Những câu hỏi liên quan
ZH
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết
DA
4 tháng 5 2018 lúc 20:52

Câu 1. (1 điểm) Số thập phân gồm 55 đơn vị, 7 phần trăm, 2 phần nghìn viết là:

A. 55, 720             B. 55, 072              C. 55,027             D. 55,702

Câu 2: (1 điểm) Phép trừ 712,54 - 48,9 có két quả đúng là:

A. 70,765              B. 223,54               C. 663,64             D. 707,65

Câu 3. (1 điểm) Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

Giá trị của biểu thức: 201,5 - 36,4 : 2,5 x 0,9 là: ........

Câu 4. (1 điểm) Một hình hộp chữ nhật có thể tích 300dm3, chiều dài 15dm, chiều rộng 5dm.

Vậy chiều cao của hình hộp chữ nhật là :

A.10dm                B. 4dm                   C. 8dm                  D. 6dm

Câu 5. (1 điểm) Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

55 ha 17 m2 = .....,.....ha

A. 55,17               B. 55,0017             C. 55, 017              D. 55, 000017

Câu 6. (1 điểm) Lớp học có 18 nữ và 12 nam. Hỏi số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh cả lớp?

A. 150%               B. 60%                   C. 40%                  D. 80%

Câu 7. (2 điểm) Một người đi xe máy từ khởi hành từ A lúc 8 giờ 30 phút và đến B lúc 9 giờ 42 phút. Quãng đường AB dài 60km. Em hãy tính vận tốc trung bình của xe máy với đơn vị đo là km/ giờ?

Bài 8. (2 điểm) Một đám đất hình thang có đáy lớn 150 m và đáy bé bằng 3/5 đáy lớn, chiều cao bằng 2/5 đáy lớn. Tính diện tích đám đất hình thang đó?

Bình luận (0)
KM
4 tháng 5 2018 lúc 20:58

môn toán

Câu 1: Chữ số 5 trong số 162,57 chỉ:

A. 5 đơn vịB. 5 phần trămC. 5 chụcD. 5 phần mười 

Câu 2Hỗn số  được viết dưới dạng phân số là:

Câu 3: 5840g = …. kg

A. 58,4kgB. 5,84kgC. 0,584kgD. 0,0584kg 

Câu 4: Có 20 viên bi, trong đó có 3 viên bi nâu, 4 viên bi xanh, 5 viên bi đỏ, 8 viên bi vàng. Như vậy 1/5 số viên bi có màu ?

A. NâuB. ĐỏC. XanhD. Trắng 

Câu 5: Khoảng thời gian từ lúc 9 giờ kém 10 phút đến 9 giờ 30 phút là:

A. 10 phútB. 20 phútC. 30 phútD. 40 phút 

Câu 6: Một huyện có 320ha đất trồng cây cà phê và 480ha đất trồng cây cao su. Hỏi diện tích đất trồng cây cao su bằng bao nhiêu phần trăm diện tích đất trồng cây cà phê ?:

A. 150%B. 15%C. 1500%D. 105% 

Câu 7Hình lập phương có cạnh là 5m. Vậy thể tích hình đó là:

A. 150 m3B. 125 m3C. 100 m3D. 25 m3 

Câu 8: Đặt tính rồi tính:

a) 68,759 + 26,18

b) 78,9 – 29,79

c) 28,12 x 2,7

d) 3,768 : 3,14

Câu 9: Một người đi xe máy khởi hành từ A lúc 8 giờ 30 phút và đến B lúc 9 giờ 30 phút. Quãng đường AB dài 60km. Hãy tính vận tốc trung bình của xe máy với đơn vị đo là km/giờ?

Câu 10: Tính bắng cách thuận tiện nhất:

0,01 + 0,02 + 0,03 + 0,04 + 0,05 + 0,95 +0,96 + 0,97 + 0,98 + 0,99

MÔN: TIẾNG VIỆT

A. Kiểm tra đọc:

I. Đọc thầm và trả lời các câu hỏi sau: (7 điểm)

Công việc đầu tiên

Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:

– Út có dám rải truyền đơn không?

Tôi vừa mừng vừa lo, nói :

– Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!

Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:

– Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì.

Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sang, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.

Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!”

Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.

Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen:

– Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ!

Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba:

– Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh !

Theo Hồi ký của bà Nguyễn Thị Định

Câu 1: Viết vào chỗ chấm: Tên công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì? (0,5 điểm)

Tên công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là………………………………………………………………………………..

Câu 2:Chị Út đã trả lời thế nào khi anh Ba Chẩn hỏi : “Út có dám rải truyền đơn không?” (0,5 điểm)

A. Dám   B. Không        C. Mừng               D. Sợ

Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên ? (0,5 điểm)

AChị bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
BChị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu đưa đơn.
CĐêm đó chị ngủ yên.
DĐêm đó chị ngủ đến sáng.

Câu 4: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn ? (1 điểm)

A.

B.

Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.Khỏang ba giờ sáng,Tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần, khi rảo bước truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.

C.Tuy hơi lo nhưng tôi suy nghĩ một hồi lâu rồi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.
D.Không lo vì đã quen với công việc này rồi.

Câu 5: Vì sao chị Út muốn thoát li ? (0,5 điểm)

A.Vì chị Út yêu nước, yêu nhân dân. 
B.Vì chị Út ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng. 
C.Vì chị Út không muốn ở nhà nữa. 
D.Vì chị Út muốn thoát li để được đi chơi. 

Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn? (1 điểm)

A.

B.

Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định yêu nước, yêu nhân dân.

Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định cho thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn đóng góp sức mình cho Cách mạng.

C.Tâm sự của bà Nguyễn Thị Định.
D.Bà Nguyễn Thị rất dũng cảm.

Câu 7: Câu “Út có dám rải truyền đơn không?” (0,5 điểm)

A.Câu hỏi.B.Câu cầu khiến. 
C.Câu cảm.D.Câu kể. 

Câu 8: Dấu phẩy trong câu: “Độ tám giờ, nhân dân xì xầm ầm lên.” có tác dụng gì? (0,5 điểm)

A.Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. 
B.Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. 
C.Ngăn cách các vế trong câu ghép. 
D.Ngăn cách các vế trong câu đơn. 

Câu 9: Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy cho biết tám chữ đó là gì ? (1 điểm)

 
 

Câu 10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (1điểm) (đất nước; ngày mai)

Trẻ em là tương lai của…………………………………… Trẻ em hôm nay, thế giới………………………………;

II. Đọc tiếng: Học sinh bốc thăm đọc một đoạn (90 tiếng/ 1 phút) và trả lời 1 câu hỏi (do giáo viên chọn trong đoạn đọc đó) trong các bài sau:

Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân ( TV 5/ tập 2/ trang 83)

Đất nước ( TV 5/ tập 2/ trang 94)

Con gái ( TV 5/ tập 2/ trang 112)

Tà áo dài Việt Nam ( TV 5/ tập 2/ trang 122)

Công việc đầu tiên ( TV 5/ tập 2/ trang 126)

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (20 phút)

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Tà áo dài Việt Nam

Tà áo dài Việt Nam

   Áo dài phụ nữ có hai loại : áo tứ thân và áo năm thân . Phổ biến hơn là áo tứ thân , được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau được ghép liền ở giữa sống lưng . Đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau . Áo năm thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải, thành ra rộng gấp đôi vạt phải.

Từ những năm 30 của thế kỉ xx , chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời.

 Theo Trần Ngọc Thêm

 2. Tập làm văn: (8 điểm) (35 phút)

Em hãy viết một bài văn tả lại một cảnh đẹp của quê hương mình mà mình thích nhất.

môn khoa học

I. Trắc nghiệm: (7,5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: (1 điểm) Để sản xuất ra muối biển từ nước biển, người ta sử dụng phương pháp nào?

A. Lọc                B. Lắng                C. Chưng cất                D. Phơi nắng

Câu 2: (1 điểm) Nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên Trái đất là gì?

A. Mặt trời          B. Mặt trăng         C. Gió                          D. Cây xanh

Câu 3: (0,5 điểm) Hợp tử phát triển thành gì?

A. Hạt                 B. Quả                 C. Phôi

Câu 4: (1 điểm) Hiện tượng đầu nhụy nhận được những hạt phấn của nhị gọi là gì?

A. Sự thụ phấn     B. Sự thụ tinh      C. Sự sinh sản

Câu 5: (1 điểm) Khi nào hổ con có thể sống độc lập?

A. Từ hai tháng đến một năm rưỡi.

B. Từ một năm rưỡi đến hai năm tuổi.

C. Từ hai năm đến hai năm rưỡi tuổi.

Câu 6: (0,5 điểm) Loài hươu có tập tính sống như thế nào?

A. Theo bầy đàn           B. Từng đôi              C. Đơn độc

Câu 7: (0,5 điểm) Tài nguyên thiên nhiên là gì?

A. Là những của cải do con người làm ra để sử dụng cho lợi ích của bản thân và cộng đồng.

B. Là những của cải có sẵn trong môi trường tự nhiên con người khai thác và sử dụng chúng cho lợi ích của bản thân và cộng đồng.

C. Cả hai ý trên.

Câu 8: (1 điểm) Môi trường tự nhiên có vai trò quan trọng như thế nào đối với đời sống con người?

A. Cung cấp thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở.

B. Cung cấp các tài nguyên thiên nhiên để con người sử dụng trong đời sống, sản xuất.

C. Là nơi tiếp nhận các chất thải trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất và trong các hoạt động khác của con người.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 9: (0,5 điểm) Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người những gì?

A. Thức ăn, nước uống.

B. Nước dùng trong sinh hoạt, công nghiệp.

C. Chất đốt ( rắn, lỏng, khí)

D. Tất cả các ý trên.

Câu 10: (0,5 điểm) Môi trường tự nhiên nhận từ các hoạt động của con người những gì?

A. Nước tiểu, phân, rác thải.

B. Khí thải, khói.

C. Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp.

D. Tất cả các ý trên.

II. Tự luận: (2,5 điểm)

Câu 1: (1 điểm) Dung dịch là gì?

