Những câu hỏi liên quan
NT
Xem chi tiết
 .
7 tháng 9 2019 lúc 18:59

Thân em như dải lụa đào
                              Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
                                 -  Thân em như giếng giữa đàng
                          Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.

Bình luận (0)

Bài làm

Bài 1: 

Câu ca dao này là lời than thân của một cô gái tự ví mình như tấm lụa đào.Từ “ thân em” thường gợi về số phận hẩm hiu,bấp bênh,nhỏ bé,bằng từ “thân em” bài thơ đã giới thiệu cho người đọc được nhân vật trữ tình có lẽ là một cô gái trẻ trung nên cô tự ví mình như “ tấm lụa đào” “phất phơ giữa chợ”rồi “ biết vào tay ai “Hình ảnh ẩn dụ “tấm lụa đào “ gợi liên tưởng đến hình ảnh một cô gái vừa có vẻ đẹp hình thức, đẹp người đẹp nết nhưng lẽ ra với một người đẹp nết như vậy thì phải có một cuộc sống sung sướng nhưng cô gái trong bài thơ này không chắc chắn được số phận của mình sẽ trôi dạt về đâu,sẽ “ vào tay ai “.Tác giả còn sử dụng từ gợi hình “phất phơ” để gợi tả 1 vẻ mềm mại của tấm lụa,vừa gợi liên tưởng đến số phận long đong của người phụ nữ trong xã hội xưa.”Phất phơ giữa chợ..tay ai” thực chất lại là một lời than về thân phận sẽ không biết đi về đâu của mình.Cô gái mặc dù rất tự hào về phẩm chất,tài năng,vẻ đẹp của mình nhưng lại không quyết định được số phận của mình. Cũng mang ý nghĩa về thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa.

Bài 2: 

Thân em như hạt mưa sa,
Hạt rơi đài các, hạt ra ngoài đồng.

Thân em như củ ấu gai,
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.

Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.

Thân em như trái xoài trên cây
Gió đông, gió tây,gió nam,gió bắc
Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành
Một mai rơi xuống biết đành vào tay ai?

Thân em như rau muống dưới hồ
Nay chìm mai nổi biết ngày mô cho thành?

Thân em như tấm lụa điêu
Phất phơ giữa chợ nhiều điều đáng thương!

Thân em như ớt chín cây
Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng.

Thân em như đóa hoa rơi
Phải chăng chàng thật là người yêu hoa

Thân em như cánh hoa hồng
Lấy phải thằng chồng như phân bò khô!

Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Thân em như phận con rùa
Lên đình đội hạc xuống chua đồi bia

Thân em như hạc đầu đình
Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay

Thân em như rau muống dưới hồ
Nay chìm mai nổi biết ngày mô cho thành?

Thân em như tấm lụa điêu
Phất phơ giữa chợ nhiều điều đáng thương!

Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tát về đâu
Thân em như hạt mưa sa,
Hạt rơi đài các, hạt ra ngoài đồng.

Thân em như củ ấu gai,
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.

Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.

Thân em như trái xoài trên cây
Gió đông, gió tây,gió nam,gió bắc
Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành
Một mai rơi xuống biết đành vào tay ai?

Thân em như rau muống dưới hồ
Nay chìm mai nổi biết ngày mô cho thành?

Thân em như tấm lụa điêu
Phất phơ giữa chợ nhiều điều đáng thương!

Thân em như ớt chín cây
Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng.

Thân em như đóa hoa rơi
Phải chăng chàng thật là người yêu hoa

Thân em như cánh hoa hồng
Lấy phải thằng chồng như phân bò khô!

Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Thân em như phận con rùa
Lên đình đội hạc xuống chua đồi bia

Thân em như hạc đầu đình
Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay

Thân em như rau muống dưới hồ
Nay chìm mai nổi biết ngày mô cho thành?

Thân em như tấm lụa điêu
Phất phơ giữa chợ nhiều điều đáng thương!

Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tát về đâu

 

Bài 3: Bài ca dao châm biến:

  - Thầy cúng ngồi cạnh giường thờ

   Mồm thì lẩm bẩm tay sờ đĩa xôi

   -  Tử vi xem số cho người

   Số thầy thì để cho ruồi nó bâu

   - Tiền buộc dải yếm bo bo

   Trao cho thầy bói đâm lo vào mình.

