3) So sánh cấu tạo của sứa và thủy tức
4) Đặc điểm nào của giun đũa thích nghi vơi đời sống kí sinh.
cấu tạo giun đũa khác vs sán lá gan như thế nào? Nêu đặc điểm giun đũa thích nghi vs đời sống kí sinh.
Sán lá gan | Giun đũa |
– Cơ thể hình lá, dẹp, màu đỏ. | – Cơ thể thon dài, 2 đầu thon lại (tiết diện ngang hình tròn). |
– Các giác bám phát triển. | – Có lớp vỏ cutincun bọc ngoài cơ thể. |
– Có hai nhánh ruột vừa tiêu hóa vừa dẫn thức ăn nuôi cơ thể, không có hậu môn. | – Ống tiêu hóa bắt đầu từ miệng, kết thúc ở hậu môn. |
– Sinh sản: lưỡng tính (có bộ phận đực và cái riêng, có tuyến noãn hoàng), đẻ trứng 4000 trứng mỗi ngày. | – Sinh sản: phân tính, tuyến sinh dục đực và cái đều ở dạng ống. Thụ tinh trong, con cái đẻ khoảng 200000 trứng một ngày. |
Giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh trong ruột non người vì:
_Có vỏ cuticun
_Dinh dưỡng khỏe
_Đẻ nhiều trứng
_Có khả năng phát tán rộng
Tham khảo
Đặc điếm cấu tạo của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh là: Sán lá gan dùng 2 giác bám chắc vào nội tạng vật chu. Hầu có cơ khỏe giúp miệng hút chất dinh dưỡng từ môi trường kí sinh đưa vào 2 nhánh ruột rồi sau đó phân thành nhiều nhánh nhỏ đế vừa tiêu hóa vừa dẫn chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.
Mặt khác, sán lá gan đẻ rất nhiều trứng và ấu trùng cũng có khả năng sinh sản làm cho số lượng cá thế ở thế hệ sau rất nhiều. Cho nên, dù tỉ lệ tử vong cao, chúng vẫn còn sống sót và phát triển để duy trì nòi giống.
1.Trình bày đặc điểm cấu tạo của giun đũa, giun đất thích nghi với đời sống của chúng?
2. Phân biệt trùng kiết lị với trùng sốt rét, san hô với sứa và thủy tức, giun đũa với sán lá gan.
3. Trình bày đặc điểm, cấu tạo vòng đời của sán lá gan? Tại sao nói việc phòng chống beenhjgiun xám lá 1 vấn dề của xã hội? Các biện pháp phòng tránh.
4. so sánh trùng roi với thực vật ?
Giúp mk bài này vs
1. giun đũa :
_Có vỏ cuticun
_Dinh dưỡng khỏe
_Đẻ nhiều trứng
_Có khả năng phát tán rộng
Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui rúc trong đất được thể hiện: cơ thể dài, gồm nhiều đốt. ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt, dùng để tì vào đất khi giun bò (giun đất không có chân). Khi tìm kiếm thức ăn, nếu gặp môi trường khô và cứng, giun tiết chất nhày làm mềm đất rồi nuốt đất vào miệng.
Câu 2 :
* Phân biệt trùng kiết lị với trùng sốt rét :
- Trùng kiết lị :
+ Cấu tạo từ 1 tế bào
+ Có chân giả
+ Nuốt hồng cầu, sinh sản phân đôi liên tiếp (theo cấp số nhân).
+ Gây các vết loét ở niêm mạc ruột, làm người bệnh đau bụng, đi ngoài, phân có lẫn máu và chất nhày , suy kiệt sức lực rất nhanh và có thể nguy hiếm đến tính mạng nếu không chữa trị kịp thời.
- Trùng sốt rét :
+ Thích nghi với kí sinh trong máu người, trong thành ruột và tuyến nước bọt của muỗi Anôphen.
+ Kích thước nhỏ, không có bộ phận di chuyên và các không bào, hoạt động dinh dưỡng đểu thực hiện qua màng tế bào.
+ Trùng sốt rét do muỗi Anôphen truyền vào máu người.