Câu 2: (1 điểm) Chúng ta cần làm gì để tránh lãng phí điện?

môn lịch sử địa lý

I - Lịch sử: (5 điểm)

Câu 1: Địa phương nào là nơi tiêu biểu của phong trào "Đồng khởi"? (0,5 điểm)

A. Sài Gòn                  B. Hà Nội
C. Bến Tre                  D. Cần Thơ

Câu 2: Đường Trường Sơn còn có tên gọi khác là: (0,5 điểm)

A. Đường Hồ Chí Minh trên biển.                     B. Đường số 1.
C. Đường Hồ Chí Minh.                                  D. Đường Hồ Chí Minh trên không.

Câu 3: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (2 điểm)

(Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; lá cờ đỏ sao vàng; tiến quân ca; Hồ Chí Minh)

Quốc hội quyết định: lấy tên nước là .....................................................................; quyết định Quốc huy; Quốc kì là ............................................................; Quốc ca là bài .........................................; Thủ đô là Hà Nội; thành phố Sài gòn - Gia Định đổi tên là .....................................................................

Câu 4: Dựa vào nội dung đã học, vì sao nói: "Ngày 25 - 4 - 1976 là ngày vui nhất của nhân dân ta" (1 điểm)

Câu 5: Tại sao nói: "Ngày 30 - 4 - 1975 là mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc ta ? (1 điểm)

II - Địa lí: (5 điểm)

Câu 1: Trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước ta là: (0,5 điểm)

A. Hà Nội
B. Thành Phố Hồ Chí Minh và Hà Nội
C. Đà Nẵng
D. Cà Mau

Câu 2: Khu vực Đông Nam Á sản xuất được nhiều lúa gạo vì: (1 điểm)

A. Có nhiều đồng bằng châu thổ màu mỡ thường tập trung dọc các sông lớn và ở ven biển.
B. Có nhiều đất đỏ ba dan.
C. Địa hình chủ yếu là đồi núi và Cao Nguyên.
D. Có nhiều đất đỏ ba dan và Cao Nguyên; nhiều đồng bằng; sông lớn và ở ven biển.

Câu 3: Dân cư châu Phi chủ yếu là người: (0,5 điểm)

A. Da trắng
B. Da vàng
C. Da đen
D. Cả 3 ý đều đúng

Câu 4: Tìm từ thích hợp để điền vào các chỗ trống trong thông tin sau: (1,5 điểm)

"Lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu ......................., thực vật và động vật độc đáo. Ô-xtrây-li-a là nước có nền kinh tế .................................... nhất châu Đại Dương. Châu Nam Cực là châu lục ............................ nhất thế giới."

Câu 5: Trên trái đất có mấy đại dương ?. Đó là những đại dương nào? Đại dương nào có diện tích và độ sâu trung bình lớn nhất? (1,5 điểm)

môn tin học

A. LÝ THUYẾT: (4 điểm)

Câu A 1 (0,5 đ): Kí tự đặc biệt nằm ở khu vực nào trên bàn phím

A. Hàng phím trên                            B. Hàng phím số; bên phải bàn phím
C. Bên phải bàn phím                       D. Hàng phím số, hàng phím dưới

Câu A2 (0,5đ): Để tạo bảng trong văn bản em nhấn vào nút lệnh nào dưới đây?

Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 5

Câu A3 (0,5đ ): Trong phần mềm Word, để xóa hàng trong bảng em thực hiện thao tác sau:

A. Nháy chuột vào Menu Table\ Delete\ Table...
B.Nháy chuột vào Menu Table\ Insert\ Rows
C.Nháy chuột vào Menu Table\ Insert\ Table...
D.Nháy chuột vào Menu Table\ Delete\ Rows

Câu A4 (0,5đ): Nhấn phím nào sau đây để xóa hình ảnh đã chèn vào văn bản:

A. Shift B. Delete C. Alt D. Backspace

Câu A5 (0,5đ): Lợi ích của việc chèn hình ảnh là?

A. Hình ảnh được chèn vào làm văn bản trở nên sinh động và hấp dẫn hơn
B. Không cần thiết phải chèn hình ảnh vào văn bản.
C. Hình ảnh minh họa trong văn bản giúp người đọc dễ hiểu nội dung hơn.
D. Hình ảnh trong văn bản chỉ có tính chất giải trí

Câu A6 (0,5đ): Em hãy chọn giải thích đúng cho dòng lệnh sau đây:

REPEAT 10 [REPEAT 4 [FD 100 RT 90]]

A. Rùa Vẽ 10 hình vuông cạnh dài 100 bước ở vị trí bất kì
B. Rùa Vẽ 10 hình vuông cạnh dài 100 bước và chồng lên nhau
C. Rùa Vẽ 10 hình vuông cạnh dài 100 bước ở vị trí ngẫu nhiên
D. Rùa Vẽ 10 hình chữ nhật cạnh dài 100 bước ở vị trí bất kì

Câu A7 (0,5đ): Những từ xuất hiện trong tất cả các Thủ tục của Logo là gì?

A. To và End                       B. Repeat và FD 100
C. CS và Home                   D. RT và FD 100

Câu A8 (0,5đ): Trong phần mềm Logo, để tạo thủ tục khăn thêu em gõ lệnh:

A. Repeat "khantheu            B. Edit khantheu
C. Edit "khantheu                D. Edit 'khan theu

B. THỰC HÀNH (6 điểm)

Câu B 1 (3 điểm): Hãy soạn thảo và trình bày theo mẫu sau:

ĐƯA CƠM CHO MẸ ĐI CÀY

Mặt trời soi rực rỡ, gió đùa tóc em bay

Giỏ cơm trên tay, em đi đưa cơm cho mẹ em đi cày

Mẹ ơi, mẹ nghỉ tay, trời trưa vừa tròn bóng

Mẹ ăn cơm cho nóng mà để trâu cho con chăn

Mai đây lúa thơm xóm thơm làng, lúa thơm lừng cả bàn tay

Là thơm nắng hôm nay khi em đưa cơm cho mẹ em đi cày

Câu B2 (3 điểm): Sử dụng phần mềm Logo để vẽ hình trang trí sau.

Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 5

(Gợi ý: hình được trang trí từ một hình lục giác)

Bình luận (0)
PT
4 tháng 5 2018 lúc 21:01

Câu 1: Chữ số 5 trong số 162,57 chỉ: (0,5 điểm)

A. 5 đơn vị                  B. 5 phần trăm               C. 5 chục              D. 5 phần mười

Câu 2: Hỗn số Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 được viết dưới dạng phân số là: (1 điểm)

Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5

Câu 3: 5840g = .... kg (0,5 điểm)

A. 58,4kg               B. 5,84kg              C. 0,584kg               D. 0,0584kg

Câu 4: Có 20 viên bi, trong đó có 3 viên bi nâu, 4 viên bi xanh, 5 viên bi đỏ, 8 viên bi vàng. Như vậy 1/5 số viên bi có màu: (1 điểm)

A. Nâu                  B. Đỏ                    C. Xanh                    D. Trắng

Câu 5: Khoảng thời gian từ lúc 9 giờ kém 10 phút đến 9 giờ 30 phút là: (1 điểm)

A. 10 phút               B. 20 phút               C. 30 phút                D. 40 phút

Câu 6: Một huyện có 320ha đất trồng cây cà phê và 480ha đất trồng cây cao su. Hỏi diện tích đất trồng cây cao su bằng bao nhiêu phần trăm diện tích đất trồng cây cà phê?: (1 điểm)

A. 150%                B. 15%                      C. 1500%                     D. 105%

Câu 7: Hình lập phương có cạnh là 5m. Vậy thể tích hình đó là: (1 điểm)

A. 150 m3              B. 125 m3                  C. 100 m3                   D. 25 m3

Câu 8: Tìm y, biết: (2 điểm)

34,8 : y = 7,2 + 2,8

21,22 + 9,072 x 10 + 24,72 : 12

Câu 9: Một người đi xe máy khởi hành từ A lúc 8 giờ 30 phút và đến B lúc 9 giờ 30 phút. Quãng đường AB dài 60km. Hãy tính vận tốc trung bình của xe máy với đơn vị đo là km/giờ? (1 điểm)

Câu 10: Một thửa ruộng hình chữ nhật có dài 120m, chiều rộng bằng 90m. Người ta trồng lúa trên thửa ruộng đó, trung bình cứ 100m2 thu được 15kg thóc. Tính:

a) Diện tích thửa ruộng hình chữ nhật đó?

b) Trên cả thửa ruộng đó, người ta thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc? (1 điểm)

ĐỀ THI TIẾNG VIỆT:

Tà áo dài Việt Nam

Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo lối mớ ba, mớ bảy, tức là mặc nhiều áo cánh lồng vào nhau. Tuy nhiên, với phong cách tế nhị, kín đáo, người phụ nữ Việt thường mặc chiếc áo dài thẫm màu bên ngoài, lấp ló bên trong mới là các lớp áo cánh nhiều màu (vàng mỡ gà, vàng chanh, hồng cánh sen, hồng đào, xanh hồ thủy,..)

Từ đầu thế kỉ XIX đến sau năm 1945, ở một số vùng, người ta mặc áo dài kể cả khi lao động nặng nhọc. Áo dài phụ nữ có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân. Phổ biến hơn cả là áo tứ thân, được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền ở giữa sống lưng. Đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. Áo năm thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải, thành ra rộng gấp đôi vạt phải.

Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời. Chiếc áo dài tân thời là dự kết hợp hài hòa giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách phương Tây hiện đại, trẻ trung.

Áo dài trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam. Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn.

1. Loại áo dài nào ngày xưa thường được phổ biến nhất hơn cả? (0,5đ) (M1)

A. Áo hai thân
B. Áo tứ thân
C. Áo năm thân

2. Chiếc áo dài có vai trò như thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa? (M2) (1đ)

A. Tạo nên phong cách tế nhị, kín đáo cho người phụ nữ Việt.
B. Tạo nên một hình ảnh duyên dang thướt tha cho người phụ nữ Việt.
C. Cả hai ý trên đều đúng.

3. Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam? (M2) (1đ)

A. Vì áo dài bó sát người phụ nữ và có hai tà áo bay bay trước gió.
B. Vì chiếc áo dài thể hiện phong cách tế nhị, kín đáovà vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam
C. Cả hai ý trên đều đúng.

4. Hai câu dưới dây liên kết với nhau bằng cách nào? (M2) (1đ)

"Áo dài trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam. Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn.."

