Những câu hỏi liên quan
NT
Xem chi tiết
MN
16 tháng 10 2021 lúc 16:22

Em tham khảo nhé:

Nhà gia đình viên ngoại họ Vương có hai người con gái đầu lòng. Đó là tôi - Thúy Kiều và em gái tôi - Thúy Vân. Trong vùng, ai nấy cũng đều ngưỡng mộ chị em tôi bởi sắc đẹp và tài năng của cả hai. Chúng tôi mỗi người một tính cách, một vẻ đẹp nhưng đều “mười phân vẹn mười”.

Vẻ đẹp của em Vân được mọi người nhận xét là đoan trang, cao quý. Khuôn mặt tròn như ánh trăng đêm rằm, đôi lông mày hơi đậm và nở nang. Mái tóc mềm mại khiến mây phải chịu thua, làn da trắng khiến tuyết chịu nhường nhịn. Tôi thích nhất là nụ cười tươi tắn như hoa, cùng với giọng nói trong như ngọc của em. Vẻ đẹp ấy đã làm say mê biết bao chàng trai trong vùng, cũng khiến cho biết bao cô gái phải thầm ngưỡng mộ.

Tôi cũng không thua kém Thúy Vân. Trong vùng, mọi người thường nói rằng: Nếu luận về sắc đẹp, không ai có thể vượt qua được tôi. Nếu luận về tài năng, họa may mới có người hơn được. Vẻ đẹp của tôi dường như có thể làm khuynh thành đảo quốc. Một vẻ đẹp khiến cho thiên nhiên cũng phải đố kị. Đôi mắt trong như làn nước hồ mùa thu, đôi lông mày đẹp như dáng núi mùa xuân. Vẻ tươi trẻ, xuân sắc khiến hoa phải ghen, liễu phải hờn. Đâu chỉ xinh đẹp, tôi còn rất mực tài năng. Vốn thông minh từ nhỏ, tôi đã am hiểu hết cầm - kỳ - thi - họa. Đặc biệt nhất phải kể đến tài năng đánh đàn của tôi. Tiếng đàn cất lên như có hồn điệu. Tôi thường sáng tác nhạc. Những bản nhạc được gọi là “một thiên bạc mệnh”. Mỗi khi đánh đàn, lắng nghe âm thanh của bản nhạc, tôi lại cảm nhận được những dự cảm đầy bất an trong tương lai.

Tuy sống một cuộc sống hết mực phong lưu của tiểu thư con nhà khuê các. Và cũng ở cái tuổi “cập kê” - trai gái phải dựng vợ gả chồng nhưng chị em tôi vẫn rất mực giữ gìn khuôn phép. Chúng tôi sống yên bình bên người thân, bỏ ngoài tai những lời “ong bướm” của chốn nhơ bẩn, phàm tục. Dù vậy, trong lòng tôi vẫn luôn khát khao tìm được một người tình “tri kỷ”.

Bình luận (1)
DN
Xem chi tiết
ND
4 tháng 12 2019 lúc 9:00

Chị em Thúy Kiều đi chơi trong tiết thanh minh tháng ba. Bức tranh thiên nhiên tinh khôi, giàu sức sống với gam màu xanh của cỏ tới tận chân trời, điểm xuyết vào nền xanh đó là hình ảnh của những bông hoa lê trắng ngần. Chị em Thúy Kiều hòa mình vào dòng người đi hội nhộn nhịp, nô nức. Đến chiều, khi mặt trời xế đằng tây, chị em Thúy Kiều cùng nhau ra về, họ đi dọc theo con suối nhỏ chạy quanh co, đi qua dòng suối có chiếc cầu nhỏ bắc ngang. Cảnh vật dường như nhuốm màu tâm trạng bâng khuâng, tiếc nuối của con người khi tan hội.