+ Chúng chui vào hổng cầu để kí sinh và sinh sản cùng lúc cho nhiều trùng sốt rét mới, phá vỡ hổng cẩu chui ra và lại chui vào nhiều hồng cầu khác, tiếp tục chu trình huỷ hoại hồng cầu (cứ sau 48 giờ một lần với trùng sốt rét thường gặp, gây ra bệnh sốt rét cách nhật)
* San hô với sứa và thuỷ tức
- Sứa :
+ Cơ thể hình dù, đối xứng tỏa tròn
+ Miệng ở phía dưới, có tế bào gai tự vệ
+ Di chuyển bằng cách co bóp dù
+ Tự dưỡng
- San hô :
+ Cơ thể hình trụ, thích nghi với đời sống bám cố định.
+ Có bộ khung xương đá vôi nâng đỡ và sống thành tập đoàn
+ Là động vật ăn thịt, có các tế bào gai.
+ Sinh sản vô tính và hữu tính
- Thuỷ tức :
+ Cơ thể hình trụ.
+ Đối xứng tỏa tròn.
+ Phần dưới là đế, bám vào giá thể.
+ Phần trên có lỗ miệng, xung quanh có các tua miệng tỏa ra.
+ Di chuyển: kiểu sâu đo và kiểu lộn đầu.
* Giun đũa và sán lá gan :
Giun đũa:
- Kí sinh ở ruột non người
- Cơ thể thon dài bằng chiếc đũa
- Có lớp vỏ cuticun bọc ngoài
- Có hậu môn
- Chỉ có cơ dọc phát triển
- Di chuyển bằng cách cong duỗi cơ thể
- Có khoang cơ thể chưa chính thức
- Ống tiêu hoá thẳng
- Cơ quan sinh dục dạng ống
Sán lá gan:
- Kí sinh ở gan, mật trâu bò và cơ thể người
- Cơ thể hình lá dẹp, đối xứng hai bên
- Giác bám phát triển
- Có cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng phát triển
- Di chuyển bằng cách chun giãn, phồng dẹp, chui rúc, luồn lách trong môi trường kí sinh
- Ruột phân nhiều nhánh
- Cơ quan sinh dục lưỡng tính, phân nhánh
- Không có lớp vỏ cuticun bọc ngoài
. cho mk hỏi tí .
1, trình bày đặc điểm cấu tạo của sán lá gan và giun đũa khi thích nghi vs cuộc đời kí sinh. so sánh cấu tạo 2 đại diện trên , đại diện nào tiến hóa hơn.
2, trình bày vòng đời của giun đũa và sán lá gan
3, nêu vai trò của nghành ruột khoang
4, nêu các bước mổ giun
cái đây hôm bữa mink mới kiểm tra 1 tiết í
v bạn có làm đc ko giãi thick cho mik t vs
Điền cụm từ về đặc điểm cấu tạo trong của giun đũa thích nghi đời sống kí sinh: Cơ thể giun đũa hình ống. Thành cơ thể có ....................................................................................... Bên trong là; các tuyến sinh dục .......................................................................................................................................... Cơ thể chỉ có ............................................................. nên ......................................................................................... Cấu tạo này ..............................................................................................................................................................
Cơ thể giun đũa hình ống. Thành cơ thể có lớp biểu bì và lớp cơ dọc phát triển. Bên trong là các tuyến sinh dục dài và cuộn khúc như búi chỉ trắng ở xung quanh ruột. Cơ thể chỉ có cơ dọc phát triển nên giun đũa di chuyển hạn chế, chúng chỉ cong cơ thể lại và duỗi ra. Cấu tạo này thích hợp với động tác chui ruc trong môi trường kí sinh.
GIÚP MÌNH VỚI
1. nêu đặc điểm cấu tạo của giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh trong ruột non người? đưa ra các biện pháp phòng chữa bệnh giun kí sinh ở người ?
2. các đặc điểm về đời sống, cấu tạo sinh sản của giun đất ?
3. tại sao nói ngành giun đũa là ngành tiến hóa nhất trong 3 ngành giun?