A. Bằng cách lặp từ ngữ.
B. Băng cách thay thế từ ngữ.
C. Bằng cách dùng từ nối.

5. Dấu phẩy trong câu "Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời." có tác dụng gì? (M2) (1đ)

A. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
C. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

6. Dấu hai chấm trong câu "Áo dài phụ nữ có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân." Có tác dụng gì? (M1) (0,5 đ)

A. Để dẫn lời nói trục tiếp của nhân vật.
B. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận đứng trước.

Tự luận

7. Điền cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm trong câu ghép sau.(M3) (1đ)

Chiếc áo dài................ tạo nên một phong cách tế nhị, kín đáo cho người phụ nữ Việt Nam ............ nó còn tạo nên một hình ảnh duyên dáng, thướt tha cho phụ nữ.

8. Chiếc áo dài tân thời tân thời có đặc điềm gì? (M4) (1đ)

B/ Kiểm tra viết (10 điểm)

1/ Chính tả. Nghe – Viết: (2 điểm)

Ông tôi

Nghe bố tôi kể thì ông tôi vốn là một thợ gò hàn vào loại giỏi. Chính mắt tôi đã trông thấy ông chui vào nồi hơi xe lửa để tán đinh đồng. Cái nồi hơi tròn, to phơi bỏng rát dưới cái nắng tháng bảy như cái lò bánh mì, nóng khủng khiếp. Quạt máy, quạt gió mạnh tới cấp bảy, thổi như vũ bão, vậy mà tóc ông cứ bếch vào trán. Ông tôi nện búa vào đầu đinh đồng mới dồn dập làm sao. Tay búa hoa lên, nhát đậm, nhát mờ, nhát nghiêng, nhát thẳng, chính xác và nhanh đến mức tôi chỉ mơ hồ cảm thấy trước mặt ông tôi phất phơ bay những sợi tơ mỏng

2/ Tập làm văn: (8 điểm) Em hãy tả một người thân trong gia đình mà em yêu quý nhất.

ĐỀ THI TIẾNG ANH:

I. Circle the odd one out. Chọn từ khác loại) (2.5ms)

1.    Autumn                  Winter                 Summer                Season

2.    Who                      What                  There                     When

3.    Danced                  Song                   Stayed                  Listened

4.    Football                 Play                    Volleyball               Badminton

5.    Doing                    Watching             Spring                    Reading

II. Select and circle A, B, C or D. (Chọn và khoanh vào A, B hoặc C) (2.5 ms)

1. What do you usually do ………….. spring?

      A. on                     B. in                      C. at                      D. by

2. There …………. a lot of flowers at the festival last week.

     A. are                    B. were                  C. was                    D. is

3. ……….. did they do yesterday?

     A. What                B. When                C. Where                 D. Who

4. ……….. you going to Nha Trang next week?

     A. Is                      B. Are                   C. Do                      D. Did

5. Peter doesn’t want ……….. football.

    A. play                   B. to play              C. playing                D. played

III. Read the passage and answer the questions. (Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi) (2.5 ms)

Linda is from England. There are four seasons in her country. In summer, it is hot. She often goes swimming. In autumn, it is cool and wet. Her father and she sometimes go fishing. It is very cold in winter. They usually go skiing in the mountains. In spring, it is warm and beautiful. They often go camping in the national park.

1. Linda isn’t from England.

2. There are five seasons in her country.

3. Her father and she sometimes go fishing.

4. They usually go skiing in the mountains.

5. In spring, it is cool and beautiful.

IV. Reorder the words to make sentenc. (Sắp xếp các từ để tạo thành câu) (2.5ms)

1. in / spring / What / / is / the / weather / ?

……………………………………………………

2. isn’t / going / to / Hoi An / Minh / next / week / .

……………………………………………………

3. is / it / here / your / house / How far / from / to / ?

……………………………………………………

4. straight / Go / turn / and / ahead / right / .

……………………………………………………

5. the / swimming pool / is / Where / ?

…………………………………………………

ĐỀ THI KHOA HỌC:

I. Trắc nghiệm

Câu 1: (0,5đ) Mức 1

Chất lỏng có đặc điểm gì?

A. Không có hình dạng nhất định,chiếm toàn bộ vật chứa nó, không nhìn thấy được.
B. Có hình dạng nhất định nhìn thấy được.
C. Không có hình dạng nhất định, có dạng của vật chứa nó nhìn thấy được.

Câu 2: (0,5đ) Mức 2

Để sản xuất ra muối biển từ nước biển người ta dùng phương pháp nào?

A. Lọc
B. Lắng
C. Chưng cất
D. Phơi nắng

Câu 3: (0,5đ) Mức 1

Nguồn năng lượng chủ yếu trên trái đất là:

A. Mặt trời
B. Mặt trăng
C. Gió
D. Cây xanh

Câu 4: (1,5đ) Mức 1

Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm trong những câu sau:

A. Hiện tượng đầu nhụy nhận được những hạt phấn của nhị gọi là: ................
B. Trong tự nhiên cũng như trong trồng trọt, không phải cây nào cũng mọc lên từ hạt, mà một số cây có thể mọc lên từ.............. hoặc từ..........., hoặc từ..........
C. Những loài động vật khác nhau có cách sinh sản khác nhau: có loài đẻ ......, có loài đẻ.......

Câu 5: (0,5đ) Mức 2

Trong các con vật sau loài nào đẻ nhiều con trong một lứa:

A. Voi, Lợn, Gà
B. Lợn, Chó, Chim
C. Chó, Lợn

Câu 6: (0,5đ) Mức 3

Chọn đáp án đúng nhất nói về chu trình sinh sản của loài ếch:

A. Trứng được thụ tinh phát triển thành phôi và nở ra nòng nọc. Nòng nọc qua quá trình sinh trưởng và biến thái phát triển thành ếch con. Nhờ quá trình tăng trưởng ếch con phát triển thành ếch trưởng thành. Sau đó ếch trưởng thành lại sinh sản.
B. Qua quá trình thụ tinh trứng được sinh trưởng và phát triền nở ra ếch con. Nhờ quá trình tăng trưởng ếch con phát triển thành ếch trưởng thành.
C. Ếch trưởng thành sinh sản ra ếch con. Nhờ quá trình tăng trưởng ếch con phát triền thành ếch trưởng thành.

Câu 7: (2,0đ) Mức 2

Cột A là các loại môi trường, cột B gồm những thành phần của môi trường. Hãy nối cột A với cột B để được đáp án đúng.

         Các loại môi trường

Nối

Những thành phần của môi trường

1. Môi trường rừng gồm:

a. Con người, thực vật, động vật.

- Nhà cửa, phố xá, nhà máy, phương tiện giao thông,….

- Nước, không khí, ánh sáng, đất….

2. Môi trường nước gồm:

b. Thực vật, động vật (sống trên cạn hoặc dưới nước).

- Nước, ánh sáng, không khí, đất.

     3. Môi trường làng quê gồm:

c. Thực vật, động vật ….(dưới nước).

- Nước, ánh sáng, không khí, đất…

4. Môi trường đô thị gồm:

d. Con người, thực vật, động vật.

- Làng xóm, đồng ruộng, công cụ lao động, phương tiện giao thông,….

- Nước, không khí, ánh sáng, đất….

Câu 8: (0,5đ) Mức 3

Câu nào sau đây nói đúng về vai trò của tài nguyên thực vật và động vật:

A. Cung cấp cho hoạt động sống của con người, thực vật, động vật.
B. Là môi trường sống của thực vật động vật
C. Cung cấp thức ăn cho con người, taọ ra chuỗi thức ăn trong tự nhiên, duy trì sự sống trên Trái đất.

Câu 9: (0,5đ) Mức 3

Trong các việc làm sau đây việc làm nào gây ô nhiễm môi trường và làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên?

A. Vứt rác và sả nước thải công nghiệp bừa bãi, chặt phá rừng, săn bắn các động thực vật quý hiếm...
B. Vứt rác đúng nơi quy định, trồng cây gây rừng, dùng thuốc nổ để đánh bắt động vật quý hiếm.
C. Sả rác bừa bãi, không đốt rừng.

II. Tự luận

Câu 10: (1,5đ) Mức 3

Trong các hiện tượng sau đây hãy chứng tỏ có sự biến đổi lí học hay hóa học?

A. Trộn xi măng với cát.
B. Trộn xi măng với nước và cát.

Câu 11: (1,5đ) Mức 4

Vì sao chúng ta phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

ĐỀ THI LỊCH SỬ:Câu 1. Năm 1959, Trung ương Đảng mở đường Trường Sơn nhằm mục đích:

A. Phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

B. Mở mang giao thông miền núi.

C. Tạo điều kiện cho miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam.

D. Nối liền hai miền Nam - Bắc.

Câu 2. Đế quốc Mĩ phải kí hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam vì:

A. Mĩ không muốn kéo dài chiến tranh tại Việt Nam.

B. Mĩ muốn thể hiện thiện chí với nhân dân Việt Nam

C. Mĩ bị thất bại nặng nề về quân sự ở cả hai miền Nam, Bắc.

D. Mĩ muốn rút quân về nước

Câu 3: Ta mở đường Trường Sơn nhằm mục đích gì?

Câu 4: Tại sao nói: Ngày 30/4/1975 là mốc quan trọng trong lịch sử của dân tộc ta?

ĐỀ THI ĐỊA LÝ:

Câu 1: Châu lục nào có số dân đông nhất thế giới:

A. Châu Âu                   B. Châu Á

C. Châu Phi                  D. Châu Mĩ

Câu 2: Châu Phi là châu lục:

A. Có nhiều đồng bằng rộng lớn màu mỡ

B. Có nền kinh tế chậm phát triển .

C. Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa .

D. Xuất khẩu nhiều lương thực thực phẩm .

Câu 3: Dân cư Châu Á tập trung đông đúc ở những vùng nào? Tại sao?

Câu 4: Vì sao Châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới?

ĐỀ THI TIN HỌC:

Em hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

A.1 (0,5 điểm) (Mức 1)

Phím Shift:

A. Dùng để viết các kí tự trên                   B. Dùng để viết chữ hoa
C. Do ngón út phụ trách                            D. Tất cả đều đúng

A.2 (0,5 điểm) (Mức 2)

Trong khi gõ phím, hàng phím nào luôn cần lấy làm chuẩn để xác định vị trí đặt các ngón tay?