   - Chập chập thôi lại cheng cheng

     Con gà sống thiến để riêng cho thầy

     Đơm xôi thì đơm cho đầy

     Đơm mà vơi đĩa thì thầy không ưng.

-    Nhất hào, nhì hào, tam hào...

     Chó chạy bờ rào... Quẻ này có động!

     Nhà này có quái trong nhà,

     Có con chó mục cắn ra đằng mồm.

     Nhà bà có con chó đen,

     Người lạ nó cắn, người quen nó mừng.

     Nhà bà có cái cối xay,

     Bốn chân xuống đất, ngõng ngay lên trời...

-    Hòn đất mà biết nói năng,

  Thì thầy địa lý hàm răng chẳng còn.

-    Phù thuỷ, thầy bói, lái trâu

Nghe ba anh ấy đầu lâu không còn

-    Bói cho một quẻ trong nhà
Con heo bốn cẳng, con gà hai chân.

# Học tốt #

Bình luận (0)
H24
7 tháng 9 2019 lúc 19:06

Bài 1 :

DÀN Ý PHÂN TÍCH BÀI CAO DAO THÂN EM NHƯ TẤM LỤA ĐÀO LỚP 10
I MỞ BÀI:
Dẫn dắt và giới thiệu về bài ca dao

II THÂN BÀI
Giới thiệu khát quát về ca dao “thân em như tấm lụa đào…”
Thân em: mô tuýp quen thuộc khi nói về người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Biện pháp so sánh “thân em” với “tấm lụa đào” ngợi ca vẻ đẹp và phẩm chất của người phụ nữ
Tấm lụa đào mỏng manh đẹp đẽ lại bị “phất phơ giữa chợ”: số phận khổ đau của người phụ nữ
“biết vào tay ai” nỗi lo lắng cho tương lai mờ mịt

III KẾT BÀI:
Tóm lại ý ngfhĩa bài ca dao và nêu lên bài học nhận thức

BÀI VĂN PHÂN TÍCH BÀI CAO DAO THÂN EM NHƯ TẤM LỤA ĐÀO LỚP 10
Việt Nam ngày trước với chế độ phong kiến cổ hủ, “trọng nam khinh nữ” trở thành định kiến khó có thể lay chuyển nổi. Chính vì thế mà số phận người phụ nữ trong xã hội ấy rất đau khổ và bi thương. Thân phận người phụ nữ đã đi vào văn học dân gian xưa qua những bài ca dao quen thuộc trong đó có bài cao dao với bao lời than thân tủi nhục:

Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Ca dao xưa là hình thức sinh hoạt văn hóa mang tính tập thể rất phổ biến, phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của con người trong xã hội phong kiến với nhiều lễ giáo. Chính những phong tục cổ hủ và lễ giáo phong kiến ấy đã đè ép biết bao nhiều số phận người phụ nữ, khiến họ bất hạnh, bị dồn vào đường cùng., Bài ca dao trên mở đầu với mô tuýp “thân em” quen thuộc. Nghe hai từ “thân em” thật đỗi dịu dàng khiến ta liên tưởng đến người con gái nhỏ bé, yếu ớt. “Em” chứ không phải “tôi” , “cô”, xưng “em” ta cảm nhận được sự nhún nhường yếu đuối của người phụ nữ. Lời than thân nghe mà chan chứa nước mắt nhẹ bẫng trong không gian mà nặng trĩu trong lòng người. Với biện pháp so sánh “thân em” với “tấm lụa đào”, câu ca dao đã ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ. Tấm lụa đào là một mảnh vải lụa mỏng manh, mềm mại nhẹ nhàng dùng để may những chiếc áo, như chính người phụ nữ thời xưa . Họ mang vẻ đẹp tâm hồn cao quý nhưng chỉ là cái bóng lặng lẽ, thậm chí là vô hình, cứ vậy mà sống với đầy rẫy những bất công bởi nền tảng phong kiến cố hữu. Tấm lụa đào tuy đẹp đẽ là thế nhưng cuối cùng chúng chỉ là những thứ được bày bán ở chợ đông người:
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Không gian ở đây là nơi chợ đông đúc, xô bồ với đủ thể loại người kẻ mua, người bán với các loại mặt hàng khác nhau đa dạng phong phú thì đâu đó “tấm lụa đào” đẹp đẽ mỏng manh đang bay “phất phới”. Một từ láy diễn tả hết thảy hoàn cảnh người phụ nữ đang phải đối mặt. Họ trở thành đồ trang trí được bày bán giữa chợ, làm thứ để người ta tùy ý nâng lên đặt xuống, hay tuy ý bay trong gió sương. Liệu có ai giữa nơi đông kịt ấy nhận ra giá trị của tấm lụa đào, hay nó cứ mãi phất phơ trước gió, mất định hướng mặc cho đẩy đưa giữa giông gió “hoa trôi mang mác biết là về đâu” .Những người phụ nữ yếu mềm ấy làm sao đủ sức, chủ động đối mặt với khó khăn,cũng không định hướng nổi cho cuộc đời mình rồi sẽ ra sao. Câu hỏi tu từ vang lên không chỉ để hỏi mà đó là tiếng kêu , tiếng than da diết đầy bi ai. Chẳng thế đoán định nổi tương lai họ sẽ gặp một càng Kim Trọng thư sinh phong nhã hay gặp kẻ như Mã Giám Sinh lừa lọc gian xảo, một Trương Sinh ích kỉ hẹp hòi. Cứ hoài nghi tương lai khiến người phụ nữ ngày ngày sống trong hy vọng rồi lại lo lắng canh cánh một nỗi sợ trong lòng. Họ hoàn toàn thụ động, trở thành những “kẻ yếu” trong xã hội cũ như Thúy Kiều trong Đoạn trường tân thanh vậy. Không còn khả năng chống lại hay phản kháng, phó mặc số phận cho đời rồi chìm mình vào những nỗi khổ đau bất hạnh không lối thoát. Câu hỏi như tiếng vọng bi ai, vang mãi đến thời đại sau này, khiến ta thương cảm xót xa trước sự cam chịu của người phụ nữ, những giọt nước mắt chảy vào trong đúc kết lại thành bài ca dao lưu giữ muôn đời.

Như vậy, bài ca dao là một thời than, một câu hỏi dài vang lên những bi thương của người phụ nữ trong xã hội cũ. Qua đó ta nhận ra giá trị ,vẻ đẹp tâm hồn của họ, đồng cảm và xót thương cho “thân em” đồng thơi ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam thời xưa.

Bài 2:

 RỦ NHAU
- Rủ nhau làm phúc, chớ giục nhau đi kiện.
Rủ nhau xuống biển bắt cua
Bắt cua cua kẹp, bắt rùa rùa bơi.
- Rủ nhau xuống bể mò cua
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng
Em ơi chua ngọt đã từng
Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau.
- Rủ nhau đi bẻ dành dành
Dành dành không bẻ, bẻ nhành mẫu đơn.
- Rủ nhau đi cấy đi cày
Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa.
- Rủ nhau bước xuống ruộng vàng
Nơi lộng tiếng hát, nơi vang tiếng cười
Những trông lúa chín mà vui
Bông ngã bông cúi, bông thời gió lay.
Lưỡi liềm bán nguyệt cầm tay
Lúa vàng nghìn gốc muôn cây thu về.
Bỏ khi mưa nắng dãi dề
Bỏ công dậy sớm thức khuya bấy chầy.
Trồng cây ăn quả có ngày
Đất kia không phụ công này mà lo.
- Rủ nhau đi tắm hồ sen
Nước trong bóngmát, hương sen cạnh mình
Cứ chi vườn ngọc, ao quỳnh
Thôn quê vẫn thú hữu tình xưa nay.

*THÂN EM
Thân em như hạt mưa sa,
Hạt rơi đài các, hạt ra ngoài đồng.

Thân em như củ ấu gai,
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.

Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.

Thân em như trái xoài trên cây
Gió đông, gió tây,gió nam,gió bắc
Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành
Một mai rơi xuống biết đành vào tay ai?

Thân em như rau muống dưới hồ
Nay chìm mai nổi biết ngày mô cho thành?

Thân em như tấm lụa điêu
Phất phơ giữa chợ nhiều điều đáng thương!

Thân em như ớt chín cây
Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng.

Thân em như đóa hoa rơi
Phải chăng chàng thật là người yêu hoa

Thân em như cánh hoa hồng
Lấy phải thằng chồng như phân bò khô!

Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Thân em như phận con rùa
Lên đình đội hạc xuống chua đồi bia

Thân em như hạc đầu đình
Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay

Thân em như rau muống dưới hồ
Nay chìm mai nổi biết ngày mô cho thành?

Thân em như tấm lụa điêu
Phất phơ giữa chợ nhiều điều đáng thương!

Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tát về đâu


Thân em như con cá rô thia
Ra sông mắc lưới, vào đìa mắc câu

Thân em như cái cọc rào
Mọt thì anh đổi, cớ sao anh phiền.

Thân em như miếng cau khô
Người thanh tham mỏng, người thô tham dày.

Thân em như cái chổi để đầu hè
Phòng khi mưa gió đi về chùi chân

 

Bình luận (0)
NL
Xem chi tiết
LM
23 tháng 9 2019 lúc 21:30

thân em như giếng nước trong/người thanh rửa mặt người phạm rửa chân

Bình luận (0)
LM
23 tháng 9 2019 lúc 21:31

thân em như tấm lụa đào/phất phơ gữa chợ biết vào tay ai

Bình luận (0)
GN
23 tháng 9 2019 lúc 22:42

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nc non

.....................

Bánh  Trôi Nước #

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
6 tháng 11 2018 lúc 3:04

Các bài ca dao bắt đầu từ Thân em

- Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân

- Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày

- Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

→ Những bài ca dao này đều nói về thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa: họ phụ thuộc, không có quyền tự chủ, bị đối xử không công bằng…

Bình luận (0)
LH
Xem chi tiết
II
30 tháng 9 2017 lúc 15:36

       Đứng bên ni đồng,ngó bên tê đồng,mênh mông bát ngát,

       Đứng bên tê đồng,ngó bên ni đồng,bát ngát bên mông.

            Thân em như chẽn lúa đồng đồng

       Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

       - Đây là 1 bức tranh đẹp về cảnh đẹp của cánh đồng lúa vào buổi ban mai. " Thân em" ở đây nói về hình ảnh cô gái đang tự hào về mình.

Bình luận (0)
VH
30 tháng 9 2017 lúc 15:22

thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bình luận (0)
LH
30 tháng 9 2017 lúc 15:25

Giúp mình với các bạn

Bình luận (0)
AD
Xem chi tiết
CV
17 tháng 9 2019 lúc 14:38

1. Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tối có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con!

2. Cái cò đi đón cơn mưa

Tối tăm mù mịt ai đưa, cò về?
Cò về đến gốc cây đề,
Giương cung anh bắn cò về làm chỉ
Cò về thăm bác thăm dì,
Thăm cô xứ Bắc thăm dì xứ Đông.

3. Con cò lấp lé bụi tre
Sao cò lại muốn lăm le vợ người
Vào đây ta hát đôi lời
Để cho cò hiểu sự đời , ở ăn
Sự đời cò lấy làm răn
Để cho cò khỏi băn khoăn sự đời.

4. Cái cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng.

5.Cái cò bay bổng bay lơ
Lại đây anh gởi xôi ngô cho nàng.
Đem về nàng nấu nàng rang,
Nàng ăn có dẻo thì nàng lấy anh.

6.Cái cò cái vạc cái nông
Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò,
Không, không! Tôi đứng trên bờ
Mẹ con nhà vạc đổ ngờ cho tôi
Chẳng tin ông đứng ông coi
Mẹ con nhà nó còn ngồi đấy kia!

7. Cái cò cái vạc cái nông
Ba con cùng béo, vặt lông con nào
Vặt lông con vạc cho tao
Mắm muối bỏ vào, xào rán rồi thuôn!

8. Cái cò cái vạc cái nông
Cùng ăn một đồng nói chuyện giăng ca
Muối kia đổ ruột con gà
Mẹ mình chẳng xót bằng ta xót mình.

9. Cái cò chết tối hôm qua
Có hai hạt gạo với ba đồng tiền
Một đồng mua trống mua kèn
Một đồng mua mỡ đốt đèn thờ vong
Một đồng mua mớ rau răm
Đem về thái nhỏ thờ vong con cò.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
22 tháng 10 2017 lúc 4:59

Những bài ca dao sử dụng hình ảnh con cò:

- Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non

- Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống sông

Ông ơi ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

→ Người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình. Đây là con vật nhỏ bé, hiền lành, chịu khó kiếm ăn.