Bình luận (1)
BV
Xem chi tiết
MN
1 tháng 11 2021 lúc 19:48

Em tham khảo nhé:

    Trong gia đình nhà họ Vương có hai cô con gái đến tuổi cập kê, cô nào cũng xinh đẹp bội phần. Thúy Vân là em gái, có vẻ đẹp thật phúc hậu: khuôn mặt đầy đặn như vầng trăng đêm rằm, lông mày nở nang cân đối như đôi râu ngài, lời nói đoan trang, miệng cười tươi như hoa, giọng nói trong trẻo như ngọc ngà, mái tóc dầy mượt mà như làn mây, nước da trắng ngần như tuyết. Vẻ đẹp của nàng đầy khả ái, phúc hậu, khiến thiên nhiên cảm mến và nhường nhịn cho nàng. So với em gái, Thúy Kiều về cả tài cả sắc có lẽ đều là phần hơn. Nàng có đôi mắt diễm lệ, long lanh, trong trẻo như làn nước mùa thu. Đôi lông mày thanh tú, yểu điệu như dáng núi mùi xuân. Ở nàng toát lên vẻ đẹp đầy quyến rũ và sắc sảo, rực rỡ và đầy cuốn hút, vượt ra khỏi mọi khuôn mẫu của thiên nhiên, khiến cho thiên nhiên cũng đố kị, tức tối mà "hờn", mà "ghen" với nàng. Về tài năng, Kiều đều thông thạo. Nàng thông minh bẩm sinh, có tài làm thơ vẽ “pha nghề ca hát đủ mùi”, tài đàn “ăn đứt”, âm luật giỏi đến mức “làu bậc”, còn sáng tác nhạc “một thiên bạc mệnh”- chính là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sắc đa cảm. Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp giữa sắc tài và tình. Đó quả là người con gái tuyệt sắc giai nhân và có tài năng thiên bẩm đáng trân trọng.

Bình luận (0)
AH
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
ND
10 tháng 11 2017 lúc 16:03

- Trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều có câu tả cảnh:

Êm đềm trướng rủ màn che

Tác giả sử dụng hình ảnh tự nhiên để ước lệ và khắc họa vẻ đẹp của hai nhân vật chính Thúy Vân, Thúy Kiều

→ Đây là đặc điểm nghệ thuật của văn học trung đại.

Với đoạn trích Cảnh ngày xuân:

- Các hình ảnh tả cảnh: Con én đưa thoi; Cỏ non xanh tận chân trời; Cảnh lê trắng điểm, Ngổn ngang gò đống kéo lên, dịp cầu nho nhỏ, phong cảnh có bề thanh thanh…

- Tả người: nô nức yến anh, dập dìu tài tử giai nhân, ngựa xe như nước, áo quần như nêm; chị em thơ thẩn dan tay ra về

Nguyễn Du sử dụng yếu tố miêu tả trong việc khắc họa vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều, vẻ đẹp phúc hậu của Thúy Vân, vẻ đẹp mặn mà của Thúy Kiều

Bình luận (0)
LH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
VN
21 tháng 10 2021 lúc 7:24

Lục Vân Tiên là một người có tài và có đức, từ thuở nhỏ gia đình đã đính hôn với Võ Thể Loan, con Võ Công. Lục Vân Tiên lên kinh đô thi, giữa đường gặp Kiều Nguyệt Nga bị cướp bắt, Lục Vân Tiên phá tan bọn cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga thoát nạn. Kiều Nguyệt Nga cảm công ơn của Lục Vân Tiên nguyện sẽ lấy Lục Vân Tiên.
Lục Vân Tiên đến kinh đô, sắp vào thi thì được tin mẹ mất, nên phải bỏ kinh đô về nhà để chịu tang, giữa đường vì đau buồn nên mắc bệnh, mắt mù. Lục Vân Tiên bị bọn thầy lang, thầy pháp lừa dối lấy hết tiền rồi lại bị một tên bạn xấu ( Trịnh Hâm ) lập mưu đẩy xuống sông. Được vợ chồng một ngư ông vớt lên. Lục Vân Tiên tìm đến nhà Võ Thể Loan để nhờ cậy, nhưng lại bị cha con Võ Thể Loan mưu hại, mang bỏ vào trong hang núi. Lục Vân Tiên được một tiên ông cứu và nhờ có thuốc tiên cho, Lục Vân Tiên khỏi mù, rồi lại được người bạn tốt là Hớn Minh đem về ở một ngôi chùa.
Còn Kiều Nguyệt Nga, nhớ công ơn Lục Vân Tiên, không chịu lấy con một tên gian thần. Tên gian thần trả thù, âm mưu bắt nàng sang cống Phiên. Giữa đường Kiều Nguyệt Nga nhảy xuống sông, nhưng được Phật cứu khỏi chết và sau vào ở nhờ nhà một lão bà.
Lục Vân Tiên sau khi đỗ trạng nguyên, được vua cử đi đánh Phiên. Lúc thắng trận trở về tình cờ gặp Kiều Nguyệt Nga. Hai người nhận được nhau, đưa nhau về triều, cùng nhau sum họp một nhà còn bọn gian nịnh tham ác đều bị trừng trị.