A. Hàng phím trên.                    C. Hàng phím số.
B. Hàng phím dưới.                   D. Hàng phím cơ sở.

A.3 (0,5 điểm) (Mức 1)

Để tạo bảng trong văn bản em nhấn vào nút lệnh nào dưới đây?

Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 5

A.4 (0,5 điểm) (Mức 2)

Em sử dụng hai nút lệnh nào dưới đây để sao chép phần văn bản?

Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 5

A.5 (0,5 điểm) (Mức 2)

Trong MS Word để chèn hình ảnh, ta chọn:

A. Insert / Picture / From file                           B. Format / Font
C. Insert / Picture / Word Art                            D. Insert / Symbol

A.6 (0,5 điểm) (Mức 1)

Lệnh để rùa quay trái là:

A. Fd n                   C. RT n
B. KT n                   D. LT n

A.7 (0,5 điểm) (Mức 2)

Trong phần mềm Logo, để tạo thủ tục khăn thêu em gõ lệnh:

A. Repeat "khantheu                          B. Edit khantheu
C. Edit "khantheu                              D. Edit "khan theu

A.8 (0,5 điểm) (Mức 1)

Trong Logo, để thay đổi phông chữ, cỡ chữ em chọn?

A. Chọn Set / PenColor.                     B. Chọn Set / PenSize.
C. Chọn Set / Label Font...                 D. Chọn New / Print

B. THỰC HÀNH: (25 phút) - 6 điểm.

B.1 (3 điểm) (Mức 3)

Viết câu lệnh để Rùa vẽ hình sau:

Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 5

B.2 (3 điểm) (Mức 4)

Khởi động phần mềm Microsoft Word

1. Gõ và trình bày văn bản sau:

GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG

Dù ai đi ngược về xuôi,

Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba

Lễ hội đền Hùng đúng vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, 10 tháng 3 Âm lịch, những Con Rồng Cháu Tiên từ mọi miền trở về để tưởng nhớ các Vua Hùng có công dựng nước. Đền Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ, gồm nhiều lăng tẩm, đền, miếu.

2. Chèn hình ảnh minh họa.

Bình luận (0)
TH
Xem chi tiết
LP
29 tháng 9 2016 lúc 21:37

          Như các bạn đã biết, con người được sinh ra trong một quê hương đất nước và điều đó là niềm tự hào của mỗi con người Việt Nam.

           Trong 5 điều Bác Hồ có nhắc đến 3 chữ " khiêm tốn, thật thà và dũng cảm "Một điều dạy của Bác nhắc ta bài học quý. Trước hết là khiêm tốn. Người dạy ta khiêm tốn nghĩa là không khoe khoang, không tự đề cao mình mà coi thường người khác. Khiêm tốn là phải luôn nghiêm khắc với bản thân, thấy được những mặt non yếu của mình để rèn luyện đồng thời luôn ý thức học hỏi bạn bè và những người xung quanh. Còn thật thà là không gian dối trong những việc mình làm đối với người xung quanh. Thật thà còn có nghĩa là luôn nói đúng sự thực, ngay thẳng trong giao tiếp với mọi người. Còn bài học thứ 3 “dũng cảm” có nghĩa là gan dạ không sợ sệt khi làm những điều tốt đẹp. Dũng cảm còn có nghĩa là dám làm dám chịu, không ươn hèn, không khuất phục trước quyền uy và bạo lực. Như vậy khiêm tốn, thật thà, dũng cảm là những đức tính tốt đẹp của con người.Tại sao mỗi chúng ta cần phải rèn luyện những đức tính ấy? Trước tiên vì đó là những đức tính rất cần thiết đối với thiếu niên, học sinh chúng ta.

     Và một điều nữa, khi đất nước lâm nguy thì Bác đã nói hãy nhớ một điều rằng " Trung với Đảng, trung với Nước, hiếu với Dân bản chất, truyền thống tốt đẹp của dân ta " Trung - hiếu là phẩm chất hàng đầu trong hệ thống phẩm chất của đạo đức mang giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam được quân đội ta tiếp thu phát triển trong thời đại mới.Trong thời đại Hồ Chí Minh, “Trung với Đảng, trung với nước, hiếu với dân” là giá trị, là chuẩn mực đạo đức cao nhất với những giá trị truyền thống, được phát triển lên một chất lượng mới có ý nghĩa xã hội to lớn và nhân văn cao cả. Dù chết hay sống cũng một lòng một dạ vì nước, không bán đứng nước quê hương của mình.

        Ngoài ra, chúng ta đến trường là để học tập học những điều tốt đẹp, học để làm chủ tương lai làm chủ nhân tương lai của đất nước. Chúng ta là những mần non đang lớn lên đang được giáo dục theo cách tốt đẹp. Đi theo chiều hướng tốt của nền văn minh xã hội hiện nay. Làm những công việc mà khả năng của mình có thể làm và thực hiện nó cách dễ dàng nhất. 

      Em sẽ cố gắng tu dưỡng rèn luyện bản thân để bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của đất nước. Là con người xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước một lòng vì nước vì quê hương.

Chúc bạn học tốt!hihi

 

Bình luận (0)
TP
25 tháng 9 2016 lúc 7:18

KHẲNG ĐỊNH

Trong lịch sử, Việt Nam đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm. Phần lớn thư tịch cổ quốc gia trong các giai đoạn đó đã bị quân xâm lược tiêu hủy với mục tiêu xóa sạch văn hóa Việt để dễ bề đồng hóa. Tuy nhiên, chỉ với những tài liệu chính sử còn lại đến nay cũng đủ để chứng minh người Việt Nam đã có chủ quyền lịch sử từ rất lâu đời trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hoàn toàn phù hợp với tập quán cũng như luật pháp quốc tế về việc xác lập và khẳng định chủ quyền lãnh thổ.

Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam gồm nhiều đảo đá san hô rất nhỏ ở giữa Biển Đông. Hiện hai quần đảo đang là tâm điểm tranh chấp phức tạp giữa một số nước ven Biển Đông. Về việc giải quyết tranh chấp chủ quyền đối với lãnh thổ, pháp luật quốc tế đã hình thành nguyên tắc xác lập chủ quyền là nguyên tắc chiếm hữu thật sự và thực hiện quyền lực Nhà nước một cách thật sự, liên tục và hòa bình. Nguyên tắc này đã được các nước và các cơ quan tài phán quốc tế áp dụng để giải quyết nhiều vụ tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên thế giới.

Áp dụng nguyên tắc nói trên của pháp luật quốc tế vào trường hợp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các bằng chứng lịch sử và căn cứ pháp lý đều cho thấy rằng các Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu thật sự hai quần đảo này hàng trăm năm qua. Nói chính xác là các Nhà nước Việt Nam trong lịch sử và cho tới nay đã thực thi chủ quyền ở đây ít ra từ thế kỷ XVII khi hai quần đảo chưa hề thuộc chủ quyền của bất cứ nước nào. Từ đó Việt Nam đã thực hiện việc xác lập và thực thi chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách liên tục và hòa bình.

Các bằng chứng lịch sử mà Việt Nam đã thu thập được rất phong phú, mặc dù như đã nói, do hoàn cảnh chiến tranh liên tục nên nhiều thư tịch cổ của Việt Nam đã bị mất mát, thất lạc. Tuy nhiên, những tư liệu còn lại đến nay và chính sử vẫn đủ để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Một là, các bản đồ Việt Nam thế kỷ XVII đã gọi hai quần đảo bằng cái tên Bãi Cát Vàng và ghi vào địa hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi. Hai là, nhiều tài liệu cổ của Việt Nam như Toàn Tập Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư (thế kỷ XVII), Phủ Biên Tạp Lục (1776), Đại Nam Thực Lục Tiền Biên và Chính Biên (1844 - 1848), Đại Nam Nhất Thống Chí (1865-1875), các Châu bản nhà Nguyễn (1802-1945)... đều nói về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như là Bãi Cát Vàng vạn dặm trên Biển Đông và việc Nhà nước cử đội Hoàng Sa ra khai thác các quần đảo này. Ba là, nhiều sách cổ, bản đồ cổ của nước ngoài cũng thể hiện các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Đỉnh cao nhất của việc tuyên bố và xác lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là vào năm 1816 khi vua Gia Long sai quân lính ra quần đảo Hoàng Sa cắm cờ Việt Nam và tuyên bố chủ quyền. Cũng cần nói thêm là trong một thời gian khá dài, người Việt Nam luôn coi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một dải đảo dài hàng vạn dặm trên Biển Đông, nên gọi là Vạn Lý Trường Sa, hay Đại Trường Sa, Bãi Cát Vàng... Trên thực tế, các chúa Nguyễn cũng như nhà Nguyễn sau này đều có nhiều hành động liên tục cử người ra cai quản, khai thác các đảo trên cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhà nước phong kiến Việt Nam đã tổ chức các đội Hoàng Sa, Bắc Hải để thực thi quyền chủ quyền và khai thác hai quần đảo. Các thể lệ tuyển chọn người, chế độ khen thưởng, đãi ngộ đối với các đội đều được Nhà nước quy định rõ ràng. Các đội này được duy trì và hoạt động liên tục từ thời chúa Nguyễn (1558-1783) đến nhà Tây Sơn (1786-1802) và nhà Nguyễn. Triều đình Nhà Nguyễn đã cử các tướng Phạm Quang Ảnh (năm 1815), Trương Phúc Sĩ, Phạm Văn Nguyên, Phạm Hữu Nhật (các năm 1834, 1835, 1836) ra Hoàng Sa khảo sát, đo đạc các đảo, khảo sát, vẽ bản đồ, xây miếu, dựng bia.

