ai rảnh thì làm mấy bài trong phần luyện tập bài lời văn và đoạn văn tự sự trong SGK lớp 6 trang 60
Kể về một chuyện vui sinh hoạt ( như nhận lầm, nhát gan .... )
Lập cho em dàn bài
=> Ai tốt bụng thì làm thử 1 bài mẫu cho em nha !
Trang 119 SGK ngữ văn 6 tập 1 ( LUYỆN TẬP XÂY DỰNG BÀI TỰ SỰ - KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG )
Hôm nay là thứ bảy, lớp tôi tổ chức buổi sinh hoạt cuối tuần, đồng thời cũng là liên hoan mừng bạn Lan đạt giải nhất môn văn toàn thành phố. Vừa hết tiết cuối, cô giáo đã gọi mấy bạn trai lên văn phòng mang hoa quả bánh kẹo cô đã mua mang về lớp, một số bạn nam khác được phân công nhiệm vụ kê lại bàn ghế sao cho cả lớp ngồi quây quần bên nhau. Sau khi đã kê xong bàn ghế, các bạn gái được phân công cắm hoa, trải những chiếc khăn trắng tinh lên bàn và bày ra đĩa kẹo bánh, hoa quả đủ màu sắc, không khí lớp thật rộn ràng, tấp nập. Cô giáo chủ nhiệm và bạn Lan, nhân vật chính của buổi liên hoan hôm nay bước vào, trông bạn thật xinh tươi trong chiếc váy đỏ. Sau khi tuyên bố lí do của buổi liên hoan, cô giáo nói: - Bạn Lan đã đem lại vinh dự cho lớp ta, vậy cô đề nghị lớp ta tặng bạn một tràng vỗ tay để chúc mừng bạn. Quay sang bạn Lan cô nói: - Em có điều gì muốn nói với cả lớp không? Bạn Lan nói: - Em xin cảm ơn cô và các bạn đã giúp đỡ, động viên em trong quá trình học tập. Có lẽ bạn còn muốn nói nữa nhưng vì xúc động nên không nói nên lời. Sau đó cả lớp bắt đầu liên hoan, tiếng trêu đùa nhau nổ ra râm ran. Một lúc sau, cô giáo đề nghị cả lớp cùng nhau hát một bài. Tiếng vỗ tay hưởng ứng ào lên. Bạn quản ca bắt nhịp, cả lớp hát theo sôi nổi. Sau tiết mục đồng ca, cô giáo đề nghị ai cũng phải hát một bài để tặng Lan. Mở đầu là bạn Dung, nghe cô giới thiệu cả lớp ồ lên thích thú vì Dung thường ngày rất nhút nhát, ít khi dám lên tiếng, hơn nữa bạn lại có một giọng nói không mấy trong trẻo. Chúng tôi cứ tưởng Dung sẽ không dám đứng lên hát, thế mà bạn lại đứng lên hát ngay một bài dù không hay nhưng rất vui vẻ, có lẽ thấy lớp vui quá bạn quên cả tính nhút nhát của mình. Sau khi Dung hát xong liền chỉ định luôn bạn Hùng – một tên lém lỉnh và nghịch nhất lớp tôi. Vừa nghe thấy tên mình, Hùng đứng phắt ngay lên và nói: Thay mặt cho các bạn nam lớp 6 của chúng ta, tớ sẽ hát một bài tặng Lan và tặng tất cả các bạn nữ. Cả lớp ồ lên tán thưởng và tặng Hùng một tràng pháo tay. Chúng tôi không thể ngờ một người lúc nào cũng oang oang mà lại có giọng hát hay đến như vậy. Hùng hát say sưa như chưa bao giờ được hát. Và câu cuối cùng vừa dứt, Hùng lại pha trò: - Trên đây tôi vừa hát rất hay, vậy tôi đề nghị mọi người lại tặng tôi một tràng pháo tay nữa. Và bây giờ để tiếp tục chương trình mời các bạn cứ ăn uống tự nhiên để nghe bạn Lan, người học giỏi và xinh đẹp nhất lớp được thể hiện tài năng của mình. Cả lớp tán thưởng, Lan đứng lên hát tặng ngay lớp một bài và sau đó lại đọc một bài thơ do chính bạn sáng tác Trước không khí vui vẻ của lớp, cô giáo cũng đứng dậy và hát tặng cả lớp một bài. Giọng cô thật mượt mà trong trẻo. Cô nhìn chúng tôi với ánh mắt dịu dàng, trìu mến. Buổi liên hoan kết thúc trong tiếng cười rộn rã. Chưa bao giờ tôi cảm thấy gắn bó và thân quen với lớp đến như vậy. Có lẽ đây là buổi liên hoan có ý nghĩa nhất đối với chúng tôi kể từ khi chúng tôi học cùng nhau.
