Những câu hỏi liên quan
TD
Xem chi tiết
DH
12 tháng 6 2021 lúc 21:10

tham khảo ạ

Tình bạn vĩ đại và cảm động của C. Mác và Ph. Ăng-ghen

- Cuối tháng 11-1842, Ăng-ghen gặp Mác.

Từ đó họ trao đổi thư từ với nhau, sợi dây thắt chặt tình bạn của họ là cùng chung mục đích, lý tưởng vì sự nghiệp giải phóng con người. Họ đã sát cánh bên nhau viết nên những công trình khoa học và lãnh đạo phong trào công nhân đấu tranh nhằm xoá bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản.

- Tháng 8-1844, ở Pa-ri diễn ra cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Mác và Ăng-ghen.

- Sau này, vì giành hết tâm lực cho sự nghiệp cách mạng, nên gia đình C. Mác gặp rất nhiều khó khăn túng thiếu trong cuộc sống. Những lúc ấy, Ăng-ghen luôn là người tận tình giúp đỡ.

- Trên con đường nghiên cứu khoa học và hoạt động đấu tranh cho sự ra đời và thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản khoa học của Mác, Ăng-ghen luôn là người bạn, người đồng chí chung thủy, sắt son bên cạnh chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ với Mác, bảo vệ và tôn trọng ông ngay cả khi C. Mác đã qua đời.

- Những năm tiếp theo, Mác vẫn luôn ở vào cảnh túng thiếu, thậm chí có lúc không mua đủ bánh mì ăn hàng ngày. Để bạn hoàn thành sự nghiệp, Ăng-ghen đã cam chịu làm thư ký trong hãng buôn của cha mình (một công việc mà ông vô cùng chán ghét) suốt 20 năm để lấy tiền giúp Mác.

⟹ Tình bạn vĩ đại giữa C. Mác và Ăng-ghen đã để lại cho nhân loại tấm gương sáng về một tình bạn mẫu mực. Những lớp hậu thế trên khắp thế giới đã dựng tượng đài hai ông ở khắp nơi để tỏ lòng ngưỡng mộ về tình bạn và sự nghiệp cao quý của họ.

Bình luận (0)
MN
12 tháng 6 2021 lúc 21:10

Tham khảo:

Tình bạn vĩ đại và cảm động của C. Mác và Ph. Ăng-ghen

- Cuối tháng 11-1842, Ăng-ghen gặp Mác.

Từ đó họ trao đổi thư từ với nhau, sợi dây thắt chặt tình bạn của họ là cùng chung mục đích, lý tưởng vì sự nghiệp giải phóng con người. Họ đã sát cánh bên nhau viết nên những công trình khoa học và lãnh đạo phong trào công nhân đấu tranh nhằm xoá bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản.

- Tháng 8-1844, ở Pa-ri diễn ra cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Mác và Ăng-ghen.

- Sau này, vì giành hết tâm lực cho sự nghiệp cách mạng, nên gia đình C. Mác gặp rất nhiều khó khăn túng thiếu trong cuộc sống. Những lúc ấy, Ăng-ghen luôn là người tận tình giúp đỡ.

- Trên con đường nghiên cứu khoa học và hoạt động đấu tranh cho sự ra đời và thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản khoa học của Mác, Ăng-ghen luôn là người bạn, người đồng chí chung thủy, sắt son bên cạnh chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ với Mác, bảo vệ và tôn trọng ông ngay cả khi C. Mác đã qua đời.

- Những năm tiếp theo, Mác vẫn luôn ở vào cảnh túng thiếu, thậm chí có lúc không mua đủ bánh mì ăn hàng ngày. Để bạn hoàn thành sự nghiệp, Ăng-ghen đã cam chịu làm thư ký trong hãng buôn của cha mình (một công việc mà ông vô cùng chán ghét) suốt 20 năm để lấy tiền giúp Mác.

⟹ Tình bạn vĩ đại giữa C. Mác và Ăng-ghen đã để lại cho nhân loại tấm gương sáng về một tình bạn mẫu mực. Những lớp hậu thế trên khắp thế giới đã dựng tượng đài hai ông ở khắp nơi để tỏ lòng ngưỡng mộ về tình bạn và sự nghiệp cao quý của họ.

