1 2023 lúc 22:07

Câu chuyện ngầm phê phán những người có vốn hiểu biết hạn hẹp nhưng lại thường ra vẻ ta đây tài giỏi, tự cao và khoác lác. Thế giới vốn dĩ rộng lớn nên mỗi người cần phải khiêm tốn và không ngừng mở mang kiến thức, hiểu biết. Nếu cứ khăng khăng không chịu tiếp thu kiến thức mới, có thể bạn sẽ phải trả giá rất đắt như cái chết của con ếch.

Ngoài ra, truyện cũng phần nào đó nói lên bài học về sự thích nghi với hoàn cảnh sống. Sống quá lâu trong một môi trường nhỏ hẹp, trì trệ sẽ khiến bạn mất khả năng nhìn nhận, đánh giá khách quan sự vật, hiện tượng, không thể thích nghi với hoàn cảnh mới.

Bình luận (0)
NL
17 tháng 4 2023 lúc 20:40

Soạn bài ghe xuồng nam bộ

Bình luận (0)
NK
29 tháng 11 2023 lúc 20:28

Ê

Bình luận (0)