Bình luận (0)
VN
21 tháng 10 2021 lúc 7:40

Lục Vân Tiên là một người có tài và có đức, từ thuở nhỏ gia đình đã đính hôn với Võ Thể Loan, con Võ Công. Lục Vân Tiên lên kinh đô thi, giữa đường gặp Kiều Nguyệt Nga bị cướp bắt, Lục Vân Tiên phá tan bọn cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga thoát nạn. Kiều Nguyệt Nga cảm công ơn của Lục Vân Tiên nguyện sẽ lấy Lục Vân Tiên.
Lục Vân Tiên đến kinh đô, sắp vào thi thì được tin mẹ mất, nên phải bỏ kinh đô về nhà để chịu tang, giữa đường vì đau buồn nên mắc bệnh, mắt mù. Lục Vân Tiên bị bọn thầy lang, thầy pháp lừa dối lấy hết tiền rồi lại bị một tên bạn xấu ( Trịnh Hâm ) lập mưu đẩy xuống sông. Được vợ chồng một ngư ông vớt lên. Lục Vân Tiên tìm đến nhà Võ Thể Loan để nhờ cậy, nhưng lại bị cha con Võ Thể Loan mưu hại, mang bỏ vào trong hang núi. Lục Vân Tiên được một tiên ông cứu và nhờ có thuốc tiên cho, Lục Vân Tiên khỏi mù, rồi lại được người bạn tốt là Hớn Minh đem về ở một ngôi chùa.
Còn Kiều Nguyệt Nga, nhớ công ơn Lục Vân Tiên, không chịu lấy con một tên gian thần. Tên gian thần trả thù, âm mưu bắt nàng sang cống Phiên. Giữa đường Kiều Nguyệt Nga nhảy xuống sông, nhưng được Phật cứu khỏi chết và sau vào ở nhờ nhà một lão bà.
Lục Vân Tiên sau khi đỗ trạng nguyên, được vua cử đi đánh Phiên. Lúc thắng trận trở về tình cờ gặp Kiều Nguyệt Nga. Hai người nhận được nhau, đưa nhau về triều, cùng nhau sum họp một nhà còn bọn gian nịnh tham ác đều bị trừng trị.

Bình luận (0)
VA
Xem chi tiết
MN
27 tháng 10 2021 lúc 10:45

Em tham khảo dàn ý:

1. Mở bài:

Ai cũng đã từng mắc sai lầm.

Với tôi, đó là một lần trót xem trộm nhật kí của bạn.

 

2. Thân bài:

Kể lại tình huống dẫn đến việc xem trộm nhật kí của bạn: Đến nhà bạn học nhóm; cầm hộ bạn cặp sách vô tình nhìn thấy quyển nhật kí của bạn.

Kể lại cuộc đấu tranh nội tâm: Có nên xem hay không? Bao biện cho bản thân: Xem để hiểu thêm về bạn, sự tò mò đã chiến thắng, quyết định cầm quyển nhật kí rồi mở ra xem (kể đan xen với miêu tả nội tâm bằng ngôn ngữ độc thoại).