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
LP
8 tháng 9 2016 lúc 15:42

Bạn dựa vào bài văn tham khảo này rồi khai triển ý ra nhé!

Trong ca dao, người nông dân xưa thường mượn hình ảnh con cò để chỉ thân phận, cuộc đời của mình vì những lý do sau : 
1/- CON CÒ : Là con vật GẮN LIỀN VỚI RUỘNG ĐỒNG, LÀNG QUÊ VIỆT NAM cũng như con trâu gắn liền với cuộc sống của người nông dân vậy. Con cò tạo nên vẻ đẹp đặc trưng cho cuộc sống làng quê êm ả thanh bình, và vì thế, "con cò' đã đi vào ca dao Việt Nam một cách thật nên thơ, duyên dáng : 
Con cò bay lả, bay la 
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng 

2/- CON CÒ : MANG BÓNG DÁNG, HÌNH ẢNH, THÂN PHẬN VÀ CUỘC ĐỜI CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN VIỆT NAM, ĐẶC BIỆT LÀ NGƯỜI PHỤ NỮ: Hình ảnh con cò lầm lụi kiếm ăn trên đồng vắng, nơi đầu ghềnh cuối bãi, ven sông ...gợi một niềm xót xa thương cảm về một thân phận nhỏ nhoi, đơn côi, nghèo khổ, đầy vất vả, lo toan, tần tảo... của người người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến : 
Cái cò lặn lội bờ sông 
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non 
Nàng về nuôi cái cùng con 
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng 

3/- CON CÒ : Với bộ lông trắng muốt, dù có dầm thân trong bùn lầy kiếm sống hay bay trong giông gió bão bùng vẫn giữ được MỘT TÂM HỒN TRONG SẠCH, MỘT LỐI SỐNG NGHĨA TÌNH như tâm hồn bình dị, thủy chung, trong sạch của người phụ nữ nông dân : 
* Cái cò đi đón cơn mưa 
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về 
Cò về thăm quán cùng quê 
Thăm cha, thăm mẹ, cò về thăm anh 
* Con cò mà đi ăn đêm 
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao 
Ông ơi ông vớt tôi nao 
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng 
Có xáo thì xáo nước trong 
Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con ... 

4/- CON CÒ : Còn là HIỆN THÂN CỦA NHỮNG TẬP QUÁN, NHỮNG LỀ THÓI, HỦ TỤC TRONG QUAN HỆ XÃ HỘI Ở LÀNG QUÊ VIỆT NAM DƯỚI THỜI PHONG KIẾN : 
Con cò chết rũ trên cây 
Cò con mở sách định ngày làm ma 
Cà cuống uống rượu la đà 
Chim ri riú rít bò ra tranh phần... 

5/- CON CÒ : Còn PHẢN ÁNH THÓI XẤU CỦA MỘT BỘ PHẬN NÔNG DÂN TRONG MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH : 
Cái cò là cái cò quăm 
Ngày mày đánh vợ, đêm nằm với ai ... 

TÓM LẠI : "CON CÒ" đã đi vào Văn học Việt Nam - đặc biệt là ca dao - bằng tất cả những vẻ đẹp vốn có, nhằm phản ánh cuộc sống, cuộc đời, thân phận, lối sống, đạo đức,... của người nông dân, người phụ nữ Việt Nam trong các mối quan hệ gia đình, xã hội dưới thời phong kiến !

Bình luận (2)
H24
Xem chi tiết
DP
6 tháng 10 2019 lúc 20:09

lên mạng tra đi

Bình luận (0)
H24
6 tháng 10 2019 lúc 20:10

Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.(Tình nghĩa vợ chồng)

Tình cảm của con cái đối với cha mẹ:
.
- Cho dù cha mắng mẹ treo

Em không bỏ hội chùa keo hôm rằm.

- Ngại gì một nỗi xa đàng

Bác mẹ chưa biết họ hàng chưa hay.

Anh có lòng thương chờ đợi ít ngày,

Được phép mẹ thầy, anh hãy vãng lai.

Trước răng sao rứa không sai.

- Em về thưa mẹ cùng thầy,

Cho anh cưới tháng này anh ra.