Bình luận (0)
H24
12 tháng 6 2021 lúc 21:11

Tham khảo : 

- Các Mác sinh năm 1818 trong một gia đình trí thức gốc Do Thái ờ thành phố Tơ-ri-ơ (Đức). Từ nhỏ, Mác đã nổi tiếng thông minh học giỏi. Năm 23 tuổi, đỗ Tiến sT Triết học. Năm 1843, bị trục xuất khỏi Đức vì hoạt động cách mạng, Mác sang Pa-ri tiếp tục nghiên cứu và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Mác sớm kết luận rằng, giai cấp công nhân phải được vũ trang bằng lí luận cách mạng mới có thể đảm đương sứ mệnh lịch sử là giải phóng loài người khỏi ách áp bức.

- Ăng-ghen sinh năm 1820 trong gia đình chủ xưởng giàu có ở thành phố Bác-men (Đức). Ông sớm nhận ra bản chất bóc lột, thủ đoạn làm giàu của giai cấp tư sản. Cũng như Mác, Ăng-ghen sớm nhận thấy sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là lật đổ sự thống trị của tư sản, giải phóng mọi áp bức bất công.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
KS
19 tháng 12 2021 lúc 21:44

Tham khảo

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trong những năm 20, nước Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, trở thành trung tâm kinh tế và tài chính số một của thế giới.

- Năm 1928, Mĩ chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới, đứng đầu thế giới về nhiều ngành công nghiệp như xe hơi, dầu mỏ, thép... và nắm 60% dự trữ vàng của thế giới.

- Nước Mĩ chú trọng cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền nhằm nâng cao năng suất và tăng cường độ lao động của công nhân.

- Do bị áp bức bóc lột và nạn phân biệt chủng tộc, phong trào công nhân phát triển ở nhiều bang trong nước. Tháng 5 - 1921, Đảng Cộng sản Mĩ thành lập, đánh dấu sự phát triển của phong trào công nhân Mĩ.

Mục a

a) Nước Mĩ trong những năm 1929 - 1939

- Cuối tháng 10 - 1929, nước Mĩ lâm vào khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ lĩnh vực tài chính, rồi nhanh chóng lan rộng ra các lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp. Nền kinh tế - tài chính Mĩ bị chấn động dữ dội.

+ Hàng nghìn ngân hàng, công ti công nghiệp và thương mại bị phá sản.

+ Giữa năm 1932, sản xuất công nghiệp ở Mĩ giảm hai lần so với năm 1929.

+ Khoảng 75% dân trại (nông dân Mĩ) bị phá sản.

+ Nạn thất nghiệp, nghèo đói lan tràn khắp các bang của nước Mĩ.

=> Các cuộc biểu tình, tuần hành, "đi bộ vì đói" lôi cuốn hàng triệu người tham gia.

Mục b

b) Chính sách mới:

- Để đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, Ph.Ru-dơ-ven - Tổng thống mới đắc cử cuối năm 1932, đã thực hiện Chính sách mới.

- Mục đích: nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế - tài chính.

- Nội dung:

+ Ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng.

+ Tăng cường vai trò kiểm soát, điều tiết của Nhà nước.

+ Cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định tình hình xã hội.

=> Kết quả: Chính sách mới đã cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mĩ, giải quyết phần nào những khó khăn của người lao động trong thời điểm đó và góp phần làm cho nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản.



 

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
TP
14 tháng 5 2021 lúc 9:55

Mong mn giúp đỡ🙏🙏🙏

Bình luận (0)
GB
Xem chi tiết
NN
15 tháng 10 2017 lúc 20:15

Tình bạn của Giôn-xi và Xiu là một tình bạn đẹp, cao quý. Không tiền bạc, họ kết nghĩa chi em vì đều là những hoạ sĩ nghèo đam mê nghệ thuật, đều có chung sở thích mặc áo ống tay rộng và ăn món rau diếp dầm dấm. Nhưng rồi mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh nặng. Đối với người nghèo bệnh tật thường xuyên là khách không mời. Và chính trong hoàn cảnh ấy, tình bạn được thử thách. Sự lo lắng, chăm sóc chu đáo, tận tình của xiu đã nói lên tất cả. Cô vẽ nhiều hơn để có tiền chữa bệnh cho ban. Cô chăm sóc động viên, an ủi tinh thần cho Giôn-xi. Cô lo lắng và làm tất cả để cứu Giôn-xi: lúc thì quấy súp gà, lúc pha sữa, lúc mời bác sĩ và cầu cứu cụ Bơ-men. Xiu đang dành giật với tử thần để chạy chữa cho đứa em nuôi bé bỏng của mình. Chính hành động ấy đã làm sáng bừng lên một tình bạn cao đẹp, thiêng liêng giữa hai người hoạ sĩ nghèo ấy.