Các bạn ko cần làm nữa mình biết rùi ! hô hô !
Thằng Nam hôm nay đến lạ. Vốn là một tên lắm mồm, nhiều lời, không lúc nào ngồi yên một chỗ mà giờ im thin thít. Hay là có chuyện gì xảy ra với cu cậu? Không, có lẽ cậu chàng lại nghĩ ra trò mới đây. Để rồi xem. Thế là tôi có cớ quan sát nó. Hình như nó có điều hơi khác. Nó ôm má, rên khe khẽ đủ để thằng bạn ngồi kế bên như tôi nghe thấy: “Trời ơi! Đau răng quá!”. Úi giời, tưởng chuyện gì, hoá ra nó đau răng. Mà cũng nhờ cái điệu bộ đó của nó, tôi lại nhớ đến những chiếc răng của mình.
Chuyện xảy ra từ khi tôi học lớp hai, khi chiếc răng thứ mười một của tôi rụng. Chẳng hiểu sao tôi lại có một sở thích rất kì quặc: tôi lưu giữ tất cả những chiếc răng rụng của mình, coi nó như một vật báu vô giá. Tôi cất giữ chúng trong một cái lọ, đi đâu cũng không quên mang theo.
Lần đó, không hiểu ngẫu hứng thế nào, tôi lại mang lọ răng đó đến lớp và mang ra khoe với mấy thằng bạn thân. Đứa nào cũng ngạc nhiên nhưng lại có đứa cho tôi là “ấm đầu” nên mới làm cái điều điên rồ, dơ bẩn ấy. “Ai lại lưu giữ răng đã rụng bao giờ?”. Mặc kệ chúng nó, miễn tôi thích là được. Và thế là tôi vẫn trân trọng mấy chiếc răng của mình. Tôi cất vào túi quần và tiếp tục 3 tiết học. Đến giờ ra chơi tiết học thứ tư, theo thói quen, tôi đưa tay vào túi sờ lọ răng. Nhưng trời ơi! Nó đâu rồi? Tôi vô cùng hoảng hốt. Tôi lục tung cả cặp sách lẫn ngăn bàn mà vẫn không thấy lọ răng đâu cả. Quay sang nhìn mấy đứa ngồi cạnh, thấy chẳng có gì khả nghi. Tôi chui xuống gầm bàn tìm lọ răng. Đầu tôi mấy lần cộc vào gầm bàn, nhưng mặc, tôi chẳng bận tâm. Mấy đứa ngồi gần tôi thấy tôi tìm kiếm dưới đó hỏi khẽ:
- Có cái gì dưới ấy mà cậu tìm hoài vậy?
Tôi chẳng cần nói với bọn này làm gì bởi tôi biết có nói chúng nó cũng không giúp được mà có khi còn chế giễu thêm nữa. Tôi cứ thản nhiên như điếc, tiếp tục tìm lọ răng. Nhưng nghĩ thế nào, tôi hỏi khẽ thằng Quân:
- Cậu có vô tình nhìn thấy lọ răng hồi nãy của tôi đâu không?
Nó trợn tròn mắt nói:
- Răng cậu, cậu giữ. Tôi biết đâu được.
Biết ngay mà, không trông chờ gì lũ bạn này. Chúng nó chỉ được cái chọc ngoáy người khác là nhanh. Rồi từ miệng thằng Quân, chuyện tôi mất lọ răng nhanh chóng được truyền tai nhau đi khắp lớp. Vừa tức, vừa thất vọng. Đang thất vọng, bỗng tôi nghe thấy có tiếng cu Hoàng: “Đây! Đây! Duy ơi!”. Các bạn có biết tôi vui cỡ nào khi nghe mấy tiếng đó không? Tôi nhồm dậy quên cả đang ở gầm bàn, miệng hỏi luôn:
- Đâu? Đâu?