Anh về thưa mẹ cùng cha,

Bắt lợn sang cưới, bắt gà sang cheo.

- Ân cha nghĩa mẹ chưa đền,

Bậu mong ôm gối cuốn mền theo ai ?

- Con cá lăn lốc bờ tường

Thầy tôi muốn lấy một người ngoài Nga

Ai làm cho mẹ tôi già

Lưng eo, vú dếch cho cha tôi buồn ?

- Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh

Ai lên Xứ Lạng cùng anh

Bõ công bác mẹ sinh thành ra em.

- Ngó lên trời, trời cao lồng lộng

Ngó xuống đất, đất rộng mênh mông

Biết răng chừ cá gáy hoá rồng

Đền ơn thầy mẹ ẵm bồng ngày xưa.

- Đi đây ai vợ ai chồng

Ai cá dưới nước ai rồng trên mây ?

Đi đây ai tớ ai thầy?

Ai hòn đá tảng ai cây ngô đồng ?

- Mẹ tôi sinh một mình tôi

Tôi ở nhà người chịu đắng chịu cay !

Đắng cay thì mặc đắng cay

Tôi ở năm ngoái năm nay tôi về

Gĩa ơn cái rổ cái sề

Tao chẳng ở được tao về nhà tao

Gĩa ơn cái cọc cầu ao

Nửa đêm gà gáy có tao có mày !

- Ru em em théc cho muồi

Để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu

Mua vôi chợ quán chợ Cầu

Mua cau Nam Phổ, mua trầu chợ Dinh.

Bình luận (1)
H24
19 tháng 5 2021 lúc 8:49

1 số thơ ca dao về quan hệ ruột thịt

*Đắng cay cũng thể ruột rà
Ngọt ngào cho lắm cũng là người dưng.
*Anh em thuận hiền
Vị đồng tiền mà mất lòng nhau.
*Anh em tính trước làng nước tính sau.
*Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
*Anh em trai ở với nhau mãn đại
Chị em gái ở với nhau một thời
Dù ai nói ngược nói xuôi
Ta đây vẫn giữ đạo trời khăng khăng.
*Anh em trên kính dưới nhường.
*Anh em trong nhà đóng cửa bảo nhau.
*Đi việc làng giữ lấy họ,
Đi việc họ giữ lấy anh em.
*Anh chị em trong nhà dĩ hòa vi quý.
*Anh em ăn ở thuận hòa,
Chớ điều chênh lệch, người ta chê cười.
*Anh em cốt nhục đồng bào
Kẻ sau người trước phải hầu cho vui
Lọ là ăn thịt ăn xôi
Quí hồ ở nết tới lui bằng lòng.
*Anh em chém nhau đằng gọng (bề sống)
Không ai chém nhau đằng (bề) lưỡi.
*Anh em chín họ mười đời
Hai đằng cùng có, chẳng rời nhau ra.
*Chị em ta như bánh đa bánh đúc
Chị em người thì dùi đục cẳng tay
Chị em ta đồng quà, tấm bánh,
Chị em người, đòn gánh gót chân!
*Em khôn cũng là em chị,
Chị dại, cũng là chị em.
*Em tôi khát sữa bú tay
Ai cho bú thép ngày ngày mang ơn.
*Thua là thua mẹ thua cha,
Chị em một lứa ai mà thua ai.
*Ngồi buồn bẻ lá gói nem
Con chị gói khéo, con em buộc đùm
Buộc rồi em để có nơi
Sáng mai chị bán kiếm lời nuôi em.
*Làm anh ăn trước bước đầu
Dạy dỗ em út ngõ hầu thay cha.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NK
Xem chi tiết
DH
24 tháng 11 2023 lúc 21:35

Ca dao về quê hương:

"Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông."

Ý nghĩa: ca ngợi vẻ đẹp cánh đồng quê hương mênh mông, bát ngát và niềm tự hào gắn bó với quê hương dâng trào trong trái tim tác giả.

     "Đường đi xa lắm ai ơi,
Nước non ngàn dặm, bể trời mênh mông.
       Đi qua muôn chợ vạn rừng,
Thuyền con một chiếc vẫy vùng biển khơi."

Ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp trù phú của quê hương, đất nước. Qua đó thể hiện niềm tự hào, tình yêu đối với quê hương.

Bình luận (0)