so sánh cách miêu tả thúy vân và thúy kiều của nguyễn du
Chỉ ra điểm khác biệt trong cách thức miêu tả nhân vật Thúy Vân và Thúy Kiều của Nguyễn Du. Tại sao Nguyễn Du lại tả Vân trước, Kiều sau?
Em tham khảo:
Khác nhau :
* Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp đoan trang, thùy mị, phúc hậu, dịu dàng, khiến thiên nhiên (mây, tuyết) còn nhân nhượng (thua, nhường), là "đòn bẩy" để nổi bật tài sắc của Kiều .
* Vẻ đẹp của Thúy Kiều là vẻ đẹp của tài hoa, tài tình, của sự "sắc sảo mặn mà" khiến cho thiên nhiên (hoa, liễu) cũng phải "ghen, hờn" . Đó là vẻ đẹp dự báo cho cả cuộc đời mười lăm năm lưu lạc "thanh lâu hai lượt , thanh y hai lần" của Kiều : "tài tình chi lắm cho trời đất ghen", hay "chữ tài liền với chữ tai một vần" (N. Du)
- Tác giả rất tinh tế khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều: tác giả miêu tả chân dung Thúy Vân trước để làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều.
- Với thủ pháp đòn bẩy, tác giả làm nổi bật vẻ của Kiều cả về nhan sắc lẫn tài năng.
Ngay trong câu thơ: “Kiều càng sắc sảo mặn mà” tác giả gợi lên sự sắc sảo về trí tuệ và mặn mà về tâm hồn.
Với bút pháp ước lệ tượng trưng, bức họa về nàng Kiều với đôi mắt trong sáng, long lanh thể hiện tâm hồn trong trắng, trí tuệ sắc sảo của nàng.
Vẻ đẹp của Kiều khiến hoa ghen, liễu hờn dự báo trước cuộc đời đầy sóng gió của Kiều.
Thúy Vân tác giả tập trung tả về nhan sắc, với Thúy Kiều, tác giả một phần tả sắc và hai phần để tả về cái tài của nàng.
nêu tấm lòng nhân đạo của nguyễn du qua cách miêu tả thúy vân và thúy kiều
Trước hết, Nguyễn Du giới thiệu chung về hai chị em trong gia đình : "Đầu lòng hai ả tố nga/ Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân" . Tiếp đến, bằng hình ảnh ước lệ tượng trưng , phép tu từ nghệ thuật ẩn dụ, vế đối nhỏ (tiểu đối) :"Mai cốt cách tuyết tinh thần/Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười", tác giả đã giới thiệu khái quát về vẻ đẹp hoàn thiện, hoàn mỹ từ ngoại hình đến tích cách, tinh thần của chị em Thúy Kiều. Mượn những hình ảnh từ thiên nhiên gợi lên dáng vẻ yểu điệu, trong trắng, cả mai và tuyết đề đẹp, nét đẹp của nhị Kiều ngay từ phút đầu đã làm xao xuyến lòng người, đã tạo ấn tượng sâu sắc. Cả hai đều đẹp "Mười phân vẹn mười", trong cái đẹp chung ấy có cái đẹp riêng của từng người :"Mỗi người một vẻ".
Bốn câu thơ tiếp theo : "Vân xem trang trọng khác vời/ Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang/ Hoa cười ngọc thốt đoan trang/ Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da", Nguyễn Du đã miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân. Vẫn bằng hình ảnh ước lệ tượng trưng, ẩn dụ, so sánh, nhân hóa và liệt kê, vẻ đẹp ngoại hình, bức chân dung của Thúy Vân hiện lên rõ nét, được miêu tả khá vẹn toàn : Nàng có khuôn mặt sáng đẹp như trăng rằm, đôi lông mày thanh tú, tóc như mây, da như tuyết, vẻ đẹp của nàng là vẻ đẹp lý tưởng, tác giả lấy thiên nhiên để so sánh với vẻ đẹp của nàng, làm cho ta dễ liên tưởng, dễ hình dung. Vẻ đẹp của nàng mang dáng vẻ hoàn hảo, tròn đầy, phúc hậu, dịu dàng, đoan trang. Từ vẻ đẹp đó, ta cũng liên tưởng đến cốt cách của nàng : trong sáng, thánh thiện, phúc hậu, đoan trang, hiền thục. Đặc biệt, chỗ tài tình của tác giả Nguyễn Du là từ việc miêu tả ngoại hình, tác giả hé lộ tính cách và dự báo số phận tương lai của nhân vật, mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da - vẻ đẹp của Thúy Vân khiến cho thiên nhiên sẵn sàng nhường nhịn, như dự báo trước tương lai êm đềm, bình yên, tròn trịa. Quả đúng như vậy, sau này, khi viết về cuộc sống của Thúy Vân, Nguyễn Du đã viết : "Một nhà phúc lộc gồm tài/ Nghìn năm dằng dặc quan giai lần lần/ Thừa ra chẳng hết nàng Vân/ Một cây cù mộc đầy sân quế hòe".