Kể lại một số nội dung được ghi trong nhật kí: Hoàn cảnh khó khăn hiện tại của gia đình bạn? Suy nghĩ của bạn về tình bạn, tình thầy trò?…

Kể lại tâm trạng: Hiểu bạn, vỡ lẽ ra nhiều điều, tự trách bản thân mình, ân hận vì hành động vội vàng, thiếu văn minh của mình, thấy xấu hổ, thầm xin lỗi bạn (kể đan xen với bộc lộ nội tâm qua ngôn ngữ độc thoại).

3. Kết bài:

Tìm cảm với người bạn sau sự việc ấy.

Rút ra bài học ứng xử cho bản thân.

Bình luận (2)
LN
Xem chi tiết

Bài làm

Năm nay tôi đã ngoài bảy mươi tuổi, nhưng mỗi lần nghe đứa cháu nội hỏi về chuyện xưa khi minh còn nhỏ được chứng kiến ngày giặc Pháp đô hộ và câu chuyện Lão Hạc trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 cháu học là có thật không, thì lòng tôi lại trào lên bao cảm xúc với kỷ niệm về người hàng xóm già. Đó chính là nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn của Nam Cao. Ký ức sâu đậm về lần ông lão kể chuyện bán chó cho thầy Thứ của tôi cứ hiện lên mồn một.

Ngày ấy tôi mới lên mười, xã hội hỗn loạn, nay thấy đánh nhau chỗ này, mai thấy Tây đi càn chỗ kia. Thầy giáo Thứ đang dậy chúng tôi lớp đệ nhị ở trường làng bên, phải cho đám trò nghỉ. Tôi không biết vì sao, chỉ thấy người ta láo pháo đồn rằng thầy tôi ghét Tây, ngán cảnh chúng dòm ngó trường lớp nên cho chúng tôi nghỉ.

Ngày ngày thầy vẫn sang nhà lão Hạc trò chuyện với ông cụ. Tôi ở gần hay sang qua lại cùng thầy lúc giúp lão dọn nhà, lúc đùa nghịch với con chó Vàng. Không ngờ những chuyện thật về lão Hạc lại được thầy giáo tôi viết thành câu chuyện cảm động đến thế. Cái cảnh lão Hạc kể với thầy tôi về chuyện bán chó là lúc tôi chứng kiến tất cả.

Chả là hôm ấy, tôi đang giúp thầy nhặt đống khoai và lân la hỏi thầy về mấy chữ Hán khó hiểu. Thầy đang giảng cho tôi thì thấy lão Hạc tiến vào. Cái dáng điệu gầy gò của lão, hôm nay trông buồn thảm quá. Vừa nhìn thấy thầy Thứ, lão đã báo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.

Lão Hạc cố làm ra vẻ vui vẻ nhưng tôi thấy lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước. Thầy tôi chắc cũng ái ngại cho lão nên chỉ ôm đôi bờ vai lão vỗ nhẹ như đồng cảm. Tôi thấy đôi mắt của thầy Thứ cũng như muốn khóc. Thầy hỏi lão Hạc:

- Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...

- Khốn nạn... Ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy, hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục và thằng Xiên, hai thằng chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!... Này! ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ nằm im như trách tôi, nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo rằng "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?". Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

Thầy Thứ lại an ủi lão:

- Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là ta hoá kiếp cho nó đấy. Hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác.

Lão Hạc chua chát bảo:

- Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra nó sung sướng hơn một chút... Kiếp người như tôi chẳng hạn!...

Câu nói của lão làm tôi bùi ngùi, thầy Thứ hạ giọng:

- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?

- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?

Lão cười và ho sòng sọc. Thầy tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:

- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: Bây giờ cụ ngồi xuống phản chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu môt ấm nước chè tươi thật đặc, ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... thế là sung sướng.

- Vâng! Ông lão dậy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng

Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại, thấy vậy tôi tê tái đứng lên:

- Thầy để con đi luộc khoai thầy nhé. Ừ, luộc giúp thầy, nhặt những củ to ấy, để thầy pha nước mời ông xơi - thầy tôi nhắc nhở.

- Nói đùa thế chứ ông giáo cho để khi khác... Lão Hạc ngần ngại.

- Việc gì còn phải chờ khi khác... Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại, cụ cứ ngồi xuống đây.