Sau khi đô hộ Đông Dương, Pháp nhân danh Việt Nam tiếp tục quản lý hai quần đảo qua việc cử tàu chiến tuần tiễu để đảm bảo an ninh, ngăn chặn buôn lậu, cho phép người Nhật khai thác phân chim trên đảo, cử tàu De Lanessan ra nghiên cứu hải dương, địa chất, sinh vật... Từ năm 1930 đến 1932, các tàu chiến Inconstant, Alerte, La Malicieuse và De Lanessan của hải quân Pháp liên tiếp ra quần đảo Hoàng Sa. Đầu những năm 30 của thế kỷ 20, Pháp cho quân trú đóng ở các đảo chính thuộc quần đảo Trường Sa. Các hoạt động này đã được công bố trong Công báo của Cộng hòa Pháp ngày 26-7-1933. Năm 1933, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định quy thuộc quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa. Pháp cũng tách quần đảo Hoàng Sa ra khỏi tỉnh Nam Nghĩa và đặt vào tỉnh Thừa Thiên và cho một đơn vị đóng quân ở đó. Sau khi trở lại Đông Dương, Pháp đã yêu cầu quân Trung Hoa Dân Quốc rút khỏi các đảo mà họ đã chiếm đóng trái phép năm 1946 và Pháp đã cho quân thay thế quân Trung Quốc, xây dựng lại trạm khí tượng, đài vô tuyến.

Năm 1951, tại Hội nghị San Francisco (Hoa Kỳ) có một đề nghị bổ sung bản dự thảo Hòa ước yêu cầu trao trả cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng Hội nghị đã bác bỏ đề nghị này với số phiếu áp đảo là 46 phiếu thuận, 3 phiếu chống và 1 phiếu trắng. Tại Hội nghị, Ngoại trưởng Trần Văn Hữu dẫn đầu phái đoàn Chính phủ Quốc gia Việt Nam đã tuyên bố khẳng định chủ quyền lâu đời của người Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp sự phản đối hay bảo lưu của nước nào.

Năm 1956 Pháp chuyển giao lãnh thổ miền Nam Việt Nam cho Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và chính quyền này đã cho quân ra tiếp quản, tổ chức hai quần đảo về mặt hành chính (lập ở mỗi quần đảo một xã thuộc một huyện ở đất liền), xây các bia chủ quyền, duy trì các trạm khí tượng. Từ những năm 50 của thế kỷ 20 tình hình hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trở nên phức tạp hơn. Lợi dụng tình hình rối ren khi Pháp rút khỏi Đông Dương theo Hiệp định Genève năm 1954, Trung Quốc đã bí mật chiếm đóng trái phép nhóm đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa vào năm 1956. Chính quyền VNCH đã kịch liệt phản đối. Năm 1959 quân Trung Quốc giả làm ngư dân đổ bộ lên nhóm đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa. Quân đội VNCH đã phát hiện ngăn chặn và bắt giữ 82 "ngư dân” Trung Quốc.

Đối với nhóm đảo phía tây của quần đảo Hoàng Sa, chính quyền VNCH tiếp tục quản lý cho đến năm 1974. Năm 1974, Trung Quốc dùng không quân, hải quân chiếm luôn phần phía tây của quần đảo Hoàng Sa. Chính quyền VNCH và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã kịch liệt phản đối hành động xâm lược này của Trung Quốc. Năm 1975, chính quyền VNCH sụp đổ, Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp quản đầy đủ các đảo do quân đội VNCH cai quản trên Biển Đông. Nhà nước Việt Nam thống nhất sau đó tiếp tục khẳng định chủ quyền của người Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ban hành nhiều văn bản hành chính nhà nước thành lập các huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa cũng như hoàn thiện việc quản lý hành chính trên các quần đảo này. Một sự thật hiển nhiên là cho đến năm 1988 chưa hề có bất kỳ sự hiện diện nào của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa. Ngày 14-3-1988, Trung Quân bắt đầu dùng vũ lực chiếm đóng trái phép một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế, Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền lâu đời và liên tục của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Vậy để bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước việt nam thân yêu. Mỗi người công dân việt nam ta cần phải có trách nhiệm như thế nào ? Chủ quyền quốc gia là thiêng liêng, bảo vệ chủ quyền là nghĩa vụ của mọi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Chúng ta tiến hành việc này bằng sức mạnh tổng hợp. Hiện nay chúng ta bảo vệ chủ quyền trong thời kỳ hòa bình, cần phải giữ ổn định môi trường cho sự phát triển, cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cái này là bản lĩnh của chúng ta và cũng chính là bản lĩnh của thế hệ trẻ. Nhiệm vụ của chúng ta là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiềm lực, khả năng của chúng ta. Thanh niên bảo vệ Tổ quốc là tham gia phát triển kinh tế, khai thác khoáng sản, du lịch, dầu khí... Không chỉ có hải quân mới bảo vệ biển, mà còn là dân quân tự vệ biển, trí thức trẻ của các trường ĐH thuộc các ngành nghề phát triển nguồn lực biển, khí tượng thủy văn... Đó cũng là một cách để thể hiện tinh thần yêu nước của mình. Bên cạnh đó, thanh niên cần hưởng hứng và tích tực các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên internet, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi xâm phạm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam. Thanh niên là hậu phương chỗ dựa tình cảm vững chắc đối với các lính biển đảo, bằng những việc làm thiết thực như gửi thư đến các lính Hải đảo để chia sẻ động viên và tiếp sức cho các anh thêm nghị lực để trông giữ biển đảo. Điều quan trọng nữa là không ngừng tu dưỡng phẩm chất người Việt Nam mới, tích cực tham gia xây dựng đất nước giàu mạnh, có định hướng lý tưởng yêu nước và đoàn kết thì chúng ta sẽ kết nối khối sức mạnh lớn đủ sức bảo vệ chủ quyền biển đảo. Bên cạnh đó sẵn sàng chuẩn bị tinh thần tham gia trực tiếp vào công cuộc giữ gìn biển đảo quê hương bằng tất cả những gì mình có thể. Nói túm lại , biển đảo Việt Nam là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc được cha ông truyền lại. Trách nhiệm của tuổi trẻ nói riêng là ra sức gìn giữ toàn vẹn phần lãnh thổ này như lời Bác Hồ năm xưa đã dặn”các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước.

Chúng em cần làm gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc?
- Học sinh sinh viên cần đi đầu trong việc tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam. Đồng thời tranh thủ các nguồn lực và sự ủng hộ từ hợp tác quốc tế với các nước bè bạn và các tổ chức quốc tế trên mọi lĩnh vực.
- Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo.
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển.
- Xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Việt Nam.
- Góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.

Bình luận (1)
LP
29 tháng 9 2016 lúc 21:23

Câu 3:

+ Học tập, tu dưỡng rèn luyện bản thân

+ Tích cực tham gia các hoạt động của trường

+ Thực hiện tốt 5 điều bác Hồ dạy

+ Tuổi họ làm việc nhỏ

+ Chung thành với nước, giúp đỡ mọi người xung quanh.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
TL
17 tháng 12 2023 lúc 17:33

1.công nhân, chủ xưởng,nhà buôn,viên chức,trí thức

2.cách mạng tháng Tám đãlật đổ nền quân chủ mấy mươi thế kỉ, đã đánh tan xiềng xích thực dân gần 100 năm đã đưa lại chính quyền cho nhân dân...

Đó là một cuộc thay đổi cực kì lớn trong lịch sử nước ta.

3.Đông Dương Cộng sản Đảng,An Nam Cộng sản Đẳng,Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn

Bình luận (0)
HH
Xem chi tiết
DN
10 tháng 11 2018 lúc 20:50

đầu tiên là lên google

Bình luận (0)
BL
10 tháng 11 2018 lúc 20:55

Cứ lên google là sẽ biết hết nhen!

Bình luận (0)
HV
10 tháng 11 2018 lúc 20:58

uk thì có ai bẩu thế nào đâu

Bình luận (0)
MK
Xem chi tiết
H24
28 tháng 12 2021 lúc 17:07

mình thi lịch sử từ lâu rồi

 

Bình luận (0)
H24
28 tháng 12 2021 lúc 17:08

bạn nói về bác hồ đi

Bình luận (1)
H24
Xem chi tiết
NK
26 tháng 11 2016 lúc 20:40

mình tìm ra rồi k đi mình cho xemtrang web

Bình luận (0)
NB
26 tháng 11 2016 lúc 20:45

tớ biết đó cậu kich cho tớ rồi tớ gửi cho cậu bài giải

Bình luận (0)
NB
26 tháng 11 2016 lúc 20:49

tớ tìm được bởi vì em họ tớ học lớp 12 em đấy lên đây dùng máy tớ cậu kich cho tớ rồi tớ gửi bài cho