Không một lời đáp lại. Lúc đó tôi mới nhận ra mình đã bị lừa. Đúng là bọn đáng ghét. Thể nào cũng có lúc tôi chơi lại bọn này cho biết tay. Tôi tức nghẹn, xuýt khóc nhưng vẫn cố gắng nuốt nước mắt vào trong và hi vọng sẽ tìm lại được mấy chiếc răng rụng ấy.
Trống trường đã điểm, cô giáo bước vào lớp để bắt đầu tiết học. Các bạn đã đứng dậy chào cô từ bao giờ, chỉ riêng tôi vẫn lúi húi dưới gầm bàn tìm lọ răng. Thấy tôi không đứng dậy chào, cô giáo hỏi:
- Duy ! Em làm gì vậy? Sao lại không chào cô?
Nghe cô gọi, tôi giật mình khiến đầu lại đập vào gầm bàn. Thế rồi tôi oà khóc, đứng dậy trả lời cô:
- Thưa cô…Em…Em …bị mất …răng ạ!
Cả lớp khúc khích cười. Cô giáo nghiêm khắc dẹp yên và ân cần nói với tôi như để an ủi:
- Mất gì thì bình tĩnh tìm chứ sao em phải khóc.
Biết là cô chưa hiểu ý mình, tôi cố thanh minh:
- Không phải thế đâu ạ, Cái đó em giữ từ lâu rồi nhưng khi đem nó đến lớp thì lại bị mất.
Rồi tôi khóc to hơn và cứ thế nức nở. Cô giáo lại nói:
- Có bạn nào nhìn thấy hay lấy của bạn thì trả cho bạn.
Rồi cô quay sang nói tiếp với tôi:
- Em để đâu, tìm lại xem nào!
Nghe lời cô, tôi đưa tay vào túi quần lục tìm lại. Trời ơi! Thì ra nãy giờ nó vẫn còn đây mà tôi cứ tìm đâu đâu. Tôi vui quá, cười rạng rỡ. Cả lớp không nhịn được cười và họ còn cười to hơn khi lúc này cô giáo mới biết vật tôi bị mất là mấy chiếc răng. Có đứa nói:
- Cậu đúng là kẻ hậu đậu và quái dị.
Tôi vừa mừng, vừa thẹn đỏ mặt. Lúc đó, tôi chỉ mong có cái lỗ nẻ nào dưới nền nhà để tôi độn thổ tránh cái nhìn chế giễu của mấy đứa bạn.
Các bạn biết không, từ lần ấy, tôi đã rút ra cho mình một bài học là phải cẩn thận dù là trong bất cứ việc gì và không nên khoe ai những bí mật riêng tư nữa.Cũng từ đó, tôi lại càng yêu và trân trọng hơn những chiếc răng của mình.
Bài này trong bài Mạch lạc trong văn bản (SGK Ngữ Văn tập 1, trang 33) nha mấy bạn !
Phần Luyện tập :
Bài 1: b/
(1) Lão nông và các con :
- Chủ đề :
- Trình tự :
(2)
- Chủ đề :
- Trình tự :
Các bạn giúp mình với, nhanh nhé ! Mình đang gấp !
b) (1 ) Văn bản Lão nông và các con
Chủ đề chính của văn bản này là ca ngợi lao động : Lao động là vàng . Văn bản được xây dựng theo bố cục gồm ba phần :
Hai dòng đầu là mở bài : Lời khuyên hãy cần cù lao động .
Mười bốn dòng giữa là thân bài : Kể chuyện lão nông để lại kho tàng cho các con .
Bốn dòng cuối là kết bài : Cách khuyên con lao động rất khôn ngoan .
(2) Văn bản của nhà văn Tô Hoài : Ý tứ chủ đạo của đoạn văn là : cái màu vàng của đồng quê , Câu đầu giới thiệu thời điểm ( mùa đông , giữa ngày mùa ) và địa điểm ( làng quê ) khi màu vàng xuất hiện . Tiếp theo tác giả tả màu vàng qua các sự vật cụ thể . Hai câu cuối nêu cảm xúc về màu vàng của làng quê .
Cả hai văn bản trên , ý tứ chủ đạo là đã được thể hiện xuyên suốt , nhất quán qua các phần một cách rõ ràng , hợp lí . Như thế , cả hai văn bản trở nên rất mạch lạc và hấp dẫn .