Bình luận (0)
TV
15 tháng 10 2017 lúc 20:04

 Chiếc lá cuối cùng là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn ắp tràn tình thương yêu và niềm tin với con người, một bức thông điệp khẳng định sứ mạng và sức mạnh của nghệ thuật chân chính.

Câu chuyện kể về cuộc sống chật vật của những người hoạ sĩ nghèo: hai nữ họa sĩ trẻ Xiu và Giôn-xi sống cùng căn hộ với người họa sĩ già Bơ-men. Những khó khăn về vật chất đã vắt kiệt sức sáng tạo, khiến họ lâm vào cảnh bi đát. Cụ Bơ-men suốt bốn chục năm mơ ước vẽ một bức kiệt tác mà không thực hiện được, đành phải ngồi làm mẫu cho các họa sĩ trẻ để kiếm chút tiền còm nuôi thân. Giôn-xi bị sưng phổi, bệnh tật và nghèo túng đã lấy nốt của cô niềm tin vào cuộc sống. Chỉ còn lại Xiu mòn mỏi với những bức vẽ và ám ảnh bởi suy nghĩ của Giôn-xi: cô gái bệnh tật ấy đang đếm từng chiếc lá rơi để chờ định mệnh phán quyết mạng sống của chính mình, với niềm tin khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô sẽ ra đi… Không gian cuộc sống của những con người khốn khổ ấy lạnh lẽo u ám như mùa đông, nặng trĩu những buồn lo.

Đáng sợ làm sao khi mỗi ngày trôi đi trong gió tuyết và những cơn mưa lạnh lẽo dai dẳng, những chiếc lá thường xuân tiếp tục rơi xuống, chỉ còn lại một chiếc lá cuối cùng để Giôn-xi như nhìn thấy cái chết của mình đang đến gần. Có lẽ ai trong chúng ta cũng cảm thấy rối lòng, bất lực trước một con người đã buông xuôi, chán sống. Bởi thế nhà văn đã tập trung miêu tả khoảnh khắc căng thẳng của Xiu và cụ Bơ-men lúc Giôn-xi đang ngủ: “Họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”. Có lẽ trong giây phút đó, họ đã nhìn thấy nhánh thường xuân cuối cùng trụi lá rồi chăng? Dường như cùng với cái khắc nghiệt của trời đông, mưa gió, họ có thể đoán trước được điều gì khi Giôn-xi tỉnh dậy vào sáng hôm sau và thấy chiếc lá cuối cùng đã rụng.

Trong hoàn cảnh này, người đau khổ nhất không phải là Giôn-xi mà chính là cô gái trẻ Xiu. Bởi lẽ, cô là người sẽ phải chứng kiến toàn bộ tấn bi kịch sắp diễn ra vào sáng hôm sau khi Giôn-xi lại nhìn ra cửa sổ. Nhà văn không mô tả cụ thể tâm trạng Xiu, chỉ cho biết cô “tỉnh dậy sau khi chợp mắt được một tiếng đồng hồ”,như vậy có nghĩa là cô đã phải trải qua một đêm trắng đầy âu lo thổn thức, trong sự bồn chồn và bất lực. Một đêm mưa gió ngoài trời dữ dội, một chiếc lá mong manh bám trên bức tường gạch chắc chắn sẽ bị vùi dập tơi tả, không chống chọi nổi sự tàn phá của tự nhiên. Điều đó có nghĩa là sau phút kéo mành lên, Giôn-xi sẽ nhìn thấy cái chết của chính mình. Nhưng Xiu cũng không thể chịu được khoảnh khắc nhìn thấy “Giôn-xi đang mở to cặp mắt thẫn thờ nhìn tấm mành mành màu xanh đã kéo xuống”. Không kéo mành lên cũng không được, vì như vậy Xiu sẽ mang mặc cảm chính mình mới là người gây ra cái chết của Giôn-xi. Ta hiểu tâm trạng của cô khi làm theo một cách chán nản, bản thân cô cũng không còn phương cách nào giúp cho người đồng nghiệp, người em gái kia từ bỏ suy nghĩ điên rồ đáng sợ kia.