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
HH
5 tháng 10 2016 lúc 20:03
* Ngày 19/8/1945, các đội tiền thân của Lực lượng vũ trang Thủ đô (LLVT Thủ đô) đã làm nòng cốt cho các tầng lớp nhân dân Hà Nội tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân ở Hà Nội.
* Ngày 19/10/1946, Chiến khu XI - Tổ chức hành chính quân sự thống nhất của các LLVT Thủ đô Hà Nội được thành lập trên cơ sở Khu đặc biệt Hà Nội.
* Sau khi được thành lập, ngày 19/12/1946, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chấp hành quyết định của Thường vụ Trung ương Đảng, quân và dân Chiến khu XI với tinh thần "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh" đã nổ súng mở đầu cho toàn quốc kháng chiến và từ đó kiên cường chiến đấu giam chân địch trong Thành phố suốt 60 ngày đêm (vượt gấp đôi chỉ tiêu Trung ương giao), tiêu hao, tiêu diệt lớn sinh lực địch, làm thất bại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp, bảo vệ tuyệt đối an toàn Trung ương Đảng, Chính phủ, tạo điều kiện cho cả nước có thời gian chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài.
* Làm nòng cốt cho nhân dân Hà Nội đẩy mạnh đấu tranh vũ trang góp phần đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi. Một số chiến công tiêu biểu:
- Trận đánh sân bay Bạch Mai: Diễn ra vào đêm ngày 17 và rạng sáng ngày 18/01/1950. Trong trận đánh này, ta tổ chức lực lượng tập kích vào sân bay của địch, lực lượng gồm 32 chiến sỹ được lựa chọn từ Tiểu đoàn 108. Kết quả, ta phá hủy 25 máy bay các loại, 60 vạn lít xăng dầu, 32 tấn vũ khí và nhiều trang bị của địch. Đây là một trận đánh điển hình về việc dùng lực lượng nhỏ nhưng tinh nhuệ để đánh các mục tiêu lớn của địch. Trận đánh để lại nhiều kinh nghiệm và thiết thực góp phần vào việc hình thành lối đánh đặc công của quân đội ta sau này.
- Trận đánh ở Khu Cháy (Ứng Hòa): Diễn ra vào hai ngày 18 và 19/6/1951. Lực lượng của ta gồm 2 Đại đội của Tỉnh đội Hà Đông phối hợp với lực lượng chủ lực của Tiểu đoàn 122/Đại đoàn 320 và lực lượng du kích của địa phương. Lực lượng của địch khoảng 10 Tiểu đoàn với nhiều xe cơ giới và súng các loại. Sau 2 ngày chiến đấu ác liệt, ta tiêu diệt gần 3 Đại đội địch, bắt 200 tên và thu nhiều vũ khí. Với chiến công ở Khu Cháy, quân và dân Hà Đông đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen ngợi, động viên.
- Trận đánh sân bay Gia Lâm: Sân bay Gia Lâm là một sân bay lớn của miền Bắc Đông Dương, từ sân bay này, nhiều loại máy bay của địch đi ném bom bắn phá hậu phương của ta và tiếp tế cho các mặt trận của chúng. Sân bay được bảo vệ với lực lượng lên đến 2.000 tên cùng hệ thống đồn bốt, hàng rào thép gai, bãi mìn dày đặc xung quanh. Lực lượng ta tham gia trận đánh gồm 16 đồng chí có nhiều kinh nghiệm trong chiến đấu được tuyển chọn từ Đại đội 8. Trận đánh diễn ra vào đêm ngày 3 và rạng sáng ngày 4/3/1954, với chiến thuật tập kích sau đó nhanh chóng rút lui an toàn, ta đã phá hủy 18 máy bay địch, đốt phá một kho xăng, một nhà sửa chữa máy bay và tiêu diệt 16 tên. Trận đánh sân bay Gia Lâm là trận đánh tiêu biểu dùng lực lượng nhỏ, tinh nhuệ, với lối đánh táo bạo, bất ngờ thọc sâu, đánh hiểm, đạt hiệu suất chiến đấu cao. Trận đánh cũng đã góp phần gây nhiều khó khăn cho địch trong việc tiếp tế, ứng cứu cho tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
* Ngày 10/10/1954, LLVT Thủ đô đã góp phần tích cực cùng với bộ đội chủ lực tiến hành tiếp quản Thủ đô bảo đảm tuyệt đối an toàn, nhanh chóng tiếp quản toàn bộ Thành phố Hà Nội, bao gồm hàng loạt các căn cứ quân sự cùng 129 công sở, xí nghiệp, bệnh viện, trường học được giữ nguyên vẹn.
* LLVT Thủ đô phối hợp với các lực lượng đánh thắng 2 cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ. Đặc biệt là trong chiến dịch 12 ngày đêm, từ 18/12/1972 – 30/12/1972. Trong chiến dịch này, đế quốc Mỹ đã huy động tối đa sức mạnh không lực Hoa Kỳ đánh phá hủy diệt Hà Nội. Chúng sử dụng 444 lần chiếc B52, hơn 1.000 lần chiếc máy bay chiến thuật, trong đó có hàng trăm lần chiếc F111, ném khoảng 10.000 tấn bom đạn xuống 4 thị trấn, 39 phố, 67 xã và 4 khu vực đông dân.
Không khuất phục, quân dân Hà Nội phối hợp chặt chẽ với lực lượng Phòng không, Không quân quốc gia kiên cường, dũng cảm chiến đấu bắn rơi 32 máy bay, trong đó có 25 chiếc máy bay B52, 2 F111 và 5 máy bay chiến thuật. Chiến thắng của quân dân Hà Nội đã làm nên một "Điện Biên Phủ trên không", làm tiêu tan huyền thoại sức mạnh không lực Hoa Kỳ. Hà Nội không trở về "thời kỳ đồ đá" mà trở thành "Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người", buộc đế quốc Mỹ ký kết Hiệp định Pa-ri "Về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam", cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, rút hết quân viễn chinh và quân chư hầu khỏi miền Nam Việt Nam, tạo nên thời cơ chiến lược cho cách mạng Việt Nam tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
* Ngày 05/3/1979, Bộ Chính trị ra Quyết định số 35/QĐ-TW, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Sắc lệnh số 28/LCT thành lập Quân khu Thủ đô Hà Nội (trên cơ sở Bộ Tư lệnh Thủ đô).
* Ngày 18/8/1999, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 1285/QĐ-QP chuyển giao Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tây từ Quân khu III về trực thuộc Quân khu Thủ đô.
* Trong tiến trình thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 về mở rộng địa giới hành chính Hà Nội, ngày 16/7/2008, Chủ tịch nước ký Lệnh số 16/2008/L-CTN về tổ chức lại Quân khu Thủ đô Hà Nội thành Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 2194/QĐ-BQP ngày 25/7/2008 hợp nhất Bộ chỉ huy quân sự thành phố Hà Nội thuộc Quân khu Thủ đô Hà Nội vào Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Quyết định số 2192/QĐ-BQP hợp nhất Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tây thuộc Quân khu Thủ đô Hà Nội vào Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và Quyết định số 2196/QĐ-BQP sáp nhập Ban chỉ huy quân sự huyện Mê Linh thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Vĩnh Phúc - Quân khu 2 vào Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.Từ những đội tiền thân ra đời trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, lực lượng nhỏ, lẻ, trình độ học vấn thấp, chưa được trang bị kiến thức quân sự, vũ khí thô sơ, nhưng với lòng yêu nước, quyết tâm đi theo Đảng Cộng sản, chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc, LLVT Thủ đô Hà Nội qua đấu tranh cách mạng đã nhanh chóng phát triển về mọi mặt: Tổ chức, quân số, trang bị vũ khí kỹ thuật, trình độ kỹ, chiến thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đấu tranh giành chính quyền và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Thủ đô Hà Nội trong từng thời kỳ lịch sử.
Từ sau Cách mạng tháng Tám, LLVT Thủ đô Hà Nội cùng các tầng lớp nhân dân mưu trí, ngoan cường, kiên quyết đấu tranh đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn và hoạt động chống phá của tập đoàn đế quốc và các thế lực thù địch, phản cách mạng trong và ngoài nước, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, đưa cách mạng Việt Nam thoát khỏi tình thế "Ngàn cân treo sợi tóc", vững bước đi vào cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ, oanh liệt và vẻ vang.
Để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài, toàn dân, toàn diện, ngày 19 tháng 10 năm 1946, Chiến khu XI – tổ chức hành chính quân sự thống nhất của các LLVT Thủ đô Hà Nội được thành lập. Chiến khu XI đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương. Ngày 25 tháng 7 năm 1947, trước yêu cầu của cuộc kháng chiến, Trung ương quyết định mở rộng địa bàn hoạt động của Chiến khu XI bao gồm: Hà Nội, Hà Đông và Sơn Tây. Từ kết qủa phân tích, đánh giá khách quan, khoa học sự ra đời, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, sự phát triển, trưởng thành,chiến đấu, chiến thắng của Chiến khu XI, qua các cuộc Hội thảo khoa học, ngày 31 tháng 5 năm 2010, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 1850/QĐ-QP công nhận ngày 19 tháng 10 năm 1946 là Ngày truyền thống của Lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội.
Suốt chặng đường 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, LLVT Thủ đô Hà Nội đã kiên trì trụ vững, bám dân, bám đất, xây dựng cơ sở, dựa vào dân chiến đấu và lập nên bao chiến công hiển hách, vẻ vang. Nhiều trận đánh tiêu biểu, hiệu quả, góp phần tạo ra bước ngoặt quan trọng, để lại kinh nghiệm quý về chiến tranh nhân dân, làm phong phú nghệ thuật quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam và Thăng Long – Hà Nội. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, LLVT Thủ đô Hà Nội vừa sản xuất, vừa tăng cường chi viện cho các chiến trường, đồng thời dũng cảm kiên cường, mưu trí, sáng tạo, phối hợp chặt chẽ với lực lượng Phòng không - Không quân quốc gia đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ, đỉnh cao là Chiến dịch phòng không bảo vệ Thủ đô Hà Nội trong 12 ngày đêm cuối tháng 12 năm 1972, làm nên trận "Điện Biên Phủ trên không" trên bầu trời Hà Nội – Kỳ tích của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX, để Hà Nội trở thành "Thủ đô lương tri và phẩm giá con người". Thời kỳ cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, LLVT Thủ đô Hà Nội luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, vượt mọi khó khăn, vừa tăng cường chi viện cho các mặt trận bảo vệ biên giới, làm nhiệm vụ quốc tế, vừa là lực lượng nòng cốt góp phần cùng các tầng lớp nhân dân Thủ đô làm thất bại âm mưu, thủ đoạn, hoạt động "diễn biến hòa bình", bạo loạnlật đổ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc thành quá cách mạng, tham gia xây dựng kiến thiết Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại.
Trải qua 70 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành LLVT Thủ đô Hà Nội được Đảng, Nhà nước 3 lần tuyên dương Đơn vị Anh hùng LLVT nhân dân, 1 Huân chương Sao vàng, 3 Huân chương Hồ Chí Minh, 4 Huân chương Chiến công, 2 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc, 2.361 bà mẹ đượcphong tặng và truy tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam Anh hùng, 231 đơn vị và 63 cá nhân thuộc LLVT Thủ đô Hà Nội được phong tặng và truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân…Hà Nội - Thứ 6, ngày 09/09/2016 20:54:46Ra đời trong sự đấu tranh cách mạng, lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích, tự vệ của thành phố Hà Nội trong các thời kỳ năm 1945 đến nay của tỉnh Hà Đông, tỉnh sơn Tây thuộc chiến khu 11 (XI) về Mặt trận Hà Nội thời kỳ kháng chiến chống pháp; tỉnh Hà Tây giai đoạn 1999 - T7.2008 đã kế thừa phát huy truyền thống anh hùng bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc, truyền thống "nghìn năm văn hiến Thăng Long – Hà Nội", truyền thống văn hóa "Xứ Đoài" cùng các tầng lớp nhân dân Thủ đô viết nên trang sử hào hùng thời đại mới, làm rạng danh non song đất nước Việt Nam.