Tôi đi luộc khoai. Thầy Thứ và lão Hạc ngồi nói chuyện lâu lắm, thầy tôi là người nhiều chữ nghĩa, hiểu biết và thương người nên có chuyện gì lão Hạc cũng tâm sự và sẻ chia.

Vừa luộc khoai, tôi vừa nghĩ về lão Hạc nhiều lắm. Tôi thương lão, con người già cả cô đơn nhưng ai cũng quý lão bởi lão sống lương thiện và nhân hậu. Tôi biết lão quý con Vàng của mình lắm vì nó là kỷ vật của anh con trai lão để lại mà. Tôi hiểu vì bần cùng lão mới làm như vậy.

Đã 60 năm, đất nước đổi thay chế độ, lão Hạc không còn, cuộc sống của người nông dân ngày nay đã khác. Nhưng hình ảnh lão Hạc đau đớn vì bán con chó cứ ám ảnh tôi mãi. Đó là kỷ niệm một thời khổ đau của đất nước mà người nông dân phải chịu nhiều cơ cực nhất. Nhưng chính trong hoàn cảnh đó tôi hiểu hơn về họ, về tình yêu thương chia sẻ của người thầy giáo tôi với những con người khốn khổ, về nhân cách và vẻ đẹp của người nông dân.

Bình luận (0)

Bài làm

ăm nay tôi đã ngoài bảy mươi tuổi, nhưng mỗi lần nghe đứa cháu nội hỏi về chuyện xưa khi minh còn nhỏ được chứng kiến ngày giặc Pháp đô hộ và câu chuyện Lão Hạc trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 cháu học là có thật không, thì lòng tôi lại trào lên bao cảm xúc với kỷ niệm về người hàng xóm già. Đó chính là nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn của Nam Cao. Ký ức sâu đậm về lần ông lão kể chuyện bán chó cho thầy Thứ của tôi cứ hiện lên mồn một.

Ngày ấy tôi mới lên mười, xã hội hỗn loạn, nay thấy đánh nhau chỗ này, mai thấy Tây đi càn chỗ kia. Thầy giáo Thứ đang dậy chúng tôi lớp đệ nhị ở trường làng bên, phải cho đám trò nghỉ. Tôi không biết vì sao, chỉ thấy người ta láo pháo đồn rằng thầy tôi ghét Tây, ngán cảnh chúng dòm ngó trường lớp nên cho chúng tôi nghỉ.

Ngày ngày thầy vẫn sang nhà lão Hạc trò chuyện với ông cụ. Tôi ở gần hay sang qua lại cùng thầy lúc giúp lão dọn nhà, lúc đùa nghịch với con chó Vàng. Không ngờ những chuyện thật về lão Hạc lại được thầy giáo tôi viết thành câu chuyện cảm động đến thế. Cái cảnh lão Hạc kể với thầy tôi về chuyện bán chó là lúc tôi chứng kiến tất cả.

Chả là hôm ấy, tôi đang giúp thầy nhặt đống khoai và lân la hỏi thầy về mấy chữ Hán khó hiểu. Thầy đang giảng cho tôi thì thấy lão Hạc tiến vào. Cái dáng điệu gầy gò của lão, hôm nay trông buồn thảm quá. Vừa nhìn thấy thầy Thứ, lão đã báo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.

Lão Hạc cố làm ra vẻ vui vẻ nhưng tôi thấy lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước. Thầy tôi chắc cũng ái ngại cho lão nên chỉ ôm đôi bờ vai lão vỗ nhẹ như đồng cảm. Tôi thấy đôi mắt của thầy Thứ cũng như muốn khóc. Thầy hỏi lão Hạc:

- Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...

- Khốn nạn... Ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy, hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục và thằng Xiên, hai thằng chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!... Này! ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ nằm im như trách tôi, nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo rằng "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?". Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

Thầy Thứ lại an ủi lão:

- Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là ta hoá kiếp cho nó đấy. Hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác.

Lão Hạc chua chát bảo:

- Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra nó sung sướng hơn một chút... Kiếp người như tôi chẳng hạn!...

Câu nói của lão làm tôi bùi ngùi, thầy Thứ hạ giọng:

- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?

- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?

Lão cười và ho sòng sọc. Thầy tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:

- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: Bây giờ cụ ngồi xuống phản chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu môt ấm nước chè tươi thật đặc, ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... thế là sung sướng.

- Vâng! Ông lão dậy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng

Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại, thấy vậy tôi tê tái đứng lên:

- Thầy để con đi luộc khoai thầy nhé. Ừ, luộc giúp thầy, nhặt những củ to ấy, để thầy pha nước mời ông xơi - thầy tôi nhắc nhở.

- Nói đùa thế chứ ông giáo cho để khi khác... Lão Hạc ngần ngại.

- Việc gì còn phải chờ khi khác... Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại, cụ cứ ngồi xuống đây.

Tôi đi luộc khoai. Thầy Thứ và lão Hạc ngồi nói chuyện lâu lắm, thầy tôi là người nhiều chữ nghĩa, hiểu biết và thương người nên có chuyện gì lão Hạc cũng tâm sự và sẻ chia.

Vừa luộc khoai, tôi vừa nghĩ về lão Hạc nhiều lắm. Tôi thương lão, con người già cả cô đơn nhưng ai cũng quý lão bởi lão sống lương thiện và nhân hậu. Tôi biết lão quý con Vàng của mình lắm vì nó là kỷ vật của anh con trai lão để lại mà. Tôi hiểu vì bần cùng lão mới làm như vậy.

Đã 60 năm, đất nước đổi thay chế độ, lão Hạc không còn, cuộc sống của người nông dân ngày nay đã khác. Nhưng hình ảnh lão Hạc đau đớn vì bán con chó cứ ám ảnh tôi mãi. Đó là kỷ niệm một thời khổ đau của đất nước mà người nông dân phải chịu nhiều cơ cực nhất. Nhưng chính trong hoàn cảnh đó tôi hiểu hơn về họ, về tình yêu thương chia sẻ của người thầy giáo tôi với những con người khốn khổ, về nhân cách và vẻ đẹp của người nông dân. 

Chúc bn học tốt

Bình luận (0)
XP
4 tháng 10 2018 lúc 9:33

Lão Hạc, một người nông dân chất phác, hiền lành. Lão góa vợ và có một người con trai nhưng vì quá nghèo nên không thể lấy vợ cho người con trai của mình. Người con trai lão vì thế đã rời bỏ quê hương để đến đồn điền cao su làm ăn kiếm tiền. Lão luôn trăn trở, suy nghĩ về tương lai của đứa con. Lão sống bằng nghề làm vườn, mảnh vườn mà vợ lão đã mất bao công sức để mua về và để lại cho con trai lão. So với những người khác lúc đó, gia cảnh của lão khá đầy đủ, tuy nhiên do ốm yếu hơn hai tháng và cũng vì trận bão mà lão không có việc gì để làm.

Lão có một con chó tên là Vàng - con chó do con trai lão trước khi đi đồn điền cao su đã để lại. Lão vừa coi như con vừa coi như một người thân trong gia đình. Tuy nhiên, vì gia cảnh nghèo khó không nuôi nổi nó nên ông lão đành cắn răng bán con chó đi. Lão đã rất dằn vặt bản thân mình khi mang một "tội lỗi" là đã nỡ tâm "lừa một con chó". Lão đã khóc rất nhiều với ông giáo (người hàng xóm thân thiết của lão). Nhưng cũng kể từ đó, lão sống khép kín, lủi thủi một mình. Rồi một hôm, lão quyết định tìm đến cái chết để được giải thoát sau bao tháng ngày cùng cực, đau khổ.

Và sau khi trao gửi hết tài sản cũng như nhờ vả chuyện ma chay sau này cho ông giáo, Lão Hạc đã kết thúc cuộc đời bằng một liều bả chó do xin từ Binh Tư. Cái chết của lão đau đớn và dữ dội, gây cho người đọc nhiều sự xúc động, xót xa. Lão chết để bảo toàn lòng tự trọng của mình, không để cho cái đói, cái nghèo dồn vào con đường tha hóa như Binh Tư.

Bình luận (0)