Chính vào lúc ấy, một hình ảnh bất ngờ đã làm đảo lộn mọi dự đoán, đảo ngược cả tình huống tưởng như chắc chắn trong dự định của Giôn-xi, trong nỗi lo của Xiu và trong sự thất vọng của mọi người. Tình huống ấy đã thắp lại niềm hy vọng như một phép màu: vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Có lẽ người vui mừng nhất lúc này là Xiu, vì chiếc lá cô nhìn thấy không phải là một ảo ảnh: “Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ”. Còn Giôn-xi? Cô cũng nhận ra: “Đó là chiếc lá cuối cùng”, thừa nhận sự thật một cách miễn cưỡng và tiếp tục suy nghĩ: “Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”.

Giôn-xi thật đáng thương nhưng cô cũng thật đáng trách khi vẫn đeo đuổi ý định từ bỏ cuộc sống. Cô chìm đắm trong ý nghĩ kỳ quặc của mình, mặc kệ những sợi dây ràng buộc cô với tình bạn và với thế gian cứ lơi lỏng dần từng sợi một.Cô đã phụ lòng của Xiu, bởi lẽ cô đã xem nỗi đau của mình lớn hơn tất cả mọi sự quan tâm lo lắng của mọi người. Trong thời điểm ấy, sẽ không ai có thể giúp đỡ cô, ngoại trừ chính bản thân cô. Thời gian một ngày kéo dài đằng đẵng để Giôn-xi chứng kiến chiếc lá thường xuân chống chọi với mùa đông khắc nghiệt. Chiếc lá bướng bỉnh ấy không chấp nhận sự buông xuôi của một cô gái còn quá trẻ. Thế nhưng, khi con người ấy đã chấp nhận đầu hàng số phận, thì sức mạnh của màn đêm buông xuống, gió bấc ào ào, mưa đập mạnh vào cửa sổ lại có một uy lực khiến cho Giôn-xi không còn một niềm tin nào vào sự sống của chính mình. Sự cố chấp ấy quả thật đáng chê trách.

Nhà văn đã tạo ra một tình huống thử thách trước số phận của Giôn-xi, để rồi, cuối cùng người đọc có thể thở phào nhẹ nhõm: “chiếc lá thường xuân vẫn còn đó”. Chiếc lá mong manh ấy đã chiến thắng được thời tiết khắc nghiệt, để tạo ra một bước ngoặt trong nhận thức của Giôn-xi. Cuối cùng, cô gái ấy đã nhận ra sự ích kỷ tồi tệ của bản thân mình. Chiếc lá cuối cùng đã cứu sống một sinh linh. Trước hết là thức tỉnh khát vọng sống tiềm ẩn trong tâm hồn của Giôn-xi, để cô nhận ra: “có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội.”. Phép nhiệm màu đã xảy ra, vượt qua tất cả những quy luật thường tình của thiên nhiên tạo hoá, khiến Giôn-xi không hiểu và không sao hiểu được. Phải chăng, Thượng đế chí công và nhân từ không nỡ để một cô gái trẻ phải sớm giã từ cuộc sống? Không những thế, sau thời khắc bừng tỉnh, cô gái Giôn-xi đã lại bắt đầu mơ ước về tương lai: “một ngày nào đó em sẽ vẽ được vịnh Na- plơ". Thượng đế thật công bằng, vị thượng đế ấy có tên là… Bơ-men.