Trước và trong cách mạng Tháng Tám, các đội tiền thân của lực lượng vũ trang thủ đô như "Đội Danh dự Việt Minh", "Đoàn thanh niên tuyên truyền xung phong thành Hoàng Diệu", "Đội Tự vệ chiến đấu cứu quốc Hoàng Diệu",... luôn xung kích đi đầu làm nòng cốt cho các tầng lớp nhân dân Hà Nội đẩy mạnh đấu tranh vũ trang, chủ động, tích cực chuẩn bị mọi điều kiện, khi thời cơ đến vùng dậy khởi nghĩa giành chính quyền Hà Nội, góp phần quyết định thắng lợi, đẩy mạnh đấu tranh vũ trang của cách mạng Tháng tám năm 1945, đập tan ách thống trị hơn 80 năm của chủ nghĩa thực dân, lật nhào chế độ phong kiến ngự trị mấy nghìn năm, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, mang lại quyền làm chủ cho nhân dân Việt Nam.

Lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội đã cùng các tầng lớp nhân dân Thủ đô kiên quyết đấu tranh đập tan các âm mưu, kế hoạch chống phá kẻ thù, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, góp phần đưa cách mạng Việt Nam thoát ra khỏi tình thế "ngàn cân treo sợi tóc".

Để chuẩn bị mọi mặt cho kháng chiến lâu dài, toàn dân, toàn diện ngày 19 tháng 10 năm 1946, Chiến khu 11 – tổ chức hành chính quân sự thống nhất của lực lượng vũ trang Thủ đô được thành lập. Bước vào cuộc khánh chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội, Khu ủy, Bộ chỉ huy Chiến khu 11, quân và dân Hà Nội đã vinh dự nổ súng mở đầu toàn quốc kháng chiến, kiên cường chiến đấu giam chân địch trong suốt 60 ngày đêm, tiêu hao, tiêu diệt lớn sinh lực địch, tạo điều kiện cho Trung ương Đảng, Chính phủ rút lên chiến khu an toàn.

Xuất phát từ vị trí địa lý và bề dày lịch sử văn hóa truyền thống, nên lực lượng vũ trang Hà Tây luôn có quan hệ mật thiết với lực lượng vũ trang Hà Nội về tất cả tổ chức hoạt động trong suốt quá trình xây dựng chiến đấu và trưởng thành. Tỉnh Hà Tây được thành lập tháng 4 năm 1965 trên cơ sở hợp nhất tỉnh Hà Đông và tỉnh Sơn Tây, với diện tích tự nhiên 2.147 km2 gồm cả núi, rừng, trung du và đồng bằng rộng lớn. Vị trí địa lý của Hà Tây có tầm quan trọng về chiến lược, là "áo giáp chở che", là cầu nối giữa Thủ đô Hà Nội với các vùng kinh tế quan trọng khác. Hà Tây có bề dày lịch sử văn hóa, nơi khởi phát của nhiều cuộc khởi nghĩa và kháng chiến để giành và giữ chủ quyền quốc gia dân tộc. Hà Tây đã sinh ra, nuôi dưỡng những danh nhân văn hóa, anh hùng giải phóng dân tộc, trong đó nhiều danh nhân có vai trò quyết định tạo nên bước ngoặt cho sự phát triển lịch sử dân tộc như: Thánh Tản, Phạm Tu, Phùng Hưng, Ngô Quyền, Nguyễn Trãi….

Trước cách mạng Tháng Tám, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Đông, Sơn Tây được xây dựng thành căn cứ của Trung ương Đảng, của Xứ ủy Bắc kỳ và Thành ủy Hà Nội. Trong những ngày Tổng khởi nghĩa, lực lượng vũ trang nhân dân Hà Đông tổ chức lực lượng phối hợp với lực lượng vũ trang, nhân dân Hà Nội tiến hành tổng khởi nghĩa thành công. Sau đó một số lực lực vũ trang Hà Đông được điều động tăng cường cho Hà Nội, làm nhiệm vụ bảo vệ Trung ương Đảng và chính phủ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền cách mạng và chiến đấu giam chân địch trong thành phố.

Sau khi Hà Nội bị tạm chiếm, Chiến khu 11 được tách khỏi chiến khu 2 và mở rộng địa bàn bao gồm cả Hà Nội, Hà Đông và Sơn Tây, còn gọi là Sơn Lưỡng Hà. Ngày 25 tháng 01 năm 1948, chiến khu 11 được hợp nhất với chiến khu 2 và chiến 3 thành lập liên khu 3, theo sắc lệnh 120/SL của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong cuộc kháng chiến, các địa phương thuộc các tỉnh Sơn Tây, Hà Đông là địa bàn hoạt động của các đơn vị lực lượng vũ trang Mặt trận Hà Nội. Nhiều địa phương thuộc các tỉnh Hà Đông, Sơn Tây được xây dựng thành căn cứ kháng chiến và căn cứ của Bộ chỉ huy Mặt trận Hà Nội, đơn vị hành chính ngoại thành Hà Nội.

Từ tháng 12 năm 1978 đến tháng 9 năm 1989, lực lượng vũ trang địa bàn huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Hoài Đức và thị xã Sơn Tây thuộc lực lượng vũ trang và địa giới hành chính quân sự Quân khu Thủ đô; sau đó từ tháng 9 năm 1991 đến tháng 8 năm 1999 thuộc địa giới hành chính và Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tây, Quân khu 3. Trong quá trình xây dựng chiến đấu, trưởng thành dù cơ cấu tổ chức thuộc chiến khu, mặt trận, liên khu hay quân khu nào, lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Hà Tây cũng luôn phát huy truyền thống  cách mạng, truyền thống văn hóa vùng quê "Xứ Đoài", sát cánh quân và dân Hà Nội kiên cường, dũng cảm chiến đấu, lập nên những chiến công hiển hách, tô thắm trang sử vàng chói lọi nghìn năm Thăng Long - Hà Nội.

Gương chiến đấu dũng cảm của cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Thủ đô, mà tiêu biểu là các đội "Cảm tử quân", đã trở thành nhiều biểu tượng của truyền thống "Quyết tử để tổ quốc quyết sinh" của lực lượng vũ trang Thủ đô.

Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, lực lượng vũ trang Thủ đô vừa sản xuất, vừa tăng cường chi viện đắc lực cho chiến trường, vừa dũng cảm, kiên cường phối hợp với các lực lượng chiến đấu đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ. Đặc biệt là cuối tháng 12 năm 1972, trong chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không", đã làm tiêu tan huyền thoại sức mạnh không lực (máy bay B52) của lực lượng Hoa Kỳ, để Hà Nộ trở thành "thủ đô phẩm giá con người".

Bước vào thời kỳ cả nước quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, nối tiếp truyền thống cha anh, cán bộ, chiến lược lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, dũng cảm kiên cường, mưu trí sáng tạo, vượt qua khó khăn, vừa tăng cường chi viện lực lượng cho các trận bảo vệ biên giới, làm nhiệm vụ quốc tế, vừa là lược lượng nòng cốt cùng các tầng lớp nhân dân Thủ đô làm thất bại cuộc chiến tranh phá hoại nhiều mặt của kẻ thủ, từng bước làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, góp phần bảo vệ xây dựng kiến thiết Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại, phồn vinh.

Trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội kế tục và phát huy truyền thống anh hùng, kiên cường chống ngoại xâm, sáng tạo trong lao động, đoàn kết, nhân ái, bao dung trong đối nhân xử thế của dân tộc, đồng thời kế thừa, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc "1000 năm Thăng Long - Hà Nội"., giá trị truyền thống văn hóa "Xứ Đoài", lập nên bao chiến công hiển hách, góp phần quan trọng vào thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Sự hy sinh, cống hiến, cùng những chiến công hiển hách của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ lược lực lượng vũ trang Thủ đô đã hun đúc nên giá trị truyền thống tiêu biểu, đặc sắc đúng như lời khen tặng của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết "Quyết tử để tổ quốc quyết sinh" đoàn kết sáng tạo; Đề cao cảnh giác; tích cực rèn luyện; sẵn sàng chiến đấu; đã đánh là thắng !"
Bình luận (0)
HH
5 tháng 10 2016 lúc 20:04

CAU 2 NHA

Bình luận (0)
H24
15 tháng 1 2017 lúc 21:19

mình bó tay rùibucminh

Bình luận (0)
PM
Xem chi tiết
LD
24 tháng 9 2016 lúc 17:15

Xin chào, hôm nay tôi xin giới thiệu về lịch sử 36 phố phường của Thăng Long, Hà Nội. Sách "Hà Nội ba sáu phố phường" của Thạch Lam viết: "Người Pháp có Paris, người Anh có London, người Trung Quốc có Thượng Hải… Trong các sách vở, trên các báo chí, họ nói đến thành phố của họ một cách tha thiết, mến yêu..."

Chúng ta cũng có Hà Nội, một thành phố rất nhiều vẻ đẹp vì Hà Nội đẹp thật và cũng vì chúng ta mến yêu. Yêu mến Hà Nội với tâm hồn người Hà Nội . Để cho những người mong ước kinh kỳ ấy, và để cho những người ở Hà Nội, chúng ta khuyến khích yêu mến Hà Nội hơn, chúng ta nói đến tất cả những vẻ đẹp riêng của Hà Nội, khiến mọi sự đổi thay trong ba mươi sáu phố phường đều có tiếng vang ra khắp mọi nơi.

Hà Nội hiện nay có 9 quận, 5 huyện gồm 128 phường, 98 xã và 6 thị trấn, nhưng đó là "phường và phố" Hà Nội hiện nay, còn ca dao cổ có câu:
Hà Nội ba sáu phố phường.
Hàng Gạo, Hàng Đường, Hàng Muối trắng tinh.

Khu phố cổ "36 phố phường" của Hà Nội được giới hạn bởi đường Hàng Đậu ở phía Bắc, phía Tây là đường Phùng Hưng, phía Đông là đường Trần Nhật Duật và Trần Quang Khải, phía Nam là đường Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ, Hàng Thùng. Khu phố cổ được biết đến hiện nay được thiết kế và quy hoạch theo phong cách kiến trúc Pháp với mạng lưới đường hình bàn cờ, nhưng dấu vết lịch sử thì lại in đậm ở nhiều lớp văn hoá chồng lên nhau. Thăng Long-Hà Nội là một vùng văn hoá truyền thống đặc biệt bởi vì đến hết thế kỷ XVI Thăng Long-Đông Đô-Đông Kinh vẫn là đô thị độc nhất của nhà nước Đại Việt lúc ấy.