So sánh cách miêu tả hai bưc chân dung Thúy Vân Và Thúy Kiều
So sánh về cách miêu tả chân dung giữa Thúy Kiều và Thúy Vân
cách miêu tả Thúy Kiều xaolin hơn Thúy Vân
Giống nhau : Hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân đều đẹp ai cũng hoàn thiện, toàn mỹ (mười phân vẹn mười)
Khác nhau: Nguyễn Du đã sử dụng hình ảnh thiên nhiên để làm hình ảnh chuẩn mực so sánh chân dung cũng như cuộc đời của hai chị em
Thúy Vân : Vẻ đẹp của Thúy Vân đẹp được thiên nhiên yêu mến (Trang trọng, đoan trang ,hoa cười ,ngọc thốt,thua, nhường ...) đã tạo ra một Thúy Vân phúc hậu, đẹp người đẹp nết và nhất là đã ngầm dự báo một tương lai an ổn, không sóng gió của nàng
Thúy Kiều: Vẻ đẹp của Thúy Kiều bị thiên nhiên ghen ghét .Nhan sắc đólàm cho hoa, liễu vô tri kia cũng muốn ganh tị, hờn ghen. vẻ đẹp Thúy Kiều là vẻ đẹp sắc sảo mặn mà, đa tình dự báo trước số phận tủi nhục,,éo le của nàng
1. Giống nhau:
- Nguyễn Du đều khắc họa vẻ đẹp về ngoại hình của hai nhân vật.
- Nguyễn Du đều sử dụng thiên nhiên làm chuẩn mực để so sánh vẻ đẹp của hai chị em.
2. Khác nhau:
- Nguyễn Du miêu tả Thúy Vân trước để làm đòn bẩy miêu tả Thúy Kiều.
+ Thúy Vân đẹp về ngoại hình, khuôn mặt phúc hậu, được hoa thua, liễu nhường => dự báo về cuộc đời êm đẹp, bình lặng.
+ Thúy Kiều đẹp về cả ngoại hình và tài năng. Ngoài vẻ đẹp về ngoại hình khiến hoa ghen, liễu hờn, Kiều còn có tài năng cầm, kì, thi, hoa => dự báo về cuộc đời đầy sóng gió, bị ghen ghét, chìm nổi.
=> Vân đã đẹp nhưng Kiều còn đẹp và hoàn thiện, hoàn mỹ hơn.
- Nguyễn Du sử dụng thiên nhiên làm chuẩn mực của cái đẹp nhưng:
+ Cái đẹp của Vân được "hoa thua, liễu nhường" => vẻ đẹp của Vân hài hòa, thiên nhiên làm chuẩn mực.
+ Cái đẹp của Kiều bị "hoa ghen, liễu hờn" => vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp quốc sắc thiên hương, đẹp vượt lên chuẩn mực thông thường.
=> Bộc lộ tài năng của Nguyễn Du trong việc miêu tả con người => Không chỉ miêu tả vẻ đẹp bề ngoài mà còn đưa ra những dự cảm về tương lai của các nhân vật.
tại sao nguyễn du lại miêu tả thúy vân chi tiết hơn thúy kiều
Tác giả miêu tả Thúy Vân trước rồi mới đến Thúy Kiều bởi: tác giả muốn làm nổi bật vẻ đẹp ngoại hình, tài năng và tâm hồn của Kiều so với Vân. ... Hai từ “càng”, “hơn” điệp ý so sánh, muốn nhấn mạnh sự nổi bật, sự hơn hẳn về tâm hồn, vượt trội về tài sắc của Kiều so với Vân.
tác giả muốn làm nổi bật vẻ đẹp ngoại hình, tài năng và tâm hồn của Kiều so với Vân. ... muốn nhấn mạnh sự nổi bật, sự hơn hẳn về tâm hồn, vượt trội về tài sắc của Kiều so với Vân.
tại sao tác giả Nguyễn Du lại miêu tả thúy vân chi tiết còn thúy kiều chỉ miêu tả qua đôi mắt
Tác giả miêu tả Thúy Vân trước rồi mới đến Thúy Kiều bởi: tác giả muốn làm nổi bật vẻ đẹp ngoại hình, tài năng và tâm hồn của Kiều so với Vân. ... Hai từ “càng”, “hơn” điệp ý so sánh, muốn nhấn mạnh sự nổi bật, sự hơn hẳn về tâm hồn, vượt trội về tài sắc của Kiều so với Vân.