Người hoạ sĩ già khốn khổ ấy không có quyền năng tối thượng của Thượng đế, nhưng ông có một trái tim giàu lòng thương cảm. Hoá ra, trong thời điểm làm mẫu cho Xiu, con người ấy đã đi đến một quyết định táo bạo, đoạt quyền của Đấng-toàn-năng bằng chính khả năng của mình. Con người đã bốn mươi năm theo đuổi kiệt tác mà không thành công đã tạo nên một kiệt tác cuối cùng của đời mình: chiếc lá cuối cùng! Khi bắt tay vào công việc, người nghệ sĩ chân chính ấy đã âm thầm hành động với ước nguyện thật cao cả: trả lại niềm tin vào sự sống cho Giôn-xi. Không ai được biết có bao nhiêu tinh hoa đã phát tiết trong giờ phút vẽ nên chiếc lá trên tường của cụ Bơ-men. Tất cả đều diễn ra quá bất ngờ, đến nỗi cả Xiu là người đã chứng kiến giờ phút chiếc lá cuối cùng rụng xuống cùng cụ Bơ-men cũng phải bàng hoàng. Ta chợt hiểu những lời nói hối hả của cô với Giôn-xi: “Em thân yêu, thân yêu. Em hãy nghĩ đến chị, nếu như em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?”. Cô đã hiểu tất cả, nhưng không dám nói rõ cho Giôn-xi, bởi lẽ cô chưa thể hình dung ra phản ứng của Giôn-xi trước một sự lừa dối bắt nguồn từ lòng tốt của người hoạ sĩ già. Lời nói ấy còn bộc lộ một niềm sung sướng vô biên của Xiu trước giải pháp tình thế mà cụ Bơ-men đã nghĩ ra trong đêm chiếc lá cuối cùng thực sự đã rụng xuống. Bởi thế, lần kéo mành vào hôm sau, ta không còn gặp tâm trạng chán nản đến cùng cực của Xiu nữa.

Vì sự sống của một cô gái, cụ Bơ-men đã bất chấp thử thách của thời tiết khắc nghiệt, quên đi sự sống của bản thân mình. Có lẽ bản thân cụ cũng không ngờ đó là bức vẽ cuối cùng của cuộc đời mình, nhưng chắc chắn một điều khi người hoạ sĩ ấy vẽ chiếc lá, bức vẽ ấy không nhằm để lưu lại tên tuổi nghệ sĩ với đời. Điều đáng quan tâm lúc đó là sự sống đã tắt trong tâm hồn một cô gái trẻ, làm thế nào để cô thôi không bị ám ảnh bởi quy luật lạnh lùng của tạo hoá, để rồi vươn lên giữa cuộc đời bằng chính sức sống tiềm tàng trong tâm hồn cô. Đó là lúc người hoạ sĩ già ấy hiểu thấu sứ mạng vinh quang và cao cả của nghệ thuật: hướng về con người chứ không phải là nhằm tạo chút danh tiếng hão huyền, nghệ thuật chỉ thật sự bắt đầu khi sáng tạo của người nghệ sĩ giúp ích cho đời.

Cuối cùng thì Giôn-xi đã vượt qua cửa ải của chính mình, trở lại với niềm tin sự sống nhờ niềm tin vào sức sống mãnh liệt từ chiếc lá cuối cùng – tác phẩm của cụ Bơ-men. Nhưng người nghệ sĩ già ấy đã phải trả một cái giá quá đắt bằng chính mạng sống của mình. Giôn-xi chỉ được biết điều ấy khi đã thật sự bình phục bằng nghị lực của chính mình. Qua lời thuật lại của Xiu, ta hiểu được lòng biết ơn của Xiu đối với người hoạ sĩ cao cả ấy, và cô muốn nhắc nhở Giôn-xi không thể vô ơn trước sự hy sinh của một con người chân chính, vì sự sống của đồng loại đã không ngần ngại xả thân. Cụ Bơ-men đã nhiễm chính căn bệnh sưng phổi của Giôn-xi vào lúc tạo nên chiếc lá cuối cùng giữa một đêm đông mưa gió lạnh lẽo. Chi tiết xúc động này khiến ta tin rằng Giôn-xi dù biết rằng chiếc lá ấy là một sản phẩm nhân tạo, nhưng chắc chắn cô sẽ không bao giờ hối hận trước một sự lừa dối cao cả như thế, Người hoạ sĩ già Bơ-men là hiện thân của sự cao thượng, lòng vị tha, đức hy sinh của một con người chân chính.

Câu chuyện kết thúc bằng một sự đảo ngược tình huống lần thứ hai. Chiếc lá thường xuân cuối cùng đó là một sự lừa dối, nhưng lại là một sự lừa dối cao cả để đem lại một cuộc đời mới, niềm tin vào sự sống cho con người. Kiệt tác cuối cùng của người họa sĩ già đã được ra đời nằm ngoài tất cả mọi dự đoán của công chúng. Nhưng chiếc lá ấy mãi mãi là bằng chứng của tấm lòng yêu thương con người. Bởi thế, Chiếc lá cuối cùng sẽ mãi bất tử với thời gian.