Dưới thời nhà Lý, nhà Trần, Phố cổ Hà Nội bao gồm nhiều phường trong tổng số 61 phường thời đó. Vào thời Lê, đầu thế kỷ XVI, Hà Nội trở thành Đông Kinh, khắp nơi đổ về buôn bán làm ăn trong 36 phường lúc bấy giờ, và dần dần, nơi đây chính là khu Phố Cổ thời nay.

Vào thời Lê, "phường" ngoài nội dung chỉ các tổ chức của những người cùng làm một nghề (phường chèo, phường thợ) thì còn một nội dung nữa, chỉ những khu vực địa lý được coi là đơn vị hành chính cấp cơ sở ở kinh thành Thăng Long.

Sử cũ còn ghi Thăng Long đời Lê gọi là phủ Phụng Thiên. Chia ra hai huyện Vĩnh Xương (sau đổi ra Thọ Xương) và Quảng Đức (sau đổi ra Vĩnh Thuận). Mỗi huyện 18 phường. Như vậy, Thăng Long có 36 phường. Suốt ba thế kỷ, nhà Lê vẫn giữ nguyên sự phân định hành chính đó.

Phường là tổ chức nghề nghiệp (chỉ có ở kinh thành Thăng Long) còn đơn vị tương đương với làng xã ở vùng nông thôn. Đây là nơi sống và làm việc của những người làm cùng một nghề thủ công. Trong số các nghề mà sau đó phát triển ở Hà Nội là nghề nhuộm, dệt, làm giấy, đúc đồng, rèn và gốm. Ở đây còn có nghề đúc tiền (sắt và đồng), đóng thuyền, làm vũ khí và xe kiệu.

Khi xưa, khu 36 phố phường phát triển trong môi trường có nhiều ao hồ. Khu này được sông Tô Lịch bao bọc ở phía Bắc, sông Hồng ở phía Đông và hồ Hoàn Kiếm ở phía Nam. Khu vực chợ và nhà ở đầu tiên được đặt tại nơi sông Tô Lịch và sông Hồng gặp nhau. Cửa sông Tô Lịch là bến cảng và có thể có rất nhiều con kênh nhỏ nằm rải rác trong khu Phố Cổ.

Từ thế kỷ XV, khu Kinh Thành gọi là phủ Trung Đô gồm 2 huyện với tổng số 36 phường. Trong thời kỳ này đa phần huyện Thọ Xương, hầu hết các phố đều là nơi buôn bán, rất nhiều đền và chùa cũng được xây vào thời kỳ này.

Đến khoảng giữa thế kỷ XIX, hai huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận vẫn y nguyên 13 tổng nhưng con số các phường, thôn, trại rút xuống mạnh (do sáp nhập): Thọ Xương còn 113 phường, thôn, trại. Vĩnh Thuận còn 40 phường, thôn, trại. Tổng cộng là 153 phường, thôn, trại.

Như vậy, nhà Lê cho Thăng Long hưởng một quy chế riêng (gọi là Phủ, trực thuộc trung ương và suốt ba thế kỷ chỉ gồm có 36 phường). Ngược lại, nhà Nguyễn đã đánh đồng Thăng Long với các phủ khác, phải lệ thuộc vào tỉnh và cũng có tổng, có thôn, có trại như mọi nơi.

Trên thực tế không có cái gọi là "Hà Nội 36 phố phường". Chỉ có Thăng Long thời Lê có 36 phường hoặc là Hà Nội thời Minh Mạng có 239 phường, thôn, trại và Hà Nội thời Tự Đức với 153 phường.

Đặc điểm chung của các phố cổ Hà Nội là nhiều tên phố bắt đầu bằng từ "Hàng", tiếp đó là một từ chỉ một nghề nghiệp nào đó.Và sau đây là một bài ca dao gửi đến tất cả mọi người để nhớ tới 36 phố phường của Hà nội ta:
Rủ nhau chơi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai.
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng Khay
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giầy
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn
Phố mới Phúc Kiến, Hàng Ngang
Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Than, Hàng Đồng
Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông
Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè
Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre
Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà
Qua đi đến phố Hàng Da
Trải xem phường phố thật là quá xinh.

Từ đời Lê (thế kỷ XV), nhiều người Trung Quốc được phép cư trú ở Thăng Long (Hà Nội), họ rủ nhau đến làm ăn buôn bán ở phố Hàng Ngang (xưa kia ở hai đầu phố có dựng hai cái cổng chắn ngang đường, tối đến đóng lại). Do đó thành tên Hàng Ngang.

Như tên gọi Hàng Đường có rất nhiều cửa hàng bán đường, mứt, bánh, kẹo. Sát với chợ Đồng Xuân là phố Hàng Mã - chuyên bán các mặt hàng truyền thống làm từ các loại giấy màu.

Từ đầu phố Hàng Mã đi thẳng sang phố Hàng Chiếu dài 276m (nơi bán nhiều loại chiếu thảm bằng cói) là đến Ô Quan Chưởng (cửa Đông Hà) di tích khá nguyên vẹn của một trong 36 phố phường Thăng Long xưa hay phố nghề rất điển hình: Hàng Thiếc.

Mỗi nghề còn giữ lại trên tên phố Hà Nội nay đã qua bao thay đổi, đến nay đã có hơn sáu mươi phố bắt đầu bằng chữ Hàng như Hàng Đào, Hàng Tre, Hàng Sắt, Hàng Mành, Hàng Bún, Hàng Bè...

Trong các phố của Hà Nội hiện nay, có những phố nguyên có chữ Hàng nhưng đã được mang tên mới như Hàng Cỏ (tức phố Trần Hưng Đạo ngày nay), Hàng Đẫy (Nguyễn Thái Học), Hàng Giò (Bà Triệu phía gần Hồ Hoàn Kiếm), Hàng Lọng (Đường Nam bộ rồi Lê Duẩn), Hàng Nâu (Trần Nhật Duật), Hàng Kèn (Quang Trung), Hàng Bột (Tôn Đức Thắng).

Khu phố cổ Hà Nội từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX cơ cấu đô thị trở nên dày đặc hơn. Khu phố cổ được mở rộng tập trung theo hướng trung tâm của khu phố. Các ao, hồ, đầm, dần dần bị lấp kín để lấy đất xây dựng.

Khu phố cổ Hà Nội là một quần thể kiến trúc độc đáo, mang nặng bản sắc dân tộc Việt, có sắc thái đặc trưng của một khu dân cư sản xuất chủ yếu là nghề thủ công truyền thống. Nơi đây diễn ra đồng thời nhiều hoạt động trong đời sống hằng ngày của cư dân đô thị như sinh sống, bán hàng sản xuất, lễ hội, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, tạo nên một sức sống mãnh liệt để khu phố cổ tồn tại vĩnh viễn và phát triển không ngừng.

Sau khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, quy hoạch Hà Nội bắt đầu có sự thay đổi. Khu phố cổ có nhiều thay đổi mạnh mẽ, đường phố được nắn lại, có hệ thống thoát nước, có hè phố, đường được rải nhựa và có hệ thống chiếu sáng, nhà cửa hai bên đường phố được xây gạch lợp ngói. Bên cạnh những nhà cổ mái ngói xuất hiện các ngôi nhà có mặt tiền được làm theo kiểu cách Châu Âu.

Khu phố cổ Hà Nội từ 1954-1985, dân cư có sự thay đổi, nhiều gia đình từ chiến khu trở về được bố trí vào ở khu phố cổ. Kể từ đó số hộ ở trong mỗi số nhà cứ tăng dần lên từ một hộ đến hai, ba hộ, rồi mỗi hộ gia đình lại phát triển thêm theo kiểu tam đại, tứ đại đồng đường...

Từ 1954 trở đi, do chính sách cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, chính sách phát triển sản xuất, chính sách kinh tế của thời bao cấp (Nhà nước đảm nhận việc cung cấp mọi nhu yếu phẩm cho cuộc sống của dân cư qua hệ thống các cửa hàng bách hoá và dịch vụ...).

Toàn bộ khu phố cổ nơi buôn bán sầm uất đã trở thành khu dân cư ở (1960-1983), đa số dân cư trở thành cán bộ, công nhân viên, phục vụ cho xí nghiệp, hợp tác xã các cơ quan thành phố...

Mặt tiền của nhiều nhà cửa được sửa lại thành mặt tiền nhà ở có cửa ra vào và cửa sổ. Phố xá yên tĩnh hơn. Sự nhộn nhịp phố xá tuỳ ở từng nơi từng lúc thường theo giờ ca kíp đi làm vào sáng, trưa, chiều tối, sự nhộn nhịp còn ở các khu chợ, các cửa hàng bách hoá, cửa hàng chuyên doanh của Nhà nước của hợp tác xã (như chợ Đồng Xuân, chợ Hàng Da...). Dân cư ở khu phố cổ cứ tăng dần lên, lấn chiếm các không gian trống của các sân trong từng nhà. Một số mặt hàng thủ công truyền thống bị mai một.

Khu phố cổ từ 1986 đến nay, dưới đường lối đổi mới của Đảng đã khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân xây dựng mở mang phát triển kinh tế-văn hoá-xã hội. Buôn bán ở khu phố cổ dần dần được phục hồi, phát triển và sầm uất hơn xưa. Nhiều ngôi nhà cổ được cải tạo đổi mới, nhiều nhà xuống cấp, bị hỏng được xây dựng lại với nhiều kiểu cách. Nhiều đình, đền, chùa được tu sửa.

Ngày nay, ta vẫn xem "36 phố phường" của Hà Nội là khu phố cổ. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, dẫu tên phố thay đổi ít nhiều, dẫu nghề nghiệp ở đó có còn hay mất, nhưng những nghề thủ công và các sản phẩm mà người thợ Thăng Long làm ra sẽ mãi in đậm, ăn sâu trong trái tim người Hà Nội cũng như lịch sử Việt Nam.

Chúc mọi người thahm quan vui vẻ!

Bình luận (0)