Làm nốt giúp em mấy khung cuối với ạ help meeee ;-;
Luyện tập viết đoạn văn tự sự vó yếu tố nghị luận/ SGK 9 trang 161
Bài Mạch lạc trong văn bản (SGK Ngữ Văn tập 1, trang 32) nha mấy bạn !
Phần Luyện tập :
Bài 1: a/
Mẹ tôi :
- Chủ đề :
- Trình tự :
Các bạn giúp mình với, nhanh nhé ! Mình đang gấp !
Chủ đề: Ca ngợi tấm lòng của người mẹ qua lời thư sâu lắng của bố
Trình tự:
Liên hệ tâm trí (nhớ lại)Liên hệ thời gianLiên hệ không gian. (thay gì nói trình tự thời gian thì mình nói liên hệ thời gian cx vậy nha!Chủ đề:Ca ngợi hình ảnh người mẹ
Trình tự:rõ ràng hợp lí
Viết bài tập làm văn số 3 học kì 1 lớp 6
Chọn một trong bảy đề bài nêu ở mục 1 phần luyện tập :Xây dựng bài tự sự -kể chuyện đời thường
vào mạng nhé mik ko giỏi văn
Thế bạn nghĩ mik giỏi văn à ? Đoán đúng mik làm cho. ahihi
Tớ nghĩ cậu rất giỏi văn bởi vì cậu xem cách viết của nhé
Bài 2 sgk lớp 6 tập 2 trang 15 bài 2 trên
Thuật lại sự việc DẾ MÈN trêu chị cốc dẫn đến cái chết thảm thương của dế choắt bằng một đoạn văn ngắn từ ba đến năm câu. CHỈ ra một phó từ được dùng trong đoạn văn ấy và cho biết em dùng phó từ đó để làm gì?
Vốn tính nghịch ranh,vừa nhìn thấy chị Cốc, Dế Mèn đã nghĩ ra ngay mưu trêu chị.Bị chọc giận, chị Cốc bèn giáng ngay tai họa lên đầu Dế choắt.Sự việc diễn ra quá bất ngờ nên choắt trở tay ko kịp thế là đành thế mạng cho trò nghịch tai quái của Dế Mèn.
phó từ là: đã
Câu 1 (trang 75, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Nhân vật trữ tình trong bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo là ai? Có thể chia bài thơ làm mấy phần? Hãy đặt tên cho mỗi phần đó.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo
- Chú ý đọc kĩ để tìm hiểu nhân vật trữ tình
- Chỉ ra bố cục của bài thơ.
Lời giải chi tiết:
- Nhân vật trữ tình trong bài thơ: Là những người lính trên đảo.
- Bố cục bài thơ: 2 phần.
+ Phần 1: 4 khổ thơ đầu: Giới thiệu về những người lính đảo.
+ Phần 2: Còn lại: Bản tình ca những người lính đảo.
- Nhân vật trữ tình trong bài thơ: Là những người lính trên đảo.
- Bố cục bài thơ: 2 phần.
+ Phần 1: 4 khổ thơ đầu: Giới thiệu về những người lính đảo.
+ Phần 2: Còn lại: Bản tình ca những người lính đảo.
Một số tác phẩm tự sự được học trong sách giáo khoa Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 không phải bao giờ cũng phân biệt rõ bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, và Kết bài. Tại sao bài tập làm văn tự sự của học sinh vẫn phải có đủ ba phần đã nêu?
Vì :
- Học sinh đang tập tạo lập văn bản nên cần phải rèn đúng với chuẩn mực, khuôn mẫu
- Chỉ sáng tạo khi đã nắm thành thạo các quy chuẩn
1.Rèn luyện kĩ năng trình bày luận điểm, luận cứ, lập luận trong văn nghị luận
- Đọc bài học trong sgk và hoàn thiện phần ghi nhớ vào vở
- Tự ra 1 đề bài làm văn và viết mở bài kết bài cho đề bài đó
2.Diễn đạt ttrong văn nghị luận
- Đọc bài học trong sgk và hoàn thiện phần ghi nhớ vào vở ghi
- áp dung kiến thức đa học và ghi lại được viết một đoạn văn phát triển ý chủ đề sau: "Có chí thì nên"