Bình luận (0)
TH
15 tháng 10 2017 lúc 20:13

tình người trong chiếc lá cuối cùng Giôn-xi đã khỏi bệnh nhờ sự hi sinh của bà cụ Bơ -men

Bình luận (0)
TC
Xem chi tiết
LQ
9 tháng 11 2018 lúc 5:31

Tình bạn giữa Mác và Ăng-ghen thể hiện sự quan tâm giúp đỡ nhau, thông cảm sâu sắc với nhau, sẵn sàng hi sinh vì nhau.

Đó là tình bạn vĩ đại và cảm động nhất.

Bình luận (0)
CA
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
NT
29 tháng 11 2021 lúc 9:30
Quê hương

Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường 
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ: 
"Ai bảo chăn trâu là khổ? " 
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao 
Những ngày trốn học 
Đuổi bướm cầu ao 
Mẹ bắt được... 
Chưa đánh roi nào đã khóc! 
Có cô bé nhà bên 
Nhìn tôi cười khúc khích
Mắt đen tròn thương thương quá đi thôi... 
*** 
Cách mạng bùng lên 
Rồi kháng chiến trường kỳ 
Quê tôi đầy bóng giặc 
Từ biệt mẹ tôi đi 
Cô bé nhà bên - (có ai ngờ!) 
Cũng vào du kích 
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích 
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!) 
Giữa cuộc hành quân không nói được một lời 
Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại... 
Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi... 
*** 
Hoà bình tôi trở về đây 
Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày 
Lại gặp em 
Thẹn thùng nép sau cánh cửa... 
Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ 
Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!) 
Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi 
Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng... 

Hôm nay nhận được tin em 
Không tin được dù đó là sự thật 
Giặc bắn em rồi quăng mất xác 
Chỉ vì em là du kích, em ơi! 
Đau xé lòng anh, chết nửa con người! 

Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm 
Có những ngày trốn học bị đòn roi... 
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất 
Có một phần xương thịt của em tôi!

Điểm khác biệt là trong bài thơ Quê hương của Giang Nam giống như lời tâm sự của tác giả, nhớ về quê hương từ thuở còn thơ bé với kỉ niệm về cô bé nhà bên đến khi trưởng thành đi theo cách mạng. Tình yêu quê hương của tác giả gắn liền với tình yêu trong sáng, với nỗi đau khi mất đi người thương. Còn truyện Làng của Kim Lân lại thiên về diễn biến tâm trạng nhân vật.Truyện ngắn Làng được kể theo ngôi thứ ba, còn trong bài thơ cảm xúc trữ tình của nhân vật được kể theo ngôi thứ nhất.
Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
PH
16 tháng 10 2018 lúc 4:58

* Những nét lớn:

   - Đến giữa thế kỉ XIX, kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Đức phát triển nhanh chóng; từ một nước nông nghiệp, Đức trở thành nước công nghiệp. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp làm cho đội ngũ công nhân tăng nhanh.

   - Công nghiệp và thành thị phát triển nhanh chóng đã thôi thúc nhiều quý tộc địa chủ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa.

* Diễn biến:

   - Trở ngại lớn nhất cho sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Đức là đất nước vẫn trong tình trạng bị chia rẽ thành nhiều vương quốc lớn nhỏ, trong đó là Áo và Phổ là hai vương quốc lớn nhất. Vấn đề thống nhất đất nước ngày càng trờ thành yêu cầu cấp thiết.

   - Bộ phận quý tộc quân phiệt Phổ đại diện là Bi-xmác, được sự ủng hộ của giai cấp tư sản đã dùng vũ lực để thống nhất đất nước bằng ba cuộc chiến tranh với các nước láng giềng.

   - Với sự thất bại của Pháp trong cuộc chiến tranh Pháp – Phổ (1870-1871), Bi-xmác đã gạt được ảnh hưởng của Pháp, thu phục các bang miền Nam, hoàn thành việc thống nhất đất nước.

   - Ngày 18-1-1871, lễ thành lập Đế chế Đức được tổ chức tại Cung điện Véc-xai (Pháp), Vua Phổ Vin-hem I chính thức lên ngôi Hoàng đế. Bi-xmác trở thành Thủ tướng nước Đức. Tháng 4-1871, Hiến pháp mới được ban hành, quy định nước Đức là một liên bang gồm 22 quốc gia và 3 thành phố tự do, củng cố vai trò của quý tộc quân phiệt Phổ.

   - Như vậy, việc thống nhất nước Đức mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ ở Đức.

Bình luận (0)