Cuộc sống và phẩm hạnh của hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều ở cuối đoạn trích Chị em Thúy Kiều được Nguyễn Du miêu tả như thế nào?
“Phong lưu rất mực hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai
Ở bốn câu thơ cuối của đoạn trích, tác giả sử dụng từ ngữ rất độc đáo, đầy tính gợi tả, đặc biệt trong câu “Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê”. Nguyễn Du sử dụng bốn phụ âm “x” đi liền nhau “xuân xanh xấp xỉ”, sau đó là hai phụ âm “t”, cuối câu là phụ âm “c – k” để nói hai chị em Kiều và Vân đã đến tuổi “búi tóc cài trâm” nhưng họ vẫn sống một cuộc sống nề nếp, gia giáo, mẫu mực, đức hạnh của các tiểu thư chốn phòng khuê. Họ sống cuộc sống “êm đềm”, vô lo vô nghĩ sau “trướng rủ màn che”, cách biệt với những cuộc vui chơi trác táng, những xô bồ, cạm bẫy ngoài kia. Việc sử dụng từ láy gợi hình “êm đềm” và cụm từ “mặc ai” khiến người đọc cảm nhận được sự bình yên, an toàn, được bao bọc, chở che của hai chị em, đặc biệt là Thúy Kiều bao nhiêu, thì sau này, những khổ cực mà nàng phải gánh chịu càng ê chề, đau đớn, xót xa bấy nhiêu.
Ở bốn câu thơ cuối của đoạn trích, tác giả sử dụng từ ngữ rất độc đáo, đầy tính gợi tả, đặc biệt trong câu “Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê”. Nguyễn Du sử dụng bốn phụ âm “x” đi liền nhau “xuân xanh xấp xỉ”, sau đó là hai phụ âm “t”, cuối câu là phụ âm “c – k” để nói hai chị em Kiều và Vân đã đến tuổi “búi tóc cài trâm” nhưng họ vẫn sống một cuộc sống nề nếp, gia giáo, mẫu mực, đức hạnh của các tiểu thư chốn phòng khuê. Họ sống cuộc sống “êm đềm”, vô lo vô nghĩ sau “trướng rủ màn che”, cách biệt với những cuộc vui chơi trác táng, những xô bồ, cạm bẫy ngoài kia. Việc sử dụng từ láy gợi hình “êm đềm” và cụm từ “mặc ai” khiến người đọc cảm nhận được sự bình yên, an toàn, được bao bọc, chở che của hai chị em, đặc biệt là Thúy Kiều bao nhiêu, thì sau này, những khổ cực mà nàng phải gánh chịu càng ê chề, đau đớn, xót xa bấy nhiêu.
“Phong lưu rất mực hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai
Ở bốn câu thơ cuối của đoạn trích, tác giả sử dụng từ ngữ rất độc đáo, đầy tính gợi tả, đặc biệt trong câu “Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê”. Nguyễn Du sử dụng bốn phụ âm “x” đi liền nhau “xuân xanh xấp xỉ”, sau đó là hai phụ âm “t”, cuối câu là phụ âm “c – k” để nói hai chị em Kiều và Vân đã đến tuổi “búi tóc cài trâm” nhưng họ vẫn sống một cuộc sống nề nếp, gia giáo, mẫu mực, đức hạnh của các tiểu thư chốn phòng khuê. Họ sống cuộc sống “êm đềm”, vô lo vô nghĩ sau “trướng rủ màn che”, cách biệt với những cuộc vui chơi trác táng, những xô bồ, cạm bẫy ngoài kia. Việc sử dụng từ láy gợi hình “êm đềm” và cụm từ “mặc ai” khiến người đọc cảm nhận được sự bình yên, an toàn, được bao bọc, chở che của hai chị em, đặc biệt là Thúy Kiều bao nhiêu, thì sau này, những khổ cực mà nàng phải gánh chịu càng ê chề, đau đớn, xót xa bấy nhiêu.