1.có thể đẻ nhiều(con cái)
có tuyến sih dục phát triển
cơ dọc phát triển
có lớp vỏ cuticun
hai đầu thuôn, nhọn giống chiếc đũa
biện pháp ko cắn mog tay
rửa tay trước khi ăn và sau khi đi wc
.......
2.có trog sgk cả bạn cứ đọc sẽ thấy
3.vì giun đất có thêm hệ tuần hoàn kín(máu)
hệ thần kinh chuỗi hạch
chúc bạn học tốt
1) Nêu tác hại của trùng kiết lị và biện pháp phòng chống.
2) Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở vùng núi .
3) Nêu đặc điểm, đại diện, vai trò của ngành ruột khoang. Ruột khoang có những đặc điểmgì tiến hóa hơn so với ngành động vật nguyên sinh?
4) Kể tên các đại diện của ngành giun dẹp. Sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào?
5) Vì sao trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều.
6) Viết sơ đồ vòng đời của sán lá gan.
7) So sánh đặc điểm cấu tạo của giun đất so với sán lá gan.
8) Nêu tác hại của giu đũa. Các biện pháp phòng tránh bệnh giun đũa.
9) Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sông như thế nào. Nêu lợi ích của giun đất đối với nông nghiệp.
10) Cách mổ giun đũa.
Câu 2 :
Miền núi là nơi có khí hậu nóng ẩm , trình độ dân trí còn thấp , máy móc thiết bị còn lạc hậu , người dân chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường cũng như không có các loại thuốc trị bệnh ,... Tất cả các lí do đó đều tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi Anophen phát triển mạnh nên dễ xảy ra sốt rét .
@phynit
Câu 10: Trả lời:
Giun đũa sống kí sinh trong cơ thể người nên dù có lấy ra cũng rất khó mổ xẻ , ta chỉ có thể uống thuốc sổ giun vào để cho lớp vỏ cuticun của giun đũa bị hư và giun đũa cũng sẽ trở thành thức ăn bị tiêu hóa trong bụng người.
Câu 1:Trình bày đặc điểm chung của Ngành giun tròn? Đặc điểm nào của giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh? Phải làm gì để không bị nhiễm giun đũa?
Tham khảo:
Giun đũa, giun kim, giun móc câu... thuộc ngành Giun tròn, có các Đặc điểm chung như : cơ thể hình trụ thường thuôn hai đầu, có khoang cơ thể chưa chính thức, cơ quan tiêu hoá bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn. Phần lớn số loài giun tròn sống kí sinh. Một số nhỏ sống tự do.
Giun đũa có đặc điểm thích nghi với đời sống kí sinh ở ruột non người:
+ Cơ thể dài thuôn nhọn 2 đầu, có vỏ cuticun bao bọc cơ thể bảo vệ cơ thể tránh tác dụng của dịch tiêu hóa ở ruột người,
+ Hầu phát triển →→ dinh dưỡng khỏe.
+ đẻ nhiều trứng (200.000 trứng/ngày), có khả năng phát tán rộng.
Đặc điểm cấu tạo trong của giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh:
A. Lớp cơ dọc và hầu phát triển.
B. Có hậu môn.
C. Tuyến sinh dục phát triển.
D. Khoang cơ thể chưa chính thức.
trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của sán lá gan,giun đũa thích nghi vs lối sống kí sinh?
Đặc điếm cấu tạo của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh là: Sán lá gan dùng 2 giác bám chắc vào nội tạng vật chu. Hầu có cơ khỏe giúp miệng hút chất dinh dưỡng từ môi trường kí sinh đưa vào 2 nhánh ruột rồi sau đó phân thành nhiều nhánh nhỏ đế vừa tiêu hóa vừa dẫn chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.
Mặt khác, sán lá gan đe rất nhiều trứng và ấu trùng cũng có khả năng sinh sản làm cho số lượng cá thế ở thế hệ sau rất nhiều. Cho nên, dù tỉ lệ tứ vong cao, chúng vẫn còn sống sót và phát triển để duy trì nòi giống.