Phân tích 4 câu thơ miêu tả Thúy Vân trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” (Trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du)
“Chị em Thúy Kiều” được trích từ tác phẩm truyện Kiều, đây được xem là kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du. Đoạn trích nói về hai chị em Vân và Kiều, cùng những nét đẹp mà họ sở hữu. Thúy Kiều có cái đẹp nổi trội hơn Thúy Vân, tuy nhiên, Vân vẫn đẹp tựa cành hoa. Hai chị em tuy nhiên cuộc đời của họ lại khác nhau, thân phận Thúy Kiều éo le. Thúy Vân may mắn hơn, được sống một cuộc sống êm đẹp, bình yên, không quá nhiều sóng gió. Vân và Kiều là con gái đầu lòng trong một gia đình, “tố nga” chỉ người con gái đẹp ngày xưa. Cô chị là Thúy Kiều, Thúy Vân là em, cả hai người đều đẹp tinh khôi. Nàng vừa đẹp cả hình thức bên ngoài lẫn nét đẹp tâm hồn, là một người con gái hoàn hảo. Thông thường, nhiều người quan niệm, người con gái đẹp sẽ có mệnh khổ, cuộc đời gặp nhiều sóng gió. Tuy nhiên, đối với Vân thì khác, nàng sở hữu nét đẹp trong trẻo, sống một cuộc sống yên ổn.
Nguyễn Du miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân trước Thúy Kiều. Sử dụng hình ảnh như “mai”, “tuyết”, thể hiện vẻ đẹp tự nhiên, hoàn mỹ. Tác giả dùng nghệ thuật ước lệ, làm nổi bật vẻ đẹp thanh tao, trong trắng như tuyết của nhân vật. Vân và Kiều đều đẹp, tuy nhiên “mỗi người một vẻ” khác nhau. Nét đẹp của Thúy Vân được tác giả so sánh ngang bằng với hoa, tuyết, ngọc.
“Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”
Thúy Vân sở hữu nét sang trọng, thanh cao, quý phái. Khuôn mặt nàng tròn trĩnh, ngời sáng tựa vầng trăng trên cao. Chân mày Thúy Vân nở nang, đậm nét, làm điểm nhấn chung cho cả khuôn mặt. Nàng có nụ cười tươi như hoa, lung linh, tươi mát như ánh nắng. Mỗi khi nàng cất giọng nói, người nghe cảm giác êm ái, ngọt ngào, trong trẻo vô cùng. Nét đẹp của Thúy Vân đẹp hơn cả chuẩn mực tự nhiên, “mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”. Chắc hẳn tương lai phía trước của nàng sẽ có cuộc sống tươi đẹp, yên ổn hơn.
Thông qua miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân, ta thấy nàng là người đẹp hoàn hảo. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật ước lệ, khắc hoa hình ảnh Thúy Vân thật rạng ngời. Vẻ đẹp của nàng được tác giả lấy thiên nhiên làm chuẩn mực, hơn những gì tự nhiên. Với phép nghệ thuật nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, miêu tả hết trọn nét đẹp của Vân và Kiều. Hình ảnh Thúy Vân hiện lên thật sinh động, chân thực, trong tác phẩm “truyện kiều”. Nàng xinh đẹp đến mức làm cho bất kỳ ai cũng xao xuyến, mến yêu.
Thúy Vân sở hữu vẻ đẹp ưa nhìn, đôi mắt đen tuyền ngây thơ, càng nhìn kỹ càng mê đắm. Khi phân tích nét đẹp của Thúy Vân chúng ta thấy nàng không hề vướng bẩn của xã hội phong kiến xưa. Cái đẹp của Thúy Vân là cái đẹp tuyệt sắc giai nhân. Quả thực, cuộc đời về sau của Vân êm ả, không sóng gió, gian truân như Thúy Kiều.
Vẻ đẹp của Thúy Vân cho chúng ta thấy rõ được cô là một người con gái xinh đẹp, trong sáng. Đoạn trích “chị em Thúy Kiều” khắc họa rõ hình ảnh đẹp mỹ miều của Vân và Kiều. Bằng sự sáng tạo, bút pháp điêu luyện, tác giả đã miêu tả thành công hình ảnh Thúy Vân. Qua đó, Nguyễn Du muốn đề cao giá trị con người, ca ngợi vẻ đẹp tự nhiên, tài năng thiên bẩm.
Cre: minhhang
FQA
nguyễn du đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả thúy kiều và thúy vân